Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ý nghĩa quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 37 trang )

Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
MỤC LỤC

Tạ Thị Trang

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
LỜI MỞ ĐẦU

Nếu việc đặt tên cho một con người là "hình thức", "hiện tượng", còn tâm
tính của con người đó là "nội dung", "bản chất" thì tên của một đất nước cũng
là "hình thức", "hiện tượng", cơ chế xã hội của đất nước đó là "nội dung", "bản
chất". Cũng giống như việc cha mẹ đặt tên cho con cái là muốn gửi gắm tâm tư,
nguyện vọng vào tương lai của đứa con ... và việc đặt tên Quốc hiệu cũng không
ngoại lệ.
Các nhà Nho xưa, ngoài tên cha mẹ đặt cho, không thể đổi, thường tự đặt
thêm hiệu, để bày tỏ ý hướng, làm mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời. Ví dụ như
Nguyễn Trãi lấy hiệu là Ức Trai nhằm nhắc nhở mình phải luôn tu dưỡng tính
tình, tiết độ, khiêm tốn, nghiêm trang ; Ngô Thời Nhậm lấy hiệu là Hy Doãn
nhằm mong được như Y Doãn, hiền thần thời Cổ Trung Hoa, vì sách xưa gọi
ông Y Doãn là "thánh chi nhậm" ( bậc thánh của việc gánh vác trách nhiệm ) ;
Cao Bá Quát lấy hiệu là Chu Thần vì sách có nói đời Chu có hai vị hiền thần là
Bá Đạt, Bá Quát, do đó, Quát là bề tôi nhà Chu ( Chu Thần ), mong muốn xây
dựng một triều đại thái bình thịnh trị ; Phan Bội Châu lấy hiệu là Sào Nam để
nhắc nhở mình là "chim Việt cành Nam", theo ý câu "Hồ mã tê Bắc phong / Việt


điểu sào Nam chi", biểu thị lòng yêu nước của mình ... Khi đã đặt tên hiệu, thì
phải cố gắng phấn đấu theo đuổi, chứ chỉ đặt cho vui, cho có với thiên hạ, hay tệ
hơn, chỉ để lừa mị, bịp bợm thì chỉ đáng xấu hỗ, mang nhục mà thôi ...
Việc đặt "Quốc hiệu" là để thể hiện nguyện vọng, ý chí, lập trường tồn tại
và phát triển của một dân tộc đối với đất nước của mình, và công bố với cộng
đồng thế giới về điều đó.
Quốc hiệu luôn là một trong những cái tên thiêng liêng nhất đối với mỗi dân
tộc, mỗi con người. Nó khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia, thể
hiện ý thức và niềm tự hào, tự tôn của mỗi dân tộc cũng như sự bình đẳng với các
quốc gia, dân tộc khác trên thế giới. Không những vậy, Quốc hiệu còn là những cột
Tạ Thị Trang

2

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

mốc ghi lại những bước thăng trầm, những bước phát triển trong tiến trình lịch sử
của mỗi dân tộc, đồng thời nói lên khát vọng của ông cha ta về một đất nước toàn
vẹn chủ quyền, độc lập, thống nhất, giàu mạnh, vững bền.
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta, qua bao thời kỳ đánh giặc
giữ nước từ thuở khai sinh cho đến nay, đất nước ta đã mang nhiều quốc hiệu
ứng với từng giai đoạn lịch sử khác nhau như: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân,
Đại Cồ Việt...Luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc, đồng thời hun đúc lòng tự hào dân tộc, ý chí xây dựng và bảo
vệ tổ quốc của mỗi người dân tộc Việt Nam cũng như khát vọng của nhân ta

trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ
viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.
Nhằm nâng cao hơn nữa mục đích đề ra và tổng kết những kết quả đạt
được trong quá trình học tập môn “Nghi thức nhà nước” em xin trình bày những
hiểu biết của mình về ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
theo cấu trúc như sau:
Chương 1: Khái quát chung về quốc hiệu
Chương 2: Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Chương 3: Ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay
Do hạn chế về thời gian nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp sự chỉ bảo của (thầy) cô giáo để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Tạ Thị Trang

Tạ Thị Trang

3

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC HIỆU
1.1.

