Đề 1:
Khi bàn về công việc sáng tạo nghệ thuật, M. Goorki khuyên
các nhà văn: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm sao
cho nó phát triển tự do”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích vẻ đẹp
của hình tượng dòng sông trong hai doạn thơ sau để làm nổi bật
cái riêng của từng tác giả khi khắc họa hình tượng đó:
“Rải rác biên cương mồ viễn sứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục,
2008, tr.89)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
(Đất Nước, trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm,
Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.122)
Gợi ý
I Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học. Học
sinh có thể có những cách làm khác nhau nhưng phải
giải thích đúng câu nói của M. Goorki và phân tích hình
tượng dòng sông để làm sáng tỏ “cái riêng”, sự sáng
tạo của mỗi nhà thơ. Kết cấu chặt chẽ, viết văn lưu loát,
có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về kiến thức lí
luận văn học, tác giả, tác phẩm thuộc phạm vi đề bài,
học sinh cần làm rõ những nội dung sau:
1. Giải thích ý kiến của M. Goorki
- Cái riêng của mình mà M. Goorki nói đến ở đây
chính là dấu ấn cá nhân, nét độc đáo, mới lạ, nổi bật về
tư tưởng cũng như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mĩ
của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật mà ta gọi là
phong cách. Phong cách mang tính ổn định, ít nhiều
chịu sự chi phối của phong cách thời đại.
- Phát triển tự do: được hiểu là phát triển không bị
gò bó, trói buộc, không bị lệ thuộc, chi phối bởi người
khác.
- Cả câu trên khẳng định vai trò, ý nghĩa quan
trọng của nét riêng, cá tính sáng tạo trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
- Nét riêng trong sáng tác biểu hiện ở cách nhìn,
cách cảm thụ, giọng điệu, sự sáng tạo các yếu tố nội
dung cũng như hình thức tác phẩm...Đặc điểm riêng
trong sáng tác là dấu ấn trưởng thành về bản lĩnh nghệ
thuật của tác giả và làm nên phong cách độc đáo của
nhà văn.
- Nhu cầu cuộc sống nói chung, văn học nói riêng
là sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ. Nếu không có
cái riêng, sự độc đáo cá nhân thì văn học nghệ thuật sẽ
đơn điệu và không còn hấp dẫn nữa.
2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng dòng sông trong
hai đoạn trích để làm nổi bật “cái riêng” của từng
tác giả
a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn
thơ
b. Vẻ đẹp của hình ảnh dòng sông trong Tây Tiến
- Hình ảnh dòng sông mã xuất hiện ở đầu bài thơ
và lặp lại ở khổ thơ này. Lần đầu, sông Mã là đối tượng
gợi niềm thương nhớ, hoài niệm về một thời Tây
Tiến...Lần sau, Sông Mã độc hành tấu lên khúc nhạc
trầm hùng tiễn đưa người lính Tây Tiến về với đất mẹ.
- Dòng sông được khắc họa với bút pháp lãng mạn,
bi tráng, nghệ thuật nhân hóa gợi lên vẻ đẹp hào hùng,
tráng lệ, thiêng liêng, bất tử hóa cái chết của người
lính.
- Sông Mã là dòng sông tưởng niệm, tri ân, ngưỡng
mộ...thể hiện tấm lòng của nhân dân, đất nước trước sự
hi sinh cao cả của những chiến binh Tây Tiến.
b. Vẻ đẹp của hình tượng dòng sông trong Đất
Nước
- Hình ảnh dòng sông không gợi bóng hình những
dòng sông Việt Nam mà mang vẻ đẹp chiều sâu văn
hóa, lịch sử.
- Dòng sông được khắc họa với bút pháp trữ tình –
chính luận, có vẻ đẹp hài hòa giữa lí trí và tình cảm,
cảm xúc và trí tuệ, giàu chất triết lí.
- Dòng sông gắn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt
trong sự tiếp nhận, biến đổi làm nên vẻ đẹp đa dạng,
phong phú của văn hóa dân tộc.
