Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức xã phù đổng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.94 MB, 87 trang )

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ PHÙ ĐỔNG

Niên khóa: 2012 - 2016

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ PHÙ ĐỔNG

Ngành: Công nghệ thông tin

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ PHÙ ĐỔNG

Ngành: Công nghệ thông tin

Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Quỳnh Như

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hà Nội - 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Đức Chính

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 19/09/1994

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Mã số: 52480201

Lớp hành chính: 1210A02
1. TÊN ĐỀ TÀI
Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức xã Phù Đổng
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức xã Phù Đổng giúp cho cán
bộ hành chính lưu trữ dễ dàng hơn trong việc lưu trữ quá trình thăng chức
của cán bộ công chức xã Phù Đổng và không mất nhiều không gian lưu hồ
sơ trên giấy cồng khềnh, tránh việc thất thoát hồ sơ cán bộ công chức. Với
giao diện dễ sử dụng và các điều kiện ràng buộc dữ liệu theo các quyết định,
thông tư của Nhà nước ban hành giúp cho thông tin lưu trữ được đúng đắn
theo pháp luật hiện hành.
Kiểm thử hệ thống đảm bảo hệ thống chạy đúng nghiệp vụ, chất lượng tốt
nhất.
Sử dụng ngôn ngữ C#, nền tảng Winform.


3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

05/01/2016

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

05/05/2016

5. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như
Ngày 20 tháng 4 năm 2016

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



Lời nói đầu
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn đến cô
Nguyễn Thị Quỳnh Như và các thầy cô trong bộ môn công nghệ phần mềm. Từ
khi nhận đề tài tới lúc hoàn thiện đồ án, em đã nhận được nhiều sự chỉ bảo, tạo
điều kiện giúp em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Lần đầu tiên em bắt tay
làm một phần mềm quản lý cán bộ công chức, kinh nghiệm của bản thân rất ít
ỏi. Sau những buổi tự tìm hiểu những kiến thức phục vụ cho việc làm đồ án, các
thầy/cô trong bộ môn đã kiểm tra và giảng giải lại để em có cái nhìn đúng đắn
nhất về những kiến thức đó. Các thầy/cô đã truyền đạt cho em rất nhiều bài học
và kinh nghiệm thực tế vì mong muốn của các thầy/ cô là học trò của mình sẽ có
một hành trang kiến thức vững chắc trước khi ra trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả quý
thầy thầy, cô trong khoa Công nghệ thông tin, Viện đại học Mở Hà Nội đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Vốn kiến thức tiếp
thu được trong 4 năm học tập sẽ là hành trang giúp em có thể tự tin bước vào
đời.
Qua quá trình thực hiện đồ án, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho
bản thân. Tuy đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh được những sai sót. Em
mong sẽ nhận được những lời góp ý chân thành từ phía các thầy, cô giáo và các
bạn để hoàn thiện hơn kho kiến thức của mình.
Hà Nội tháng 04 năm 2016
Nguyễn Đức Chính


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Giới thiệu đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Phạm vi đề tài ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG ............................... 4

2.1. .NET framework ..................................................................................... 4
2.2. Ngôn ngữ lập trình C#............................................................................. 6
2.3. Giới thiệu về SQL Server ........................................................................ 7
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ................................................... 10
3.1. Khảo sát hệ thống .................................................................................10
3.1.1. Mô tả hệ thống ................................................................................10
3.1.2. Mô hình tiến trình nghiệp vụ ...........................................................21
3.2. Phân tích chức năng ..............................................................................22
3.2.1. Đặc tả chức năng .............................................................................22
3.2.2. Sơ đồ phần rã chức năng .................................................................28
3.2.3. Sơ đồ ngữ cảnh ...............................................................................33
3.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh .........................................................34
3.2.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh .................................................36
3.3. Phân tích dữ liệu ...................................................................................48
3.3.1. Xác định kiểu thực thể, kiểu thuộc tính ...........................................48
3.3.2. Xác định kiểu liên kết .....................................................................49
3.3.3. Chuẩn hóa dữ liệu ...........................................................................50
3.3.4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ ........................................................52
3.3.5. Đặc tả bảng dữ liệu .........................................................................53
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................... 58
4.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu .............................................................................58
4.2. Thiết kế giao diện...................................................................................59
4.3. Flowchart một số chức năng chính .........................................................70
4.3.1. Quản lý sơ yếu lý lịch ......................................................................70
4.3.2. Quản lý khen thưởng – kỷ luật .........................................................73
CHƯƠNG 5 TỔNG KẾT ......................................................................... 76
5.1. Những ưu điểm, hạn chế của phần mềm: ..............................................76