Khái niệm về Quốc hiệu
Có một số cách hiểu về quốc hiệu như sau:
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu

thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại
giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng
tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân
tộc.
Theo từ điển Tiếng Việt thì Quốc hiệu với vai trò là một danh từ được
hiểu là “tên gọi chính thức của một nước.”
Quốc hiệu là biểu tượng của một nước không thể thiếu được, thể hiện chủ
quyền, mang những đặc điểm của quốc gia đó.
Còn một số người nêu rõ hơn khái niệm quốc hiệu như sau:
“Quốc hiệu là tên chính thức của quốc gia dùng để chỉ vùng lãnh thổ
thuộc quốc gia và được ghi trong hiến pháp của quốc gia đó”….
Có rất nhiều cách nhìn hiểu về Quốc hiệu nhưng chung quy lại Quốc hiệu
chính là tên gọi của một quốc gia thể hiện chế độ chính trị cũng như ước mơ,
mong muốn,
1.2.

Ý nghĩa của quốc hiệu

- Nó thể hiện chủ quyền, quốc gia của mỗi dân tộc trên lãnh thổ của mình.
Nó có thể khác với tên địa lý được gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó.
Ví dụ: Chiêm Thành là tên gọi Việt Nam của người Chăm, tên Giao Chỉ
thường được chỉ giống dân Cổ Việt trong vùng Bắc Việt Nam ngày xưa. Nó
khác với quốc hiệu Văn Lang thường được gán cho thời tiền sử.

- Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư
Tạ Thị Trang

4

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

dân chủ thể của quốc hiệu. Nó là danh xưng chứng thức được dung trong ngoại
giao và bang giao quốc tế.
Ví dụ: Cho đến năm 1804 Việt Nam luôn có hai quốc hiệu: một quốc hiệu
dùng trong nước như Đại Cồ Việt, Đại Việt nhưng mặt khác người Trung Hoa
láng giềng phương Bắc lại gọi Việt Nam là An Nam.
- Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường thể hiện chế độ chính trị
hay ước muốn chính trị của quốc gia.
Ví dụ: Quốc hiệu có thể nhấn mạnh về chế độ chính trị như chế độ xã hội
hay chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hay chế độ cộng hoà như
Việt Nam Cộng Hoà chúng ta có đầy đủ quốc hiệu theo địa lý hay chính trị theo
dòng lịc sử vẻ vang của dân Việt.
Chính vì thế, Quốc hiệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia
,dân tộc trên thế giới và là một yếu tố không thể thiếu trong sự hình thành và
phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó thể hiện ý chí, khao khát mong
muốn, chế độ chính trị xã hội của từng nước mà mỗi khi nhìn vào tất cả mọi
người có thể nhận thấy đất nước đó, dân tộc đó đang ở chế độ chính trị nào.

Tạ Thị Trang


5

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Tạ Thị Trang

Môn: Nghi thức Nhà nước

6

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
CHƯƠNG 2:

Ý NGHĨA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
2.1. Văn Lang
Văn Lang (chữ Hán: 文文) là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử.
Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các vua Hùng.

Hình 1. Nước Văn Lang năm 500 TCN
Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con
sông. theo kết quả nghiên cứu của ngành Ngữ âm học lịch sử. Theo đó thì:

Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông.
- Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,…
- Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán – Việt), với
khoảng

(trong

tiếng

Lào)



với

kông

(trong

tiếng

Khmer).

Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những
con sông.
Lập luận này được củng cố thêm bởi kết quả của hàng loạt những cuộc
khai quật khảo cổ dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Mã.
Tên nước Văn Lang, cũng là tên bộ tộc mạnh nhất đã thống nhất 15 bộ
tộc, chắc hẳn có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc
miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim họ tôn kính như vật tổ.

Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con
chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, Mê Linh, có nguồn gốc
là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của
Tạ Thị Trang

7

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", Mê Linh năm trong vùng đất này, - đồng
thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc
bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng. Một điểm khác, chữ "Hồng" trong
từ Hồng Bàng thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương Vương là chỉ một con chim
nước thuộc họ diệc.
2.2. Âu Lạc
Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ việc liên kết các bộ
lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương
Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng
thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và một phần tây namQuảng Tây (Trung
Quốc).

