- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
et
.N
hu
hiT
T
De
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
[1] …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó
trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca
hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay
chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng
hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào
đó như thế nào?
[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu
loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia
sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không
phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền
văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc
không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc
người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van
Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của
biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng
ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân
tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước
ra thế giới”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực
xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh
quốc tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất Nước - Trường
ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12, Tập một).
====Hết====
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Phần
I
Câu
Đáp án
Điểm
3,0
0,5
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2
- Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh:
+ khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca
+ khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài
của đất nước
+ chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê
hương mình.
- Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc cú pháp: “Tự hào dân tộc không phải…
mà là…”
- Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về
niềm tự hào dân tộc.
Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng bởi lẽ:
- Bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần
được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập.
- Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hoá dân tộc, tích cực quảng
bá những nét độc đáo của văn hoá quê hương, những hình ảnh đẹp trên
khắp mọi miền đất nước, luôn gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp truyền
thống….
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc
hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ
các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối
cảnh quốc tế.
A. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng yêu cầu một đoạn văn nghị luận
ngắn khoảng 200 chữ. Yêu cầu trình bày rõ ràng mạch lạc, không mắc
lỗi chính tả dùng từ đặt câu…
B. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
* Giải thích ngắn gọn khái niệm tự hào dân tộc: Đó là thái độ
ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn
hoá dân tộc. Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức
trách nhiệm công dân đối với đất nước...
* Bàn luận :
- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ:
+ Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hoá dân
tộc mình mà hạ thấp văn hoá các dân tộc khác.
+ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hoà nhập để thể hiện bản sắc
văn hoá nhưng không hoà tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản
sắc văn hoá Việt Nam.
- Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hoá dân tộc, những nét đẹp và
cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc
hậu, thói quen xấu…
3
4
II
1
0,5
1,0
1,0
2,0
et
.N
hu
hiT
T
De
1
0,25
1,5
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
0,25
5,0
0,5
1,5
et
.N
hu
hiT
T
De
- Phê phán những người quay lưng lại với văn hoá dân tộc, bài xích,
xem thường văn hoá cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sùng
ngoại...
* Bài học nhận thức hành động: Mỗi cá nhân cần có những hành
động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc.
2
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn
trích Đất Nước - Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa
Điềm (Ngữ văn 12, Tập một).
A. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn
học. Trình bày rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi chính tả dùng từ đặt
câu…
B. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm tài hoa,
uyên bác, truyền thống, hiện đại, đĩnh đạc nghiêm cẩn mà cũng rất tinh
tế, trữ tình.
- Đất nước là hình tượng xuyên suốt các sáng tác văn học Việt Nam
những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đoạn trích Đất
Nước thuộc chương V trường ca Mặt đường khát vọng thể hiện cái nhìn
toàn vẹn và sâu sắc về hình tượng Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa
Điềm.Tác phẩm ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang
bước vào giai đoạn ác liệt…
2. Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước
a. Vẻ đẹp của Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện
- Chiều dài thời gian:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay
kể
Thời gian nghệ thuật mang tính chất phiếm chỉ, không xác định, huyền
ảo, thời gian mang sắc màu huyền thoại. Đất Nước có từ rất lâu, rất xa
trong sâu thẳm của thời gian lịch sử.
- Chiều rộng của không gian: đó là không gian của núi, sông, rừng, bể:
“nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “nơi con cá ngư
ông móng nước biển khơi”,... không gian văn hóa: nơi anh đến trường,
không gian sinh hoạt đời thường, lứa đôi riêng tư: nơi em tắm, nơi em
đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm... không gian sinh tồn của cộng
đồng: nơi dân mình đoàn tụ…
- Gắn liền với thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông ấy là hình
ảnh Đất Nước cùng với bề dày truyền thống văn hóa tốt đẹp: những
phong tục tập quán quen thuộc, giản dị từ bao đời, truyền thống yêu
thương tình nghĩa, thủy chung son sắt, truyền thống
đánh giặc và bảo vệ quê hương...
- Chiều sâu của sự gắn bó thiêng liêng, máu thịt: Đất Nước là kỉ niệm
bao đời của mẹ cha, là những kỉ niệm ngọt ngào của anh và em, là quá
khứ - hiện tại - tương lai của mỗi người.
- Đất Nước được cảm nhận từ xa đến gần, từ những gì lớn lao kì vĩ đến
những điều nhỏ bé, gần gũi (câu chuyện cổ, miếng trầu, cây tre, gừng
cay muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo…). Hình ảnh Đất Nước không
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
chỉ là đối tượng để con người quan sát chiêm nghiệm mà đã được hóa
thân thành một phần trong cơ thể, trong mỗi con người Việt Nam:
“Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước”
2,0
hu
hiT
T
De
b. Nét đặc sắc bao trùm toàn bộ hình tượng Đất Nước trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng: “Đất Nước của nhân dân”:
- Nhân dân - người làm nên không gian địa lí dân tộc: Nhà thơ đã có
một cái nhìn khám phá đậm chất nhân văn. Những danh lam thắng cảnh
của Đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà còn hình thành từ
cuộc đời, số phận của nhân dân. Không gian địa lý không còn là những
hình thể vật chất thuần tuý, những sự vật vô tri vô giác mà đó là dáng
hình, ao ước, lối sống ông cha: Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái : biểu
trưng của đất nước tình nghĩa, Chuyện Thánh Gióng: sức mạnh bất
khuất, lẽ sống anh hùng, Núi Bút Non Nghiên: truyền thống hiếu học,
vượt khó, Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái: Đất nước tươi đẹp...