5.2. Hướng phát triển của phần mềm: ..........................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 77


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Họ và tên: Nguyễn Đức Chính
Chuyên ngành: Tin học ứng dụng

Khóa 12

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tên đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức xã Phù Đổng
Tóm tắt: Phần mềm quản lý cán bộ công chức xã Phù Đổng cho phép người
dùng có thể thuận tiện hơn trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ công chức, quá
trình làm việc của cán bộ công chức. Phần mềm quản lý quá trình tăng lương,
thăng chức và quá trình thay đổi phòng ban của cán bộ công chức. Ngoài ra,
phần mềm cũng quản lý khen thưởng – kỷ luật của cán bộ công chức xã Phù
Đổng. Các quá trình thăng chức, tăng lương được quản lý dự theo đúng luật cán
bộ công chức do Nhà nước ban hành.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Xác định liên kết ............................................................................... 49
Bảng 3.2 Đặc tả bảng cán bộ công chức........................................................... 53
Bảng 3.3 Đặc tả bảng hệ số lương .................................................................... 53
Bảng 3.4 Đặc tả bảng quyết định tăng lương.................................................... 54
Bảng 3.5 Đặc tả bảng quyết định khen thưởng ................................................. 54
Bảng 3.6 Đặc tả bảng quyết định kỷ luật .......................................................... 54
Bảng 3.7 Đặc tả bảng đào tạo, bồi dưỡng ......................................................... 54
Bảng 3.8 Đặc tả bảng DT_CBCC .................................................................... 55
Bảng 3.9 Đặc tả bảng quyết định nghỉ hưu....................................................... 55

Bảng 3.10 Đặc tả bảng tài khoản...................................................................... 55
Bảng 3.11 Đặc tả bảng quyền .......................................................................... 55
Bảng 3.12 Đặc tả bảng quyết định thôi việc ..................................................... 55
Bảng 3.13 Đặc tả bảng quyết định thăng chức ................................................. 56
Bảng 3.14 Đặc tả bảng chức vụ........................................................................ 56
Bảng 3.15 Đặc tả bảng phòng ban .................................................................... 56
Bảng 3.16 Đặc tả bảng quyết định thay đổi phòng ban..................................... 56
Bảng 3.17 Đặc tả bảng tuyển dụng................................................................... 57
Bảng 3.18 Đặc tả bảng bằng cấp ...................................................................... 57
Bảng 3.19 Đặc tả bảng CBCC - BC ................................................................. 57
Bảng 3.20 đặc tả bảng quyết định CBC............................................................ 57
Bảng 3.21 Đặc tả bảng ngạch ........................................................................... 57


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Mô hình tiến trình nghiệp vụ ............................................................. 21
Hình 3.2 Sơ đồ phân rã chức năng ................................................................... 28
Hình 3.3 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý chức vụ ......................................... 29
Hình 3.4 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý quyết định thăng chức ................... 29
Hình 3.5 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý quyết định giáng chức ................... 30
Hình 3.6 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý phòng ban...................................... 30
Hình 3.7 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý quyết định thay đổi phòng ban ...... 31
Hình 3.8 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý hệ số lương.................................... 31
Hình 3.9 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý quyết định tăng lương.................... 32
Hình 3.10 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản...................................... 32
Hình 3.11 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý phân quyền .................................. 33
Hình 3.12 Sơ đồ ngữ cảnh................................................................................ 33
Hình 3.13 Sơ đồ luồn dữ liệu mức đỉnh ........................................................... 35
Hình 3.14 DFD – Quản lý sơ yếu lý lịch .......................................................... 36
Hình 3.15 DFD – Quản lý khen thưởng – kỷ luật ............................................. 37

