Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.24 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài..........................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu....................................................................................2

3.

Phạm vi đối tượng nghiên cứu......................................................................2

4.

Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................2

5.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2

6.

Bố cục tiểu luận............................................................................................3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ.......................4


1.

Các khái niệm cơ bản....................................................................................4

1.1.

Khái niệm về văn hóa................................................................................4

1.2.

Khái niệm văn hóa công sở........................................................................4

1.3.

Vai trò của văn hóa công sở.......................................................................4

1.4.

Những biểu hiện của văn hóa công sở.......................................................5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC.......................................................................................................................6
1.

Các yếu tố của văn hóa công sở....................................................................6

1.1.

Ứng xử nơi công sở...................................................................................6


1.2.

Thái độ và cách làm việc trong công sở....................................................6

1.3.

Thời gian đi làm chưa được cải thiện........................................................7

1.4.

Trách nhiệm đối với công việc..................................................................7

2.

Một số nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa công sở................................8

2.1.

Một số nhiệm vụ........................................................................................8

2.2.

Một số giải pháp........................................................................................9

KẾT LUẬN............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16

Nguyễn Thị Thùy Linh


Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong
ngành… đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có
những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở
một số công sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch. Nhiều
nơi, mặc dù đã có nội quy, có bảng “Cấm hút thuốc lá” gắn trên tường nhưng nhiều
người vẫn không chấp hành và còn “vô tư” vứt tàn thuốc bừa bãi, mặc dù gần đấy
đã để sẵn thùng rác. Có người do sở thích cá nhân, vừa làm việc vừa mở nhạc, ảnh
hưởng đến những người xung quanh. Có người ngồi làm việc lúc vắng người gác
cả hai chân lên bàn cho “thoải mái”. Lại có chị, cứ đến cơ quan là tranh thủ dùng
điện thoại “chùa” gọi đi khắp nơi, hay “tranh thủ”: đi chợ, nhặt rau…
Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hoá nơi công sở, nhưng xung
quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Ở một số cơ quan vẫn còn tình trạng
các bà, các cô cứ rỗi việc là ngồi nói chuyện gẫu, nói xấu lẫn nhau, gây mất đoàn
kết. Có anh mở miệng ra là chửi thề, nói tục. Là cơ quan công quyền nhưng một số
người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không ít nơi,
chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”, “Đi
đâu?”, “Gặp ai?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh
lùng.

Đối với công sở hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cán bộ tiếp dân cần có
thái độ mềm mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ
để khách đỡ mất công sức và thời gian đi lại nhiều lần, nhất là cần làm việc đúng
giờ quy định. Song, điều đáng buồn là ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ
phải chờ đợi lâu, còn cán bộ đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa
tiếng mới hết giờ làm việc, nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp
dân đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách
nhiệm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,
Nguyễn Thị Thùy Linh

1Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá
của mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế văn hoá
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 5-92007. Tuy nhiên, đến nay nhiều cơ quan vẫn chưa thực hiện nghiêm túc Quy chế
này.
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt,
góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc
biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân
theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn
trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hoá. Điều đó góp phần tạo ra môi
trường văn hoá lành mạnh nơi công sở.

2.

Mục đích nghiên cứu.

Các mục đích nghiên cứu của bài này là:
- Khái quát về văn hóa công sở.
- Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa
công sở tại một số cơ quan hành chính nhà nước.
3.

Phạm vi đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của bài là: đánh giá tình hình triển khai và thực hiện
các quy định của nhà nước về văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính nhà
nước.
4.

Giả thuyết nghiên cứu.

Một là: khái quát về văn hóa công sở ở cơ quan hành chính nhà nước hiện
nay.
Hai là thực trạng văn hóa công sở ở cơ quan hành chính nhà nước.
Ba là xây dựng các biện pháp để ngày càng nâng cao văn hóa công sở trong
các cơ quan hành chính nhà nước.
Nguyễn Thị Thùy Linh

2Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

5.