3. Đánh giá chung
- Hai đoạn thơ cùng khắc họa hình ảnh dòng sông
nhưng mỗi dòng sông đều hiện lên với vẻ đẹp riêng với
bút pháp, phong cách nghệ thuật riêng mang đậm dấu
ấn sáng tạo của mỗi tác giả:
+ Thơ Quang Dũng mang vẻ đẹp hồn nhiên, tinh
tế, hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn; sáng
tạo về hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu...
+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm
xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, giọng thơ trữ tình –
chính luận...
Đề 2:
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân
mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm
hơi
( Trích "Tây Tiến"- Quang
Dũng)
Nhớ gì như nhớ người yêu
nương
sương
thương đi về
Bắc"- Tố Hữu)
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng
Nhớ từng bản khói cùng
Sớm
khuya
bếp
lửa
người
(Trích "Việt
Gợi ý:
* Quang Dũng ( 1921- 1988), Hà Nội. Ông là một nghệ
sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.
* Tố Hữu ( 1920- 2002), Huế. Ông là một tác gia tiêu
biểu có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu
của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà
tính dân tộc.(0, 25 điểm)
* "Tây Tiến" (1948), "Việt Bắc" (1954) là những
thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp,
là những bài ca không thể nào quên về một thời gian
khổ mà hào hùng hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
* Đoạn thơ trong bài Tây Tiến:
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền
Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi
mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây
Tiến gian khổ mà hào hoa..
- Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa
mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có
sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở
đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật
độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với
điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với
câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
* Đoạn thơ trong bài Việt Bắc
- Đây là lời của người đi, khẳng định về xuôi sẽ nhớ
Việt Bắc “ như nhớ người yêu”. Từ đó muốn nói nỗi nhớ
của tình yêu là nỗi nhớ da diết nhất, thường trực nhất.
- Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên
và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê.
Trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng
sương… là những hình ảnh rất đặc trưng cho khung
cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng. Trên cái nền trữ tình
là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu
khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi
nhớ
người
về
xuôi.
- Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật
cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ
thiết tha.
* So sánh:
- Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ: Đều bộc
lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu
lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu
thương trong kháng chiến.
- Điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ: Hai bài thơ
sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm
xúc:
+ Việt Bắc sử dụng hình thức thơ lục bát, Tây Tiến
sử dụng hình thức thơ thất ngôn trường thiên.
+ Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ
trực tiếp, cụ thể: Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không
kìm nén nỗi bật lên thành tiếng gọi "Tây Tiến ơi". Hai
chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình
tượng hoá nỗi nhớ là nỗi nhớ da diết, thường trực, ám
ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời
gian.Trích đoạn thơ của Tố Hữu dùng nỗi nhớ trong tình
yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách mạng.
* Đánh giá:
- Người sáng tác có thể gặp gỡ nhau trong cảm
xúc, nhưng cách thể hiện cảm xúc và các biểu hiện
không giống nhau.
- Sự khác biệt đó làm văn học thêm phong phú đồng
thời cho thấy phong cách nghệ thuật cũng như đóng
góp riêng của mỗi nhà thơ trong cùng một đề tài
Đề 3:
Đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
được coi là bức tranh tứ bình về Việt Bắc.
Đoạn thơ:
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
được xem là bức tranh Việt Bắc ra quân.
Em hãy phân tích và so sánh hai bức tranh đó.
Gợi ý:
1. Nêu vấn đề cần nghị luận
2. Phân tích 2 đoạn thơ
a. Đoạn 1
- Giải thích bức tranh tứ bình: loại tranh dân gian
đặc biệt, miêu tả bốn mùa trong năm, mỗi mùa với một
cảnh sắc riêng biệt, với những loại cây, loại hoa đặc
trưng cho mùa đó. Qua bức tranh ấy, tác giả gửi vào đó
ước mong và khát vọng hướng thiện của mình. Tranh
thường treo trong nhà nhất là nhân dịp xuân về, tết
đến, tạo ra một phong cảnh bốn mùa thanh đạm.