Hình 3.16 DFD – Quản lý đào tạo, bồi dưỡng .................................................. 38
Hình 3.17 DFD – Quản lý chức vụ và quá trình thăng chức ............................. 39
Hình 3.18 DFD – Quản lý phòng ban và quá trình thay đổi phòng ban ............ 40
Hình 3.19 DFD – Quản lý hệ số lương và quá trình tăng lương ....................... 41
Hình 3.20 DFD – Quản lý thôi việc ................................................................. 42
Hình 3.21 DFD – Quản lý nghỉ hưu ................................................................. 43
Hình 3.22 DFD – Quản lý bằng cấp ................................................................. 44
Hình 3.23 DFD – Quản lý tuyển dụng.............................................................. 45
Hình 3.24 DFD – Quản lý ngạch...................................................................... 46
Hình 3.25 DFD – Quản lý tài khoản, phân quyền............................................. 47
Hình 3.26 Mô hình cơ sở dữ liệu...................................................................... 52


1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu đề tài
Ngày nay, những vấn đề tồn tại dễ nhận thấy nhất trong công tác quản lý hồ
sơ cán bộ, công chức là việc thất thoát hồ sơ cá nhân, tìm kiếm, bổ sung thông
tin mất thời gian và công sức mà độ chính xác không cao. Bằng cấp, sổ sách
vẫn còn trên giấy tờ nhiều, trách nhiệm của cán bộ quản lý chưa tốt. Việc thất
thoát hồ sơ thường xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, thất lạc, bất cẩn của người có
trách nhiệm. Dẫn đến việc tra cứu, truy tìm hết sức khó khăn gây ra những ảnh
hưởng xấu đáng tiếc cho không chỉ cán bộ, công chức cơ quan đó mà còn ảnh
hưởng đến công tác quản lý chung của đơn vị. Vì vậy để khắc phục những
nhược điểm của phương pháp lưu trữ thủ công, đáp ứng tốt yêu cầu chính xác
và nhanh chóng khi lưu trữ, tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức. Ta thấy
rằng việc tin học hóa quá trình quản lý sẽ giải quyết được những vấn đề trên.
Với đề tài: ”xây dựng phần mềm quản lý cán bộ công chức xã Phù Đổng” sẽ
giải quyết những vấn đề xử lý, lưu trữ, khai thác góp phần cải thiện đáng kể

chất lượng thông tin phục vụ cho việc quản lý hồ sơ của cán bộ công chức
một cách tối ưu nhất và hỗ trợ việc quản lý nhân lực mang lại hiệu quả công
việc cao nhất tại xã Phù Đổng. Cung cấp hệ thống thông tin liên quan đến mỗi
cá nhân(họ tên, trình độ, chức vụ, Đảng viên, trình độ lý luận chính trị,…), mỗi
phòng ban(chuyên môn của phòng, số lượng cán bộ nhân viên trong phòng,…).
Dựa vào đặc điểm của mỗi cán bộ để sắp xếp những thông tin cùng loại trên cơ
sở đó giúp cơ quan đánh giá đúng đội ngũ cán bộ của mình. Các số liệu sau khi
được xử lý sẽ giúp cơ quan giảm bớt thời gian nắm bắt thông tin đối với từng
cán bộ, có thể phù hợp cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ
công chức trong cơ quan.
Đề tài được thiết kế và áp dụng cho địa phương cụ thể là xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Qua đó giúp cho bộ phận quản lý cán bộ công
chức xã Phù Đổng theo dõi quá trình biến đổi thông tin của mỗi cán bộ công