Trên không gian địa lí Đất nước, mỗi địa danh đều là một địa
chỉ văn hóa được làm ra bởi sự hóa thân bao đời của tâm hồn bao con
người Việt Nam. Tấm bản đồ Đất nước được phác hoạ từ Bắc vào Nam
trở thành tấm bản đồ văn hoá của dân tộc, là nơi kí thác tâm hồn ước
mơ, khát vọng của nhân dân.
- Nhân dân cũng chính là người làm nên lịch sử, bề dày văn hoá, cốt
cách tâm hồn dân tộc: 4000 năm lịch sử - nhân dân vô danh đã làm nên
Đất Nước, những con người bình thường mà phi thường, giản dị mộc
mạc mà cao cả kì vĩ. Những con người vô danh, giữ gìn và truyền lại
cho đời sau mọi giá trị vật chất và tinh thần (hạt lúa, ngọn lửa, ngôn
ngữ, phong tục tập quán). Và cũng chính Nhân dân đã tạo nền móng
cho truyền thống yêu nước, luôn phát huy sẵn sàng vùng lên chống
ngoại xâm, đánh quân thù để giữ gìn Đất nước: “Có biết bao người con
gái con trai...làm nên Đất nước”.
Nguyễn Khoa Điềm không phải là người đầu tiên cảm nhận về
Đất Nước bằng tư tưởng Đất Nước của nhân dân nhưng nhà thơ chính
là người khẳng định tư tưởng này một cách mạnh mẽ, nâng lên thành
tuyên ngôn, chân lí.
.N
0,5
et
c. Nghệ thuật
- Nguyễn Khoa Điềm sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian như ca
dao, dân ca, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại cùng những phong tục tập
quán... tạo nên một hình ảnh Đất nước vừa giản dị, thân thiết gần gũi
vừa lớn lao, thiêng liêng và mang sắc màu huyền thoại.
- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, ngọt ngào, nhân vật trữ tình xưng anh:
đây là lời của người con trai với người con gái, một người yêu với một
người yêu, một người chồng với một người vợ...
- Sự thay đổi kiểu câu, biến đổi giọng điệu linh hoạt làm tăng sức mạnh
biểu hiện, vừa trữ tình vừa giàu chất chính luận, khái quát, trí tuệ đúng
như tâm niệm của Nguyễn Khoa Điềm: “Tôi cố gắng thể hiện một hình
ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách dễ đi vào lòng người,
đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường của riêng tôi, không lặp lại
người khác...”
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
0,5
T
De
3. Nhận xét, đánh giá
- Nét mới của Nguyễn Khoa Điềm trong suy cảm về Đất nước: không
đi từ quan niệm của những nhà tư tưởng trong quá khứ mà đi từ lịch sử
của nhân dân, nhân dân là chủ thể sáng tạo và gìn giữ Đất nước. Kết
hợp sáng tạo những bình diện: thời gian lịch sử, không gian địa lý, bề
dày văn hoá cốt cách tâm hồn dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng
lên tư tưởng chủ đề: “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, Đất
nước của ca dao, thần thoại”
- Đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng đã tác
động mạnh mẽ vào nhận thức và tình cảm của hế hệ trẻ đương thời,
hình thành ý niệm về Đất Nước, có trách nhiệm với Đất Nước và xuống
đường đấu tranh hoà chung vào cuộc đấu tranh của dân tộc.
Truy cập thường xuyên để cập nhật nhiều Đề Thi Thử THPT Quốc Gia,
tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn ,Sinh , Sử, Địa, GDCD
được DeThiThu.Net cập nhật hằng ngày phục vụ sĩ tử!