Môn: Nghi thức Nhà nước

Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu này vận dụng phương pháp cụ thể như sau: khảo sát, đối chiếu,
so sánh, tổn hợp, phân tích...., duy vật biện chứng.
6.

Bố cục tiểu luận.



Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:

Phần mở đầu.
Phần nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: khái quát chung về văn hóa công sở.
Chương 2: thực trạng tình hình thực hiện văn hóa công sở ở cơ quan
hành chính nhà nước.
Tài liệu tham khảo.

Nguyễn Thị Thùy Linh

3Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.

Các khái niệm cơ bản.

1.1.

Khái niệm về văn hóa.

Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mưc, mục tiêu mà con
người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo.
Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.
1.2.

Khái niệm văn hóa công sở.

Văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội bao gồm tổng thể
các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở, mà các
thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở
và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính
quyền lực và tính xã hội.
1.3.

Vai trò của văn hóa công sở.

Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa
quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công

chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công
sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát
triển vượt hơn lên so với công sở khác.
Văn hóa công sở còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm
việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong cơ quan
hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở,
giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu
hiện thiếu văn hóa như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ
hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở
phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì
sự nghiệp chung của công sở.
Nguyễn Thị Thùy Linh

4Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn
hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong
một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục
bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các cán bộ công chức
đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa
của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện mình.
Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có một
vai trò rất quan trọng bởi lẽ, do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động
của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho
con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.

1.4.

Những biểu hiện của văn hóa công sở.

Để xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở
cụ thể mà ở đây được gọi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu
hiện cụ thể của các hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó như sau:
- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc tại công sở
cao hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người có
được để vươn lên luôn là biêu thị của môi trường văn hóa cao trong công sở và
ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành, kiểm tra công việc.
Cán bộ công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần đoàn
kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở
trong công sở.
- Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc
theo chuẩn mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống
nhất là sự biểu hiện của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không.
- Những biểu hiện bề ngoài mang tính thẩm mỹ như : tư thế, ánh mắt, cách
ăn mặc, trang điểm, lời nói, cách ứng xử tình cảm, tự tin, nhiệt tình, lịch sự, nhẹ

Nguyễn Thị Thùy Linh

5Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


nhàng, kiềm chế, bình tĩnh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC.
1.

Các yếu tố của văn hóa công sở.

1.1.

Ứng xử nơi công sở.

 Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong
ngành… đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có
những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở
một số công sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch.
 Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hóa nơi công sở, nhưng xung
quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Là cơ quan công quyền nhưng một số
người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không ít nơi,
chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”, “Đi
đâu?”, “Gặp ai?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh
lùng.
 Xưng hô nơi công sở là biểu hiện văn hóa. Trong thời kỳ mở cửa, cùng với
hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hóa nước ngoài cũng theo đó mà vào.
Có nhiều luồng gió mát nhưng cũng không ít luồng gió độc. Làm sao điều chỉnh
những hành vi ứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh, tiến bộ
nhân loại? Điều này hết sức khó. Nó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải biết
tự mình điều chỉnh quan điểm hành vi ứng xử sao cho phù hợp.
1.2.


Thái độ và cách làm việc trong công sở.

 Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi
cử chỉ của các cơ quan trong công việc vẫn còn thấp kém, không có sự chủ động,
nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt.
Nguyễn Thị Thùy Linh

6Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

 Môi trường công sở ở một số cơ quan Nhà nước hiện nay đã tạo cho người
ta nhiều khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng "buôn chuyện”,
dòm ngó chức vụ tạo bè, kéo cánh để tranh ghế, tranh chức và cuốn hút người lao
động vào vòng xoáy của quyền lực mà quên đi cả nhiệm vụ chuyên môn của mình.
 Ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải chờ đợi lâu, còn cán bộ
đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc,
nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời là hết giờ nhận
giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
 Lại có những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố tình
không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác.
Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dẫn dắt
những người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn trong từng công
việc được giao.
1.3.