2

chức từ khi bắt đầu làm việc tại ủy ban nhân dân xã Phù Đổng đến khi nghỉ
hưu hoặc thuyên chuyển công tác mới.
1.2. Phạm vi đề tài
Quy trình nghiệp vụ quản lý cán bộ công chức thực tế tại xã Phù Đổng:
Khi cán bộ công chức bắt đầu làm việc tại xã Phù Đổng thì cán bộ đó được
lưu lại hồ sơ lí lịch cán bộ như : họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân,
trình độ, Đảng viên, trình độ lý luận chính trị, chức vụ, ngày bắt đầu làm việc,
hệ số lương… vào cơ sở dữ liệu để quản lý và cập nhật khi có sự thay đổi.
Trong quá trình công tác tại xã, mỗi cán bộ có thể được cử đi học tập, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn thì các thông tin về đợt học tập,
đào tạo đó như : thời gian, tên đợt đào tạo,… sẽ được lưu trữ lại để quản lý quá
trình công tác của mỗi cán bộ công chức.
Khi bắt đầu làm việc tại xã, mỗi cán bộ công chức sẽ được làm việc tại 1

phòng ban, nhưng trong quá trình công tác cán bộ đó có thể sẽ được thuyên
chuyển đến 1 phòng ban khác để làm việc. Vì vậy, một cán bộ có thể sẽ làm
việc trong nhiều phòng ban trong quá trình công tác tại xã và các thông tin về
phòng ban của mỗi cán bộ: tên phòng ban, thời gian làm việc tại phòng sẽ được
lưu trữ lại để quản lý quá trình công tác của mỗi cán bộ.
Khi bắt đầu làm việc tại xã, mỗi cán bộ sẽ giữ 1 chức vụ nào đó nhưng trong
quá trình công tác, chức vụ của cán bộ đó có thể bị thay đổi và các thông tin:
chức vụ, thời gian giữ chức vụ đó sẽ được lưu trữ lại để quản lý quá trình công
tác của cán bộ.
Khi mới bắt đầu làm việc tại xã, cán bộ có hệ số lương nhất định cho người
mới nhưng trong quá trình công tác , cán bộ sẽ được nâng hệ số lương theo
thâm niên công tác và chức vụ của cán bộ. Do vậy hệ số lương của cán bộ công
chức sẽ được nâng dần dần trong quá trình công tác tại xã.


3

Trong quá trình công tác, cán bộ có thể được khen thưởng hoặc kỉ luật. Vì
vậy, các thông tin về khen thưởng: danh hiệu khen thưởng, thời gian các thông
tin về kỉ luật: lý do kỉ luật, hình thức kỉ luật, thời gian sẽ được lưu lại để xét
duyệt thăng chức, giáng chức của mỗi cán bộ công chức trong quá trình công
tác.
Khi cán bộ công chức thôi việc tại xã có thể là do bị đuổi việc hoặc thuyên
chuyển công tác sang nơi khác thì các thông tin về thôi việc cũng được lưu trữ
lại trong quá trình công tác của cán bộ công chức tại xã như: ngày thôi việc, lý
do thôi việc.
Khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc trước tuổi nghỉ hưu nhiều nhất 2 năm mà không
được tái cử hoặc tái bổ nhiệm và có nguyện vọng nghỉ hưu sớm thì cán bộ sẽ
được nghỉ hưu theo đúng luật nghỉ hưu của cán bộ công chức. Trường hợp cán
bộ còn nhiều nhất 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu và có nguyện

vọng công tác tiếp chờ nghỉ hưu thì sẽ được ủy ban nhân dân xã bố trí công
việc phù hợp để chờ nghỉ hưu.
Với quy trình nghiệp vụ thực tế nêu trên đề tài giải quyết được các vấn đề
trong việc quản lý cán bộ công chức làm việc tại xã Phù Đổng:
- Quản lý hồ sơ lí lịch cán bộ.
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý phòng ban và quá trình thay đổi phòng ban.
- Quản lý chức vụ và quá trình thăng chức của cán bộ.
- Quản lý quá trình hệ số lương của cán bộ.
- Quản lý khen thưởng – kỉ luật.
- Quản lý ngạch công chức.
- Quản lý thôi việc.
- Quản lý nghỉ hưu.
- Tạo lập các báo cáo thống kê như: danh sách cán bộ là Đảng viên, danh
sách cán bộ làm việc tại mỗi phòng ban, danh sách cán bộ được khen
thưởng,…


4

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2.1. .NET framework
- Tác giả Nguyễn Văn Tiến đã đánh giá rằng: ”.NET Framework là một
platform mới làm đơn giản việc phát triển ứng dụng trong môi trường phân tán
của Internet” (dẫn trong [3]). .NET Framework được thiết kế đầy đủ để đáp
ứng theo quan điểm sau:


Để cung cấp một môi trường lập tŕnh hướng đối tượng vững chắc,


trong đó mã nguồn đối tượng được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ.
Thực thi cục bộ nhưng được phân tán trên Internet, hoặc thực thi từ xa.


