Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tìm hiểu công tác Cải cách hành chính nhà nước tại UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.3 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu viết báo cáo................................................................................2
3. Nhiệm vụ viết báo cáo...............................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi viết báo cáo...........................................................3
5. Phương pháp viết báo cáo.........................................................................3
6. Bố cục báo cáo..........................................................................................4
B. NỘI DUNG......................................................................................................5
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THẠCH THÀNH VÀ
UBND HUYỆN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH
THANH HÓA......................................................................................................5
1.1. Tổng quan về huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.............................5
1.1.1 . Vị trí địa lý........................................................................................5
1.1.2 . Tình hình kinh tế, xã hội...................................................................5
1.1.3 Văn hóa- giáo dục- y tế......................................................................7
1.1.4. An ninh, quốc phòng...........................................................................8
1.2. Tổng quan về UBND huyện Thạch Thành.............................................8
1.2.1. Địa vị pháp lý......................................................................................8
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.........................9
1.2.3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của UBND
huyện...........................................................................................................10
1.2.4. Nguyên tắc làm việc của UBND huyện...........................................11
1.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Thạch Thành.........................12
1.2.6. Đội ngũ nhân sự của UBND huyện thạch thành...............................13
1.2.7. Cơ sở vật chất, tài chính tại UBND huyện thạch Thành...................13
1.2.7.1. Cơ sở vật chất.................................................................................13
1.2.7.2. Ngân sách- tài chính.......................................................................14
1.3. Khái quát chung về phòng Nội vụ huyện Thạch Thành.......................14



1.3.1 Vị trí, chức năng................................................................................14
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.........................................................................15
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Thạch Thành.....................18
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ THỰC
TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN THẠCH
THÀNH TỈNH THANH HÓA.........................................................................20
2.1 Cơ sở khoa học......................................................................................20
2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính Nhà nước..........................................20
2.1.2 Vai trò, vị trí cải cách hành chính nhà nước.......................................21
2.1.3 Ý nghĩa cải cách thủ tục hành chính nhà nước...................................22
2.1.4 Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay..........................23
2.2 Thực trạng cải cách hành chính tại UBND huyện Thạch Thành...........27
2.2.1 Tình hình thực hiện cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện
Thạch Thành thời gian qua..........................................................................27
2. 2.2 Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính...........................27
2.2.3 Về kiểm tra cải cách hành chính:.......................................................28
2.2.4 Về công tác tuyên truyền cải cách hành chính...................................29
2.3 Cơ sở pháp lý thực hiện cải cách hành chính nhà nước của UBND
huyện Thạch Thành.....................................................................................29
2.4 Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thạch
Thành...........................................................................................................30
2.4.1 Cải cách thể chế..................................................................................30
2.4.2 Cải cách thủ tục hành chính:..............................................................31
2.4.3 Cải cách tổ chức bộ máy.....................................................................33
2.4.4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:............33
2.4.5. Cải cách tài chính công.....................................................................35
2.4.6. Hiện đại hóa nền hành chính.............................................................35
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN THẠCH

THÀNH TỈNH THANH HÓA.........................................................................37


3.1. Đánh giá kết quả cải cách hành chính của UBND huyện Thạch Thànhtỉnh Thanh Hóa............................................................................................37
3.1.1 Ưu điểm..............................................................................................37
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế......................................................................38
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế..........................................40
3.2. Đề xuất, kiến nghị................................................................................40
3.2.1. Đề xuất giải pháp..............................................................................40
3.2.1 Kiến nghị............................................................................................42
3.2.1.1. Đối với cơ quan..............................................................................42
C KẾT LUẬN....................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................47


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Quản lý nhà nước
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Cải cách hành chính