Hình 2: Lược đồ nước Âu Lạc

Tạ Thị Trang


8

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Hình 3: Sơ đồ thành Cổ Loa
Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sát nhập lãnh
thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) và hình thành nên một
nhà nước mới là Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt). Âu là
Đất, Lạc là Nước. Từ ghép “Âu Lạc” mang nghĩa là đất nước hay xứ sở. So sánh
hơi khập khiễng thì tổ chức xã hội Âu Lạc khi ấy không khác mấy vùng đồng
bào thiểu số Tây Nguyên cách đây trên dưới 100 năm. Nếu người Pháp từng kí
âm “Đạ Lạch” thành Đà Lạt (nghĩa gốc là nước của người Lạch, xứ sở của
người Lạch) thì người Hán cũng đã kí âm “Đất nước” thành “Âu Lạc”. Chúng ta
chỉ hình dung được: dường như Âu Lạc - Đất Nước có qui mô lớn hơn Đà Lạt Nước Lạch. Vậy Âu Lạc chính là đất nước của người Việt.
Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh thổ cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày
nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn
Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả
Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208
TCN hoặc 179 TCN ), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải - nhà Tần) tung quân đánh
chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc
bị xóa sổ.
Tạ Thị Trang

9


Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

2.3. Vạn Xuân
Vạn Xuân: là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn
ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền
Lý và Triệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà
Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân.
Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật
Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa.

Hình 4: Tượng Phật mạ vàng thế kỷ 6 - 7 của nước Vạn Xuân

Tạ Thị Trang

10

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Hình 5: Chân dung Lý Bí

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt
Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân
về cướp ngôi. Lí Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.Vua Tùy đòi
Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng ông thoái mác không đi. Lý Phật Tử cho tăng
thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà
Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội).Năm 603, mười vạn
quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải
về Trung Quốc.
’’Vạn’’ tức là muời ngàn, ’’Xuân’’ tức là mùa xuân, là mùa của lễ hội đầm
ấm. Ở đây Lý Nam Đế muốn đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi, dân chúng
ấm no, hạnh phúc.
Đại Việt Sử kí thì cho rằng " với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước
Tạ Thị Trang

11

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Vạn Xuân có ý mong xã tắc được bền vững muôn đời". Lí Bí là người Việt Nam
đầu tiên xưng làm hoàng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối
chọi Bắc, lấy Việt đối sách với Hoa đã khẳng định ý thức dân tộc, lòng tự tin
vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển đất nước độc lập và tự chủ.
Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm " làm bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng
đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng "
nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và

nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình".
2.4. Tĩnh Hải
Tĩnh Hải: là tên gọi Việt Nam từ cuối thời Bắc thuộc lần 3 đến hết
thời loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam, kéo dài 102 năm (866-968).

Hình 6: Lãnh thổ thời Khúc Thừa Dụ giành được tự chủ cho Tĩnh Hải
quân đến những năm đầu thời nhà Ngô.
Từ đầu cho tới giữa thời thuộc Đường, nhà Đường gọi Việt Nam là An
Nam đô hộ phủ, Trấn Nam đô hộ phủ, với người đứng đầu là các quan Đô hộ
hoặc Kinh lược sứ. Đây là sự phân biệt giữa trấn nội thuộc và ngoại thuộc của
nhà Đường vì các đơn vị hành chính tại chính quốc nhà Đường khi đó là các
"quân" với người đứng đầu có chức danh là Tiết độ sứ[1].
Tạ Thị Trang

12

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Năm 866, sau 2 năm bị quân Nam Chiếu chiếm đóng, An Nam đô hộ phủ
trở về tay nhà Đường vì tướng Cao Biền có công đánh dẹp. Đường Ý Tông theo
thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Điều này
tương tự như việc Hán Hiến Đế làm năm 203 theo tờ biểu của thứ sử Trương
Tân và thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp, cho bộ Giao Chỉ được lập thành Giao
Châu, coi ngang hàng như các đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Lúc này, An
Nam đô hộ phủ trở thành Tĩnh Hải quân cũng giống như các "quân" (đơn vị

hành chính) ở Trung Quốc với người đứng đầu có chức danh là Tiết độ sứ.
Trong những năm cuối thời thuộc Đường và thời Tự chủ, lãnh thổ Tĩnh
Hải quân gồm 12 châu là:
Gia
Pho
Chi
Ái
on
g

Ho
Lụ Na
Tha
c gn
na
g
Ph Diễ

ú n
Trư
cA
ờn
Ln
ộg
c
Lãnh thổ 12 châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo
dài tới phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc hiện nay.
Tuy nhiên sang thời nhà Ngô (939-967), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8
châu là:

Tạ Thị Trang

13

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Giao
Hoan
PTrh
úư
Diễn cờ
n
Lg

Ái c
Ph
o
n
g
Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán. Việc thu hẹp
lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo Đào Duy
Anh trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” 4 châu này bị Nam Hán chiếm,
nhưng không rõ vào thời điểm nào (trước hay sau trận Bạch Đằng). Nguyễn
Khắc Thuần trong “Thế thứ các triều vua Việt Nam” cho rằng: Ngô Quyền bàn
giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ".