Để cung cấp một môi trường thực thi mă nguồn mà tối thiểu được việc

đóng gói phần mềm và sự tranh chấp về phiên bản.


Để cung cấp một môi trường thực thi mă nguồn mà đảm bảo việc thực

thi an toàn mă nguồn, bao gồm cả việc mă nguồn được tạo bởi hăng thứ
ba hay bất cứ hăng nào mà tuân thủ theo kiến trúc .NET.


Để cung cấp một môi trường thực thi mă nguồn mà loại bỏ được những

lỗi thực hiện các script hay môi trường thông dịch.


Để làm cho những người phát triển có kinh nghiệm vững chắc có thể

nắm vững nhiều kiểu ứng dụng khác nhau. Như là từ những ứng dụng
trên nền Windows đến những ứng dụng dựa trên web.
- .NET Framework có hai thành phần chính: Common Language Runtime
(CLR) và thư viện lớp .NET Framework. CLR là nền tảng của .NET
Framework. Chúng ta có thể hiểuruntime như là một agent quản lư mă nguồn
khi nó được thực thi, cung cấp các dịch vụ cốt lõi như: quản lý bộ nhớ, quản lý
tiểu trình, và quản lý từ xa. Ngoài ra nó còn thúc đẩy việc sử dụng kiểu an toàn
và các hình thức khác của việc chính xác mã nguồn, đảm bảo cho việc thực

hiện được bảo mật và mạnh mẽ. Thật vậy, khái niệm quản lý mã nguồn là
nguyên lý nền tảng của runtime. Mã nguồn mà đích tới runtime thì được biết
như là mã nguồn được quản lý (managed code). Trong khi đó mã nguồn mà


5

không có đích tới runtime thì được biết như mă nguồn không được quản lý
(unmanaged code)
- Thư viện lớp, một thành phần chính khác của .NET framework là một tập hợp
hướng đối tượng của các kiểu dữ liệu được dùng lại, nó cho phép chúng ta có
thể phát triển những ứng dụng từ những ứng dụng truyền thống command-line
hay những ứng dụng có giao diện đồ họa (GUI) đến những ứng dụng mới nhất
được cung cấp bởi ASP.NET, như là Web Form và dịch vụ XML Web.
- Common Language Runtime(CLR): CLR thực hiện quản lý bộ nhớ, quản lý
thực thi tiểu trình, thực thi mã nguồn, xác nhận mã nguồn an toàn, biên dịch và
các dịch vụ hệ thống khác. Những đặc tính trên là nền tảng cơ bản cho những
mã nguồn được quản lý chạy trên CLR. Do chú trọng đến bảo mật, những
thành phần được quản lý được cấp những mức độ quyền hạn khác nhau, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố nguyên thủy của chúng như: liên quan đến Internet, hệ
thống mạng trong nhà máy, hay một máy tính cục bộ. Điều này có nghĩa rằng,
một thành phần được quản lý có thể có hay không có quyền thực hiện một thao
tác truy cập tập tin, thao tác truy cập registry, hay các chức năng nhạy cảm
khác. CLR thúc đẩy việc mã nguồn thực hiện việc truy cập được bảo mật. Ví
dụ, người sử dụng giới hạn rằng việc thực thi nhúng vào một trang web có thể
chạy được hoạt hình trên màn hình hay hát một bản nhạc, nhưng không thể truy
cập dữ liệu riêng tư, tập tin hệ thống, hay truy cập mạng. Do đó, đặc tính bảo
mật của CLR cho phép những phần mềm đóng gói trên Internet có nhiều đặc
tính mà không ảnh hưởng đến việc bảo mật hệ thống.
- Thư viện lớp .NET Framework: là một tập hợp những kiểu dữ liệu được dùng