CHỮ VIẾT TẮT
QLNN

UBND
HĐND
CCHC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cải cách hành chính là quá trình làm cho bộ máy hành chính Nhà nước
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đổi mới hệ thống Chính trị, cải
cách bộ máy Nhà nước cải cách hành chính là nỗ lực có chủ định nhằm tạo ra
những thay đổi cơ bản mang lại giá trị, cơ chế và công nghiệp quản lý mới cho
hệ thống hành chính Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà
nước. Cải cách hành chính là quá trình cải tiến quyền lực quản lý nhằm xác định
lại mối quan hệ, quyền lực giữa bộ máy hành chính đối với xã hội, doanh nghiệp
và công dân, điều chính mối quan hệ giữa bộ máy hành chính với các thiết chế
còn lại của hệ thống Chính trị, phân bổ lại quyền lực trong bộ máy hành chính
Nhà nước thay đổi phương thức thực hiện quyền lực quản lý hành chính Nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và
văn hoá, cải cách hành chính là một nhu cầu tất yếu của hầu hết các quốc gia
trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động,
hiệu quả, lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ để xây dựng, phát triển và hoàn
thiện nền hành chính.
Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là
tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì
dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh” và là điều
kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội quốc gia. Thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới, hội nhập của Đảng
và Nhà nước qua các kỳ đại hội Đảng, đến nay đất nước ta đã thu được những

thành quả ngoài mong đợi. Tiến hành đổi mới trên mọi phương diện cùng mọi
lĩnh vực, ngành nghề, trong đó việc cải cách nền hành chính quốc gia được xem
là nhiệm vụ hàng đầu. Cải cách hành chính nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm
trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của đất nước mà Đảng và
Nhà nước đã đặt ra, được các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội đặc biệt quan
1


tâm, coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, điều
hành phát triển kinh tế- xã hội.
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính nhà nước ở huyện Thạch
Thành đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản
lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vững
chắc. Tuy nhiên, cải cách hành chính nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém,
bất cập; kết quả thực hiện chưa cao; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác
cải cách hành chính chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ, hệ thống.
Phòng Nội vụ huyện Thạch Thành là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa
bàn huyện, trong đó có công tác cải cách hành chính nhà nước. Việc tìm hiểu về cải
cách hành chính nhà nước là cần thiết, phù hợp với thực tiễn công việc hiện đang
công tác, do vậy tôi chọn đề tài: "Tìm hiểu công tác Cải cách hành chính nhà
nước tại UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa". Đây cũng là một vấn đề
đang được quan tâm tại UBND huyện và có vai trò quan trọng đối với công tác
lãnh đạo, điều hành và quản lý nhà nước. Do đó em chọn đề tài này và cố gắng
hoàn thành báo cáo thực tập với tinh thần nghiêm túc nhằm đảm bảo được yêu
cầu của nhà trường và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập ở UBND
huyện Thạch Thành.
2. Mục tiêu viết báo cáo
- Tìm hiểu công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thạch Thành tỉnh
Thanh Hóa,

- Phân tích dánh giá thực trạng hoạt động cải cách hành chính tại UBND
huyện Thạch Thành để thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu kém còn tồn tại
trong công tác cải cách hành chính nhà nước.
Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, ý kiến nâng cao hơn hiệu quả hoạt
động công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thạch Thành Tỉnh Thanh Hóa.
3. Nhiệm vụ viết báo cáo
Khi nghiên cứu về vấn đề này ta cần làm rõ những nội dung cần nghiên cứu
như:
2


- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của UBND;
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND huyện
Thạch Thành trong đó có đội ngũ cán bộ công chức nhà nước;
- Tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp công tác cải cách hành chính
tại ủy ban nhân dân như công tác tham mưu tổng hợp, công tác hậu cần, phục
vụ, công tác thông tin, công tác văn thư , lưu trữ, công tác tổ chức cuộc họp, hội
nghị,.. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá kết quả đã đạt được những điểm còn tồn
tại và nguyên nhân của những tồn tại đó;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm củng cố hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân huyện.
4. Đối tượng và phạm vi viết báo cáo
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách
hành chính được giải quyết tại UBND huyện Thạch Thành,tổng họp tình hình thực
tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải
cách thủ tục hành chính. Đồng thời tham khảo quy trình, cách thức giải quyết công
việc của UBND huyện để có cái nhìn tổng quát và việc áp dụng những cải cách
hành chính trong thực tế.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác cải cách hành chính nhà
nước tại Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2011 –

2020.
5. Phương pháp viết báo cáo
Để hoàn thành bài báo cáo em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phỏng vấn, đối thoại
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu tham khảo, các
tài liệu thu thập được liên quan đến công tác cải cách hành chính tại ủy ban nhân
dân huyện Thạch Thành
3


