Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 41 dien the sinh thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.42 KB, 4 trang )

Tiết 41
Bài 41:

DIỄN THẾ SINH THÁI


I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.
-Phân tích được nguyên nhân của diễn thế sinh thái, lấy được ví dụ minh họa cho các loại diễn thế.
2-Kỹ năng:
Lập sơ đồ các loại diễn thế
3-Thái độ:
-Nâng cao ý thức về khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to các hình 42.1 -3 SGK
Phiếu học tập
III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề ( phần soạn giảng bằng giáo án điện tử xemtrang 145 tài lệu hướng dẫn thực hiên
chương trình, SGK lớp 12 của Bộ.)
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
-Khái niệm diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa các loại diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
-Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong của diễn thế
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1-Ổn định tổ chức lớp:( 1 ph )
2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 ph )Thế nào là quần xã sinh vật? Đặc trưng cơ bản của quần xã?
3-Giảng bài mới:( 35 ph )ĐVĐ: Khi ngoại cảnh thay đổi thì quần xã thay đổi tuân theo quy luật gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
?Đọc ví dụ trong SGK, quan sát tranh hình 41.1
và phân tích sự thay đổi của điều kiện tự nhiên
qua các giai đoạn ?


HS
-Giai đoạn tiên phong: Khí hậu khô, nóng; đất
không được che phủ nên dễ mất nước và xói mòn,
khô và nghèo chất dinh dưỡng.
-Các giai đoạn giữa: mặt đất dần có thực vật che
phủ nên tăng độ ẩm, xói mòn giảm dần và lượng
chất dinh dưỡng trong đất tăng cao dần…
-Giai đoạn cuối: Độ ẩm đất và không khí tăng
cao.
?Đọc ví dụ trong SGK; quan sát tranh hình 41.2
em có nhận xét gì về sự thay đổi của hệ sinh vật
có trong đầm và môi trường sống của nó qua các
giai đoạn và điền vào bảng sau?
GV phát phiếu học tập
G BIẾN ĐỔI CỦA QX
BIẾN ĐỔI
Đ
CỦA MT
A

NỘI DUNG
I/KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI :
1-Vi dụ :
a.Ví dụ 1 : Theo dõi quá trình biến đổi của một vùng
đất mới thấy :
-Giai đoạn khởi đầu : Vùng đất hoangcỏ mọc
Trảng cỏ.
-Giai đoạn giữa :Xuất hiện nhiều cây bụi xen lẫn với
cây gỗ nhỏ.
-Giai đoạn cuối : Rừng cây gỗ lớn với nhiều tầng cây.

b.Ví dụ 2: Quá trình biến đổi của một đầm nước
nông (SGK)


B
C
D
E
Sau đó GV chính xác hóa bằng bảng sau:
G BIẾN ĐỔI CỦA QX
BIẾN ĐỔI
Đ
CỦA MT
A một đầm nước mới xây
hồ có nhiều
dựng
nước, đáy có
ít mùn
B Trong đầm có nhiều loài Lượng mùn
sinh vật sống ở các tầng
tăng lên
nước khác nhau :
+Tảo, thực vật có hoa
sống nổi trên mặt nước.
+Cua ốc sống dưới đáy
đầm.
+Tôm, cá là động vật tự
bơi trong nước.
+Bò sát, lưỡng cư, thú
sống xung quanh đầm.

+Các loài rong rêu và
cây cỏ mọc ven bờ đầm
C
Thành phần sinh vật thay Có thể nước
đổi : các loài sinh vật nổi ngày càng đục
và sinh vật tự bơi nhất là do xói mòn
các động vật có kích
đem lượng dất
thước lớn ít dần, còn các hòa tan vào
loài thực vật chuyển vào trong nước
sống trong lòng đầm
lượng mùn
ngày một nhiều.
tiếp tục tăng.
D Cỏ và cây bụi dần đến
mùn càng
sóng trong đầm.
nhiều, đáy hồ
bị nâng cao
hơn, nước cạn
dần và hồ 
vùng đất
trũng.
E
Hình thành rừng cây bụi
Điều kiện tự
và cây gỗ.
nhiên thay
đổi, hồ
nướcđất

cạn
? Tai sao đến giai đoạn cuối(VD1) hoặc giai đoạn
E(VD2) sự biến đổi dừng lại?
GV: Quá trình biến đổi quần xã như trên gọi là
diễn thế sinh thái.

2-Khái niệm : Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi
tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với
sự biến đổi của môi trường. Song song với quá trình
biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về
điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ
nhưỡng, địa chất...


