Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trắc nghiệm bài cây lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.05 KB, 16 trang )

Trắc nghiệm bài CÂY LÚA
1) Khái niệm cơ bản về một cây lúa, như thế nào được gọi là một cây lúa?
a) Một cây lúa bao gồm nhiều nhánh lúa. Mỗi nhánh lúa là một chồi, bao gồm có: rễ,
thân, lá và bông.
b) Một cây lúa bao gồm nhiều nhánh lúa. Mỗi nhánh lúa là một chồi, bao gồm có rễ,
thân và lá, có thể có hoặc không có bông.
c) Một cây lúa là một nhánh lúa. Nhánh lúa (cây lúa) bao gồm có: rễ, thân, lá và
bông.
d) Một cây lúa là một nhánh lúa. Nhánh lúa (cây lúa) bao gồm có rễ, thân và lá, có
thể có hoặc không có bông.
2) Hoa lúa là loại hoa tự thụ hay thụ phấn chéo?
a) Là loại hoa tự thụ
b) Là loại hoa thụ phấn chéo.
c) Cả tự thụ và thụ phấn chéo.
3) Trong một ngày hoa nở (phơi màu) bao nhiêu lần và vào thời điểm nào?
a) Chỉ 1 lần vào buổi sáng
b) Nở hoa 2 lần vào sáng sớm và trưa.
c) Nở hoa 3 lần vào sáng sớm, trưa và 3-4 giờ chiều.
4) Cây lúa thuộc loại thân nào trong các loại sau đây?
a) Thân thảo thuộc loại 1 lá mầm.
b) Thân thảo thuộc loại 2 lá mầm.
c) Thân ống có 1 lá mầm.
5) Phân biệt giống lúa dài hay ngắn ngày trên đồng ruộng có thể quan sát qua các
yếu tố nào?
a) Chiều cao cây lúa.
b) Số lá và số lóng thân.
c) Só dảnh trong 1 khóm lúa.
6) Rễ cây lúa thuộc loại rễ nào trong các loại sau đây?
a) Loại rễ cọc.
b) Loại rễ chùm.
c) Loại rễ đốt.



Trắc nghiệm bài CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY LÚA


1) Hạt thóc giống được xử lý ngâm, ủ để nảy mầm trước khi đem gieo thì được tính
vào thời kỳ nào của kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa?
a) Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
b) Giai đoạn trương hạt, nảy mầm của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
c) Không tính vào giai đoạn nào trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
2) Khái niệm giai đoạn lúa non là giai đoạn nào của cây lúa??
a) Giai đoạn mạ.
b) Giai đoạn mạ + Lúa bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh.
c) Giai đoạn mạ + Lúa kết thúc đẻ nhánh.
3) Giai đoạn phân hoá hoa lúa được xếp vào thời kỳ nào trong kỳ sinh trưởng, phát
triển của cây lúa?
a) Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
b) Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
4) Thời gian sinh trưởng của một giống lúa được tính như thế nào?
a) Từ khi ngâm ủ giống đến lúc hạt chín hoàn toàn.
b) Từ khi gieo mạ (hay sạ) đến lúc hạt chín hoàn toàn.
c) Từ khi cấy lúa (hay sạ lúa) đến lúc hạt chín hoàn toàn.
5) Trong các thời kỳ sau đây, thời kỳ nào có thời gian cố định nhất?
a) Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
b) Thời kỳ sinh trưởng sinh thực.
c) Thời kỳ chín.

Trắc nghiệm bài THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA
CÂY LÚA
1) Thời gian sinh trưởng của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa ngắn hay dài

phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
a) Vào giống.
b) Vào các yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, thời tiết…
c) Vào chế độ chăm sóc.
d) Vào quy trình kỹ thuật.
2) Các yếu tố chủ yếu nào có thể làm biến động về mặt thời gian của thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng của cây lúa?


a) Chế độ chăm sóc và chân đất.
b) Nhiệt độ, thời tiết và quang chu kỳ.
c) Sâu bệnh hại.
3) Với một giống lúa nhất định, sự thoái hoá của giống có làm biến đổi thời gian sinh
trưởng của giống đó không?
a) Có biến đổi.
b) Không biến đổi.
4) Trong sản xuất có nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật để kéo dài hoặc rút ngắn
thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của một giống lúa ?
a) Nên.
b) Không nên.