6. Bố cục báo cáo
Ngoài lời mở đầu và kết luận chung, bố cụ đề tài gồm 3 chương;
Chương 1: Khái quát chung về Thạch Thành và UBND huyện , phòng Nội
Vụ huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Cơ sở khoa học về cải cách hành chính và thực trạng cải cách
hành chính tại UBND huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: một số đề xuất và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cải
cách hành chính tại UBND huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

4


B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THẠCH THÀNH VÀ UBND HUYỆN,
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA

1.1. Tổng quan về huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
1.1.1 . Vị trí địa lý
Thạch Thành là huyện Miền núi phía bắc của tỉnh Thanh Hoá, Huyện này
nằm trải dài bên sườn tây nam của dãy núi Tam Điệp. phía đông giáp huyện Hà
Trung, phía bắc giáp huyện Nho Quan – Ninh Bình, phía tây giáp huyện Cẩm
Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc.
Thạch Thành là đơn vị hành chính loại 1; gồm 26 xã và 02 thị trấn, trong
đó: 05 xã loại 3, 21 xã loại 2 và 02 xã loại 1 với diện tích tự nhiên 55.911,34 ha,
dân số 149,078 người.mật độ dân số 244 người/km2
Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường
quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà
Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao
thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí
Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông
Vận tải xác định là "điểm nghỉ chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển
thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái.
1.1.2 . Tình hình kinh tế, xã hội
Thành quả nổi bật trong thời gian qua của huyện Thạch Thành là kinh tế
tăng trưởng khá nhanh ở mức 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Trong đó:
- Ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Thạch Thành đã tập trung triển khai
thực hiện công tác khuyến nông - khuyến lâm. Ðặc biệt, lãnh đạo Uỷ ban nhân
dân huyện và các ngành đã tích cực chuyển hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
đầu tư thâm canh tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi sâu
nghiên cứu và trồng thử các cây trọng điểm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
5


- Với ngành lâm nghiệp: các khu rừng của Thạch Thành được chăm sóc

tốt, độ che phủ của rừng hầu như đạt kế hoạch đã đề ra. Công tác phòng cháy,
chữa cháy được thực hiện tốt, nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Trong
những năm tới, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện chủ trương tăng diện tích
trồng cây ăn quả, đồng thời xây dựng các nhà máy chế biến trái cây, mở ra triển
vọng lớn cho ngành công nghiệp chế biến của huyện.
- Với tiểu ngành chăn nuôi: có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu
giống, vật nuôi và mô hình tổ chức sản xuất, theo hướng sản xuất hàng hoá. Tận
dụng thế mạnh của những vùng đồi thấp, huyện Thạch Thành tập trung phát
triển đàn bò. Bên cạnh đó, giống lợn hướng nạc cũng được đưa vào chăn nuôi
khá phổ biến và đạt kết quả cao. Các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi khác như:
dê, hươu, gà, vịt, ong cũng phát triển mạnh.
- Bên cạnh đó, với địa chất được đánh giá tương đối thuận lợi cho phát
triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây mía và cây cao su, lãnh đạo huyện đã xác
định: đây là hai loại cây chủ lực, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện.
Nhờ đó, diện tích cây cao su đã không ngừng tăng lên. Là huyện đầu tiên trong
tỉnh kết hợp mô hình kinh tế nông trường và kinh tế hộ đạt kết quả cao. Ðồng
thời, bằng nhiều chính sách như trợ giá, trợ giống, vốn, kỹ thuật canh tác, trong
vài năm trở lại đây, diện tích trồng mía của Thạch Thành lên tới trên 4.507,7 ha,
năng suất bình quân đạt 504,1 tạ/ha. Thế mạnh của các loại cây công nghiệp
được khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp trong những năm gần đây (bình quân đạt 10%/năm).
- Ngoài ra, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thạch Thành
còn phát triển trong các lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; khai thác
vật liệu xây dựng, khai thác đá... Là một huyện miền núi, ngành thương mại dịch vụ của Thạch Thành tuy phát triển mạnh nhưng không toàn diện, chủ yếu là
cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu và dịch vụ trong nông nghiệp. Tuy vậy, trong
những năm tới, khi tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện hoàn thành, các loại
hình dịch vụ, thương mại sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn.
- Kinh tế tăng trưởng đã thúc đẩy kết cấu hạ tầng của Thạch Thành phát
6



triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hàng năm, Thạch Thành
đầu tư một nguồn vốn khá lớn đầu tư nhiều công trình giao thông, kết cấu hạ
tầng quan trọng. Ngoài ra, huyện còn tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống giao
thông nông thôn. Các tuyến đường liên xã, liên thôn được nhựa hoá và cấp phối
hoàn toàn, tạo điều kiện thông thương, giao lưu của người dân. Bên cạnh đó, hệ
thống kênh mương nội đồng cũng được kiên cố hoá, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu
cho cây lúa và các loại cây hoa màu chủ yếu. Nhiều công trình phúc lợi, trường
học, bệnh viện, công sở cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Cùng với
phát triển kết cấu hạ tầng, mạng lưới điện trong những năm qua được đầu tư mở
rộng.
1.1.3 Văn hóa- giáo dục- y tế
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực,
Ðảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo phát triển công
tác giáo dục, đẩy nhanh cả về quy mô và chất lượng. Hàng năm, tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp đạt 95 - 99% . Về chất lượng đào tạo, toàn huyện đã hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Trong những năm tới, Thạch Thành đang xúc tiến xây dựng trường chuẩn quốc
gia.
- Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình được quan
tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa
phương được thực hiện tốt. Các cơ sở phát thanh, phát lại truyền hình huyện và
hệ thống truyền thanh cơ sở được đầu tư nâng cấp, đảm bảo chất lượng và phát
huy được hiệu quả thông tin tuyên truyền. Thực hiện chủ trương xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã
hội. Hoạt động thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến, công tác xã hội hoá hoạt
động thể dục thể thao được củng cố và đẩy mạnh, các phong trào hoạt động thể
dục thể thao cơ sở thu hút ngày càng đông đảo quần chúng tham gia...
- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được cấp uỷ Ðảng và

Chính quyền quan tâm, củng cố cả về chất lượng và số lượng. Do đó, số bệnh
7


nhân vào khám và điều trị tại trung tâm y tế huyện, các trạm xá, thị trấn ngày
càng nhiều, số bệnh nhân vượt tuyến ngày càng giảm. Hoạt động y tế dự phòng
được củng cố và tăng cường, công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
được kiểm tra thường xuyên. Nhờ làm tốt công tác phòng chống, trong nhiều
năm liền, Thạch Thành không để xảy ra dịch bệnh lớn.
1.1.4. An ninh, quốc phòng
Tình hình quốc phòng - an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục
được giữ vững và ổn định, tạo được khối đại đoàn kết toàn dân. Quốc phòng
luôn được củng cố, xây dựng cơ sở vững mạnh, duy trì chế độ sẵn sàng chiến
đấu và làm tốt công tác tuyển quân. Những kết quả nêu trên là hệ quả tất yếu từ
chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự đoàn
kết nhất trí cao trong việc vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Ðảng theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Ðảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thành. Ðó chính là tiền đề, là cơ sở để
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra những chủ trương, giải pháp sát thực, phù
hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và nội lực của một huyện miền núi; huy
động sức mạnh đoàn kết toàn dân, hăng hái thi đua học tập, lao động sản xuất
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2. Tổng quan về UBND huyện Thạch Thành
1.2.1. Địa vị pháp lý
Theo điều 123 hiến pháp 1992 quy định “ Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu
, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương,
chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và các cơ quan nhà nước cấp trên;
UBND chịu trách nhiệm chấp hành hiếm pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. nhằm bảo đảm thực
hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh

và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Từ khi được thành lập đến nay, UBND huyện đã trở thành bộ máy hoạt
động có hiệu quả, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân dân ;

