Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tình hình triển khai và thực hiện các Quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.94 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1
I.PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2.Lịch sử nghiên cứu.............................................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
6.Bố cục của tiểu luận...........................................................................................4
II.PHẦN NỘI DUNG............................................................................................5
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ...............................5
1.1.Khái niệm........................................................................................................5
1.1.1.Khái niệm văn hóa........................................................................................5
1.1.2.Khái niệm văn hóa công sở..........................................................................6
1.2.Vai trò, ý nghĩa của văn hóa công sở đối với cơ quan hành chính nhà nước. .7
1.2.1.Vai trò của văn hóa công sở đối với cơ quan hành chính nhà nươc.............7
1.2.2.Ý nghĩa của văn hóa công sở đối với các cơ quan hành chính nhà nước.....8
1.3.Các quy định của nhà nước về văn hóa công sở đối với cơ quan hành chính
Nhà nước...............................................................................................................8
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN LẬP
THẠCH...............................................................................................................14
2.1. Khái quát về UBND huyện Lập Thạch........................................................14
2.2.Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa
công sở tại UBND huyện Lập Thạch..................................................................14
2.3. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công sở tại
UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc............................................................15
2.4. Những hạn chế trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở.......................17
2.4.1.Nguyên nhân..............................................................................................17



CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI UBND HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC...................................19
3.1. Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá
công sở tại cơ quan..............................................................................................19
3.2.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán
bộ, công chức, viên chức trong UBND huyện....................................................19
3.3.Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn về văn hoá công sở trong các cơ
quan.....................................................................................................................19
3.4.Tổ chức các lớp học tập huấn cho CBNV trong cơ quan về văn hóa công sở
.............................................................................................................................20
KẾT LUẬN .......................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................22


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCCVC
CBVC
CBCC
UBND
HĐND
QĐ-TTg
CQHCNN
GS
CHXHCNVN

Cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, viên chức
Cán bộ, công chức
Ủy ban nhân dân

Hội đồng nhân dân
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan hành chính Nhà nước
Giáo sư
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự giúp đỡ, động viên
từ những người Thầy, người bạn. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quý
Thầy Cô trong Khoa Quản trị Văn phòng đã tạo điều kiện cho chúng tôi được
tiếp cận với môn học “ Nghi Thức Nhà Nước”.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên: Ths. Đinh Thị Hải Yến đã tận tâm
hướng dẫn cho chúng tôi qua từng buổi học, đặc biệt qua bài nghiệm thu bài tập
nhóm giúp cho chúng tôi được thực hành về những nghi thức, trình tự công việc
qua các buổi lễ. Cảm ơn các cô chú anh chị làm việc tại UBND huyện Lập
Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp cho tôi hoàn thành bài tiểu luận
này.
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Do còn nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu tôi mong nhận đươc sự
góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn./.

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh đã đem đến cho các cơ quan hành chính Việt nam những thời
cơ mới, đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh cần phải đối mặt. Để góp phần

thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành chính trong sạch, minh bạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới việc đẩy mạnh thực
hiện văn hoá công sở là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh những mặt tích cực kéo theo sự du nhập, giao thoa giữa các nền
văn hoá đã nảy sinh một số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cũng
như mối quan hệ trong môi trường làm việc. Trong đó còn nhiều hạn chế thể hiện
trên các phương diện về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các
cơ quan hành chính nhà nước vẫn chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong công việc, thể hiện như: gây phiền hà, sách nhiễu, hách dịch, chưa có được
những kĩ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân; sử dụng lãng phí
thời gian làm việc, tài sản công; nhận thức của một số cán bộ, công chức chậm
được đổi mới. Để cải thiện những vấn đề còn hạn chế trên Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành hàng loạt các quy chế: Quy chế quản lý công sở trong các cơ quan
hành chính nhà nước; quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước... Với mục đích đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các
CQHCNN; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCCVC trong hoạt
động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo
đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ thực trạng các CQHCNN Việt Nam và để hiểu thêm về vai
trò của Văn hóa công sở trong CQHCNN cụ thể hơn tôi đi vào khảo sát “ Tình
hình triển khai và thực hiện các Quy định của Nhà nước về văn hóa công sở
tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
2