Thời gian đi làm chưa được cải thiện.

 Nói người đi làm trễ giờ là người “lười” cũng không hoàn toàn đúng, bởi
có người rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất
nhiên không phải thường xuyên. Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ
cán bộ công chức của ta hiện nay cũng không hiếm với nhiều lý do khác nhau,
chẳng hạn như bận việc riêng, hư xe hay rẽ vào đâu đó để bàn “công chuyện"
chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng hay không mà hoàn toàn dựa vào sự
tự giác.
 Ở một số nước người ta dùng máy quét để quản lý giờ làm việc của công
chức. Còn khi không có máy quét thì ta quản lý bằng các biện pháp giáo dục nâng
cao ý thức tự giác của mỗi người. Tấm gương về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh
đã học rồi, bây giờ đến giai đoạn mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tổ chức
chương trình hành động làm theo gương Bác. Thiết nghĩ xây dựng một quy chế
làm việc trong công sở, từ giờ giấc đến thái độ lao động, từ trang phục đến lời ăn
tiếng nói, sao cho văn minh và hiện đại, lịch sự và hiệu quả, cũng là một việc làm
Nguyễn Thị Thùy Linh

7Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

thiết thực và giàu ý nghĩa.
1.4.

Trách nhiệm đối với công việc.


 Tình trạng nhiều cán bộ, công chức còn chưa nghiêm túc trong giờ làm
việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Nhiều cán bộ, công chức vẫn uống
rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa tại những cơ quan làm việc.
- Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ,
thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao. Có cơ quan cán
bộ, nhân viên đến sở rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy vi tính nhưng là
để chơi games hay facebook, đến cơ quan không để làm việc mà để tán gẫu, bàn
tán việc riêng.
2.

Một số nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa công sở.

2.1.

Một số nhiệm vụ.

Nâng cao ý thức của mỗi cá nhân: Rất nhiều ý kiến đã chỉ ra những điểm
còn hạn chế trong văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay như:
đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi họp, cách ứng xử không nhã nhặn với
khách và đồng nghiệp, trang phục không phù hợp trong khi đi làm, tác phong làm
việc không chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao…
- Chấp hành tốt các quy định đã đặt ra: Chúng ta đang phấn đấu xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt
động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân,
cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể về trang phục,
cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách
có văn hóa. Điều đó góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh nơi công sở.
- Thực hành dân chủ cơ sở: Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể

hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng.
Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Bưng
bít thông tin với quần chúng là tạo cơ sở cho nạn tham nhũng, hối lộ. Thực hành
Nguyễn Thị Thùy Linh

8Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, văn hóa công sở còn thể hiện ở cách thức cung
cấp thông tin. Cán bộ, công chức ở các cơ quan Nhà nước nên chủ động cung cấp
thông tin và thể hiện sự trân trọng đối với công chúng.
- Gương mẫu, tận tụy phục vụ nhân dân: Mặc dù vẫn còn nhiều ta thán về
tình trạng công chức nhà nước tại các cơ quan hành chính nhà nước còn “hành”
dân, nhưng có thể thấy từ khi thực hiện chương trình xây dựng cơ quan, đơn vị có
đời sống văn hóa, chương trình xây dựng văn hóa công sở đã được cải thiện nhiều
thông qua đội ngũ công chức ngày càng gương mẫu hơn với những tiêu chí: công
chức có chuyên môn, nghiệp vụ; ứng xử văn hóa; ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự;
tiết kiệm (thời gian, văn phòng phẩm, tiết kiệm điện…); công sở sạch đẹp, an toàn,
nhằm cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh thực hiện đề án “cải cách thủ tục hành
chính nhà nước”, áp dụng cơ chế một cửa, công khai minh bạch và từng bước đơn
giản thủ tục hành chính công.
Để thực hiện được yêu cầu nói trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng
cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần tới những quy tắc, quy
chuẩn ứng xử theo các chế tài bắt buộc của văn hóa công sở do Nhà nước quy định
và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên.