Trắc nghiệm bài THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA
CÂY LÚA:
GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH
1) Điều chỉnh để cây lúa đẻ nhánh như thế nào là thích hợp?
a) Để cây lúa đẻ nhánh tới mức tối đa cho phép.
b) Điều chỉnh sao cho khóm lúa đạt đủ số nhánh hữu hiệu và tuỳ theo mật độ cấy.
c) Chỉ nên để mỗi khóm khoảng 5-6 nhánh lúa.
2) Cây lúa bén rễ hồi xanh trong điều kiện mùa vụ nào là nhanh nhất ?
a) Vụ đông xuân.

b) Vụ mùa.
c) Các vụ như nhau.
3) 3. Số nhánh lúa đạt nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
a) Vào mùa vụ, chăm sóc.
b) Vào các yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, thời tiết…
c) Vào giống lúa.
d) Vào tất cả các yếu tố trên.

Trắc nghiệm bài THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH THỰC CỦA CÂY
LÚA


1) Thời gian sinh trưởng của thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa có bị ảnh
hưởng của các yếu tố ngoại cảnh không?
a) Hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
b) Bị ảnh hưởng nhiều.
c) Có bị ảnh hưởng nhưng rất ít.
2) Tất cả các bông lúa trên cùng một khóm lúa trỗ bông như thế nào?
a) Trỗ đồng loạt
b) Có bông trỗ trước, trỗ sau.
3) Thời gian nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa có thể đồng thời với gian đoạn
trỗ bồng hay không?
a) Có thể, tuỳ theo từng loại giống.
b) Không, phải kết thúc trỗ bông thì mới chuyển sang giai đoạn nở hoa, thụ phấn, thụ
tinh.
4) Quy luật nở hoa của bông lúa tuân thủ theo quy tắc nào sau đây?
a) Hoa ở giữa bông nở trước, các hoa ở đầu gié và gốc bông nở sau cùng.
b) Hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông nở sau cùng.
c) Hoa ở gốc bông nở trước, tiếp đó là các hoa ở giữa bông và đầu gié lúa.


Trắc nghiệm bài THỜI KỲ CHÍN CỦA CÂY LÚA
1) Thời gian chín của lúa với cùng một giống lúa có bị biến động bởi yếu tố ngoại
cảnh không?
a) Không bị biến động.
b) Bị biến động nhiều.
c) Có bị biến động nhưng không nhiều.
2) Giai đoạn lúa chín sữa bắt đầu vào thời gian nào ?
a) Ngay sau khi phơi màu (sau nở hoa thụ phấn thụ tinh).
b) Sau khi phơi màu từ 3 – 4 ngày.
c) Sau khi phơi màu 5 – 7 ngày.
3) Nếu thu hoạch lúa nếp để làm cốm, người ta thường thu hoạch vào giai đoạn
nào ?
a) Sau giai đoạn chín sữa.
b) Giai đoạn chín sáp.
c) Sau giai đoạn chín sáp.


Trắc nghiệm bài HẠT GIỐNG LÚA
1) Với cùng một giống, hạt giống lúa của các cấp giống có sự biến dạng về hình dạng
bên ngoài không?
a) Không có sự biến dạng.
b) Có bị biến dạng.
c) Có bị biến dạng nhưng không nhiều.
2) Trong các cấp giống sau đây, cấp giống nào tốt nhất?
a) Giống cấp 1
b) Giống cấp 2.
c) Giống cấp 3.
3) Độ ẩm tiêu chuẩn của hạt thóc giống phảI luôn giữ ở mức bao nhiêu là được?
a) Ở mức 11%.
b) Ở mức 12%.

c) Ở mức 13%.
d) Ở mức 14%.