hiT
Like Fanpage Đề Thi Thử THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn Thi:
để cập nhật nhiều đề thi thử và tài liệu ôn thi hơn
Facebook Admin DeThiThu.Net ( Hữu Hùng Hiền Hòa ):
/>
hu
Website - 1 sản phẩm khác của dethithu.net
thường xuyên cập nhật tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia các môn thi trắc nghiệm
Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh, Sử, Địa, GDCD
et
.N
Like Fanpage Tài Liệu Trắc Nghiệm Thi THPT Quốc Gia:
để cập nhật nhiều tài liệu ôn thi hơn
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Năm học: 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi thử lần 1)
Website:
Th
De
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trı́ch: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1. Tuổ i trẻ Viê ̣t Nam trong những năm thá ng khá ng chiế n chố ng Mı ̃ đươc̣ tá c giả miêu tả
iTh
qua những từ ngữ, hı̀nh ả nh nà o? (0,5 điể m)
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sá nh được sử dụng trong cá c câu thơ “Mười tám hai
mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”. (0,75 điể m)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi
đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”? (0,75 điể m)
II. PHẦ N LÀM VĂN (7,0 điểm)
u.N
Câu 4. Điề u anh/chi ̣tâm đắ c nhấ t trong đoa ̣n trı́ch trên là gı̀? (1,0 điể m)
et
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ đươ ̣c
nêu trong đoa ̣n trı́ch ở phần Đọc hiểu:
“Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
Câu 2. (5,0 điểm)
Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được
trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông
đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn
của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
--------------Hế t-----------------
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Năm học: 2016-2017
ĐÁ P Á N – THANG ĐIỂ M
(Đề thi thử lần 1)
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đá p á n – Thang điể m có 04 trang)
Phầ n
Câu
I
1
Điể m
ĐỌC HIỂ U
Những từ ngữ, hıǹ h ả nh nó i về tuổ i trẻ Viê ̣t Nam trong những năm thá ng khá ng chiế n chố ng
Mı:̃ trẻ nhấ t, sắ c, dà y, yế u mề m, mãnh liê ̣t, không tiế c đời mı̀ nh. (Thı́ sinh cầ n chı̉ ra ıt́ nhấ t 02
từ ngữ trong cá c từ ngữ trên)
Tá c du ̣ng củ a biê ̣n phá p tu từ so sá nh:
- Giú p người đo ̣c dễ hıǹ h dung những đă ̣c điể m nổ i bâ ̣t củ a tuổ i 20: kiên cường, ma ̣nh me,̃
đoà n kế t, lãng ma ̣n, nhiêṭ huyế t,…
- Thá i đô ̣ ngơ ̣i ca, trân tro ̣ng và tıǹ h yêu củ a tá c giả với những năm thá ng đep̣ đe ̃ nhấ t củ a
cuô ̣c đời.
Nô ̣i dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng
lên” có thể hiể u:
Hoa: vẻ đep̣ củ a sức ma ̣nh ý chı́ tinh thầ n, tâm hồ n củ a tuổ i trẻ
Mù a xuân: thắ ng lơ ̣i, thà nh quả
=> Ý nghıã : Tuổ i trẻ với vẻ đep̣ tâm hồ n, với sức ma ̣nh ý chı́ và tinh thầ n quyế t tâm tiêu diêṭ
kẻ thù nhấ t đinh
̣ se ̃ già nh thắ ng lơ ̣i – đó là lời đô ̣ng viên, đồ ng thời cũ ng thể hiê ̣n niề m tin
tưởng củ a tá c giả với tuổ i trẻ .
HS trıǹ h bà y suy nghı ̃ cá nhân, nêu rõ vı̀ sao thông điêp̣ đó có ý nghıã với em nhấ t
Có thể lư ̣a cho ̣n thông điêp̣ về lı́ tưởng số ng hoă ̣c mô ̣t đă ̣c điể m nà o đó củ a tuổ i trẻ : kiên
cường, ma ̣nh me,̃ đoà n kế t, lãng ma ̣n, nhiê ̣t huyế t,…
LÀ M VĂN
3.0
0,5
3
4
1
iTh
II
Th
De
2
Nô ̣i dung
0,5
0,25
0,25
0,5
1,0
7,0
2,0
et
u.N
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu thơ đươ ̣c nêu trong đoa ̣n
trı́ch ở phần Đọc hiểu:
“Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
a.Đả m bả o đú ng yêu cầ u củ a mô ̣t đoa ̣n văn, khoả ng 200 từ. Mở đoa ̣n nêu đươ ̣c vấ n đề , thân
0,25
đoa ̣n triể n khai đươ ̣c vấ n đề , kế t đoa ̣n kế t luâ ̣n đươ ̣c vấ n đề .
b. Xá c đinh
̣ đú ng vấ n đề cầ n nghi luâ
̣ ̣n: Tuổ i trẻ là những năm thá ng đep̣ đe ̃ nhấ t củ a cuô ̣c đời.
Nhưng ai cũ ng ıć h kı,̉ thiế u trá ch nhiêm
̣ thı̀ đấ t nước se ̃ rơi và o tay kẻ thù .
c. Biế t triể n khai vấ n đề nghi luâ
̣ ̣n, vâ ̣n du ̣ng cá c thao tá c lâ ̣p luâ ̣n, kế t hơ ̣p chă ̣t che ̃ giữa lı́ le ̃
và dẫn chứng, rú t ra bà i ho ̣c nhâ ̣n thức và hà nh đô ̣ng.
0,25
* Giả i thı́ch:
- Những tuổi hai mươi: cá ch nó i về tuổ i trẻ nó i chung, là khoả ng thời gian thanh xuân quý giá
chứ không phả i nó i về năm 20 tuổ i mô ̣t cá ch cu ̣ thể ); “ ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi
Tổ quốc?: Nế u ai cũ ng ıć h kı,̉ hep̣ hò i, chăm lo cuô ̣c số ng củ a riêng mıǹ h, không có trá ch
nhiê ̣m với Tổ quố c thı̀ Tố quố c sao có thể tồ n ta ̣i?
- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thầ n, trách nhiệm củ a mỗ i công dân (đă ̣c biêṭ là thế hê ̣ trẻ )
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tư ̣ nguyê ̣n, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ
non sông đất nước.
* Bà n luâ ̣n:
Thı́ sinh có thể trı̀ nh bà y quan điểm cá nhân những cầ n hợp lı́ , thuyế t phục, dưới đây là một
hướng giả i quyế t:
- “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc”:
+ Quañ g thời gian đep̣ đe ̃ nhưng ngắ n ngủ i, chı̉ có mô ̣t lầ n trong cuô ̣c đời con người.
0,25
+ Lứa tuổ i có sức khỏ e, nhiêṭ huyế t, ước mơ, khá t vo ̣ng…có đầ y đủ điề u kiê ̣n để biế n ước mơ
thà nh hiê ̣n thư ̣c.
-> Vı̀ thế , đó là quãng thời gian ai cũ ng cầ n phả i trân tro ̣ng.
- Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
+ Mố i quan hê ̣ giữa cá nhân với tổ quố c/ đấ t nước: gắ n bó không thể tá ch rời (khi tổ quố c
lâm nguy, cuô ̣c số ng củ a cá nhân cũ ng bi ạ ̉ nh hưởng). Như vâ ̣y, mỗ i cá nhân (tư cá ch công
dân củ a đấ t nước) đề u phả i có trá ch nhiêm
0,5
̣ với tổ quố c/ đấ t nước (đă ̣c biêṭ là thế hê ̣ trẻ ).
+ Để bả o vê ̣ và dưṇ g xây tổ quố c/ đấ t nước, mỗ i cá nhân số ng vươ ̣t lên thó i ıć h kı̉ thông
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
De
thường phả i có sư ̣ chung tay cố ng hiế n, hi sinh.
+ Tuổ i 20 (tuổ i trẻ ) củ a mỗ i người là thời điể m có khả năng cố ng hiế n lớn nhấ t.
-> Do đó , mỗ i cá nhân phả i biế t cố ng hiế n “những tuổ i hai mươi” đep̣ đe ̃ củ a mıǹ h cho Tổ
quố c, quê hương.
* Mở rô ̣ng:
- Tù y và o từng điề u kiê ̣n và hoà n cả nh cu ̣ thể để có sư ̣ cố ng hiế n tố t nhấ t cho Tổ quố c.
- Không chı̉ trong thời điể m Tố quố c có chiế n tranh, ngay cả khi thời bıǹ h, thế hê ̣ trẻ cũ ng cầ n
ý thức đươ ̣c vai trò và trá ch nhiêm
̣ củ a mıǹ h.
- Phê phán những hành động vị kỉ của một bộ phận giới trẻ hiện nay (có thể nêu hậu quả của
sự không ý thức đú ng đắn về tuổi hai mươi)…
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của tuổi trẻ đối với Tổ quốc dù ở thời chiến hay thời bình.
- Có những hành động cụ thể, thiết thực thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.
d. Sá ng ta ̣o, chıń h tả , dù ng từ, đă ̣t câu: Có cá ch diễn đa ̣t mới mẻ , thể hiê ̣n suy nghı ̃ sâu sắ c về
vấ n đề . Đả m bả o quy tắ c chıń h tả , dù ng từ, đă ̣t câu.
Phân tı́ch hın
̀ h tươ ̣ng ông lá i đò để là m rõ“thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong ý kiế n:
Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được
trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi
ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở
tâm hồn của những người lao động.
a. Đả m bả o cấ u trú c bà i nghi luâ
̣ ̣n: Có đủ cá c phầ n mở bà i, thân bà i, kế t bà i. Mở bà i nêu đươ ̣c
vấ n đề , thân bà i triể n khai đươ ̣c vấ n đề gồ m nhiề u ý , đoa ̣n văn, kế t bà i kế t luâ ̣n đươ ̣c vấ n đề .
b. Xá c đinh
̣ đú ng vấ n đề nghi luâ
̣ ̣n: Vẻ đep̣ củ a hıǹ h tươ ̣ng ông lá i đò sông Đà trong cuô ̣c số ng
lao đô ̣ng mới.
2
Th
0,25
0,25
5,0
0,25
0,5
0,5
0,25
3,0
et
u.N
iTh
̣ â ̣n thành các luâ ̣n đi
ể m; vâ ̣n dụng tố t các thaotác lâ ̣p luâ ̣n; kế t hơ ̣p
c. Tri
ển khaivấ n đề nghilu
chă ̣t che ̃ giữa lı́ le ̃ và dẫn chứng.
* Giới thiê ̣u khá i quá t về tá c giả , tá c phẩ m:
- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam
hiện đại. Ông có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Nguyễn Tuân có sở trường về thể loại tùy
bút.
- Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc kết tinh được phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, được in trong tập “Sông Đà” (1960). Tác phẩm này là kết
quả của một cuộc hành trình lớn mà Nguyễn Tuân tìm đến Tây Bắc để tìm kiếm “thứ vàng
mười của thiên nhiên và thứ vàng mười của con người lao động đã qua thử lửa”. Ở tùy bút
này, ngoài hình tượng dòng sông Đà, hình tượng ông lái đò cũng là một hình tượng đặc sắc
mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.
* Nêu nô ̣i dung ý kiế n
- “Thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của Nguyễn Tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của
những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng.
- Ý kiế n khẳ ng đinh
̣ thà nh công củ a Nguyễn Tuân trong viê ̣c khá m phá và xây dư ̣ng vẻ đep̣
hıǹ h tươ ̣ng ông lá i đò trong cuô ̣c số ng lao đô ̣ng bıǹ h di. ̣
* Phân tı́ch hın
̀ h tươ ̣ng nhân vâ ̣t:
0.25
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
- Những né t khá i quá t: (không tên, tuổi, quê quán)
-> Ông lái đò được xây
như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân. Đó là một người lao động rất đỗi bình thường
hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.
0,25
- “thứ và ng 10 đã qua thử lửa” củ a hıǹ h tươ ̣ng:
Lưu ý : học sinh có thể
triển khai theo nhiề u cá ch khá c nhau: có thể kế t hợp phân tı́ ch cá c vẻ đe ̣p củ a hı̀ nh tượng, có
thể kế t hợp phân tı́ ch nội dung và nghê ̣ thuật. Song cầ n đả m bả o những ý sau:
+ Sự từng trải (ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn
một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần…)
De
+ Mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động
hàng ngày (phân tıć h cuô ̣c chiế n củ a ông lá i đò với sông Đà qua 3 trù ng vi tha ̣ch trâ ̣n)
+ Nghệ sĩ tài hoa: Nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa (sư ̣ điêu luyê ̣n trong nghề khi lá i đò
vươ ̣t qua 3 tha ̣ch trâ ̣n); trı́ nhớ siêu phà m, nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm
chủ được nó nên có tự do; phong thá i nghê ̣ sı ̃ sau cuô ̣c chiế n đấ u với sông Đà ).
Th
- Nhâ ̣n xé t chung: Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại
mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí. Đó là những con
người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
iTh
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào tình huống
đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu
biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả và kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả tà i hoa…
0,5
1,0
0,5
0,25
0.5
1.
2.
3.
4.
5.
et
u.N
* Bın
0,5
̀ h luâ ̣n:
- Đá nh giá mức đô ̣ hơ ̣p lı́ củ a ý kiế n, có thể theo hướng: ý kiế n xá c đá ng vı̀ đã chı̉ ra đươ ̣c né t
đă ̣c sắ c và đó ng gó p củ a Nguyễn Tuân trong viêc̣ xây dưṇ g hıǹ h tươ ̣ng con người tiêu biể u
cho cuô ̣c số ng lao đô ̣ng mới.
- Từ đó thấ y đươ ̣c sư ̣ thay đổ i trong tư tưởng nghê ̣ thuâ ̣t củ a Nguyễn Tuân khi ông hướng ngò i
bú t khai thá c vẻ đep̣ con người trong cuô ̣c số ng hiê ̣n ta ̣i chứ không phả i củ a thời quá khứ (như
giai đoa ̣n sá ng tá c trước Cá ch ma ̣ng thá ng 8.1945)
- Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là
những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ
thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm.
̣ ̣n
d. Sá ng ta ̣o: Có cá ch diễn đa ̣t mới mẻ , thể hiêṇ suy nghı ̃ sâu sắ c về vấ n đề nghi luâ
0,25
e. Chıń h tả , dù ng từ, đă ̣t câu: Đả m bả o quy tắ c chıń h tả , dù ng từ, đă ̣t câu.
0,25
̉
ĐIÊM TOÀ N BÀ I THI: I + II = 10, 00 điể m
Lưu ý chung:
Do đặc trưng củ a môn Ngữ văn, bà i là m củ a thı́ sinh cầ n được đá nh giá tổ ng quá t, trá nh đế m ý cho điể m.
Chı̉ cho điể m tố i đa theo thang điể m với những bà i viế t đá p ứng đầ y đủ những yêu cầ u đã nêu ở mỗi câu, đồ ng thời
phả i chặt chẽ, diễn đạt lưu loá t, có cả m xú c.
Khuyế n khı́ ch những bà i viế t có sá ng tạo. Bà i viế t có thể không giố ng đá p á n, có những ý ngoà i đá p á n, nhưng phả i
có căn cứ xá c đá ng và lı́ lẽ thuyế t phục.
Không cho điể m cao với những bà i chı̉ nêu chung chung, sá o rỗng hoặc phầ n thân bà i ở câu hai phầ n là m căn chı̉
viế t một đoạn văn.