lại và được kết hợp chặt chẽ với Common Language Runtime. Thư viện lớp là
hướng đối tượng cung cấp những kiểu dữ liệu mà mã nguồn được quản lý của
chúng ta có thể dẫn xuất. Điều này không chỉ làm cho những kiểu dữ liệu của
.NET Framework dễ sử dụng mà còn làm giảm thời gian liên quan đến việc học
đặc tính mới của .NET Framework. Thêm vào đó, các thành phần của các hang
thức ba có thể tích hợp với những lớp trong .NET Framework. Cũng như mong


6

đợi của người phát triển với thư viện lớp hướng đối tượng, kiểu dữ liệu .NET
Framework cho phép người phát triển thiết lập nhiều mức độ thông dụng của
việc lập trình, bao gồm các nhiệm vụ như: quản lý chuỗi, thu tập hay chọn lọc
dữ liệu, kết nối với cơ sở dữ liệu, và tuy cập tập tin. Ngoài những nhiệm vụ
thông dụng trên, thư viện lớp còn đưa vào những kiểu dữ liệu để hỗ trợ cho
những kịch bản phát triển chuyên biệt khác. Ví dụ người phát triển có thể sử
dụng .NET Framework để phát triển những kiểu ứng dụng và dịch vụ như:
+ Ứng dụng Console
+ Ứng dụng giao diện GUI trên Windown (Windows Forms)
+ Ứng dụng ASP.NET
+ Dịch vụ XML Web
+ Dịch vụ Windows
Trong đó những lớp Windows Forms cung cấp một tập hợp lớn các kiểu dữ
liệu nhằm đơn giản việc phát triển các ứng dụng GUI chạy trên Windows.
2.2. Ngôn ngữ lập trình C#
- Tác giả Nguyễn Văn Tiến đã đánh giá: “C# là một ngôn ngữ lập trình đơn
giản, hiện đại, mục đích tổng quát, hướng đối tượng đươc phát triển bởi
Micropsoft và được phê chuẩn bởi Eropean Computer Manufacturers
Association (ECMA) và Internal Standards Organization (ISO)” (dẫn trong
[3]).

- C# được phát triển bởi Anders Hejlsberg và đội của ông trong khi phát triển
.NET Framework.
- C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), mã gồm
Executable Code và Runtime Environment, cho phép chúng ta sử dụng các
ngôn ngữ high - level đa dạng trên các nền tảng và cấu trúc máy tính khác
nhau. Dưới đây là các lý do làm C# là ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp được
sử dụng rộng rãi:


7

+ Nó là một ngôn ngữ lập trình hiện đại, mục đích tổng quát.
+ Nó là hướng đối tượng.
+ Nó là một ngôn ngữ được cấu trúc.
+ Nó tạo các chương trình hiện quả.
+ Nó có thể được biên dịch trên nhiểu nền tảng máy tính khác nhau.
+ Nó là một phần của .Net Framework.
Các đặc điểm lập trình mạnh mẽ của C#: cấu trúc C# khá gần với các ngôn
ngữu high-level truyền thống, C và C++, và là một ngôn ngữ lập trình hướng
đối tượng. Nó có sự giống nhau mạnh mẽ với Java, nó có nhiều đặc điểm lập
trình mạnh mẽ làm cho nó trở nên ưa tích với các lập trình viên trên toàn thế
giới.
Dưới đây là các đặc điểm quan trọng của C#:
+ Điều kiện Boolean
+ Tự động dọn rác bởi Garbage-Collector (GC)
+ Thư viện chuẩn (Standard Library)
+ Assembly
+ Property và sự kiện (Event)
+ Delegate quản lý sự kiện
+ Dễ dàng để sử dụng Generic

+ Indexer
+ Biên dịch có điều kiện (Conditional Compilation)
+ Đa luồng dễ dàng (Multithreading)
+ LINQ và Lambda Expression
+ Tích hợp với windows
2.3. Giới thiệu về SQL Server
SQL , viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), công
cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở
dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để
tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ.