Trắc nghiệm bài CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT GIỐNG
1) Phôi nhũ nằm ở vị trí nào của hạt thóc?
a) Nằm ở phía trên đỉnh vỏ trấu.
b) Nằm ở bụng hạt thóc.
c) Nằm trong hạt thóc ở phía cuống quả.
2) Bộ phận nào của hạt thóc sau này sẽ phát triển thành mầm và rễ phôi?
a) Phôi nhũ.
b) Nội nhũ.
c) Tinh bột.
3) Hạt gạo thường chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng của hạt thóc?
a) Chiếm 65 – 70 %.
b) Chiếm 70 – 75%.
c) Chiếm 75 – 80%.
4) Vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran đóng vai trò gì đối với hạt thóc?


a) Bảo vệ hạt gạo.
b) Điều hoà sự ngấm và thoát hơi nước của hạt thóc.
c) Lưu truyền nguồn dinh dưỡng từ thân và lá lúa tới hạt gạo.
d) Cả 3 yếu tố trên.

Trắc nghiệm bài QUÁ TRÌNH NẢY MẦM CỦA HẠT THÓC
1) Một cách tương đối thời gian của quá trình nảy mầm được tính như thế nào?
a) Từ ngâm hạt thóc vào nước đến khi mầm nhú ra khỏi vỏ trấu.
b) Từ khi ngâm hạt thóc vào nước đến khi mầm thóc ra lá thật đầu tiên.
c) c) Tính từ khi ngâm hạt thóc vào nước đến khi có 4 lá và 4-5 rễ phụ, khi mà cây mạ
mới có thể sống hoàn toàn tự lập.

2) Trong quá trình nảy mầm, mầm phôi và rễ phôi xuất hiện như thế nào?
a) Mầm phôi xuất hiện trước, sau đó là rễ phôi.
b) Rễ phôi xuất hiện trước, sau đó là mầm phôi.
c) Mầm phôi và rễ phôi xuất hiện đồng loạt.

Trắc nghiệm bài CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM
CỦA HẠT GIỐNG: NƯỚC
1) Để có điều kiện về độ ẩm tốt nhất cho sự nảy mầm thì cần chú ý các yếu tố nào?
a) Độ ẩm của hạt thóc giống trước khi đem ngâm, chủng loại giống và những điều
kiện về thời gian ngâm, nhiệt độ không khí và nước.
b) Ngâm thóc giống vào nước ấm đến mức bão hoà và các yếu tố về nhiệt độ không
khí.
c) Chủng loại giống, phương pháp ngâm ủ, đất để cấy và nước.
2) Lượng nước có trong hạt thóc khi hạt thóc nảy mầm chiếm bao nhiêu % trọng
lượng hạt thóc?
a) Từ 30 – 40%
b) Từ 40 – 50%.
c) Từ 50 – 60%
3) Tốc độ hút nước của hạt thóc phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
a) Phụ thuộc vào độ ẩm của hạt thóc trước khi ngâm.
b) Phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước.
c) Phụ thuộc vào lượng nước ngâm.


d) Tất cả các yếu tố trên.

Trắc nghiệm bài CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM
CỦA HẠT GIỐNG: KHÔNG KHÍ
1) Kinh nghiệm “ngày ngâm, đêm ủ” là biện pháp nhằm mục đích gì trong việc ngâm
ủ hạt giống?

a) Là biện pháp điều tiết hợp lý các yếu tố liên quan đến nước, không khí, nhiệt độ
trong quá trình ngâm ủ hạt giống.
b) Là biện pháp điều tiết sự phát triển của mầm và rễ cho phù hợp.
c) Tận dụng tối đa về điều kiện nhiệt độ và không khí trong quá trình ngâm ủ hạt
giống.
2) Biểu hiện của mầm phôi khi thiếu ôxy trong ngâm ủ hạt giống?
a) Mầm và lá ban đầu mọc dài yếu ớt, rễ kém phát triển
b) Mầm ngắn nhưng rễ phát triển dài hơn bình thường.
c) Mầm Lá và rễ đầu mọc rất ngắn.
3) Điều chỉnh lượng nước tại ruộng mạ trước và sau khi gieo mạ?
a) Để lượng nước đủ ẩm.
b) Để lượng nước xâm xấp mặt ruộng.
c) Để lượng nước ngập mộng mạ.