8


1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.
 Chức năng
Căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật hiện hành và luật tổ chức HĐND và
UBND năm 2003, UBND huyện Thạch Thành do HĐND cùng cấp bầu, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân
cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên
địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
UBND huyện Thạch Thành tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và phòng chống các biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và
các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền
huyện.
UBND huyện Thạch Thành chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Hiệu quả hoạt động của UBND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập
thể UBND và các thành viên khác của UBND cùng các cơ quan chuyên môn.
Trong hoạt động của mình UBND phối hợp chặt chẽ với ban thường trực

UBMTTQ Việt Nam và các thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác
chăm lo và bảo vệ lợi ích của người dân, vận động nhân dân tham gia vào việc
QLNN và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, kiểm tra việc thực hiện các văn bản
đó. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, UBND huyện được ra
quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện.
 Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND huyện Thạch
9


Thành thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn được quy định từ điều 97 đến 110, cụ
thể như sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế;
- Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, thủy lợi;
- Trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp;
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải;
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch;
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và thể thao;
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội;
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo;
- Trong việc thi hành pháp luật;
1.2.3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của UBND
huyện
• Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật quy định, Ủy
ban nhân dân huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề theo
quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 26/11/2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, gồm:
- Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân huyện;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân
sách hàng năm và quỹ dự phòng của huyện trình Hội đồng nhân dân huyện
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện
trình Hội đồng nhân dân huyện;
- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các công việc cấp
bách của huyện trình Hội đồng nhân dân huyện;
- Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân
dân huyện trước khi trình Hội đồng nhân dân huyện
- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn và việc
10


thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn
của cấp có thẩm quyền;
- Những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân huyện.
• Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân huyện:
- Thảo luận tập thể và biểu quyết từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân
dân huyện;
- Đối với công việc do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ
chức thảo luận tập thể thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định sau đó
thông báo lại cho các thành viên Ủy ban nhân dân huyện tại phiên họp Ủy ban
nhân dân gần nhất.
- Các vấn đề biểu quyết tập thể của Ủy ban nhân dân huyện được thông
qua khi có quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý. Trường hợp
xin ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân huyện bằng hình thức phiếu lấy ý
kiến thì:

- Nếu được quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý, Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện trong phiên họp
gần nhất;
- Nếu không được quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý
thì Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban
nhân dân huyện.
1.2.4. Nguyên tắc làm việc của UBND huyện
Ủy ban nhân dân huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa
bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân huyện, vừa đề
cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Uỷ ban nhân
dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
11


xã, thị trấn
Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và
phạm vi trách nhiệm được giao; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu
quả; cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay
công việc của cá nhân và ngược lại.
Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc được giao cho một cơ
quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Trường hợp các nội
dung công việc liên quan đến nhiều cơ quan, thì phải có cơ quan chủ trì; các cơ
quan phối hợp được xác định rõ phần công việc của cơ quan đó. Cá nhân được
phân công công việc phải chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
Trong giải quyết công việc phải bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời
hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật, chương trình, kế
hoạch công tác của Ủy ban nhân dân huyện và Quy chế này; thực hiện cải cách
thủ tục hành chính theo đúng quy định.

Phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, viên chức; đề cao
sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện phải tuân theo chỉ đạo, điều hành của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan nhà nước cấp
trên, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, tuân thủ các quy định của pháp luật.
1.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Thạch Thành
 Cơ cấu tổ chức
UBND huyện có cơ cấu tổ chức gồm 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch.
UBND huyện Thạch Thành gồm có các phòng ban sau:
- Phòng Nội vụ;
- Văn phòng HĐND và UBND;
- Phòng công thương;
- Phòng Tài chính – Kế hoạch;
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phòng Dân tộc;
12


