Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tài liệu tham khảo an toàn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.09 KB, 6 trang )



Câu trả lời hay nhất: khi ta dùng dây dẫn điện nối các thiết bị điện với đất
(dùng thanh kim loại dẫn điện tốt cắm sâu trong đất) thì khi các thiết bị điện bị
hỏng cách điện rò điện ra võ thiết bị thì lập tức dòng điện rò sẻ tháo xuống đất
bảo vệ cho người sử dụng thiết bị không bị điện giật. lý do là điện thế đất luôn
luôn là bằng 0.Mà dòng điện thì luôn đi từ điện thế cao đến điện thế thấp( võ
thiết bị là điện thế 220V và đất là 0V). như vậy ta gọi là nối đất an toàn đấy bạn
ạ.
Còn nối đất trung tính là người ta nối điểm trung hòa của 3fa máy biến (phần hạ
áp được nối hình Y ). trong lý thuyết nếu 3 fa đối xứng thì điểm trung hòa = 0.
Nhưng thực tế mạng hạ áp của trạm biến do người sử dụng điện không cân đối
về dòng điện.Nên mạng điện 3fa hạ áp luôn là mạng điện 3fa không đối xứng.
Từ đó mà dây trung tính luôn luôn có dòng điện, dòng điện đó lớn hay nhỏ phụ
thuộc vào mức sử dụng điện của các thiết bị có cân đối không. Cho nên người ta
phải nối đất trung tính để tháo dòng trung tính xuống đất an toàn cho con người.
Bên cạnh đó điều quang trọng nhất là khi có dòng điện sét đánh khi trời mưa,
dòng điện và điện áp của sét rất lớn lan tỏa trên đường dây và xà điện sẻ được
dây trung tính tiếp đất và trung tính tiếp đất lặp lại thu toàn bộ dòng điện sét


xuống đất bảo vệ cho trạm biến áp và dây dẫn. nhưng bạn không đươc nối thiết
bị điện với dây trung tính. Vì khi mạng điện 3 fa không đối xứng khi có sự lệch fa
lớn dòng trung tính sẻ lớn mà điện trở đất nơi bạn đặt thiết bị cao sẻ dẫn sự
chênh lệch điện áp giữa thiết bị và đất rất nguy hiểm cho người sử dụng thiết bị.
Rộng hơn nữa người ta có thể lợi dụng dòng điện trung tính và máy biến dòng
chống hiện tượng ngắn mạch 1fa và 3fa bảo vệ cho mạng điện. Còn tại sao bảo
vệ được ngắn mạch hẹn bạn kỳ sau tôi sẻ trả lời. Bạn hãy xem kỹ những gì tôi
giải trên đây thì bạn sẻ phân biệt được giữa nối đất an toàn và nối đất trung tính.
Chúc bạn thành công.


HƯỚNG DẪN
về an toàn của nối đất, nối không thiết bị điện.
Nhằm bảo đảm cho thiết bị điện vận hành an toàn, hiệu quả
đồng thời phòng tránh tai nạn lao động và bảo đảm an toàn cho
người vận hành, sử dụng thiết bị điện, người ta áp dụng biện
pháp nối đất lập lại cho đường dây và nối đất cho trạm biến điện
như sau:
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, tài liệu Quy phạm trang bị điện
xuất bản năm 2001 tại Hà Nội như sau:
Các loại nối đất:
Nối đất làm việc, nối đất an toàn, nối đất chống sét.
Ngoài ra, có loại nối đất bổ sung (nối đất lập lại trên đường
dây). Nối đất này nhằm ổn định hệ thống điện khi đường dây
được kéo đi chuyển tải và cấp điện.
Hình thức của bộ nối đất:
Đầu trên của bộ nối đất được nối vào thiết bị, dây trung hòa, bộ
chống sét; đầu dưới của bộ nối đất được nối vào cọc tiếp đất,
cọc nối đất thường sẽ dụng có kích cở sắt tròn mạ kẻm hoặc mạ
đồng có ĐK 16, dài 2400mm.


Ý nghĩa và mục đích của nối đất:
1./ Nối đất đối với đường dây:
Để lưới điện vận hành an toàn không xảy ra sự cố, yêu cầu điện
trở nối đất đường dây từ 5 đến 10 Ohm, do đó trên đường dây
cao áp phải lắp tiếp đất lập lại, mỗi tiếp đất lập lại có khoảng
cách từ 4, 5 khoảng trụ tương đương 300m lắp đặt 1 bộ.
2./ Tác dụng của tiếp đất lập lại trên đường dây:
Nhằm bảo đảm cho điện áp ổn định, không bị sụt áp để cung cấp
cho phụ tải, bảo vệ relay tốt (Relay không bị tác động sai), an

toàn cho thiết bị vận hành và con người khi chạm vào thiết bị
hoặc dây nối đất. Ngoài ra, nối đất còn làm nhiệm vụ bảo vệ
chống sét.
3./ Tác hại khi mất tiếp đất lập lại: Nếu trường hợp bị mất cắp
tiếp địa lập lại quá nhiều sẽ xuất hiện tình trạng mất đối xứng hệ
thống điện, từ đó xuất hiện điện áp trên dây trung hoà và hiệu
điện thế sẽ giảm so với điện áp định mức cung cấp cho phụ tải.
Việc này sẽ nguy hiểm có thể làm phá vở vận hành hệ thống
điện và có thể làm relay tác động sai; khi đó trên dây nối đất lập
lại sẽ xuất hiện điện áp nếu người qua lại chạm vào có thể bị
điện giật.
4./ Đối với trạm điện: Tại trạm điện cần phải có nối đất bảo đảm
và đúng kỹ thuật về nối đất, tại vị trí này gồm có nối đất làm
việc, nối đất an toàn và nối đất chống sét.
Đối với trạm điện yêu cầu nối đất phải đạt 4 Ohm, tại vị trí này
gồm có :
a./ Nối đất làm việc: Tức là nếu bị mất hẳn nối đất này sẽ không
cấp điện cho phụ tải được, ngoài ra nguy hiểm khi người chạm
vào võ máy biến áp hoặc chạm vào dây nối đất làm việc bị đứt.


b./ Nối đất chống sét: Mục đích để tháo sét khi có dòng sét đi
qua, nhằm bảo đảm an toàn cho thiết bị điện.
c./ Nối đất an toàn: Được đấu nối từ vỏ máy biến áp xuống đất,
nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho công nhân làm việc gần máy
biến áp.
Như vậy, khi một loại tiếp đất nào bị hư hỏng sẽ gây ra tình
trạng mất an toàn, mất ổn định hệ thống điện cung cấp và có thể
làm hư hỏng thiết bị điện nối chung.
Tuy nhiên để tăng cường độ an toàn, người ta đấu nối chung

giữa dây trung hòa hệ thống điện với nối đất làm việc và nối đất
an toàn.



×