Trắc nghiệm bài CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM
CỦA HẠT GIỐNG: NHIỆT ĐỘ
1) Trong điều kiện vụ đông xuân ở miền Bắc, để tạo điều kiện về nhiệt độ cho hạt
thuóc này mầm một cách thuận lợi người ta thường áp dụng phổ biến biện pháp nào
sau đây?
a) Ngâm thóc giống trong nước và tìm cách tăng nhiệt độ không khí xung quanh sao
cho đủ ấm.
b) Ngâm thóc giống vào nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) và chú ý luôn thay nước ấm trong
vòng 24 giờ.
c) Pha nước ấm một lần đầu rồI ngâm thóc, thóc ngâm trong quá trình sẽ tăng và tự
đáp ứng đủ nhu cầu về nhiệt độ.
2) Hạt giống lúa sẽ không nảy mầm được ở các mức độ nhiệt độ nào?
a) Từ trên 40oC.
b) Dưới 15oC.
c) Cả hai ngưỡng nhiệt độ trên.



Trắc nghiệm bài VÌ SAO PHẢI Ủ HẠT GIỐNG
1) Ủ đống cho mạ nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
a) Để hạt thóc có thêm nhiệt độ thúc đẩy các quá trình phân hoá.
b) Để hạt thóc nảy mầm khoẻ và đồng đều.
c) Cả 2 yếu tố trên.
2) Trong điều kiện lạnh, dùng các biện pháp kỹ thuật nào sau đây để tăng cường sự
hô hấp cho đống ủ?
a) Đống ủ không quá nhỏ.
b) Sử dụng rơm rạ, bao tải phủ lên đống ủ để giữ nhiệt.
c) Dùng nước ấm tưới trực tiếp vào đống ủ.
d) Cả 3 cách trên.
3) Trong điều kiện đống ủ quá nóng, dùng biện pháp thuật nào sau đây để giảm bớt
sự hô hấp cho đống ủ?
a) Đống ủ không quá lớn.
b) Mở và tải đống ủ cho khoáng, sau đó tiến hành ủ lại.
c) Dùng nước mát tưới trực tiếp vào đống ủ.
d) Cả 3 cách trên.

Trắc nghiệm bài VÌ SAO PHẢI CHỌN HẠT GIỐNG TỐT
1) Sức nảy mầm mầm của hạt giống phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
a) Quá trình chín của hạt thóc, điều kiện bảo quản, độ dày mỏng của vỏ trấu.
b) Tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong sản xuất giống.
c) Chủ yếu trong các khâu bảo quản và chế biến giống.
2) Đặc điểm chính của những giống lúa có khả năng nảy mầm ngay trên bông trong
thờI kỳ chín?
a) Giống dễ bị rụng (mâu).
b) Giống lúa dài ngày.
c) Giống lúa ngắn ngày.
d) Giống lúa có vỏ trấu hở.

3) Để loạI trừ yếu tố có một số loại bệnh tồn dư trên hạt giống, có thể áp dụng biện
pháp nào sau đây trước khi ngâm ủ?


a) Ngâm thóc giống trong nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 4-5 tiếng, sau đó ngâm ủ
bình thường.
b) Ngâm thóc giống trong một số hoá chất chuyên dụng theo hướng dẫn, sau đó rửa
bằng nước sạch rồi ngâm ủ bình thường.
c) Xàng xảy, ngâm nước loại bỏ những hạt giống bị lép lửng trước khi ngâm ủ.
d) Cả 3 cách trên.
4) Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học để loại trừ mầm bệnh có làm giảm sức
nảy mầm của hạt giống hay không?
a) Hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
b) Có bị ảnh hưởng.
c) Có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Trắc nghiệm bài VÌ SAO PHẢI CHỌN HẠT GIỐNG TỐT
1) Sức nảy mầm mầm của hạt giống phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
a) Quá trình chín của hạt thóc, điều kiện bảo quản, độ dày mỏng của vỏ trấu.
b) Tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong sản xuất giống.
c) Chủ yếu trong các khâu bảo quản và chế biến giống.
2) Đặc điểm chính của những giống lúa có khả năng nảy mầm ngay trên bông trong
thờI kỳ chín?
a) Giống dễ bị rụng (mâu).
b) Giống lúa dài ngày.
c) Giống lúa ngắn ngày.
d) Giống lúa có vỏ trấu hở.
3) Để loạI trừ yếu tố có một số loại bệnh tồn dư trên hạt giống, có thể áp dụng biện
pháp nào sau đây trước khi ngâm ủ?
a) Ngâm thóc giống trong nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 4-5 tiếng, sau đó ngâm ủ

bình thường.
b) Ngâm thóc giống trong một số hoá chất chuyên dụng theo hướng dẫn, sau đó rửa
bằng nước sạch rồi ngâm ủ bình thường.
c) Xàng xảy, ngâm nước loại bỏ những hạt giống bị lép lửng trước khi ngâm ủ.
d) Cả 3 cách trên.
4) Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học để loại trừ mầm bệnh có làm giảm sức
nảy mầm của hạt giống hay không?
a) Hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
b) Có bị ảnh hưởng.