- Gọi đoạn thơ này của Tố Hữu là bức tranh tứ bình
là phù hợp bởi ở đây Tố Hữu đã miêu tả rất đạt phong
cảnh bốn mùa của núi rừng Việt Bắc với những nét đặc
trưng riêng của từng mùa (phân tích lần lượt bức tranh
bốn mùa Đông-Xuân- Hạ - Thu).
- Trong bức tranh ấy có gam màu xanh tĩnh lặng
của núi rừng Việt Bắc làm nền. Lồng trong các bức
tranh ấy là những nét chấm phá của hoạt động con
người (phân tích dẫn chứng). Sự kết hợp giữa âm thanh
và hình ảnh đã tạo ra sự sống động cho bộ tranh tứ
bình này mà qua đó cảnh đẹp càng đẹp thêm, tình
người được nhấn mạnh và toát lên một không khí đầm
ấm, yên vui như là khát vọng hoà bình của con người
nơi đây.
- Bức tranh tứ bình của Tố Hữu tạo nên cảnh trong
tình, tình trong cảnh nên có vẻ đẹp riêng, qua đó người
dân miền núi được hiện ra với vẻ đẹp chân chất, hồn
hậu, chịu thương chịu khó, một lòng che chở và thuỷ
chung với cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng.
- Nghệ thuật: Tính chất đối đáp quen thuộc của ca
dao, đại từ mình và ta được sử dụng hiệu quả, ngôn ngữ
thơ giàu hình ảnh, sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng
điệp của ngôn ngữ dân gian...tạo ra giọng điệu trữ tình
nghe êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru đưa ta vào
thế giới của kỉ niệm và nghĩa tình chung thuỷ.
b. Đoạn 2
- Việt Bắc không chỉ là căn cứ địa, nơi chỉ huy của
cách mạng mà Việt Bắc còn là nơi tập trung lực lượng
để tạo ra chiến thắng và giành chiến thắng cách mạng.
- Đằng sau bức tranh thiên nhiên có vẻ tĩnh lặng là
hoạt động sôi nổi của các lực lượng cách mạng (phân
tích dẫn chứng để thấy đội ngũ trùng trùng, điệp điệp
của những đoàn bộ đội, dân công, xe vận tải ra chiến
trường...có thể liên hệ với những câu thơ của Tố Hữu
trong Ta đt tới: Ta đi tới!/Trên đường ta bước tiếp Rắn
như thép, vững như đồng/ Đội ngũ ta trùng trùng, điệp
điệp/Cao như núi, dài như sông/ Chí ta lớn như Biển
Đông trước mặt hay Xuân hãy xem! Cuộc diễu binh
hùng vĩ/Ba mươi mốt triệu nhân dân/ Tất cả hành
quân/Tất cả thành chiến sĩ) không khí xuất quân của
Việt Bắc được miêu tả với phong cách sử thi với một khí
thế oai hùng đặc biệt. Những câu thơ mang âm hưởng
của anh hùng ca, mang màu sắc của một sử thi hiện đại
cho thấy khí thế mạnh mẽ của một dân tộc đứng lên
chiến đấu giành độc lập tự do. Dân tộc ấy dám hi sinh,
vượt qua bao gian khổ thiếu thốn để lập chiến công,
biến đau thương thành sức mạnh lớn để tiêu diệt kẻ
thù.
- Sự xuất quân đó đã dẫn tới tin vui "chiến thắng
trăm miền", niềm vui đưa đến từ mọi chiến trường: Từ
Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông, từ đồng bằng đến miền
núi, từ miền ngược xuống miền xuôi... càng làm cho
Việt Bắc vui hơn. Việt Bắc trở thành tâm điểm của niềm
vui và nơi tạo dựng niềm vui Việt Nam bất tận. Bức
tranh đã cho thấy khí thế hào hùng của cả một dân tộc
và sức mạnh vĩ đại của cả cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện.