Văn hóa là đề tài có rất nhiều tác giả hướng tới,có thể kể tới các tác phẩm
của các tác giả: GS. Trần Ngọc Thêm (với các cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam

(2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam: cái nhìn hệ thống - loại hình
(2002)...), GS. Trần Quốc Vượng (Cơ sở văn hoá Việt Nam), GS. Phan Ngọc
(Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (1994),.... Tuy nhiên, chuyên đề "Văn
hoá công sở" chưa được nghiên cứu nhiều. Học viện Hành chính Quốc gia (nay
là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) có phát hành Giáo trình Kỹ thuật
tổ chức công sở (2002) dùng để giảng dạy trong nhà trường với tư cách là một
môn học.
Đề tài nghiên cứu: “văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước
hiện nay” của tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi. Đề tài đã cho chúng ta cái nhìn cụ thể
về văn hóa công sở cũng như việc thực hiện các quy chế về văn hóa công sở trong
các Cơ quan hành chính nói chung, cùng hệ thống các phương hướng, giải pháp
nâng cao văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước ta hiện nay. Tuy
nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến văn hóa công ở chung cho các cơ quan hành chính
Nhà nước chưa đi sâu vào nghiên cứu tại một cơ quan cụ thể nào.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế Văn hóa công sở
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” của tác giả Vũ Xuân Thanh. Đề tài đã làm
nổi bật được văn hóa công sở như một bản sắc văn hóa riêng tại Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện
quy chế văn hóa công sở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Và còn rất nhều
các đề tài nghiên cứu về văn hóa công sở khác tuy nhiên đề tài của tác giả không
trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Hiện tại tác giả vẫn chưa thấy có đề
tài nào nghiên cứu về đề tài mà tác giả đang làm
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề chung về văn hóa công sở : Khái niệm văn hóa, văn
hóa công sở. Vai trò của văn hóa công sở. Các quy định của Nhà nước về văn
hóa công sở đối với cơ quan hành chính
- Tìm hiểu, đánh giá, nhận xét về tình hình triển khai và thực hiện các quy
3



định của Nhà nước về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao văn hóa công sở tại UBND
huyện Lập Thạch
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng : Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà
nước về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
4.2. Phạm vi: UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài tiểu luận này, ngoài các phương pháp chung được áp
dụng như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, bài tiểu luận còn sử
dụng các phương pháp cụ thể như:
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
Được áp dụng trong khảo sát tình hình triển khai và thực hiện các quy
định của Nhà nước về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch
- Phương pháp phỏng vấn đối tượng:
Được áp dụng để phỏng vấn Cán bộ, nhân viên thuộc Văn phòng UBND
huyện Lập Thạch và các phòng ban khác trong cơ quan.
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tư liệu có liên quan:
Được áp dụng để tìm hiểu và phân tích các tư liệu trong cơ quan và ngoài
cơ quan để có thể đưa ra những lập luận mang tính khoa học cao, từ đó đưa ra sự
đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan về tình hình triển khai và thực hiện
các quy định về văn hóa công sở tại Cơ quan từ đó đề ra một số giải pháp nâng
cao văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch.
6. Bố cục của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về văn hóa công sở
Chương 2: Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước
về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao văn hóa công sở tại UBND