Cầ n trừ điể m đố i với những lỗi về hà nh văn, ngữ phá p và chı́ nh tả .
Facebook Admin DeThiThu.Net ( Hữu Hùng Hiền Hòa):
/>Website - 1 sản phẩm khác của dethithu.net
thường xuyên cập nhật tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia các môn thi trắc nghiệm
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 - LẦN 2
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 01 trang)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
T
De
Xin bạn bình tâm
Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
Danh hiệu đó xin nhường cho người khác
Tôi chỉ mong mình tự do
Để được là mình
Viết điều mình mong ước
Giữa cái thời sống là đeo đuổi
Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
Tôi chọn tự do
Thi sĩ
hu
hiT
Tự do trước hết là chính mình
Không chiều lụy mình
Ngỏng cổ nghe lời khen tặng
Với tôi
Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè
Chiếc lá xanh bên đường
Chân mây chiều rạng rỡ
Tự do là tất cả
Những ràng buộc trong sạch
Giữa con người và con người
Con người cùng ngoại vật
Không ngã giá
et
.N
Thật bình dị
Tự do làm tâm hồn ta lớn lên
Trong chiều kích vũ trụ
(Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng
trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? (1,0 điểm)
Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn
Khoa Điềm. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được
nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích cuộc chiến đấu giữa ông lái đò với con Sông Đà hung bạo trong tùy bút
Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân để làm rõ chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng
mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng
vĩ và thơ mộng (Ngữ văn 12, Tập một, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.185).
---------------Hết--------------Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017, LẦN 2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
(Đáp án – thang điểm 04 trang)
BÀI THI: NGỮ VĂN
PHẦN
I
NỘI DUNG
Điểm
3,0
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản được viết bằng thể thơ tự do.
- Biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản là phép điệp từ. Đặc
biệt là điệp từ “Tôi”, “Tự do”.
- Tác dụng nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh, làm rõ ý niệm về tự do của người nghệ sĩ.
+ Thể hiện niềm khát khao, ý thức vươn tới để đạt được sự tự do không chỉ trong sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói riêng, mà còn trong tâm hồn, trong cuộc sống
của con người nói chung.
( Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu phép điệp từ, mà xác định và phân tích tác dụng nghệ
thuật của biện pháp liệt kê thì cho 0.25 điểm).
Giải thích hai câu thơ: “Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ”
- Hai câu thơ khẳng định ý nghĩa của tự do đối với tâm hồn con người: Khi có được
sự tự do thì con người sẽ vượt thoát mọi giới hạn, phá bỏ những rào cản, ràng buộc và
sự chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ, lớn lao hơn. Từ
đó sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ cuộc sống, và tâm hồn được nâng lên trong
chiều kích rộng lớn, vô biên của vũ trụ.
- Hai câu thơ không chỉ bày tỏ nhận thức, tình cảm của tác giả, mà còn gợi lên ở mỗi
người khao khát hướng tới cuộc sống tự do.
Giải thích nhan đề “Tự do” theo quan niệm của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
- Nhan đề đã tập trung thể hiện nội dung chính của văn bản cũng như quan điểm, tư
tưởng của tác giả - đó là vấn đề “Tự do”. Trước hết, với người nghệ sĩ, tự do là được
chính mình, được sáng tạo và viết điều mình mong ước; tự do là không bị ràng buộc
bởi vật chất, danh lợi, lời khen – chê của dư luận…Tự do cũng có thể là tất cả những
“ràng buộc trong sạch” trong những mối quan hệ vô tư, tự nhiên, đẹp đẽ và cao
thượng…
- Đây không chỉ là quan niệm của người nghệ sĩ về tự do trong sáng tạo nghệ thuật
nói riêng, mà cũng là một quan niệm, nhận thức về vấn đề tự do cho cuộc sống của
con người nói chung.
LÀM VĂN
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu
trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Tự do là chính mình.”
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát
triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích: Tự do là chính mình
- Tự do: là trạng thái không bị giam hãm về thể xác và tinh thần, không bị ép buộc
phải làm theo những điều mình không muốn mà được tự lựa chọn và hành động theo
đúng với ý chí, nguyện vọng của bản thân. Đó là điều mỗi cá nhân và cả nhân loại
luôn khao khát hướng đến và đấu tranh để bảo vệ.
- Ý kiến đưa ra một cách định nghĩa về tự do: chính là trạng thái con người được sống
thực với chính mình, được làm điều mình muốn, không phải bắt buộc làm theo những
điều người khác sai khiến hay trở thành người khác. Chỉ khi được sống đúng là chính
0,25
0,25
0,25
Câu
ĐỌC HIỂU
1
3
1
et
.N
II
hu
4
hiT
T
De
2
0,25
1,0
1,0
7.0
2,0
0,25
1.5
0,25
1
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
hiT
T
De
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
mình, con người mới có sự tự do đích thực.
* Bàn luận:
- Ý kiến trên đã khái quát đúng đắn bản chất của sự tự do: chỉ khi được sống đúng là 0.75
chính mình, con người mới có sự tự do đích thực. Vì sao lại như vậy?