- Nghệ thuật:
+ Nhịp thơ từ êm ả, tha thiết trong hoài niệm về
nghĩa tình với Việt Bắc đã chuyển sang nhịp điệu sôi
nổi, dồn đập, mạnh mẽ.
+ Về bút pháp xây dựng hình ảnh: thiên về những
hính ảnh rộng lớn, hùng tráng, kì vĩ, đậm chất sử thi.
+ Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả: từ láy,
động từ, tính từ gợi tả, các phép tu từ...
Như vậy học sinh phải phân tích hai đoạn thơ trong sự
đối sánh như sau:
Khía cạnh so
sánh
Chủ đề
Đoạn 1
Đoạn 2
Thiên nhiên và Việt Bắc trong
con người Việt chiến
đấu
và
Bắc
trong
lao chiến thắng
động
con Cá nhân
Tập thể
Hình ảnh
người
Mối quan hệ con Con
người
và Thiên nhiên hùng
người
–
thiên thiên nhiên đẹp vĩ làm phông nền
nhiên
trong sự hài hoà cho những người
của bức tranh bốn anh hùng xuất
mùa
hiện
Nhịp thơ
Chậm, tha thiết
Nhanh, dồn đập
Ý nghĩa
Khúc tình ca
Khúc hùng ca
2. Vẻ đẹp chung của hai bức tranh:
- Hai bức tranh mà Tố Hữu tạo ra trong bài thơ này
mỗi bức có một vẻ đẹp riêng song cùng làm nổi bật vẻ
đẹp của chiến khu Việt Bắc: vẻ đẹp của núi rừng, vẻ
đẹp của sự trưởng thành cách mạng, vẻ đẹp tình người,
vẻ đẹp của tư thế xung trận...
- Hai bức tranh chính là những ấn tượng, những kỉ
niệm không thể nào quên của những người cán bộ cách
mạng đã từng hoạt động ở chiíen khu Việt Bắc. Tác giả
không chỉ tái hiện mà còn thể hiện niềm tự hào về cảnh
sắc thiên nhiên, đất trời và con người ở đó. Tôi phải
lòng đất nước quê hương vì vậy tôi viết về nó một cách
say mê như viết về người phụ nữ tôi yêu (Tố Hữu).
- Hai bức tranh đều thể hiện lòng yêu chuộng hoà
bình của dân tộc Việt Nam.
- Cả hai bức tranh đều tạo ra những gam màu đặc
trưng để tạo hình, tạo cảnh.
- Mỗi đoạn đều có hai dòng thơ mở đầu khái quát
nội dung toàn đoạn, các dòng còn lại cụ thể hoá nội
dung đó.
- Âm điệu những câu thơ lục bát làm cho cảnh vật
được miêt tả trở nên trong trẻo, du dương, tạo nên nền
nhạc cảnh hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Cả hai
đoạn thơ đều rất thành công góp phần làm nên vẻ đẹp
của bài thơ.
Đề 4:
Hình ảnh đất nước trong Việt Bắc của Tố Hữu và
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Cảm hứng về đất
nước mang lại cho người đọc những ấn tượng sâu
sắc về hình ảnh Đất Nước với những nét chung và
riêng đầy ấn tượng.
2. Khái quát về hình ảnh đất nước trong văn học
Việt Nam.