huyện Lập Thạch.
4


II.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Khái niệm văn hóa
Ngay từ thuở còn bé chúng ta được bà và mẹ ru những bài hát ru quen
thuộc trên chiếc chõng tre, được kể về những câu chuyện từ ngày xưa về lạc
long quân và mẹ Âu cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng hay chuyện Thánh gióng lớn
nhanh như thổi đánh đuổi giặc ngoại xâm, cùng những trò chơi ô ăn quan, bịt
mắt bắt dê… tất cả những sự kiện, âm thanh, hình ảnh đó là Văn hóa. Chính văn
hóa đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, như dòng suối mát lan tỏa suốt một cuộc
sống tuổi thơ trong ta. Người ta dùng văn hóa để chỉ nhiều lĩnh vực như: Văn
hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử… vì vậy khái niệm văn hóa được hiểu theo nhiều
cách khác nhau tuy nhiên chúng ta có thể hiểu khái niệm văn hóa như sau:
Văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo,
tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp
suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội. Văn hoá có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái
niệm văn hoá bao gồm những chuẩn mức, giá trị, tập quán.v.v...
Trên tinh thần hiểu văn hoá theo nghĩa rộng, Tổ chức văn hoá, khoa học,
giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá

phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống (của
các cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra
trong hiện tại qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định
bản sắc riêng của mình” (Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Nxb
Giáo dục, tr. 23)
Đặc biệt, khi nghiên cứu về văn hoá, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng
5


toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, của loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn”. (Hồ Chí
Minh toàn tập, in lần 2, Nxb. chính trị quốc gia. Hà Nội. 1995. Tập 3. Tr.
431).
1.1.2. Khái niệm văn hóa công sở
Từ quan niệm chung về văn hóa đã có rất nhiều quan niệm khác
nhau về văn hóa công sở.Nhìn từ góc độ chủ thể văn hóa, người ta chia văn
hóa thành văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. C ộng đồng là m ột t ập
hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật ch ất và tinh
thần. Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý tr ực tiếp c ủa Nhà n ước,
có tư cách pháp nhân, được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành
quản lý các công việc có tính chuyên ngành và ph ục v ụ l ợi ích công. Công s ở
được phân biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên n ội dung công vi ệc,
hình thức tổ chức.
Vậy văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và
giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và

phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng t ạo c ủa con
người trải qua các nền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh t ế – xã
hội khác nhau, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi
quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Văn hoá công sở là một bộ phận của văn hoá nói chung, trong đó đối
tượng được hướng đến ở đây là văn hoá liên quan đến niềm tin và cách hành
động trong nội bộ tổ chức công sở và liên quan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín
và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài. Bởi khi nói đến văn hoá người ta
thường nói đến khía cạnh tinh thần. Trên thực tế, văn hoá có biểu hiện mang tính
vật thể và phi vật thể.
Từ sự nhận thức trên có thể khái niệm văn hoá công sở như sau:
Văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, là một sự pha
6


trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử
trong hoạt động công sở, mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để
ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của
hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội, tạo nên một dấu
ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác.
Văn hoá công sở ảnh hưởng đến các thành viên trong công sở một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông qua các quy định chính thức như Quy chế làm
việc, văn hoá là công cụ để các nhà quản lý con người theo những cách nhất
định. Đồng thời, văn hoá còn hiện diện và ảnh hưởng đến nếp nghĩ, nếp làm của
cán bộ, công chức thông qua hệ thống các quy tắc xử sự mang tính thông lệ,
không chính thức, không thành văn, nhưng đôi khi có tính lâu bền và sức ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chính thức nào. Văn hoá công sở với những
giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ
công sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước
hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công.

1.2.

Vai trò, ý nghĩa của văn hóa công sở đối với cơ quan hành

chính nhà nước
1.2.1. Vai trò của văn hóa công sở đối với cơ quan hành chính nhà
nươc
Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công
chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công
sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát
triển vượt hơn lên so với công sở khác.
Văn hoá công sở còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm
việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Đòi hỏi các thành viên trong cơ quan hành
chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, giúp
cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện
thiếu văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội...
Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn
trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự
7


nghiệp chung của công sở.
Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính
văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên
trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực. Hướng
các cán bộ công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc
và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn
thiện mình.
Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có
một vai trò rất quan trọng bởi lẻ, do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt

động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần
cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.2. Ý nghĩa của văn hóa công sở đối với các cơ quan hành chính
nhà nước
Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng,hiệu
quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của
đội ngủ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà
nước.
Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng cho mỗi
công sở, có sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng
và trong toàn tổ chức nói chung.
Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu không
khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị,
không phục cấp trên, khiếu kiện….
Ngăn nắp trong công việc tạo một môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhu
cầu cho các nhân viên, tập thể, cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá
nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến,
kinh nghiệm…để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức. Qua đó, tạo cơ
hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
1.3.