Lãnh thổ nước Đại Cồ Việt của nhà Đinh kế tục nhà Ngô trở về sau nằm
trên 8 châu này, từ miền Bắc Việt Nam đến Hoành Sơn, nghĩa là hết địa giới Hà
Tĩnh hiện nay. Kể từ khi kết thúc nghìn năm Bắc thuộc đến trước
năm 1069 (thời điểm Lý Thánh Tông lấy 3 châu của Chiêm Thành), lãnh thổ
Việt Nam thời họ Khúc là rộng hơn cả.
Tên gọi Tĩnh Hải quân vẫn được các triều đình phương Bắc dùng làm một
tên gọi Việt Nam. Khi phong chức cho các vua hay hoàng tử nhà Đinh, nhà Tiền
Lê và nhà Lý của Việt Nam, các vua Tống vẫn dùng tước hiệu gắn với địa danh
Tĩnh Hải quân:


Năm 973 nhà Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ
quận vương, hoàng tử Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tĩnh Hải quân tiết độ sứ
An Nam đô hộ.
Tạ Thị Trang

14

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Năm 986, nhà Tống sai Lý Nhược Chuyết, Lý Giác mang chế sách sang



phong cho Lê Hoàn làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân Tiết độ sử kinh triệu quận

hầu.


Năm 1007, nhà Tống phong Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương,
lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ.



Năm 1010, nhà Tống phong Lý Thái Tổ làm Giao Chỉ quận vương, lĩnh
Tĩnh Hải quân tiết độ sứ.
Từ Lý Thái Tông trở về sau, trong danh hiệu các vua Tống phong cho vua
Đại (Cồ) Việt chỉ có Giao Chỉ quận vương, không nhắc tới Tĩnh Hải quân.
2.5. Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt: là quốc hiệu Việt Nam dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và
đầu thời nhà Lý. Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ
Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thái
Tông năm 1054. Trong giai đoạn này có sự kiện dời kinh đô từ Hoa
Lư về Thăng Long. Đại Cồ Việt lần đầu tiên trong lịch sử là một quốc gia độc
lập có nhà nước riêng, quân đội riêng và làm chủ một giang sơn riêng. [2] Đại Cồ
Việt là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam
sau một thời gian dài bị Bắc thuộc.
Quốc hiệu Đại Cồ Việt do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Đại Cồ Việt
là quốc hiệu được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng
thời gian dài 86 năm (từ 968 - 1054). Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Sùng Hưng
Đại Bảo thứ 6 (1054), vua Lý Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt.
Điều này có nghĩa là khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nước vẫn mang quốc
hiệu là Đại Cồ Việt.

Tạ Thị Trang


15

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Hình 7: Toàn cảnh cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ
Việt do Đinh Tiên Hoàng Đế sáng lập.

Hình 8: Phả hệ các triều vua Đại Cồ Việt ở khu di tích cố đô Hoa Lư
Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn.
Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là
nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.
Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh
Tiên Hoàng ở Hoa Lư):
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Tạ Thị Trang

16

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

Nghĩa là:
Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.
Lê Văn Siêu trong Việt Nam văn minh sử cương giải thích: "Đại Cồ Việt
có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu
ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn
muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa.
Tuy nhiên, kết quả khảo cổ học ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long cho
thấy các viên gạch có niên đại từ thời Đinh đến đầu thời Lý được sử dụng lại
khắc chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên" (Gạch xây thành nước Đại Việt).
Sự xuất hiện những viên gạch này ở thời điểm trước khi Lý Thánh Tông đổi
quốc hiệu thành Đại Việt như ghi chép trong chính sử khiến có những luồng ý
kiến cho rằng quốc hiệu từ thời Đinh đã là Đại Việt.
Về gạch xây thành nhà Đinh, Giáo sư Đỗ Văn Ninh đã nhận định qua bài
viết "Tìm hiểu vài loại gạch cổ khai quật ở Ba Đình" như sau: "Trong Hội thảo
khoa học về đề tài "Từ Hoa Lư tới Thăng Long", tôi đã có dịp trình bày một ý
kiến: "Chỉ có nước Đại Việt, không có nước Đại Cồ Việt, ý kiến đó dựa vào sự
tồn tại khách quan của những viên gạch xây kinh đô có in quốc hiệu "Đại Việt".
Không một người thợ làm gạch nào ở Hoa Lư cả gan dám đổi quốc hiệu thành
"Đại Việt" nếu thời Đinh - Lê có quốc hiệu là "Đại Cồ Việt"

2.6.