?Vậy diễn thế sinh thái là gì?
?Trong diễn thế sinh vật nào có vai trò quan trọng
trong việc hình thành quần xã mới?
GV thông báo Hình 41.1 và 41.2 là diễn thế
nguyên sinh, còn có kiểu diễn thế khác II/
?Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ đâu?
? Ở diễn thế nguyên sinh quần xã biến đổi qua
các giai đoạn như thế nào?
? Vì sau ở giai đoạn cuối quần xã ổn định tương
đối?
?Vậy diễn thế nguyên sinh là gì?
GV vẽ Hình 41.3. Sơ đồ về quá trình diễn thế
thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng
lim Hữu Lũng. (Không ghi các giai đoạn)
?Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ đâu?
?Quá trình biến đổi của quần xã diễn ra như thế

nào?
?Xu hướng của diễn thế thứ sinh?
?Vậy diễn thế thứ sinh là gì?
? Hãy lấy ví dụ minh họa 2 kiểu diễn thế sinh thái
trên ?
?Trồng cây gây rừng có phải là diễn thế không ?
?Mô tả quá trình diễn thế đó ?
? Từ sự phân tích các ví dụ em hãy nêu nguyên
nhân gây diễn thế?
GVDiễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên
nhân :
- Nguyên nhân bên ngoài : Đó là tác động mạnh
mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi
trường vật lí, nhất là thay đổi khí hậu, thường gây
nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần
xã. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lữa, ... là các
nhân tố sinh thái ngoại cảnh gây nên sự chết hàng
loạt các loài sinh vật. Trên vùng bị hủy diệt của tự
nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình
thành và phát triển.
- Nguyên nhân bên trong : Bên cạnh những tác
động ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các
loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng
làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài
sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng
nhất trong diễn thế. Tuy nhiên, hoạt động mạnh
mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện
sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả
năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế
mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài

chiếm ưu thế đã « tự đào huyệt chôn mình ».
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người

II/CÁC LOẠI DIỄN THẾ
1-Diễn thế nguyên sinh :
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi
trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán
tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên
phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn
giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay
thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn
định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)
2-Diễn thế thứ sinh :
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường
đã có một quần xã sinh vật từng sống. Quần xã này do
những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động của
con người đã khai thác tới mức hủy diệt. Một quần xã
mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt . Giai đoạn
giữa gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn
nhau
Giai đoạn cuối :Trong điều kiện thuận lợi và qua quá
trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình
thành nên quần xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong
thực tế thường gặp nhiều quần xã có khả năng phục
hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.
III/ NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH
THÁI
- Nguyên nhân bên ngoài : Đó là tác động mạnh mẽ
của ngoại cảnh lên quần xã.
- Nguyên nhân bên trong : Sự cạnh tranh gay gắt giữa

các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng
làm biến đổi quần xã sinh vật.
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người đóng
vai trò rất quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới
suy thoái các quần xã sinh vật Đồng thời, con người
cũng góp phần cải tạo thiên nhiên làm cho quần xã
sinh vật phong phú hơn.


như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập
ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng
ven biển, ... là nguyên nhân bên trong đóng vai trò
rất quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới
suy thoái các quần xã sinh vật. Đồng thời, con
người cũng góp phần cải tạo thiên nhiên làm cho
quần xã sinh vật phong phú hơn.
?Nhờ đâu con người biết được thời đại trước kia
có những sinh vật nào , tồn tại trong điều kiện khí
hậu thổ nhưỡng và địa chất như thế nào, trong
tương lai có những sinh vật nào thay thế ?
?Vậy nghiên cứu diễn thế có ý nghĩa gì ?
GV treo tranh rừng bị chặt phá, động vật bị
IV/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN
săn bắn...
CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI
?Hậu quả của phá rừng, săn bắn ?
Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể
? Nắm được quy luật diễn thế vận dụng thế nào
hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh
trong sản xuất ?

vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và
? Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi
quần xã sẽ thay thế trong tương lai. Từ những hiểu
trường, người ta thường sử dụng các biện pháp
biết đó, ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong
như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng,
việc sản xuất, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài
phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiết
nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất
lượng nước,
các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của
Em hãy nêu 2 ví dụ về việc thực hiện các biện
môi trường, sinh vật và con người.
pháp trên. ?
4-Củng cố: ( 4 ph )
* Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, ví dụ, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau :
Bảng 41. Các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế
KIỂU DIỄN THẾ
VÍ DỤ
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DIỄN THẾ
NGUYÊN NHÂN
KHỞI ĐẦU(TIÊN PHONG) GIỮA CUỐI CỦA DIỄN THẾ
Diễn thế nguyên sinh
Diễn thế thứ sinh
*Trắc nghiệm ;
1/Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ nhất là do :
a. sinh vật.
b. nhân tố vô sinh.
c. con người.
d. thiên tai

2/Kết quả của diễn thế sinh thái là :
a. thay đổi cấu trúc của quần xã
b. Thiết lập mối cân bằng mới
c. tăng sinh khối
d. tăng số lượng quần thể
2/Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là :
a. nắm được quy luật phát triển của quần xã.
b. Phát đoán được quần xã tiên phong quần xã cuối cùng
c. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế.
d. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí
5-Dặn dò: ( 1 ph )
- Trả lời câu hỏi cuối bài, bài tập 6,7 SBT trang132
-Xem trước bài mới





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×