c) Có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Trắc nghiệm bài CẤY BAO NHIÊU DẢNH MẠ TRÊN MỘT KHÓM
1) Đối với một giống lúa nhất định, nếu cấy càng ít dảnh mạ trên một khóm thì nên
điều chỉnh mật độ cấy như thế nào cho thích hợp?
a) Giữ nguyên mật độ theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn.
b) Tăng mật độ cấy.
c) Giảm mật độ cấy.
2) Với cùng một giống lúa, cùng cấy một mật độ và cùng những điều kiện chăm sóc
như nhau nhưng số dảnh cấy/khóm khác nhau thì số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích
có thay đổi ?
a) Số nhánh đẻ/đơn vị diện tích hầu như tương đương.
b) Số nhánh đẻ/đơn vị diện tích tăng nếu số dảnh cấy/khóm tăng.
c) Số nhánh đẻ/đơn vị diện tích tăng nếu số dảnh cấy/khóm giảm.

Trắc nghiệm bài VÌ SAO PHẢI CẤY Ở ĐỘ SÂU THÍCH HỢP
1) Nên cấy lúa ở độ sâu nào sau đây là thích hợp nhất (tính từ tầng đất mặt)?
a) Sâu 1-2 cm.
b) Sâu 2-3 cm.

c) Sâu 3-4 cm.
2) Nếu cấy lúa nông thì có những tác dụng gì sau đây?
a) Cây mạ nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh.
b) Cây lúa sau này sẽ đẻ nhánh được nhiều hơn.
3) Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho lúa tập trung ở tầng đất mặt thuận lợi cho cây
lúa?
a) Phát triển nhiều rễ ở tầng sâu.
b) Sâu 2 - 3 cm.
c) Sâu 3 - 4 cm.

Trắc nghiệm bài LÁ CỦA CÂY LÚA
1) Đặc điểm giống nhau chính giữa lá lúa và lá cỏ dại là yếu tố nào?
a) Hình dạng và màu sắc lá.


b) Cách ra lá và số lá.
c) Các gân lá mọc song song.
2) Có thể phân biệt giữa lá lúa và các loại lá cỏ dại thông qua cái gì?
a) Hình dạng và màu sắc lá.
b) Tai lá và thìa lìa lá.
c) Thông qua bẹ lá.
3) Với cùng một giống lúa, nếu gieo cấy sớm thì tổng số lá thay đổi như thế nào?
a) Tổng số lá vẫn giữ nguyên.
b) Tổng số lá tăng lên.
c) Tổng số là giảm đi.
4) Sự tương quan giữa lá lúa với các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa như thế nào?
a) Lá của thời kỳ nào quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó.
b) Lá của thời kỳ trước quyết định đến sinh trưởng của thời kỳ kế tiếp.
c) Toàn bộ bộ lá lúa ảnh hưởng tới toàn bộ các thời kỳ sinh trưởng.
5) Số lá ảnh hường trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt?

a) 5 lá cuối cùng.
b) 4 lá cuối cùng.
c) 3 lá cuối cùng.
6) Thông thường trên một cây lúa có bao nhiêu lá xanh cùng hoạt động?
a) Có từ 5 – 6 lá.
b) Có từ 7 – 8 lá.
c) Có từ 9 – 10 lá.

Trắc nghiệm bài THÂN CÂY LÚA VÀ SỰ TẠO LÓNG
1) Khi bón lượng đạm nhiều thì các lóng thân lúa như thế nào?
a) Lóng thân lúa có xu hướng dài ra.
b) Lóng thân lúa có xu hướng ngắn đi.
c) Lóng thân giữ nguyên như đặc điểm của giống.
2) Chiều dài các gióng thân lúa khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố nào?


a) Phụ thuộc vào các loại thuốc kích thích sinh trưởng.
b) Phụ thuộc vào vị trí của các giống trên thân chồi.
c) Phụ thuộc vào chế độ phân bón vào giai đoạn phát triển của lóng đó.