Thơ ca giai đoạn 1945-1975 có nhiều sáng tác đặc
sắc về đề tài đất nước : Vũ Cao (Núi đôi) cảm nhận về
Đất Nước gắn liền với tình yêu lứa đôi và sự hi sinh, mất
mát. Tố Hữu (Việt Bắc) viết về Đất Nước với khúc ca
hùng tráng về cuộc kháng chiến của những con người
tình nghĩa, sắt son đạo lí cách mạng, Dương Hương Ly
(Đất quê ta mênh mông) viết về Đất Nước gắn liền với
những chiến công của các bà mẹ đào hầm trong tầm
đại bác, Lê Anh Xuân (Dáng đứng việt Nam) viết về Đất
Nước gắn với hi sinh của người chiến sĩ vô danh ngã
xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất, Hoàng Cầm (Bên
kia sông Đuống) xót xa trước cảnh quê hương bị dày
xéo để rồi có khát vọng vùng lên, Đất Nước trong Tổ
quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế Lan Viên gắn
với hình ảnh những người anh hùng danh tiếng. Các
sáng tác kể trên đều có sức sống lâu bền qua nhiều thế
hệ những người yêu thơ bởi những đóng góp riêng độc
đáo.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và đoạn trích Đất Nước
của Nguyễn Khoa Điềm cũng có một đóng góp riêng
đặc sắc thể hiện cái nhìn mới mẻ của các tác giả về đất
nước.
3. Nét chung về hình ảnh đất nước trong 2 đoạn
trích
- Cảm hứng về tư thế độc lập, tự do của một nước
Việt Nam mới, tư thế của con người tự hào làm chủ đất
nước.
- Cảm hứng tự hào và tình yêu Tổ quốc của hai nhà
thơ tạo nên hình ảnh đất nước chân thực, tươi đẹp, gần
gũi như những gì đang hiện hữu trong cuộc sống của
con người Việt Nam.
- Đất nước gắn liền với những trang sử hào hùng của
dân tộc, đặc biệt là tự hào về truyền thống bất khuất ,
anh hùng trong đánh giặc ngoại xâm:
+ Việt Bắc là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng
chiến chống Phấp của dân tộc, đặc biệt ca ngợi những
chiến thắng dồn dập đã đi vào lịch sử.
+ Đất Nước tái hiện truyền thống đánh giặc ngoại
xâm qua 4000 năm.
- Cảm hứng về đất nước của nhân dân, nhân dân làm
nên đất nước.
- Đất nước đẹp hùng vĩ, khoáng đạt, tráng lệ in đậm
dấu ấn một dân tộc có nền văn hiến 4000 năm.
- Cảm hứng lãng mạn, lạc quan hướng tới ngày mai
chiến thắng.
- Hai bài thơ đều hướng đến nghệ thuật truyền thống,
đậm chất dân gian: thi liệu, ngôn ngữ, giọng điệu, chất
chính tri, chính luận kết hợp chất trữ tình, cảm xúc.
4. Nét riêng - đóng góp của mỗi nhà thơ.
* Việt Bắc (Tố Hữu)
- Viết vào thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống
Pháp, vì vậy cảm hứng đất nước tập trung vào mảnh
đất Việt Bắc - một thời gian dài nó có ý nghĩa đại diện
cho đất nước, là linh hồn của đất nước cả về cảnh sắc
và những trang sử. Bài thơ là khúc ca hào hùng về cuộc
kháng chiến gian khổ mà vĩ đại.
- Bài thơ tô đậm phẩm chất anh hùng cách mạng,
tình đoàn kết, nghĩa tình, chia ngọt sẻ bùi, thuỷ chung
vẹn toàn của con người Việt Nam trong thử thách. Tất
cả dồn trong nỗi nhớ da diết, sâu nặng giữa người đi-kẻ
ở.
- Cảm hứng về Việt Bắc - đất nước hoà quyện trong
nghĩa tình lưu luyến nhớ nhung- cách thể hiện độc đáo:
thể thơ lục bát, hình thức đối đáp, ngôn từ giọng điệu
của ca dao dân ca và các biện pháp tu từ.
* Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Trích từ một chương trong trường ca Mặt đường khát
vọng nhưng phần thơ cũng có ý nghĩa như một bài thơ
được viết độc lập vì cảm hứng có tính tập trung về hình
tượng đất nước. Đất Nước được cảm nhận ở tầm khái
quát với nhiều phương diện: Sự hình thành, phát triển,
khái niệm, lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hoá
và tâm hồn dân tộc=> hình tượng Đất Nước trọn vẹn,
tổng thể.