8

Tên gọi ngôn ngữ hỏi có cấu trúc phần nào làm chúng ta liên tưởng đến một
công cụ (ngôn ngữ) dùng để truy xuất dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. Thực sự
mà nói, khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc
dù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu
vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng
để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp
cho người dùng bao gồm:
• Định nghĩa dữ liệu : Tác giả Đỗ Trung Quân đã định nghĩa: “SQL cung cấp
khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu
cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu” (dẫn trong [1]).
• Truy xuất và thao tác dữ liệu : Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện
các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ
liệu.
• Điều khiển truy cập - SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các
thao tác củangười sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ
• Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu : Tác giả Hồ thuần đã đánh giá: “SQL định nghĩa

các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và
chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ
thống” (dẫn trong [2]).
Như vậy, có thể nói rằng SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong
cáchệ thống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu. Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như
C, C++, Java,... song các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào
trong các ngôn ngữ lập trình nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở
dữ liệu.
Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như C, C++, Java,... SQL là ngôn
ngữ có tính khai báo. Tác giả Hồ Thuần đã đánh giá: “Với SQL, người dùng


9

chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực hiện trên cơ sở dữ liệu mà không cần
phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như thế nào” (dẫn trong [2]). Chính
vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng.
Những điểm mới của SQL Server 2012
- Datacenter Edition: Datacenter edition được giới thiệu trong SQL Server
2008 R2 và không còn tồn tại trong SQL Server 2012.
- Business Intelligence edition: SQL Server 2012 giới thiệu 1 phiên bản mới
của SQL Server – SQL Server Business Intelligence.
- Enterprise Edition: bắt đầu từ SQL Server 2012, có 2 phiên bản Enterprise
khác nhau dựa trên bản quyền:
+ Enterprise Edition: Server/License Access License (CAL) based
licensing
+ Enterprise Edition: Core-base Licensing
- Data Quality Services: bây giờ có thể cài Data Quality Services (DQS) trong
khi cài SQL Server

- Product Update: Product Update là đặc tính mới trong cài đặt SQL Server
2012. Nó sẽ cập nhật mới nhất cho sản phẩm cài đặt chính.
- Server Core Installation: bắt đầu từ SQL Server 2012, chúng ta có thể cài
SQL Server trên Windows Server 2008 R2 Server Core SP1.
+ SQL Server Data Tools (còn được gọi là Business Intelligence
Development Studio): bắt đầu từ SQL Server 2012, bạn có thể cài đặt SQL
Server Data Tools (SSDT) cung cấp IDE để xây dựng các giải pháp cho
Business Inteligence: Analysis Services, Reporting Services, và Integration
Services.
+ SSDT cũng gồm “Database Projects”, cung cấp môi trường tích hợp
cho người phát triển CSDL có thể làm các công việc thiết kế cho nền tảng SQL
Server dùng Visual Studio.


10

- SQL Server multi-subnet clustering: bây giờ bạn có thể cấu hình SQL Server
failover cluster dùng các node khác subnet.
- SMB file share is a supported storage option: các database hệ thống (master,
model, msdb, và tempdb), và database người dùng Database Engine có thể
được cài đặt trên trên máy chủ chia sẽ tập tin SMB. Điều này áp dụng cho cài
đặt SQL Server stand-alone và SQL Server failover cluster.

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
3.1. Khảo sát hệ thống
3.1.1. Mô tả hệ thống
3.1.1.1. Nhiệm vụ cơ bản
- Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ công chức.
- Quản lý quá trình công tác của cán bộ công chức.
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

- Phòng hành chính – nhân sự : có chức năng:
+ quản lý hồ sơ cán bộ công chức.
+ quản lý quá trình công tác của cán bộ công chức.
3.1.1.3. Quy trình nghiệp vụ
- Khi cán bộ công chức bắt đầu làm việc tại xã Phù Đổng thì cán bộ đó được
lưu lại hồ sơ lí lịch cán bộ như: họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân,
trình độ, Đảng viên, trình độ lý luận chính trị, chức vụ, ngày bắt đầu làm việc,
hệ số lương… vào cơ sở dữ liệu để quản lý và cập nhật khi có sự thay đổi.
- Khi được tuyển dụng mỗi cán bộ công chức được sắp xếp làm việc tại một
phòng ban với chức vụ và hệ số lương xác định được ghi rõ trong quyết định
tuyển dụng.