Trắc nghiệm bài RỄ CÂY LÚA
1) Rễ lúa hút chất dinh dưỡng từ đất thông qua bộ phận nào?
a) Thông qua chóp rễ.
b) Thông qua các lông hút.
c) Thông qua các rễ nhánh sơ cấp.
2) Sự khác nhau về sự phát triển của rễ, số lượng rễ/cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào
những yếu tố nào?
a) Điều kiện đất đai và chế độ nước.
b) Chế độ phân bón và nước.
c) Do đặc điểm của giống và chế độ nước.

3) Với cùng một giống lúa, trong cùng một điều kiện sinh trưởng, số lượng rễ có
khác biệt nhiều giữa 2 biện pháp cấy và gieo thẳng?
a) Bộ rễ đối với lúa gieo thẳng sẽ nhiều hơn.
b) Bộ rễ đối vớI lúa cấy sẽ nhiều hơn.
c) Bộ rễ gần như tương đương nhau.

Trắc nghiệm bài NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẺ NHÁNH
1) Trong các vụ lúa sau, vụ nào cây lúa có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất?
a) Vụ Đông xuân.
b) Vụ Hè thu.
c) Vụ Mùa.
2) Một giống lúa nhất định có thể điều chỉnh được sự đẻ nhánh trên đồng ruộng
bằng biện pháp kỹ thuật?
a) Có thể điều chỉnh.
b) Không thể điều chỉnh.
c) Có thể điều chỉnh nhưng thay đổi không nhiều.
3) Nên hay không nên điều chỉnh khoảng cách cấy đối với một giống lúa nhất định
theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn?


a) Không nên điều chỉnh.
b) Có thể điều chỉnh theo các mật độ khác nhau.
4) Loại phân bón nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự đẻ nhánh của cây lúa?
a) Phân đạm.
b) Phân bón tổng hợp NPK.
c) Phân lân và kali.
5) Trong các yếu tố sau, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tớI sự đẻ nhánh?
a) Yếu tố giống.
b) Yếu tố mùa vụ gieo cấy.
c) Yếu tố mức phân đạm.

d) Các yếu ảnh hưởng như nhau.

Trắc nghiệm bài NHÁNH LÚA
1) Thời gian đẻ nhánh của của một giống lúa có thể kéo dài tối đa bao nhiêu lâu?
a) Dưới 2 tháng.
b) Trên 2 tháng.
c) Trên 3 tháng.
2) Đối với lúa cấy, biện pháp kỹ thuật nào có tác dụng làm cho cây lúa đẻ nhánh
sớm?
a) Cấy mạ đủ tuổi, nông tay và bón thúc đạm sớm.
b) Cấy mạ già, nông tay và bón thúc đạm muộn.
c) Cấý mạ non, nông tay và bón thúc đạm sớm.
3) Các nhánh lúa có thể tách ra sống tự lập không phụ thuộc vào cây mẹ khi có bao
nhiêu lá?
a) Ngay khi hình thành nhánh lúa.
b) Sau khi nhánh lúa có từ 1-2 lá.
c) Sau khi nhánh lúa có từ 3-4 lá.
4) Với cùng một giống lúa nhất định, trong cùng một điều kiện canh tác, có thể điều
chỉnh số nhánh đẻ bằng yếu tố nào?
a) Tuổi mạ khi cấy.
b) Điều tiết chế độ nước.


c) Cả hai yếu tố trên.
5) Một nhánh lúa có bông lúa bị lép do nguyên nhân sâu bệnh có thể coi là nhánh vô
hiệu?
a) Có thể coi là nhánh vô hiệu.
b) Không thể coi là nhánh vô hiệu.