- Hình tượng Đất Nước được nhìn nhận từ một tư
tưởng bao trùm chi phối tất cả, đó là tư tưởng Đất Nước
của Nhân dân hay Nhân dân làm ra Đất Nước. Khẳng
định điều này, chương thơ làm xúc động người đọc về
một chân lí thiêng liêng và giản dị, tính giáo dục cao
cần thiết cho nhận thức của thế hệ trẻ thanh niên vùng
địch tạm chiếm thời kì chống Mĩ và cho hôm nay, mai
sau.
- Nghệ thuật thể hiện: thơ tự do không vần, hai chữ
Đất Nước viết hoa, mượn hình thức tâm tình của anhem (đôi lứa đang yêu)...
5. Lí giải:
- Có sự giống nhau là do thời đại, sự gặp gỡ trong
tư tưởng các nhà thơ.
- Có sự khác nhau do phong cách nghệ thuật, cảm
quan nghệ thuật của mỗi nhà thơ là khác nhau, do yêu
cầu sáng tạo nghệ thuật không được lặp lại người khác
và lặp lại chính mình.
6. Bình luận: Những nét chung và riêng như đã phân
tích ở trên làm cho đất nước trong thơ trở nên phong
phú, đa dạng, lấp lánh sắc màu hơn. Và hai tác giả đã
góp hai bông hoa tươi thắm mãi trong vườn thơ dân tộc.
Từ cảm nhận về đất nước trong hai đoạn trích, mỗi
chúng ta không chỉ tự hào về quá khứ hào hùng của đất
nước mà còn thêm yêu mến và mong được góp phần
công sức nhỏ bé của mình tô thắm non sông.
Đề 5:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý:
I. MỞ BÀI: Dẫn dắt vấn đề theo định hướng của đề.
II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu về hai tác giả :
- Xuân Quỳnh là một trong các nhà thơ tiêu biểu
nhất của thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ. Thơ Xuân
Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn
- vừa hồn nhiên, tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành.
“Sóng” là thi phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh rất tiêu
biểu cho phong cách thơ của chị. Bài thơ được trích
trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ
trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ
Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp
giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí
thức về đất nước, con người Việt Nam. Đoạn trích Đất
Nước trích từ phần đầu trường ca “Mặt đường khát
vọng”.
2 . Cảm nhận
2.1 . Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
thể
hiện
cái
tôi
đầy
khao
khát
- Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ,
khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát
vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí
trong tình yêu là "Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn
dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật
chặt " (Christopher Hoare).
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để
ngàn năm còn vỗ . Đây là khát vọng muốn được vĩnh
cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy
được một tư tưởng nhân văn : " yêu và sự hiến dâng"
(chữ " hiến dâng" không hiểu theo nghĩa thông tục).
Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất
nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm
thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của
những con người trong thời đại ấy.
* Nghệ thuật : bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu
nhịp điệu, âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng
phép nhân hóa, so sánh.
2.2. Đoạn thơ trong bài Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm là lời nhắn của nhà thơ về trách nhiệm
của thế hệ trẻ với non sông đất nước.
- Câu thơ mở đầu được so sánh ngầm. Đất Nước
được ví như máu xương. Cách ví von ấy thể hiện sự
thiêng liêng và niềm tự hào mãnh liệt về đất nước. Đất
nước là một phần không thể thiếu trong mỗi con người.
Nó là hồng cầu trong dòng máu lưu chuyển dưỡng nuôi
sự sống của mọi người.
- Điệp ngữ "phải biết" được nhắc lại hai lần như
một mệnh lệnh, nhưng mệnh lệnh này không khô khan
cứng nhắc mà lại làm lay động trái tim con người.
+ "Gắn bó" là đoàn kết, đồng lòng; "san sẻ" là
chia bùi sẻ ngọt.
+ Hóa thân là sự cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ
mình
cho
non
sông,
đất
nước.