+ Tự do không phải là điều người khác có thể ban phát cho ta, có thể giảng giải giúp
ta hiểu mà chỉ có bản thân mỗi người mới cảm nhận, mới nhận biết được mình có
thực sự được tự do hay không?
+ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ tất cả mọi rào
cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để giải phóng cá nhân, cá tính,
bản ngã; để dám sống với những điều mình ao ước, dám hành động theo những điều
mình suy nghĩ, được tự lựa chọn cách sống mà mình cho là đúng và được quyết định
cuộc đời, số phận của mình…
+ Chỉ là chính mình con người mới có sự tự do ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh
nào, kể cả khi bị giam cầm về thể xác. Còn nếu không được là chính mình thì dù có
được tự do về thân thể, chúng ta vẫn bị giam hãm trong cái bóng của người khác, bị
“cầm tù” về tinh thần, không bao giờ có được sự tự do đích thực.
- Bàn luận mở rộng:
0,25
+ Tự do là chính mình không đồng nghĩa với việc chúng ta được tùy ý làm theo tất cả
những điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức, quy định
pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Đó hoàn toàn không phải là thứ tự do cá nhân ích
kỉ. Chỉ khi sự tự do của cá nhân thống nhất với sự tự do của cộng đồng, dân tộc thì sự
tự do ấy mới chính đáng, bền vững.
+ Không hẳn cứ sống là chính mình thì con người sẽ mặc nhiên có được sự tự do. Để
có tự do, nhiều khi chúng ta phải hành động, phải đấu tranh, dũng cảm chống lại
những định kiến hẹp hòi, những ràng buộc vô lối, những quy định khắc nghiệt để bảo
vệ quyền tự do của chính mình.
0,25
0,25
5,0
0,25
.N
hu
2
* Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
Phân tích cuộc chiến đấu giữa ông lái đò với con Sông Đà hung bạo trong tùy bút
“Người lái đò Sông Đà” để làm rõ chất vàng của thiên nhiên cùng “ thứ vàng
mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên
miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu
được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
et
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và 3,5
vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Thí sinh có thể
triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau:
0,5
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện
đại, với phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác.
- Người lái đò Sông Đà trích tập tùy bút Sông Đà (1960) tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của ông, được viết sau chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc.
- Nổi bật trong thiên tùy bút này là cuộc chiến đấu giữa ông lái đò với con Sông Đà
hung bạo. Qua đây, tác giả nhằm ca ngợi chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng
mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên
miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.
2
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
et
.N
hu
hiT
T
De
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
* Giải thích: Chất vàng ở đây chỉ vẻ đẹp và sự quí giá của thiên nhiên. Còn "thứ 0,5
vàng mười đã qua thử lửa" chỉ vẻ đẹp và giá trị của người lao động, cụ thể là ông lái
đò. Đó là vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất quí giá của người lao động bình dị, vô danh đã
được tôi luyện trong cuộc sống, chiến đấu với thiên nhiên dữ dội. Vẻ đẹp ấy chói sáng
hơn, quí giá hơn tất cả.
* Phân tích cuộc chiến đấu giữa ông lái đò với con Sông Đà hung bạo để thấy rõ
chất vàng của thiên nhiên và "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của con người lao
động Tây Bắc.
Tác giả đã viết những trang văn mang đầy không khí chiến trận về cuộc chiến đấu
căng thẳng, quyết liệt giữa con Sông Đà hung bạo, dữ dội với ông lái đò. Qua đó, vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người lao động hiện lên rõ nét.
- Chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc thể hiện qua vẻ dữ dội, hùng vĩ của thác 1,0
nước và thạch trận Đà Giang.
+ Thác nước: Được miêu tả từ xa đến gần, đặc tả âm thanh với nhiều cung bậc,
trường độ liên tiếp và cường độ tăng tiến không ngừng; nhà văn miêu tả nó hiện lên
như một thủy quái nham hiểm, hung hãn, ngày đêm điên cuồng gầm thét đe dọa tính
mạng con người; đặc biệt bằng việc sử dụng biện pháp so sánh phóng đại “nó rống
lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa...” . Từ đó, tác giả đã lột tả được sự dữ dội đến tột cùng của
thiên nhiên Tây Bắc.
+ Thạch trận: Ở đây tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, miêu tả dưới nhiều
góc độ, cùng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau để khắc họa sự hung bạo, hùng vĩ
của con sông.
. Miêu tả khái quát: Tác giả giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh, hình dung được
địa thế hiểm trở của Đà Giang.
. Miêu tả cận cảnh, cụ thể: Nhà văn triệt để sử dụng thủ pháp nhân hóa, cùng cách
miêu tả cận cảnh chân dung, phong thái, cử chỉ, nhiệm vụ của từng hòn đá một cách
cụ thể, sống động. Về diện mạo: tên nào cũng nhăn nhúm, ngỗ ngược như những tên
côn đò hung hãn; về phong thái: tất cả đều toát lên tính cách hung bạo; mỗi hòn đá
trên sông đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau; thạch trận được chia làm 3 trùng vi
khiến Sông Đà hiện lên như một trận đồ bát quái đầy nham hiểm; ngoài ra Sông Đà
còn huy động thêm sự chi viện sóng nước. Qua đó, ta thấy Đà Giang quyết tâm huy
động mọi trí lực sức lực để tiêu diệt người lái đò.