11

- Trong quá trình công tác tại xã, mỗi cán bộ có thể được cử đi học tập, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn thì các thông tin về đợt học
tập, đào tạo đó như: thời gian, tên đợt đào tạo,… sẽ được lưu trữ lại để quản
lý quá trình công tác của mỗi cán bộ công chức.
- Khi bắt đầu làm việc tại xã, mỗi cán bộ công chức sẽ được làm việc tại một
phòng ban, nhưng trong quá trình công tác cán bộ đó có thể sẽ được thuyên
chuyển đến một phòng ban khác để làm việc. Vì vậy, một cán bộ có thể sẽ
làm việc trong nhiều phòng ban trong quá trình công tác tại xã và các thông
tin về phòng ban của mỗi cán bộ: tên phòng ban, thời gian bắt đầu làm việc
tại phòng sẽ được lưu trữ lại để quản lý quá trình công tác của mỗi cán bộ.
- Khi bắt đầu làm việc tại xã, mỗi cán bộ sẽ giữ một chức vụ nào đó nhưng
trong quá trình công tác, chức vụ của cán bộ đó có thể bị thay đổi và các
thông tin : chức vụ, thời gian giữ chức vụ đó sẽ được lưu trữ lại để quản lý
quá trình công tác của cán bộ.
- Khi mới bắt đầu làm việc tại xã, cán bộ có hệ số lương nhất định tương ứng

với ngạch và chuyên môn của cán bộ công chức nhưng trong quá trình công
tác , cán bộ sẽ được nâng hệ số lương theo thâm niên công tác. Với ngạch
chuyên viên thì 3 năm tăng một lần. Cán bộ công chức có thể được nâng
lương trước hạn khi còn tối đa 12 tháng so với hạn nâng lương thường xuyên
hoặc có thể bị kéo dài thời gian nâng lương khi bị kỷ luật với các hình thức
kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, bãi nhiệm. Thời gian khéo dài
nâng lương là 1 năm(12 tháng) khi cán bộ bị kỷ luật trong mỗi năm công tác.
- Trong quá trình công tác, cán bộ có thể được khen thưởng hoặc kỉ luật. Vì
vậy các thông tin về khen thưởng : danh hiệu khen thưởng, thời gian các
thông tin về kỉ luật: lý do kỉ luật, hình thức kỉ luật, thời gian sẽ được lưu lại
để xét duyệt thăng chức, giáng chức của mỗi cán bộ công chức trong quá
trình công tác.


12

- Khi cán bộ công chức thôi việc tại xã có thể là do bị đuổi việc hoặc thuyên
chuyển công tác sang nơi khác thì các thông tin về thôi việc cũng được lưu
trữ lại trong quá trình công tác của cán bộ công chức tại xã như: ngày thôi
việc, lý do thôi việc.
- Khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc trước tuổi nghỉ hưu nhiều nhất 2 năm mà không
được tái cử hoặc tái bổ nhiệm và có nguyện vọng nghỉ hưu sớm thì cán bộ sẽ
được nghỉ hưu theo đúng luật nghỉ hưu của cán bộ công chức. Trường hợp
cán bộ còn nhiều nhất 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu và có
nguyện vọng công tác tiếp chờ nghỉ hưu thì sẽ được ủy ban nhân dân xã bố trí
công việc phù hợp để chờ nghỉ hưu.
- Khi cán bộ công chức bắt đầu làm việc tại xã thì các bằng cấp sẽ được nộp
kèm theo sơ yếu lý lịch. Trong quá trình làm việc, mỗi cán bộ có thể được cử
đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao bằng cấp. Một cán bộ công chức có thể có
nhiều bằng cấp, mỗi loại bằng cấp có thể do nhiều cán bộ công chức có.



13

3.1.1.4. Mẫu biểu
- Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức:


14

- Quyết định khen thưởng:


15

- Quyết định kỷ luật:


×