Đại Việt
Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (10541072), vua thứ 3 của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì củaĐinh Bộ Lĩnh,
quốc hiệu là Đại Cồ Việt gồm chữ Đại nghĩa là lớn và chữ Nôm Cồ cũng cùng
nghĩa là lớn.


Tạ Thị Trang

17

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Hình 9: Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527
Năm 1400, sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly, người sáng lập nhà
Hồ đã đổi quốc hiệu thành Đại Ngu . Năm 1407, nhà Minhxâm lược Đại Ngu và
cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lấy lại
tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu.

Tạ Thị Trang

18

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Hình 10: Toàn cảnh Điện Kính Thiên trong thành Hà Nội
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ

thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 - 1804), tên gọi Đại Việt
được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà
Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Đàng Ngoài, Đàng Trong, nhà Tây Sơn và 3 năm
đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại
Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc
Minh (1400 - 1427).
Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam, quốc hiệu Đại
Việt chấm dứt hoàn toàn. Lịch sử Đại Việt đã xảy ra nhiều trận chiến chống
ngoại xâm như: chống Tống năm 1077; chống Nguyên Mông các năm 1258,
1285 và 1288; chống Minh từ năm 1418-1428, chống Thanh năm 1789. Cũng có
những thời kì đất nước bị chia cắt lâu dài, như Nam-Bắc triều từ năm 15331592, phân tranh Trịnh Nguyễn từ năm 1627-1788.
2.7. Đại Ngu
Đại Ngu: là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ (1400 - 1407). Quốc
hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm
quyền[. Sau đó, vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và
tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu
Lê chiến tranh giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại
thành Đại Việt nhưng nhà Hồ đã chiến tranh giành nước (năm 1428).

Tạ Thị Trang

19

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


Hình 11: Cương vực Đại Ngu
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là
một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên
là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ
công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ
Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có
nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si". Quốc hiệu Đại
Ngu được sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn trong nước Việt Nam cho đến
khi quân Minh xâm chiếm nhà họ Hồ, do không được sự ủng hộ của nhân dân
nên nhà họ Hồ đã làm mất nước.
2.8.

Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia
Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng
"Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên
tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổNam Việt thời nhà Triệu, gồm
cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu
nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức
Tạ Thị Trang

20

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


tuyên phong tên này năm 1804. Điều đó được xác lập bởi một văn bản pháp lý
quan trọng là Chiếu của vua Gia Long năm thứ 3 (1804).

Hình 12: Vua Gia Long
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ
cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do
Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn” Dư địa chí” viết đầu thế
kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam".
Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có
câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam"
trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải
Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc
Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu:
"Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt
Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết
đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người
Tạ Thị Trang

21

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Việt ở phương Nam).


Hình 13: Tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong thời gian 36 năm (1804-1840). Sau khi
lên nối nghiệp vua Gia Long, vua Minh Mệnh đã cho thay đổi Quốc hiệu vào
năm Minh Mệnh thứ 19 (1840). Sự kiện này được phản ánh trong chính sử triều
Nguyễn và được xác nhận bằng một văn bản quan trọng là bản Dụ của vua Minh
Mệnh bố cáo cho toàn thần dân trong nước và các nước đều biết. Bản Dụ trong
bộ sách Đại Nam thực lục Chính biên đệ nhị kỷ (ghi chép lịch sử thời vua Minh
Mệnh).
2.9.

Đại Nam
Sau khi lên nối nghiệp vua Gia Long, vua Minh Mệnh đã cho thay đổi
Quốc hiệu vào năm Minh Mệnh thứ 19 (1840). Sự kiện này được phản ánh trong
chính sử triều Nguyễn và được xác nhận bằng một văn bản quan trọng là bản Dụ
Tạ Thị Trang

22

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

của vua Minh Mệnh bố cáo cho toàn thần dân trong nước và các nước đều biết.
Bản Dụ trong bộ sách Đại Nam thực lục Chính biên đệ nhị kỷ (ghi chép lịch sử
thời vua Minh Mệnh).