- Có "gắn bó" , "san sẻ", "hóa thân" thì mới làm
nên được đất nước muôn đời. Nói một cách khác, để đất
nước và non sông mãi mãi trường tồn thì mỗi con người
phải biết đoàn kết, san sẻ, hóa thân.
*Nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ chính luận; điệp
ngữ "phải biết" được nhắc lại hai lần đầy thiêng liêng;
ngôn ngữ thơ giản dị như lời nói từ trái tim truyền thông
điệp đến trái tim.
3. So sánh:
- Giống nhau: tư tưởng của hai đoạn thơ đều là tư
tưởng tình yêu và sự hiến dâng, khát vọng đều lớn lao
và cao thượng.
- Khác nhau: Sóng là vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi.
Đất Nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân của con người đối
với tổ quốc. Sóng được diễn tả bằng thể thơ năm
chữ. Đất nước được diễn tả bằng thể thơ tự do.
III. KẾT BÀI: Tổng hợp, đánh giá vấn đề và để lại ấn
tượng cho người đọc.
Đề 6:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn
thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
("Tây Tiến" Quang Dũng)
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đỏ muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
("Việt Bắc" - Tố Hữu)
Gợi ý:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
- Quang Dũng là hồn thơ đôn hậu, hào hoa thanh
lịch, yêu tha thiết quê hương đất nước, có khuynh
hướng khai thác vẻ đẹp lãng mạn anh hùng.
- Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của thơ ca cách
mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu có sức chinh phục mạnh
mẽ bởi niềm say mê lí tưởng, khuynh hướng sử thi, cảm
hứng lãng mạn, tính dân tộc đậm đà.
- Tây Tiến và Việt Bắc là thành công xuất sắc của
thơ cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống
Pháp. Cả hai tác phẩm đều khắc họa hình tượng tập thể
anh hùng những con người Việt Nam trong cuộc kháng
chiến.
2. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến.
a/Vị trí của đoạn thơ: là đoạn ba của bài thơ. Sau
khi khắc họa hình tượng người lính trên con đường hành
quân nhà thơ đã khắc họa tượng đài tập thể của những
người lính Tây Tiến.
b/ Đặc điểm của hình tượng:
+ Người lính Tây Tiến được khắc họa như những
con người bình dị nhất có những giới hạn không thể
vượt qua như bệnh tật “không mọc tóc, xanh màu lá,
anh về đất”
+ Những con người có vẻ đẹp phi thường, hào
hùng: dữ oai hùm, mắt trừng.
+ Lãng mạn, hào hoa: đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm.
+ Lý tưởng sống cao đẹp: sự hi sinh tự nguyện
"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Bằng trí tưởng
tượng của Quang Dũng, người lính được khoác trên
mình tấm áo bào sang trọng của các chiến tướng mặc
khi ra trận, mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cổ
điển. Sự ra đi của người lính nhẹ nhàng thanh thản như
là sự trở về với đất mẹ yêu thương. Âm thanh tiếng
gầm của dòng sông Mã như khúc tráng ca đưa người
lính về nơi an nghỉ. Cảm xúc tiếc thương, đau đớn,
nhưng vẫn tràn đầy niềm tự hào.
c/ Nghệ thuật biểu hiện: thể thơ 7 tiếng, nhịp thơ
nhanh như khúc quân hành, sắc thái cổ điển , hình ảnh
ước lệ, sử dụng nhiều từ Hán Việt, cảm hứng lãng mạn
và giọng điệu bi tráng.
3. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc
a/ Vị trí của đoạn: là lời người ra đi đáp lại người ở
lại, thể hiện nỗi nhớ Việt bắc trong những ngày chiến
dịch.
b/ Đặc điểm của hình tượng tập thể anh hùng trong
đoạn thơ
+ Không gian xuất hiện: những con đường Việt Bắc
+ Thời gian: ban đêm cho thấy sự gian khổ, và sự
bất thường của chiến tranh
+ Hình tượng tập thể của những người lính đông
đảo và có sức mạnh lay trời chuyển đất, ánh sáng lí
tưởng đẹp đẽ, tâm hồn lãng mạn (chú ý các hình ảnh:
rầm rập như là đất rung, điệp điệp trùng trùng, ánh sao
đầu súng bạn cùng mũ nan).