- Phòng Văn hóa – Thông tin
- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Phòng Tài nguyên – Môi trường;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng Y tế;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Thanh tra huyện
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thành (xem
phụ lục 1)
1.2.6. Đội ngũ nhân sự của UBND huyện thạch thành
Số lượng nhân sự: Số lượng nhân sự hiện tại đang làm việc tại ủy ban

nhân dân huyện là 74 cán bộ, công chức.
Chất lượng nhân sự
+ Trình độ: Tốt nghiệp hệ trung cấp trở lên,
+ Thâm niên: có nhiều cán bộ công chức có thâm niên lâu năm từ khoảng
10 năm trở lên, và một số cán bộ công chức mới làm việc tại cơ quan.
+ Kĩ năng: có khả năng giải quyết công việc tốt, kĩ năng tin học văn
phòng, xử lý tình huống nhanh,
1.2.7. Cơ sở vật chất, tài chính tại UBND huyện thạch Thành
1.2.7.1. Cơ sở vật chất
UBND huyện Thạch Thành có kiến trúc kiên cố, rộng rãi, không gian làm
việc thoáng đãng, được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, cơ sở
vật chất khang trang được chia theo nhiều phòng ban.
Trang thiết bị văn phòng là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo năng
suất chất lượng của công tác văn phòng, các thiết bị đó dùng cho công tác thu
thập và xử lí thông tin, lưu giữ thông tin phục vụ cho công việc văn phòng.
Các thiết bị được sử dụng trong phòng làm việc gồm:
1. Máy vi tính : Ngày nay máy vi tính là vật dụng không thể thiếu được
trong văn phòng. Nó giúp cho công việc soạn thảo các văn bản, thống kê tính
toán của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra còn là phương tiện lưu trữ thông tin, trao đổi
13


thông tin hiệu quả, lại ít tốn kém.
2. Máy In.
3. Máy điện thoại.
4. Tủ đựng hồ sơ
5. Bàn, ghế
Tuy vẫn còn hạn chế về một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của
cán bộ cấp huyện nhưng cũng một phần nào giải quyết được nhu cầu trong công
việc. Các phòng ban đều đảm bảo thoáng mát, quạt trần, đủ ánh sáng, có trang

thiết bị máy tính, có tủ đựng đồ.
1.2.7.2. Ngân sách- tài chính
UBND huyện phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc
quản lý ngân sách nhà nước. Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà
nước trên địa bàn, dự toán điều chỉnh bổ sung trong trường hợp cần thiết trình
UBND huyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu,
chi ngân sách các đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi mức bổ sung ngân sách
cho các xã, thị trấn trong toàn huyện. đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ thu, chi của các đơn vị. Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của
pháp luật trình HĐND huyện phê duyệt và cơ quan nhà nước cấp trên.
1.3. Khái quát chung về phòng Nội vụ huyện Thạch Thành
1.3.1 Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ huyện Thạch Thành là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua
khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện
Thạch Thành, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn,
14


nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
• Về tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp UBND huyện quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND theo hướng dẫn của
UBND tỉnh.
Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện.
Tham mưu giúp chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp
nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện.
• Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm.
Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
thuộc huyện và UBND xã, thị trấn.
15


• Về công tác xây dựng chính quyền:

Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện và
hướng dẫn của UBND tỉnh.
Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức danh
lãnh đạo của UBND các xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê
chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND huyện thông
qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách
nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện
theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, tổ dân phố.
Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc
thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
• Về cán bộ, công chức, viên chức
Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức.
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn
theo phân cấp;
• Về cải cách hành chính:
Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương.
Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
16



cách hành chính trên địa bàn huyện.
Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND
huyện và tỉnh.
Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động
của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
• Về công tác văn thư, lưu trữ:
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện.
• Về công tác tôn giáo:
Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công
tác tôn giáo trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
• Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
• Về công tác thanh niên:
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
17


về thanh niên và công tác thanh niên sau khi được phê duyệt.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên được giao.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBNDhuyện.
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND.
Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Như vậy, trong công tác ĐTBD CBCC, phòng Nội vụ đóng vai trò quan
trọng trong việc:
Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp cùng các sở, ban, ngành trong
thực hiện kế hoạch.
Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ

hàng năm báo cáo Sở Nội vụ.
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Thạch Thành
Phòng Nội vụ huyện Thạch Thành hiện nay gồm 04 thành viên bao gồm:
01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 02 chuyên viên viên:
1. Trưởng phòng: Đồng chí: Vũ Đức Vĩnh
18


2. Phó trưởng phòng: Đồng chí: Trương Quốc Khánh
3. Chuyên viên: 02
Đồng chí: Lưu Trung Kiên
Đồng chí: Nguyễn Quốc Huy
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện,
đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện các mặt công
tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt Phó trưởng phòng được Trưởng
phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Chuyên viên: Làm các công việc được giao theo sự phân công của Trưởng
phòng.
Biên chế của Phòng Nội vụ do UBND huyện giao trong tổng biên chế
hành chính của UBND huyện được UBND tỉnh phân bổ hàng năm.