Hình 14: Vua Minh Mệnh

Về chữ Đại Nam, ý nghĩa của chữ Đại là lớn, chữ Nam là phương Nam,
đúng như lời vua Minh Mệnh nói đó là việc “dấy nghiệp ở đâu thì đặt quốc hiệu
ở đó”. Rồi vua khẳng định rằng: “bản triều có toàn cõi phương Nam, bờ cõi
ngày mở rộng cho đến chân núi bờ biển cũng đều thống thuộc, nguyên trước
xưng là Việt Nam, nay xưng là Đại Nam, thì càng rõ thêm danh nghĩa, mà chữ
Việt cũng ở trong ấy vậy”. Rõ ràng tư tưởng của Minh Mệnh đó là sự nhất thống
về biên giới lãnh thổ cũng như quốc hiệu của một quốc gia đã trọn vẹn. Theo
Minh Mệnh chữ Việt trong từ “Việt Nam” mà vua Gia Long đặt trước đó cũng
nằm trong hai chữ “Đại Nam”, bởi chữ “Việt” có nghĩa là vượt qua, vậy “Việt
Nam” tức là vượt về phương Nam, điều đó đúng là cũng ứng với việc nhà
Nguyễn dấy nghiệp ở phương Nam. Do đó, lời vua Minh Mệnh nói trong chữ
“Đại Nam” có dấu ấn của “Việt Nam” là hoàn toàn có cơ sở. Như vậy, về mặt ý
Tạ Thị Trang

23

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

nghĩa Việt Nam và Đại Nam đều chỉ việc nhà Nguyễn lấy đất phương Nam làm
vương nghiệp. Song, Đại Nam lại thể hiện một ý nghĩa độc lập bề thế sánh
ngang với Đại Thanh của Trung Hoa.
Trong bản Dụ, vua Minh Mệnh cũng giải thích việc đặt Quốc hiệu là Đại
Nam như sau: “…Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một
dải phía Đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có
răng đều thuộc vào trong bản bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả.

Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn… Chuẩn từ
nay trở đi, Quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô phải
chiếu theo đó tuân hành. Giả hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam về lẽ vẫn
phải, không được nói hai chữ Đại Việt. Còn Hiệp kỷ lịch năm nay trót đã ban
hành thì không phải thay đổi hết thảy… Lấy năm Minh Mệnh thứ 20 bắt đầu đổi
thành chữ Đại Nam mà ban hành để chính tên hiệu cho các nơi xa gần đều biết”.
Thay đổi quốc hiệu để khẳng định sự nhất thống từ Bắc chí Nam, từ Đông
sang Tây, từ đất liền đến hải đảo. Tất cả mọi con dân đều nằm trong bản đồ của
nước Đại Nam. Việc làm này của vua Minh Mệnh như một lời tuyên bố chính
thức với các nước lân bang rằng, từ nay nước Đại Nam có cương vực thống
nhất, có quốc hiệu để tỏ rõ uy quyền, không lệ thuộc vào nước nào.
2.10.

Đế quốc Việt Nam
Đế quốc Việt Nam (tiếng Nhật: Betonamu Teikoku) là một chính phủ
trong lịch sử Việt Nam tồn tại trong 5 tháng, từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8
năm 1945. Đế quốc Việt Nam được Nhật Bản hậu thuẫn sau khi triều đình Nhà
Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre.
Sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt
Nam", Hoàng đế Bảo Đại ra tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới
thân Nhật tại Việt Nam, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng
Kim làm thủ tướng, còn Bảo Đại được Nhật Bản công nhận là vua của chính thể
Tạ Thị Trang

24

Lớp QTVP K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

mới theo mô hình quân chủ lập hiến - giống như mô hình ở Nhật Bản lúc bấy
giờ. Trong thực tế, Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu
hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945,
nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây trên danh nghĩa là chính
phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được
chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh
nghĩa vào đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ này chỉ tồn tại trong thời
gian ngắn cho tới khi bị xóa bỏ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Hình 15: Quốc trưởng Bảo Đại

Hình 16: Thủ tướng Trần Trọng Kim
Theo các tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như của phương Tây, Đế
quốc Việt Nam là chính quyền do Đế quốc Nhật Bản dựng lên và không có thực
quyền. Nó được xếp chung với các chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các
nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ
Tạ Thị Trang

25

Lớp QTVP K1A


×