+ Hình tượng tập thể của đoàn dân công phục vụ
cho chiến dịch miêu tả trong ánh sáng của ngày hội
kháng chiến và ánh sáng của tuơng lai, họ có trái tim
cách mạng rực lửa và sức mạnh san phẳng mọi khó
khăn. (Chú ý các hình ảnh: đỏ đuốc từng đoàn, bước
chân nát đá, đèn pha bật sáng).
- Cảm xúc: tự hào tin tuởng, lạc quan: Hình ảnh
“Những đường Việt Bắc của ta”, “đèn pha bật sáng như
ngày mai lên”.
c/ Nghệ thuật biểu hiện là những yếu tố thể hiện
tính dân tộc trong thơ: thể thơ lục bát, vận dụng thành
ngữ, từ láy, tiểu đối, hình ảnh ước lệ. Đổi mới thơ lục
bát bằng cảm hứng anh hùng ca và giọng điệu hào
hùng. Xây dựng hình tượng tập thể và bút pháp phóng
đại mang màu sắc sử thi.
4. Những điểm tương đồng và khác biệt của hình
tượng tập thể anh hùng trong hai đoạn thơ.
a/ Tương đồng:
- Đều khắc họa hai hình tượng tập thể với phẩm
chất anh hùng, dũng cảm trái tim yêu nước nồng nàn
và sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng, tâm hồn lãng mạn.
Khẳng định lẽ sống cao đẹp sẵn sàng hiến dâng tuổi
thanh xuân cho đất nước
- Cảm xúc tự hào ngợi ca.
- Bút pháp lãng mạn và mang âm hưởng sử thi,
nhịp thơ nhanh, hình ảnh ước lệ, nghệ thuật đối...
b/ Khác biệt:
- Tập thể anh hùng trong bài thơ Tây Tiến hội tụ
sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và mang nét rất riêng
của đoàn binh Tây Tiến mang vẻ đẹp của thanh niên trí
thức Hà Nội. Được khắc họa trong mất mát hi sinh
nhưng vẫn đẹp, âm hưởng của đoạn thơ là âm hưởng bi
tráng.
- Tập thể anh hùng trong đoạn thơ của bài Việt
Bắc hội tụ sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh của quá
khứ, được khắc họa trong không khí ra trận, âm hưởng
anh hùng ca.
- Người lính Tây Tiến hiện lên rõ ràng, chân thực, có
sự đối nghịch giữa ngoại hình và tâm hồn khí phách. Tất
cả thể hiện qua những câu thơ 7 tiếng mang âm hưởng
cổ điển, trang nghiêm.
- Con người kháng chiến trong Việt Bắc không hiện
lên rõ ràng, cụ thể mà thông qua những hành động bật
lên sức mạnh phi thường, có sự thống nhất, đoàn kết
đồng lòng giữa quân và dân. Tất cả thể hiện qua những
câu thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca, âm
hưởng mạnh mẽ, hào hùng.
5. Lí giải
- Có sự giống nhau vì: hai tác giả đều là những
nhà thơ – chiến sĩ và đều là người trong cuộc, đều tự
hào và ca ngợi con người Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Pháp vĩ đại.
- Có sự khác biệt vì: mỗi nhà thơ có một phong
cách nghệ thuật riêng, đối tượng phản ánh khác nhau,
yêu cầu người sáng tác phải đem đến cái mới…
6. Đánh giá
- Xây dựng hình tượng tập thể anh hùng, hai đoạn
thơ góp phần thể hiện đặc điểm của thơ ca cách mạng,
là khuynh hướng sử thi vẻ đẹp lãng mạn.
- Thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao
đẹp của con người.
- Góp phần khẳng định giá trị là bản anh hùng ca
của cuộc kháng chiến của hai bài thơ .