Trắc nghiệm bài HOA LÚA VÀ SỰ THỤ PHẤN, THỤ TINH

1) Hoa lúa thường nở hoa, tung phấn vào thời điểm nào trong ngày?
a) Buổi sáng.
b) Buổi sáng và buổi trưa.
c) Buổi sáng và buổi chiều.
2) Tại sao hoa lúa thường nở hoa, tung phấn vào buổi sáng?
a) Do buổi sáng có ánh nắng mặt trời thích hợp nhất.
b) Do đặc điểm sinh lý của cây lúa trong quá trình nở hoa.
c) Tuân theo quy luật tự nhiên.
3) Trình tự nở hoa trên bông lúa tuân thủ theo quy luật nào?
a) Từ trên xuống dưới.
b) Từ ngoài vào trong.
c) Từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.
4) Thông thường quá trình trỗ bông của cây lúa thường kéo dài trong khoảng bao
nhiêu ngày?
a) Từ 1 – 2 ngày.
b) Từ 2 – 4 ngày.
c) Từ 5 – 6 ngày.
5) Hoa lúa thuộc loại hoa nào sau đây?
a) Hoa lưỡng tính.
b) Hoa đơn tính.
c) Có thể lưỡng tĩnh và có thể đơn tính.
6) Thời gian để tất cả các hoa trên cùng một bông lúa nở?
a) Từ 3 – 4 ngày.
b) Từ 5 – 6 ngày.


c) Từ 7 – 8 ngày.

Trắc nghiệm bài BÔNG LÚA: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH HẠT,
NGUYÊN NHÂN LÀM HẠT LÉP VÀ SỰ NGỦ CỦA HẠT

1) Về phân bón, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến độ mẩy, của hạt thóc?
a) Bón thiếu đạm trong giai đoạn đẻ nhánh.
b) Bón thừa đạm trong giai đoạn đẻ nhánh.
c) Bón không cân đối NPK.
2) Về nhiệt độ như thế nào thì ảnh hưởng đến độ mẩy của hạt thóc?
a) Nhiệt độ quá cao.
b) Nhiệt độ quá thấp.
c) Cả hai yếu tố trên.
3) Ánh sáng và độ ẩm không khí có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến quá trình
vào chắc của hạt thóc?
a) Có bị ảnh hưởng.
b) Không bị ảnh hưởng.
4) Đặc điểm nào sau đây khiến hạt thóc dễ bị nảy mầm ngay trên bông lúa?
a) Vỏ trấu mỏng.
b) Vỏ trấu bị hở.
c) Hạt thóc chín quá thuần thục.
d) Cả 3 yếu tố trên
5) Trong các yếu tố sau, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tới sự đẻ nhánh?
a) Yếu tố giống.
b) Yếu tố mùa vụ gieo cấy.
c) Mức phân đạm.
d) Các yếu ảnh hưởng như nhau.
4)Người ta thường bón thúc cho lúa cấy bao nhiêu lần
a) Bón 2 – 3 lần.
b) Bón 3 – 4 lần..
c) Bón 4 – 5 lần.


5) Năng suất lúa được quyết định chủ yếu bởi yếu tố nào sau đây?
a) Số bông lúa/đơn vị diện tích.

b) Số hạt và tỉ lệ hạt chắc/bông.
c) Khối lượng 1.000 hạt.
6) Các yếu tố quyết định số bông/đơn vị diện tích?
a) Mật độ cấy, số nhánh đẻ.
b) Số nhánh đẻ, điều kiện ngoại cảnh + kỹ thuật.
c) Tất cả các yếu tố trên.
7) Với một giống lúa nhất định, số hạt và số hạt chắc/bông quyết định bởi yếu tố
nào?
a) Quyết định bởi đặc điểm của giống.
b) Số gié và hoa phân hoá trong thời kỳ làm đòng.
c) Tất cả các yếu tố trên.
8) Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ nào?
a) Giai đoạn phân hoá đòng.
b) Trước và sau khi trỗ bông.
c) Sau khi trỗ, chủ yếu trong giai đoạn chín sữa.
9) Tỉ lệ hạt chắc/bông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
a) Giống, lúa bị lốp đổ vào lúa trỗ và điều kiện ngoại cảnh khác (ánh sáng, nhiệt độ,
thời tiết, sâu bệnh, đất đai...).
b) Lượng phân bón, lúa bị lốp đổ vào thời kỳ trỗ và điều kiện ngoại cảnh khác (ánh
sáng, nhiệt độ, thời tiết, sâu bệnh, đất đai...).
c) Giống và lượng phân bón.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×