Chính phủ và Bộ Tài chính dựa vào nhu cầu thực thi văn hóa công sở để cấp
kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, hàng năm đưa chương
trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo lại cán bộ, công
chức. Từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan dựa trên các quy định của Chính
phủ cụ thể hóa thành các quy định của ngành, địa phương, cơ quan mình.
2.2.

Một số giải pháp.

 Tạo sự hoà đồng
Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn
toàn khác biệt. Thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn
nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng
nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hãy hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi
Nguyễn Thị Thùy Linh

9Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng
nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công
việc làm trọng”, không để những việc vặt vãnh cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc.
- Hãy xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi, rèn
luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.
- Nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp.

- Hãy đối xử với nguời khác như cách bạn muốn người ta đối xử với bạn.
Nếu bạn đối xử trân trọng và quan tâm với đống nghiệp, họ khó có thể làm điều
ngược lại đối với bạn.


Giữ hoà khí nơi làm việc

 Tạo môi trường làm việc tích cực: Muốn có những đồng nghiệp tốt, thì
trước hết bạn phải là một đồng nghiệp tốt của họ. Đừng đỏi hỏi họ phải đối xử với
bạn như thế nào mà bạn phải xem lại thái độ của mình với từng đồng nghiệp.
 Luôn cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết giữ lời hứa, chia sẻ những thành
tích, ý kiến, đóng góp với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc
vui vẻ, hiệu quả công việc cao, thắt chặt tình đoàn kết với mọi người.


Xây dựng phong cách làm việc

- Tạo cho mình một “tác phong chuyên nghiệp” chính là bạn đang thể hiện
bạn là một người chuyên nghiệp. Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hoá
của người cán bộ, công chức, viên chức hiện đại. Cần phải biết quý trọng thời gian,
mỗi ngày chúng ta có 8 giờ làm việc, 8 giờ tuy dài nhưng rất ngắn ngủi đối với
những người biết việc.
- Đầu tiên của phong cách chuyên nghiệp là đúng giờ. Đó là một cử chỉ đẹp.
Bạn muốn thành công trong công việc, trong quản lý thì bạn phải làm việc, tham
dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật và đúng giờ. Thứ đến là ngăn nắp, gọn
gàng nơi làm việc. Ba là biết nhận trách nhiệm của mình trong công việc và cuộc
sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.


Thái độ lạc quan


Nguyễn Thị Thùy Linh

10Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

 Những lúc chúng ta buồn, sống bi quan hãy thay đổi thái độ; những lúc
chán nản, bất mãn hãy thay đổi cách nhìn với mọi việc.
 Chân thành lắng nghe, tôn trọng người khác, tôn trọng thời gian của người
khác, chú ý đến mọi người xung quanh. Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều
tử tế, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.
 Một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn: khi lạc quan bạn sẽ nổ
lực và phát huy hết trách nhiệm của mình cho công việc. Mọi người sẽ nhận ra bạn
và công nhận khả năng đích thực của bạn.


. Làm hăng say, chơi nhiệt tình

 Giải trí là một phần không kém quan trọng trong một ngày, nó giúp giải
toả căng thẳng, làm vơi bớt nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong
cuộc sống. Khi đi chơi, biết cư xử thoải mái với đồng nghiệp ngoài nơi làm việc,
đó là lúc bạn sẽ được sống với chính mình.



Xây dựng văn hóa công sở.


Thực tế, có nhiều nhận xét đáng lưu tâm về văn hóa giao tiếp, ứng xử của
cán bộ - công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.