19


Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH
THANH HÓA
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính Nhà nước
Hiện nay trên thế giới, về mặt lý thuyết, có nhiều quan niệm khác nhau về
cải cách hành chính. Có quan niệm cho rằng cải cách hành chính là sự cải tổ và
diều chỉnh cơ cấu tổ chức do đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức
quản lý và cơ cấu nhân viên. Đây là quan niệm có tính phổ biến và chủ đạo nhất.
song, do quan điểm về ý thức và tình hình thực tế giữa các nước khác nhau nên
nội dung, mục tiêu cải cách hành chính cũng khác nhau. Tuy vậy cải cách hành
chính đều xuất phát từ thực tiễn và phát sinh chủ yếu do nguyên nhân sau: yêu
cầu tất yếu cua phát triển kinh tế- xã hội, yêu cầu tất yếu của việc cải tạo,điều
chỉnh của cơ cấu hành chính, kết quả tất yếu của sự tác động của tiến bộ khoa
học vào quản lý hành chính.
Cải cách hành chính là hoạt động của chính phủ căn cứ vào yêu cầu phát
triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hóa, khoa học hóa, hiệu xuất hóa
thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phương thức quản lý để
nâng cao năng suất và hiệu lực hành chính của toàn bộ nền hành chính nhà
nước.
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục
tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế,
cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức,...) nhằm
xây dựng nền hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính
hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
Với khái niệm trên, cần thống nhất nhận thức một số điểm mang tính
nguyên tắc sau trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính:
Một, Cải cách hành chính là sự thay đổi có kế hoạch cụ thể theo một mục
tiêu xác định để Hệ thống hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; không
20



làm triệt tiêu hay thay đổi bản chất của Hệ thống hành chính nhà nước.
Hai, Không phải là cải cách chế độ chính trị, kinh tế, xã hội mà khắc phục
mọi mâu thuẫn, bất cập, lạc hậu, trở lực trong nền hành chính để làm cho nó
phát triển một cách năng động, phù hợp với sự biến đổi kinh tế, xã hội (sự phù
hợp còn được hiểu như là sự mở đường, tạo động lực mới cho sự phát triển).
Ba, Không chỉ tập trung định rõ trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân
mà thông qua đó nhằm thiết lập một hệ thống hành chính chặt chẽ, hoạt động
nhịp nhàng, thông suốt từ trên xuống dưới.
Bốn, Tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử mà cải cách hành chính
có thể hướng tới sự hoàn thiện một hoặc một số nội dung trong các lĩnh vực sau:
thể chế; tổ chức bộ máy; tài chính công; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức.
2.1.2 Vai trò, vị trí cải cách hành chính nhà nước
Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) thông qua đường lối đổi mới
toàn diện đất nước. Từ đó cho đến nay đường lối đó liên tục được hoàn thiện và
nhất quán thực hiện. Có xem xét vai trò, vị trí của cải cách hành chính thông qua
khái quát những nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới
toàn diện đất nước của Đảng gồm:
- Cải cách kinh tế (trọng tâm của đổi mới, làm tiền đề đổi mới hệ thống
chính trị) bao gồm: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cải
cách tài chính, ngân hàng,...; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Đổi mới từng bước hệ thống chính trị, bao gồm: đổi mới tổ chức và hoạt
động của Đảng (trọng tâm là đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của
Đảng); đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của đoàn thể quần chúng; cải
cách bộ máy nhà nước (cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách hành chính
nhà nước).
- Đổi mới trên các lĩnh vực: văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể
thao, khoa học, công nghệ,....(dịch vụ sự nghiệp công).
Lý luận và thực tiễn cho thấy:

- Bộ máy hành chính nhà nước là công cụ quan trọng biến đường lối, chủ
21


×