Các quy định của nhà nước về văn hóa công sở đối với cơ quan

hành chính Nhà nước
8


Ngày 02/8/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 129/2007/QĐTTg ban hành Quy chế về văn hóa công sở tại các CQHCNN. Quy chế này quy
định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi
hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan công vụ thuộc Chính phủ và ủy ban nhân
dân các cấp. Căn cứ vào Quy chế do Thủ tướng ban hành các cơ quan Trung
ương đến địa phương đều ban hành Quy chế văn hóa áp dụng vào cơ quan hành
chính, đơn vị mình.
Luật Tiếp công dân được Quốc hội CHXHCNVN khoá XIII, kỳ họp thứ 6
thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2013. Luật tiếp công dân với nội dung quy
định trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại trụ sở tiếp
dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm
cho hoạt động tiếp công dân. Trong đó quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các
cơ quan cấp trung ương, địa phương tại các CQHCNN.
Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày
26/6/2014 về việc hướng dẫn Luật tiếp công dân 2013, có hiệu lực ngày
15/8/2014. Nghị định này quy định chi tiết về việc tiếp công dân tại các cơ quan
thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công
dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố
trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; các điều kiện bảo đảm cho hoạt
động tiếp công dân.
- Quy định về việc hát Quốc ca: Khi cử quốc ca, mọi người phải bỏ mũ,
đứng nghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ… Khi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động thì
cử quốc ca khi khai mạc và cử quốc tế ca khi bế mạc.
- Quy định thời giờ làm việc: Mùa hè bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày
15 tháng 10 hàng năm, mùa đông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4 năm
sau.
- Quy định quản lý và sử dụng trụ sở làm việc:
9


Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan;

niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ
phận thường trực cơ quan để CBCC VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tác
biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận
công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác
điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.
Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơ
quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; có trang
thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử
lý khi có sự cố xảy ra
- Quy định bài trí công sở :
Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính
của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC VC của cơ quan và khách
đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng
làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ
cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc:
Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo
nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu như : phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
mỗi vùng, miền đất nước. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng phân tán, manh
mún, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, các cơ quan, tổ chức giao dịch và thực
hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và tạo môi trường
làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBCC nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác
quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập của đất nước.
- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCCVC:
Để thống nhất về giao tiếp ứng xử của CBCCVC trong quan hệ tại
CQNN, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của CBCCVC làm việc trong bộ
10



máy chính quyền địa phương. Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của
CBCCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm
vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của CBCCVC của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm.
- Trong hoạt động công vụ: Quy chế quy định trong giao tiếp hành chính,
CBCC, VC phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của từng
ngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của
các lĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan,
đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp. Trong giao tiếp tại công sở và với công dân,
CBCC, VC phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp,
hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại,
thư tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc
mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời. CBCC, VC lãnh
đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp
thời tâm lý của CBCCVC, phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát
huy sáng kiến, tôn trọng và tạo niềm tin, bảo vệ danh dự của CBCCVC khi bị
phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.. Trong quan hệ đồng nghiệp
CBCCVC phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh
và hiệu quả.
Các hành vi bị cấm: mạo danh, mượn danh, trốn tránh, đùn đẩy trách
nhiệm, che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh, không được từ
chối các yêu cầu đúng pháp luật
- Trong quan hệ xã hội: CBCCVC khi tham gia các hoạt động xã hội thể
hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.
Ngoài các quy định về chế độ chi tiêu theo quy định của Bộ Tài chính,
một số quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền, tài sản của Nhà
nước, của tập thể … để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức, cá nhân dưới mọi
hình thức không đúng chế độ quy định của Nhà nước trong bất cứ trường hợp

nào, nhất là các dịp lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết mừng công,
11


đón nhận các danh hiệu Nhà nước.
- Quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính:
Theo một văn bản chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, CBCCVC
phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp
luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sử dụng thời giờ làm
việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm
việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai
ca trong ngày làm việc và ngày trực; phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ
hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô:
Các CQNN không được bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ tổ chức, cá nhân
nào và không được sử dụng xe ôtô xe ôtô vào việc riêng nếu không được cơ
quan có thẩm quyền cho phép.
Trên cơ sở đó, ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khoá 12 đã thông
qua Luật số 22 về ban hành Luật cán bộ, công chức. Luật này quy định:
- Quản lý CBCC phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách
nhiệm công việc là phân công, phân cấp rõ người sử dụng, đáng giá, phân loại
CBCC dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. Thực
hiện bình đẳng giới.
- CBCC trong khi thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên.
Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức, có tác
phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng
nghiệp; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.
- CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định
của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
xử lý kịp thời nghiêm minh những CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi

phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch.
Để Luật Cán bộ, công chức đi vào cuộc sống, có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2010; ngày 20 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 365/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
12


Luật Cán bộ, công chức, kèm theo đó là phụ lục những công việc cần làm cũng
như thời gian triển khai, hoàn thành các nội dung trong Luật Cán bộ, công chức
đã quy định.
Trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng cho việc ban hành và thực hiện
quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN. Đó không những chỉ là đòi hỏi tất yếu
đối với quá trình cải cách hành chính nhà nước mà còn là sự cần thiết để chấn
chỉnh tiến tới loại bỏ những nhiêu khê, trì trệ đang tồn tại trong tư tưởng của một
bộ phận CBCCVC. Việc ban hành quy chế văn hoá công sở là phù hợp với Hiến
pháp và quan điểm của Đảng về công tác cán bộ cũng như môi trường làm việc;
đồng thời thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân về một nền hành chính phục
vụ nhân dân, xứng đáng là công bộc của dân, đó còn là một đảm bảo pháp lý cao
trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của quy chế văn hoá
công sở còn thể hiện tính pháp quyền, góp phần để Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, theo chủ trương, đường lối của Đảng như Hiến Pháp 2013 quy
định.

13


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN LẬP
THẠCH
2.1. Khái quát về UBND huyện Lập Thạch

UBND huyện do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành pháp luật
của HĐND, là CQHCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước HĐND cùng cấp và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ra Quyết định, chỉ
thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện;
chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý hành chính ở địa phương; đảm bảo cho bộ
máy hành chính của mình vận hành thông suốt.
Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến Pháp, Luật, các văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên, chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp.
Thực hiện việc quản lý địa giới hành chính, xây dựng đề án phân vạch,
điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương thông qua để trình lên cấp trên xem
xét
2.2.Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về
văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch
Thực hiện Quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN do Thủ tướng Chính
phủ ban hành kèm theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm
2007, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2007.
Chấp hành tốt theo Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về việc
hướng dẫn Luật tiếp công dân 2013, có hiệu lực ngày 15/8/2014 của Chính phủ
và Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khoá 12.
Lãnh đạo UBND huyện đã nhận thức được rằng : Văn hóa công sở là vô
cùng quan trọng đặc biệt là văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Là yếu tố phản ánh
trình độ văn hóa của một cơ quan, tổ chức, cá nhận. Trình độ văn hóa là thước
đo đặc biệt để đánh giá giá trị của một cá nhân hay cộng đồng. Dưới sự chỉ đạo
và hướng dẫn chu đáo của Lãnh đạo UBND huyện (, Ban hành quy chế, cuộc
14


họp,nội quy cơ quan, triển khai nghi thức Nhà nước về văn hóa công sở) cũng
như tinh thần triển khai rộng rãi, nhiệt tình thực hiện các Quy định của Nhà

nước về văn hóa công sở của tập thể cán bộ, nhân viên
Lãnh đạo và Trưởng các phòng, ban trong cơ quan đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phổ biến, quán triệt Quy chế đến từng cán bộ, nhân viên, đề cao ý
thức gương mẫu chấp hành của những CBNV không nên và không thể có những
“trường hợp ngoại lệ” đứng bên ngoài hoặc bên trên các quy định đã được
chính các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Một khi vẫn còn tồn tại hiện tượng
như vậy sẽ dẫn đến việc lâu dần thành thói quen, các quy định ban hành ra chỉ là
“ hình thức”, tính hiệu lực không cao, sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, cắt thi đua
khen thưởng. Các quy định của nhà nước Văn hóa công sở cụ thể là việc áp
dụng Quy chế văn hóa công sở tại CQHCNN ban hành kèm theo Quyết định số
129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ được triển
khai trong cơ quan đạt được những kết quả cũng như còn hạn chế như sau:
2.3. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy chế văn hóa công
sở tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
Về trang phục, lễ phục: CBNV trong cơ quan thực hiện theo đúng quy
định đề ra. Đối với nữ áo sơ mi quần tây, zip và áo sơ mi.Đối với nam giới quần
tây, áo sơ mi. Đầu tóc gọn gàng khi đến cơ quan. Lễ phục : đối với nữ là áo dài
màu vàng, đối với Nam là sơ mi trắng, quần tây, và áo vest.
Về đeo thẻ : Quy chế quy định CBNV trong khi làm nhiệm vụ đều phải
đeo thẻ được CBNV UBND huyện Lâp Thạch chấp hành nghiêm túc. Thẻ
CBNV phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của CBNV. Đeo
thẻ công chức - một cách thể hiện tác phong làm việc của người công chức, viên
chức nhà nước và là nếp sống văn hoá công sở.
Đối với nội dung quy định về Giao tiếp và ứng xử:
Trong giao tiếp và ứng xử CBNV có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ
giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
- Trong giao tiếp ứng xử với nhân dân: Nhã nhặn, lắng nghe ý kiến , giải
15



thích rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc, không
được có thái độ hách dịch , gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
- Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức có thái độ trung
thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên
chức xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào
nội dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột….
Bài trí khuôn viên công sở đã được quán triệt đến cơ quan và nghiêm túc
thực hiện tạo ra không gian làm việc khang trang, sạnh đẹp. Không thu phí gửi
giao thông khi khách đến liên hệ công tác. UBND huyện đã có sơ đồ cơ quan,
biển chỉ dẫn; cử cán bộ hướng dẫn dân làm thủ tục.
Phong cách làm việc: CBNV UBND huyện tạo cho mình phong cách làm
việc phù hợp với văn hóa công sở, không làm việc theo kiểu “nước đến chân
mới nhảy”. Công việc cần phải được lên kế hoạch cụ thể. Làm việc có mục tiêu
rõ ràng cũng là một tiêu chí quan trọng tạo nên phong cách làm việc của cán bộ
công chức ở đây.
Chào hỏi nơi công sở: Cha ông ta đã từng dạy: “Lời chào cao hơn hơn
mâm cỗ”. Nguyên tắc chào hỏi nơi công sở đã được cơ quan triển khai và áp
dụng đưa lại sự vuii vẻ thõa mái khi làm việc: Khi gặp nhau ở công sở thì nam
chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, người ít tuổi chào người lớn tuổi hơn,
người mới đến chào người đã đến trước, người từ ngoài vào chào người đã ở
trong phòng làm việc.
Thời gian làm việc: Chấp hành đúng thời gian làm việc theo quy định
của Nhà Nước : Thời gian làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8h-11h30; buổi chiều từ
13h30- 17h.
Các hành vi bị cấm: Hút thuốc lá trong phòng làm việc; Sử dụng đồ
uống có cồn tại công sở. Trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan
vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao; Quảng cáo thương mại tại
công sở. Đến nay, cơ quan đều có biển cấm hút thuốc, sự tự giác thực hiện đã
thể hiện rõ phòng làm việc trở nên sạch sẽ, không ảnh hưởng đến mọi người
xung quanh và như vậy cũng sẽ chấm dứt được tình trạng chén trà, điếu thuốc

16


đầu giờ làm việc gây lãng phí thời gian làm việc của nhà nước.
2.4. Những hạn chế trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở
Sau 5 năm triển khai và thực hiện bên cạnh những kết quả đạt được vẫn
còn hiện tượng vi phạm quy chế ; Quy chế được ban hành nhưng chưa được tổ
chức triển khai thực hiện một cách triệt để:
- Còn tồn tại các hiện tượng một số cán bộ công chức sử dụng các ngôn
ngữ giao tiếp với nhân dân không rõ ràng , đặc biệt trong việc giải thích, hướng
dẫn cụ thể với các quy định liên quan tới các công việc.
- Quy chế quy định rõ ràng CBNV phải đeo thẻ ghi rõ họ tên, chức vụ,
cơ quan nhưng nhiều cán bộ công chức vẫn chưa có thói quen đeo thẻ
- Vẫn còn tồn tại một số CBNV đi trễ giờ làm việc từ 10-15 phút
- Một số CBNV còn chơi game trong giờ làm việc, xưng hô kiểu xuồng
sã ( chú- mày, chú- anh, ông – tôi)
- Một số CBNV tác phong làm việc còn trì trệ, chưa giải quyết kịp thời
cho người dân
2.4.1. Nguyên nhân
- Sự thiên về xúc cảm hơn là lý trí, sự mềm dẻo linh hoạt trong ứng xử
hàng ngày có thể dẫn tới những hành động không nguyên tắc, tuỳ tiện; thái độ
kín đáo, tế nhị,
- Việc coi trọng tình nghĩa quá mức có thể dẫn tới sự thiếu dứt khoát và
vi phạm nguyên tắc trong xử lý công việc, nhất là liên quan đến công tác cán bộ,
đồng thời là cách giao tiếp thân mật, suồng sã (xưng hô kiểu chú- mày, chú- anh,
ông- tôi).
- Do ảnh hưởng của nền hành chính quan liêu, bao cấp nên một bộ phận
CBNV đã không thấy được tầm quan trọng của văn hoá công sở mà chủ yếu dựa
trên những thói quen, nếp nghĩ cũ đã lỗi thời, lạc hậu.
- Sự bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại

như Intenet, phim ảnh, truyền hình...
- Trang bị chưa đầy đủ về cơ sở, vật chất phục vụ và giám sát quá trình thực
17


thi công vụ của cán bộ, công chức như: phương tiện phục vụ công tác, hệ thống
camera tự động được lắp đặt tại những nơi làm việc thường xuyên tiếp xúc với
nhân dân
- Chưa có quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện
văn hoá công sở, chẳng hạn như đưa ra các mức khen thưởng bằng vật chất nếu
thực hiện tốt văn hoá công sở, kèm theo đó là khen thưởng về tinh thần như tặng
giấy khen, bằng khen, xếp loại và bình xét thi đua, xem xét trong việc quy
hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

18


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI UBND HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Tăng cường cở sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc
thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan.
Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, cần dự kiến kinh phí và đầu tư
trang bị về cơ sở vật chất tại công sở. Lắp đặt hệ thống camera tự động đối với
những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhân dân.
Xây dựng tiêu chí và định mức khen thưởng, kỷ luật bằng vật chất trong
quá trình thực hiện văn hoá công sở. nếu thực hiện việc khen thưởng bằng vật
chất đối với những cán bộ, công chức thực hiện tốt văn hoá công sở như thái độ
vui vẻ niềm nở, nhiệt tình khi tiếp dân; phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành
vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của đồng nghiệp thì sẽ kích thích sự hưng phấn trong
thực thi công vụ, tạo ra phong trào thi đua giữa các cá nhân, giữa tập thể này với

tập thể khác trong cùng cơ quan
3.2.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công

sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong UBND huyện
Việc ban hành pháp luật là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý để cho
mọi chủ thể thực hiện. để các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và Quy chế
văn hoá công sở nói riêng phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống thì công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật là một trong
những giải pháp quan trọng.
UBND huyện cần xây dựng và hoàn thiện quy chế văn hoá công sở, bộ
quy tắc ứng xử riêng trên sở cụ thể hoá các quy định của pháp luật về văn hoá
công sở và Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trong quá trình xây dựng quy
chế cần chú ý đến một số nội dung như lấy ý kiến rộng rãi CBNV trong cơ quan
về dự thảo quy chế.
3.3.

Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn về văn hoá công sở

trong các cơ quan
Định kỳ hàng quý các đơn vị, phòng ban trong cơ quan phải có báo cáo
19


kết quả và đánh giá việc thực hiện quy chế văn hoá công sở tại đơn vị, phòng
ban mình dựa trên những số liệu cụ thể, khách quan qua đó xác định những khó
khăn, hạn chế trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện; nêu gương, khen
thưởng những các nhân, tổ chức thực hiện tốt và có sáng kiến hay cần nhân
rộng; có hình thức kỷ luật những cá nhân, tổ chức không thực hiện và thực hiện

còn chưa tốt.
3.4.

Tổ chức các lớp học tập huấn cho CBNV trong cơ quan về văn

hóa công sở
Cử các CBNV tham gia các buổi hội thảo, chuyên đề về văn hóa công sở
trong và ngoài cơ quan. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của lãnh đạo và nhân
viên về tầm quan trong của văn hóa công sở.
3.5.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình cải các

hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính.
Xác định tầm quan trọng của cải cách hành chính, nhất là trong giai đoạn hiện
nay.
- Thực hiện quan điểm “ Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý là để đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa
là công bộc của nhân dân”.

20


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về tình hình triển khai và thực hiện các quy định của
Nhà nước về văn hóa công sở tại UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đã
cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về các vấn đề văn hóa công sở, hiểu rõ hơn về
các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở. Cũng như tình hình triển khai,

thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện. Những kết quả đạt được và những
hạn chế còn tồn tại đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả
hơn về văn hoá công sở. Tôi hi vọng không chỉ UBND huyện Lập Thạch mà các
CQHCNN sẽ ngày càng thực hiện tốt hơn, nghiêm chỉnh hơn các quy định của
Nhà nước về văn hóa công sở. Đó cũng là thành quả đóng góp vào sự thành
công của kế hoạch cải cách hành chính nhà nước hiện nay, tiến tới xây dựng một
nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với nhu cầu đổi mới đất nước
cũng như xu thế hội nhập và phát triển của nhân loại./.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Tài chính (2007), “Văn hoá công sở và giao tiếp hành chính”, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội Chính phủ, (2010), “Nghị định 24/2010/NĐ-CP”
ngày 15 tháng 03 năm 2010 “quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức”.
- Chính phủ, (2014), “Nghị định 64/2014/NĐ-CP” ngày 26 tháng 6 năm
2014 “ban hành hướng dẫn Luật Tiếp công dân”.
- Chính phủ, (2007), ” Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg” ngày 02 tháng
8 năm 2007” ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước.
- GS. Trần Ngọc Thêm, “ Cơ sở văn hóa Việt Nam”,(2001)
- GS. Trần Quốc Vượng, “ Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb giáo dục
- Nguyễn Hoàng Linh Chi, (2014), “ Văn hóa công sở trong các cơ quan
hành chính nhà nước”

22



×