Nguyễn Thị Thùy Linh

11Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Không ít cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện đúng nghĩa hai từ
phục vụ và vẫn còn mang phong cách ban phát khi tiếp xúc với công dân. Nụ cười
hài lòng của nhân dân khi ra khỏi công sở vẫn hiếm.
Khi đến giao dịch ở các cơ quan công quyền vẫn xuất hiện những chuyện
ngang tai, trái mắt.
Ngay từ cổng vào của các cơ quan hành chính nhà nước thường có tấm
biển “Xuống xe, xuất trình giấy tờ”. Tại sao lại không phải là chẳng hạn “Chào
mừng quý khách. Xin liên hệ phòng bảo vệ để giải đáp” hoặc những câu khác nhẹ
nhàng hơn?
Tiếp đến là thường trực hay bảo vệ cơ quan là bộ phận đầu tiên chỉ dẫn
cho khách đến đúng nơi cần đến. Thường trực vui vẻ, nhiệt tình sẽ gây ấn tượng
tốt đẹp cho công sở.
Tuy nhiên, ở không ít công sở, người đến giao dịch thường nhận được
những câu giao tiếp đầu tiên là chất vấn để xe không đúng chỗ, hỏi trống không:
“Có việc gì không”, “Đi đâu đó”, “Đến có việc gì” và cách trả lời nhát gừng.
Một vấn đề nữa là, với nhiều công sở hành chính thực hiện một cửa thì
nơi tiếp dân, cán bộ cần có thái độ mềm mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc,

thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ cho khách để đỡ mất công đi lại nhiều lần. Việc gì đã
hẹn, đã hứa phải ghi sổ công tác ngay để không quên, làm lỡ việc của dân.
Cán bộ tiếp dân cần làm việc đúng giờ niêm yết, tránh tình trạng khách đã
chờ mà cán bộ, công chức còn trà nước, tán gẫu với nhau, khi khách hỏi, lại xẵng
giọng trả lời “Còn phải giao ban”, cũng tránh tình trạng chưa hết giờ mà đã về dù
không còn khách nào.
Thực hiện văn hoá công sở chính là một phần của yêu cầu cải cách hành
chính và mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần nhận thức được công việc của
mình là phục vụ nhân dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho mình.
Giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi công sở thể hiện đến chất lượng, hiệu quả
khi xử lý và giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ
cán bộ, công chức, góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa X) đề ra.
Nguyễn Thị Thùy Linh

12Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

 Lời chào nơi công sở
Ông bà ta có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Và từ bao đời nay, lời chào
trở thành nét đẹp văn hóa trong giao tiếp của người Việt Nam.

Ảnh minh họa
Từ nhỏ, trẻ con đã được dạy "đi thưa, về chào", đi học, đi chơi về phải chào
ông bà, cha mẹ và anh em... Trong giao tiếp xã hội, người trẻ phải chào hỏi người
lớn tuổi thì mới phải đạo. Ở mỗi nơi tùy thuộc mối quan hệ, phong tục, tập quán

của từng địa phương, dân tộc có những cách thể hiện chào hỏi khác nhau và chào
hỏi luôn được xem là giá trị đạo đức của cá nhân, gia đình và xã hội.
Tại công sở, những giá trị văn hóa của lời chào được nâng lên như một nghệ
thuật trong giao tiếp và có những nguyên tắc rất rõ ràng như nam chào nữ trước,
cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào già trước, người đến sau chào người đến trước,
người từ ngoài vào chào người ở trong phòng ... Hiện nay, ở một số doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài cũng đã đưa các quy tắc về chào hỏi trong quy chế xây
dựng văn hóa. Việc chào hỏi được xem như một nghi thức quan trọng đầu tiên
trong mối quan hệ giao tiếp, giữa cấp dưới với cấp trên, với đối tác, khách hàng,
Nguyễn Thị Thùy Linh

13Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

với đồng nghiệp và các mối quan hệ khác. Hình thức thể hiện và thái độ chào hỏi
phải phù hợp với tuổi tác, chức vụ, môi trường công tác và tùy những mối quan hệ
cụ thể song phải đảm bảo những giá trị về văn hóa, đạo đức.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
việc chào hỏi trở thành một nếp quen ...Với đồng nghiệp buổi sáng đầu tuần, hay
bắt đầu ngày làm việc mới mở nụ cười chào, chúc nhau một ngày vui vẻ. Một cái
bắt tay, một câu hỏi thăm sau những ngày công tác dài trở về sẽ tạo nên một không
khí thân thiện, sôi nổi đầy sức sống trong cơ quan, đơn vị. Và có thể nói, chào hỏi
ở công sở trở thành công cụ thể hiện tình cảm, sự gần gũi, nuôi dưỡng mối đoàn
kết trong nội bộ tổ chức và mỗi cá nhân. Trong thực hiện công vụ, giao tiếp với
công dân chào hỏi và thái độ chào hỏi niềm nở thể hiện rất rõ trình độ, phẩm chất
của người cán bộ; việc chào hỏi thể hiện sự kính trọng, quan tâm và sẵn sàng phục

vụ yêu cầu của công dân, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức,
viên chức gần dân và vì dân.

Nguyễn Thị Thùy Linh

14Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

KẾT LUẬN
Từ thực trạng văn hóa công sở trên ở một số cơ quan hành chính nhà nước
hiện nay cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa
phương nhìn chung chưa đầy đủ, một số cơ quan, đơn vị chưa thấy được mối
liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công
việc tại công sở. Cần phải nhìn nhận rằng, chúng ta còn thiếu các quy định
chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi
dưỡng về văn hóa công sở. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả công việc của các cơ
quan hành chính Nhà nước thấp, cản trở quá trình hội nhập.
Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ công nhân viên chức càng gương mẫu,
thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất
nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, nhiệm vụ chính trị luôn đảm
bảo, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan
trọng nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính, đồng thời nhận được
sự đồng tình cao của quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở, vấn đề quan trọng
là người đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có
điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính đoàn kết cao.

Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về quyền lợi
của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm
việc và khả năng cống hiến của từng người.

Nguyễn Thị Thùy Linh

15Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 129/2007/QĐ-TTg
NGÀY 02 THÁNG 08 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28
tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hoá công sở tại
các cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Căn cứ Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này, Bộ trưởng,
Nguyễn Thị Thùy Linh

16Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành Quy chế văn hoá của cơ quan, địa phương
mình ./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Thị Thùy Linh

17Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

QUY CHẾ
Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg
ngày02 tháng8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước bao gồm:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
2. Ủy ban nhân dân các cấp.
Quy chế này không áp dụng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của
Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở
Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế
- xã hội;
2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức chuyên nghiệp, hiện đại;
3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách
hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.
Điều 3. Mục đích
Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước;
2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên
chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Nguyễn Thị Thùy Linh

18Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

được giao.
Điều 4. Các hành vi bị cấm
1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc;
2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của
lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
3. Quảng cáo thương mại tại công sở.
Chương II
TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1
TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Trang phục
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn
gàng, lịch sự.
2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Điều 6. Lễ phục
Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được
sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước
ngoài.
1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi,

cravat.
2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ
comple nữ.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang
phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
Nguyễn Thị Thùy Linh

19Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên,
chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
Mục 2
GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 8. Giao tiếp và ứng xử
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các
quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định
của pháp luật.
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ
lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói
tiếng lóng, quát nạt.

Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy
định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức
phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên,
cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công
việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

Nguyễn Thị Thùy Linh

20Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
Chương III
BÀI TRÍ CÔNG SỞ
Mục 1
QUỐC HUY, QUỐC KỲ

Điều 12. Treo Quốc huy
Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà
chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc

huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.
Điều 13. Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính. Quốc
kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
2. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ
tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức
lễ tang.
MỤC 2
BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ
Điều 14 . Biển tên cơ quan
1. Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi
đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.
Điều 15. Phòng làm việc
Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh
cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp,
khoa học, hợp lý.
Nguyễn Thị Thùy Linh

21Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
Điều 16. Khu vực để phương tiện giao thông
Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán

bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí
gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Thị Thùy Linh

22Lớp: Quản trị Văn phòng K1D



×