Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÌM HIỂU THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.63 KB, 16 trang )


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
=====o0o=====
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI (MODUL 2)
ĐỀ BÀI
TÌM HIỂU THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM
HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MSV:
KHOA:
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại (Modul 2)
HÀ NỘI - 2010
hauoyhw
2
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại (Modul 2)
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................4
NỘI DUNG..................................................................................................................................................4
I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KHUYẾN MẠI...............................................................................4
1. Các hình thức khuyến mại...............................................................................................................4
2. Nguyên tắc khuyến mại...................................................................................................................6
3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại.........................................................7
4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại............................................................................8
5. Một số quy định chủ yếu khác của pháp luật về khuyến mại.........................................................8
- Thời hạn giảm giá..........................................................................................................................8
- Mức giảm giá.................................................................................................................................9
- Giá trị của hàng hoá khuyến mại và hàng hoá dùng để khuyến mại............................................9


- Xử lý giải thưởng không có người trúng......................................................................................9
II. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY....................................................................................................................................9
1. Về hạn mức giảm giá.......................................................................................................................9
2. Về hình thức khuyến mại...............................................................................................................10
3. Về quy định thông báo khuyến mại..............................................................................................12
4. Thực trạng khác.............................................................................................................................13
Hiện nay, hiện tượng khuyến mại không rõ ràng, mập mờ gây hiểu nhầm cho khách hàng xảy ra khá
thường xuyên.........................................................................................................................................13
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU THỰC TRẠNG TRÊN.......................................14
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về khuyến mại................................................................14
2. Một số kiến nghị khác...................................................................................................................14
- Thiết lập một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng: xây dựng khung pháp lý chặt chẽ để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hiện nay, pháp luật thương mại về khuyến mại đã có các thiết
chế bảo vệ người tiêu dùng nhưng mới chỉ dừng lại ở mức các quy định chung, không cụ thể, gây
khó khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn..............................................................................................15
- Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ chính bản thân mình bằng cách trang bị những kiến thức pháp
luật cơ bản..............................................................................................................................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................16
hauoyhw
3
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại (Modul 2)
LỜI MỞ ĐẦU
Khuyến mại là một dạng hoạt động xúc tiến kinh doanh thông thường của các
doanh nghiệp, được triển khai nhằm kích thích việc tiêu dùng, khuyến khích người tiêu
dùng mua hàng hóa. Khuyến mại được tiến hành dưới nhiều hình thức và có thể thực
hiện nhiều lần trong năm, nhất là giai đoạn sức mua giảm sút, cạnh tranh với chương
trình khuyến mại của đối thủ hoặc để giải phóng sớm hàng tồn kho…Một mặt, khuyến
mại khá hữu ích với người tiêu dùng, giúp họ mua được hàng hóa giá rẻ hơn mức

thông thường, thứ mà họ khó tiếp cận nếu không có khuyến mại.
Hình thức khuyến mại đã có từ hàng trăm năm nay, và những trục trặc, những bê
bối hoặc lừa đảo cũng không hiếm, ngay cả ở nhiều quốc gia tiên tiến. Còn thực tế việc
thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam như thế nào?
NỘI DUNG
I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KHUYẾN MẠI
1. Các hình thức khuyến mại.
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định” (khoản 1 Điều 88 Luật thương mại 2005).
Pháp luật thương mại quy định thương nhân được phép thực hiện các hoạt động
khuyến mại sau đây:
- Hàng mẫu
Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là
hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
- Quà tặng
Tặng quà không thu tiền được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm
hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hoá, dịch vụ dùng làm quà tặng
hauoyhw
4
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại (Modul 2)
có thể là hàng hoá mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hoá, dịch vụ của
thương nhân khác. Quy định này của pháp luật đã khuyến khích sự liên kết xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa.
- Giảm giá
Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá
thấp hơn giá bán, cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian
khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Khi khuyến mại theo cách
thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá,

luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hoá,
dịch vụ. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kém phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ,
phiếu dự thi
Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng những lợi ích nhất định
theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc
có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng
của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí,
theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Còn phiếu dự thi có thể mang lại giải
thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi
của họ.
- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng
Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hoá, sử
dụng dịch vụ của khách hàng. Ví dụ: các chương trình mang tính may rủi như bốc
thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng…Hay tổ
chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hoá, nghệ thuật, giải trí… Thương
nhân có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên hoặc các sự kiện khác vì
mục đích khuyến mại.
hauoyhw
5
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại (Modul 2)
Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến
mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp
nhận.
Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và
có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm
giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua
sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng)... Giảm
giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
2. Nguyên tắc khuyến mại.

- Trung thực, công khai, minh bạch: Chương trình khuyến mại phải được thực hiện
hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Không phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham
gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
- Hỗ trợ khách hàng: Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo
đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có
nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình
khuyến mại (nếu có).
- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm
bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ
dùng dùng để khuyến mại.
- Không lạm dụng lòng tin: Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu
kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích
riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
- Cạnh tranh lành mạnh: Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh
trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ
chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
hauoyhw
6

×