Sự hung bạo của Sông Đà tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, đầy sức mạnh, và tiềm
năng thủy điện của thiên nhiên Tây Bắc. Đó chính là chất vàng quí giá. Ngoài ra, nó
còn góp phần tạo phông nền qua nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động trong
cuộc sống mới.
1,0
- "Thứ vàng mười đã qua thử lửa" của con người lao động Tây Bắc.
+ Ông lái đò là người trí dũng song toàn.
~ Giàu kinh nghiệm sông nước, am hiểu sâu sắc qui luật phục kích, binh pháp của
thần sông thần đá. Hơn mười năm chèo đò ông ông đã nắm chắc tính cách từng hòn
đá với âm mưu thâm độc của dòng sông. Chính sự am hiểu đó đã giúp người lái đò có
được sự mưu trí, khôn khéo trong quá trình chinh phục và chiến thắng nó.
~ Lòng dũng cảm vô song: ông lái đò hiện lên như một vị tướng tài ba lẫm liệt tả
xung hữu đột trên chiến trường Đà giang.
Ở trùng vi thạch trận một: Ông lái đò đã bị thương, mặt méo bệch nhưng vẫn cố
nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo.
Ở trùng vi thứ hai: ông lái đò hiện lên đầy hiên ngang, lẫm liệt, hoàn toàn làm
chủ thế trận. Một loạt động từ chỉ những động tác mạnh, chính xác, đầy quyết đoán đã
thể hiện được phẩm chất đó.
Ở trùng vi thứ ba: ông đò hiện lên như một cảm tử quân phóng thẳng con thuyền
chọc thủng tuyến phòng vệ cuối cùng của thác nước Đà giang.
3
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />
hu
hiT
T
De
- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
+ Ông lái đò là người rất mực tài hoa, nghệ sĩ. Khái niệm tài hoa nghệ sĩ trong sáng
tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng. Bất cứ ai trình độ làm việc đạt đến mức tinh vi,
siêu phàm đều được xem là nghệ sĩ.
~ Ông đò đã làm chủ được qui luật sông nước, đạt được tới trình độ tự do và nghệ
thuật trong nghề nghiệp của mình. Ông có sự am hiểu tường tận, sâu sắc con Sông Đà
vì vậy ông đã đưa con thuyền tránh được tất cả cửa tử để đi vào cửa sinh. Ông thay
đổi chiến thuật rất linh hoạt nhằm phù hợp với sự hung dữ của Đà giang.
~ Bàn tay chèo lái rất mềm mại. Con thuyền dưới tay ông vừa mạnh mẽ, vừa
duyên dáng, uyển chuyển. Nó như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Đúng là tay lái ra hoa.
* Đánh giá
- Nội dung:
0,5
. Qua cuộc thủy chiến, tác giả đã khắc họa, ca ngợi chất vàng của thiên nhiên và thứ
vàng mười đã qua thử lửa của con người lao động Tây Bắc nói riêng và của con
người Việt Nam nói chung trong cuộc sống mới.
. Từ đó, nổi bật cái tôi tài hoa, uyên bác, có tình yêu và sự say mê với cảnh sắc thiên
nhiên, con người của quê hương đất nước.
. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân bên cạnh những nét ổn định có sự vận
động mới mẻ: nếu trước cách mạng tháng tám, ông quan niệm cái đẹp chỉ thuộc về
quá khứ, tồn tại ở lớp người đặc tuyển thì nay đối tượng và phạm vi cái đẹp có sự mở
rộng hơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa nhân vật chân thực, sống động, hấp
dẫn; đặt nhân vật vào tình huống đặc sắc, đầy kịch tính; vận dụng vốn hiểu biết ở
nhiều lĩnh vực khác nhau để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người; ngôn
ngữ phong phú, giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình; câu văn co duỗi linh hoạt, nhịp
nhàng; có nhiều liên tưởng, so sánh táo bạo; sử dụng linh hoạt các thủ pháp như trùng
điệp, nhân hóa, so sánh…
d. Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm
.N
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm...
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu,
đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án,
nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm
văn chỉ viết một đoạn văn.
et
Truy cập thường xuyên để cập nhật nhiều Đề Thi Thử THPT Quốc Gia,
tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn ,Sinh , Sử, Địa, GDCD
được DeThiThu.Net cập nhật hằng ngày phục vụ sĩ tử!
Like Fanpage Đề Thi Thử THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn Thi:
để cập nhật nhiều đề thi thử và tài liệu ôn thi hơn
Facebook Admin DeThiThu.Net ( Hữu Hùng Hiền Hòa ):
/>
4
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />