Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

MỘT SỐ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 21 trang )

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 3- LỚP 12
NĂM HỌC: 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Đề thi có 02 trang

dethithu.net

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên: ………………………………….SBD…………………………………..
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia
đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu
dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!...
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì
cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong
được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít
thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho
khách, và lại chìa nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị
vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run,
không nói lời ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị
câm.
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những
người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên


bằng cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh
niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói
ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm các cử chỉ
biểu lộ sự biết ơn là “vô duyên”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi
hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta
làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo
mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không
dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy

lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử
Thanhnienonline, ngày 11 – 11 -2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên. Thử đặt
một tiêu đề cho đoạn trích để khái quát đúng nội dung cơ bản của nó. (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận xét về bố cục của đoạn trích. Việc đưa hai dẫn chứng trước như thế có hiệu
quả gì đối với phần sau, đối với vấn đề bàn luận? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo tác giả đoạn trích, vì sao trong cuộc sống cần luôn biết nói “làm ơn”, cảm
ơn”? Những lời nói ấy cần xuất phát từ đâu? (1.0 điểm)
1
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

Câu 4. Ý kiến của anh/chị về mấy câu phê phán “không ít thanh niên” ở đoạn trích trên?
(0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý

nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau
hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì
đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch
thiệp: “Cảm ơn!”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập
2, NXB GD, 2007)
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi
xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam –
đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên
nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương
uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như
một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông
Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế
trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành
phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây
cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe
trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành
phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã
làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm,
thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh…”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12, tập
1, NXBGD, 2007)

-------------------------HẾT-----------------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


2
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC



ĐÁP ÁN- KÌ THI
KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 3 – LỚP 12
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu
Nội dung
1
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận
- Có thể đặt các tiêu đề cho đoạn trích: Những lời cảm ơn trong cuộc sống, Có cần không
những lời cảm ơn, Một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, …
Có thể đặt tiêu đề khác nhưng phải đúng với tinh thần cơ bản của đoạn văn.
2
- Bố cục của đoạn trích mạch lạc với 2 phần:
+ Phần 1: 2 đoạn đầu: Nêu các sự việc (dẫn chứng).
+ Phần 2: 2 đoạn sau: Bàn luận, so sánh để khẳng định vấn đề.
Cách bố cục như vậy chứng tỏ vấn đề bàn luận không chung chung mà là thực tiễn sinh
động của cuộc sống, văn hóa ứng xử giữa người với người.
-Hai sự việc (dẫn chứng) nêu ra tạo cơ sở vững chắc, sinh động để bàn luận, so sánh.

Dẫn chứng về hai người già, một người nói cảm ơn được thành lời, một người chỉ nói
được bẳng cử chỉ, hành động, biết ơn vô cùng. Người giúp bà lão qua đường là một cô
bé. Cho ông lão hành khất mấy đồng bạc lẻ là người bán vé số (trong lúc các vị khách
kia lạnh lùng, vô cảm). Vì vậy, việc liên hệ so sánh với suy nghĩ, cách hành xử của không
ít thanh niên sau đó càng được ấn tượng, khiến người đọc càng buồn, càng day dứt. Vấn
đề nghị luận càng thấm thía thuyết phục.
3
Cần bám vào văn bản để trả lời câu này.
- Cần thường xuyên biết nói lời “làm ơn”, “cảm ơn” vì đó là quy tắc giao tiếp giữa người
với người trong cuộc sống hiện đại.
- Con người trong cuộc sống ai cũng có lúc chịu ơn, cần (hay được) sự giúp đỡ của người
khác và cần chia sẻ, tương trợ cho người khác.
- Những lời cảm ơn cần xuất phát từ thái độ lịch sự và tình cảm chân thành.
4

Điểm
0.25
0.25
0.5

0.5

0.5

0.5
HS có thể trình bày sự tán thành hay ý kiến bàn luận, mở rộng về sự phê phán ấy. Cần 0.5
lưu ý rằng cách phê phán của tác giả đoạn văn nhẹ nhàng, nêu quan niệm, suy nghĩ chưa
phải của không ít thanh niên như nhằm điều chỉnh, nhắc nhở.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu
Nội dung
Điểm
1
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý 2.0
nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người
lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã
không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời
nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
Yêu cầu chung:
Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo đúng dung lượng quy
định (khoảng 200 chữ); trình bày được hiểu biết suy nghĩ đúng đắn; hành văn chặt
chẽ, trong sáng.
Yêu cầu cụ thể
0.5
Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc
sống.
Nội dung cần triển khai:
1.5
3
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

2

* Giải thích nội dung ý kiến:
Ý kiến đưa ra một quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với
con người trong cuộc sống: cần biết đồng cảm với đồng loại, quan tâm với những

gì đang diễn ra xung quanh mình và hãy biết tri ân những người giúp đỡ mình
bằng những tình cảm, lời nói chân thành.
* Bàn luận về ý kiến:
- Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm
vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn
+ Hạnh phúc của mỗi chúng ta là làm được gì đó tốt đẹp dù bé nhỏ, bình thường.
+ Khi đem đến cho người khác (dù có thể chưa quen biết) niềm vui, chúng ta sẽ
thấm thía cảm nhận hạnh phúc nơi mình
+ Đem lại niềm vui cho người khác là một thái độ sống tích cực, giúp người gần
người hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng,
bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy
lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
+ Đừng cho rằng những lời “làm ơn”, “cảm ơn” là khách sáo. Mà đó là sự cần thiết
trong văn hóa giao tiếp.
+ Điều đó làm tăng thêm sự gần gũi, thân tình, đem lại cho chính người nói và
người được cảm ơn niềm vui, hạnh phúc.
-Phê phán những ai thờ ơ, vô cảm với đồng loại, dửng dưng bạc bẽo với những
người giúp đỡ mình.

Chú ý: học sinh cần có dẫn chứng kèm theo
* Bài học nhận thức:
- Cần biết đồng cảm với mọi người, cố gắng làm những điều tốt đẹp dù nhỏ bé,
bình thường.
- Tri ân người giúp đỡ mình bằng lời nói và hành động chân thành nhất.
Cảm nhận hai đoạn trích

0.25

0.5


0.5

0.25
5.0

2.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn
trích trên: Hai đoạn trích đều thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế với tình yêu tha
thiết của tác giả. Tuy nhiên, đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh thiên
nhiên trong dự cảm về sự tan tác, chia lìa còn đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho
dòng sông? là cảnh sông Hương tình tứ, quyến rũ.
2.3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm :
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích.
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn 0.5
thơ phong phú, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng
về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Đau thương là thi phẩm xuất sắc thể hiện
tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống. Khổ
thơ thứ hai trong bài miêu tả thiên nhiên xứ Huế với mây trời, sông nước đêm
trăng nhuốm màu tâm trạng.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều
thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí giàu chất trữ tình
1.5
viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế. Đoạn trích là hình
ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế mang vẻ đẹp nữ tính đầy sức quyến rũ.
b. Cảm nhận khổ thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ
4
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />


dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
* Nội dung:
- Đây là khổ thơ thứ hai của bài. Sau khi “về thăm thôn Vĩ” bằng tâm tưởng, nhân
vật trữ tình rời xa thế giới lung linh hài hòa, tràn đầy sức sống để đối mặt với sự
tan vỡ, chia lìa.
- Khung cảnh thiên nhiên, mây trời, sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng
với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ, đượm vẻ huyền ảo, hiu hắt.
+ Cảnh Vĩ Dạ đêm trăng được khắc họa với nét êm đềm, thơ mộng nhưng gợi
buồn, gợi sự chia lìa… (gió mây chia lìa đôi ngả; dòng nước buồn thiu, hoa bắp
khẽ lay…)
+ Cảnh đan xen hòa quyện giữa thực và mộng (Thuyền ai; bến sông trăng, chở
trăng, …)
 Cảnh đẹp nhưng có phần lạnh lẽo, hắt hiu
-Đoạn thơ hiện lên một cái tôi đang khao khát vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm
mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó. Lời thơ phảng phất tâm
trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự xa lánh, thờ ơ của cuộc đời với mình;
chứa đựng sự lo âu, khắc khoải, mong muốn nhận được sự đồng cảm, đồng điệu
của con người và không thôi hi vọng về một niềm hạnh phúc (Có chở trăng về
kịp…)

* Nghệ thuật:
1.5
- Bút pháp lãng mạn trữ tình, phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.
- Kết hợp biến đổi nhịp điệu với sử dụng điệp từ, nhân hóa để nhấn mạnh cái trôi
nổi, lang thang, chia li, cái buồn lặng lẽ của dòng nước đang chảy trôi như lan tỏa.
- Câu hỏi tu từ thể hiện niềm khao khát cháy bỏng gặp được một tâm hồn đồng
điệu, dự cảm về thời gian ngắn ngủi, lo lắng cho số phận không tương lai của
mình.
- Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi, gây ấn tượng
mạnh

b. Cảm nhận về đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
* Nội dung:
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương theo thủy trình của nó, tập trung ở
đoạn sông Hương đến giữa thành phố Huế:
+ Sông Hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng
“vâng” không nói ra của tình yêu
+ Sông Hương trong lòng thành phố được ví như những con sông nổi tiếng trên
1.0
thế giới: sông Xen của Pa-ri, sông Đa nuýp của Bu-đa-pet, ...
+ Sông Hương với điệu chảy chậm, thực chậm như “điệu slow tình cảm dành riêng
cho Huế”
-Đoạn văn hiện lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường: có tình yêu sâu nặng với
quê hương, xứ sở, có cảm nhận bình dị mà tinh tế về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông
Hương.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài
hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
- Lối so sánh độc đáo, xác thực với sự liên tưởng hấp dẫn đã làm nổi bật vẻ đẹp
quyến rũ của sông Hương.
5
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
d. So sánh hai đoạn trích
0.5
* Giống nhau:
-Hai đoạn trích đều làm nổi bật được vẻ đẹp đặc trưng xứ Huế thơ mộng với điểm
nhìn, điểm nhấn trọng tâm: thôn Vĩ Dạ và sông Hương.
- Đều mang những cảm xúc rất chân thực và sâu lắng, thể hiện tình yêu tha thiết
với xứ Huế.

- Bút pháp lãng mạn trữ tình, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu
hình ảnh

* Khác nhau:
- Khổ thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ, tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử với cảnh sông
nước đêm trăng trong dự cảm về sự tan tác, chia lìa và khát khao cháy bỏng được
gắn bó, đồng điệu, hi vọng mong manh về hạnh phúc của thi nhân.
- Đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? tiêu biểu cho bút kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường với văn phong mê đắm, hướng nội, trữ tình khi viết về vẻ đẹp
sông Hương tình tứ, quyến rũ.
* Lý giải:
- Cả hai tác giả với phong cách khác nhau nhưng đều là những cây bút tài hoa,
tinh tế, nhạy cảm, có tâm hồn lãng mạn, phong phú, đều có tình cảm tha thiết với
Huế, với cuộc đời.
- Hai tác phẩm thuộc hai thể loại khác nhau, hoàn cảnh ra đời, cảm xúc khác
nhau, …



6
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

(Đề có 01 trang)




ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2017 - 2018 - MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi
một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…
Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố
sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất
luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là
thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…
Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng
có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản
thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu
rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.
(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức).
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta con gặp phải những hố sâu do
người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. (1,0 điểm)
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất
phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng,
rộng rãi?(1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình

không thể trì hoãn”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người
“đi tìm cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc...”
Anh/Chị hãy cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con
Sông Đà.
----------- HẾT ----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh:.............................................................Số báo danh………………………

.

1

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU



HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL ÔN THI
THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2017-2018 – MÔN: NGỮ VĂN 12
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1 Phong cách ngôn ngữ chính luận.
0,5
Câu 2 - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
0,5
+ So sánh: Cuộc đời - con đường đi khó.
+ Ẩn dụ: những hố sâu do người khác đào ra/ sự tấn cống của thú dữ, mưa
bão và tuyết lạnh – tượng trưng cho những cạm bẫy do con người tạo ra
hoặc những khó khăn do thiên nhiên gây ra.
+ Liệt kê những cạm bẫy, khó khăn trên đường đời: những hố sâu do người
khác đào ra/ sự tấn cống của thú dữ/ mưa bão/ tuyết lạnh
(Lưu ý: Chỉ cần học sinh chỉ ra được hai biệp pháp tu từ là cho điểm tối
đa)
0,5
- Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, gợi nhiều suy ngẫm
về những khó khăn, cạm bẫy, thử thách trong cuộc sống.
Câu 3 Câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút 1,0
ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng
rãi khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể
đi đến thành công, ngược lại, nếu có những quyết định, lựa chọn đúng đắn
sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp.
Câu 4 HS cần rút ra thông điệp phù hợp. Có thể rút ra một trong những thông điệp 0,5
sau:
- Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn
cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua.
- Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn,
cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn

đề một cách thuyết phục.

.

2

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn
trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ
phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giải thích: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn. 0,5

2

3

- cuộc hành trình: chuyến đi dài, cách nói chỉ con đường đời.
- trì hoãn: là sự chần chừ, do dự thậm chí là trốn tránh.
=> Câu nói khẳng định trên đường đời, con người không thể chọn cách
chần chừ, trốn tránh mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua mọi khó
khăn thử thách để đi đến thành công.

Bàn luận
- Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những
khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “ trì hoãn”, trốn tránh, con người
sẽ không bao giờ có thể bước đi, rời xa xuất phát điểm của mình; cuộc sống
sẽ là sự dậm chân tại chỗ và không bao giờ có được thành quả.
- Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chờ, do dự ta sẽ bỏ
lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm
thành công.
- Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con
người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm
và có ý nghĩa
- Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thách là “trì hoãn”, không
dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi.
Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một
hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về
phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị
lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra.
- Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải
nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.
Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.

1,0

0,5

Câu 2 (5,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:

3

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng
tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề
0,5
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân
sáng tác ở nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùy bút.
- Người lái đò Sông Đà là tùy bút xuất sắc in trong tập Sông Đà (1960) - kết
quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Trong chuyến đi gian khổ
và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi rộng lớn này, Nguyễn Tuân không chỉ
thỏa mãn lòng ham mê tìm đến những chân trời mới lạ mà mục đích chủ yếu
như chính lời ông nói là để “đi tìm cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây
Bắc”. Thứ vàng đó được thể hiện rõ qua hình tượng con Sông Đà.
2 Giải thích ý kiến của Nguyễn Tuân
0,5
- Trong câu văn của Nguyễn Tuân, chữ “vàng” không được dùng với nghĩa
đen. Nhà văn dùng chữ “vàng” với ý chỉ vẻ đẹp, sự quý giá, đáng trân trọng,
ngợi ca.
- Cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc không có gì khác là vẻ đẹp
của con Sông Đà và nó hiện ra thật độc đáo qua ngòi bút tài hoa, uyên bác

của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.
3 Phân tích, chứng minh
* Người lái đò Sông Đà - sự phát hiện chất vàng quý báu của một dòng
sông:
- Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân miêu tả một con Sông Đà
1,5
“hung bạo”. Song qua sự hung bạo của dòng sông, ta vẫn thấy ở Sông Đà
một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất
nước. Đó là:

+ Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành.
+ Những quãng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,...
+ Những cái hút nước xoáy tít.
+ Thác nước Sông Đà réo gầm với nhiều cung bậc âm thanh phong phú.
+ Đá trên sông dàn bày thạch trận với nhiều vòng vây lắt léo.
- Còn có một con Sông Đà thơ mộng, trữ tình:
1,5
+ “Tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình” gợi tả vẻ đẹp mềm mại

4
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

4

+ Dòng nước thay đổi theo mùa.
+ Dưới hạ lưu con sông chảy êm đềm.
+ Nguyễn Tuân đã nhìn Sông Đà như một cố nhân, khi xa thì nhớ gặp rồi thì
lại thấy thân thương: “Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan

sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi
lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm thắm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”.
+ Hai bên bờ cảnh vật yên tĩnh, nên thơ: một nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non, cỏ gianh đồi núi đang ra những búp nõn, một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ
gianh... Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa...
+ Con Sông Đà gợi cảm, trữ tình mang màu sắc Đường thi, gợi nhớ những
câu thơ tình tứ của Tản Đà...

* Nghệ thuật:
- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả
con sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú kết
hợp với những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và
thú vị.
- Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống
động, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co
duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.
Đánh giá chung
- Qua hình tượng con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu mến tha
thiết đối với thiên nhiên, đất nước. Với ông, thiên nhiên là một tác phẩm
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, là thứ vàng quý giá. Cảm nhận và miêu tả
con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của
mình. Hình tượng Sông Đà chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh
vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

0,5

0,5

Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25

------------- HẾT -----------

5
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VP
ĐỀ THI KS THPTQG LẦN 1
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
Môn: sinh học 12

Mã đề thi
111



Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Thể đột biến là
A. cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
B. tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể bị đột biến
C. tập hợp các dạng đột biến của cơ thể
D. tập hợp các phân tử ADN bị đột biến.
Câu 2: Đột biến giao tử là đột biến phát sinh
A. trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.
B. trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.
C. ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.
D. ở trong phôi.

Câu 3: Đem lai hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng (YY) và hạt xanh (yy) được các các hạt lai,
đem gieo các hạt lai và để chúng tự thụ phấn. Tỷ lệ màu sắc hạt thu được trên cây F1là:
A. 100% hạt vàng
B. 3 vàng : l xanh
C. 1 vàng : 1 xanh
D. 100% hạt xanh
Câu 4: Đối tượng thực vật được Menđen nghiên cứu trong di truyền học là :
A. Cây mía.
B. Cây hoa loa kèn.
C. Cây rau rền.
D. Cây đậu Hà lan.
Câu 5: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường qui định. Ở một phép lai, trong số
các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử
mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường,
cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
A. 23/100
B. 3/32
C. 1/100
D. 23/99
Câu 6: Quy luật di truyền phân li độc lập của Men đen nghiên cứu về:
A. nhiều gen qui định một tính trạng.

B. một cặp tính trạng tương phản.
C. hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản.
D. các gen quy định tính trạng cùng nằm trên một NST.
Câu 7: Hiện tượng tiếp hợp có thể dẫn đến trao đổi chéo giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng
được diễn ra ở:
A. kì sau của giảm phân 2.
B. kì đầu của giảm phân 2.
C. kì đầu của giảm phân 1.

D. kì sau của giảm phân 1.
Câu 8: Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì
A. tạo nên thể dị đa bội.

B. toàn bộ cơ thể mang đột biến lệch bội.
C. một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
D. tạo nên thể tứ bội.
Câu 9: Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột
biến mất 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen đó sau đột biến sẽ bằng:
A. 2350
B. 2352
C. 2353
D. 2347
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép
lai:♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình.
B. 27 kiểu gen và 16 kiểu hình.
C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình.
D. 16 kiểu gen và 8 kiểu hình.
Câu 11: Trên mạch gốc của một gen có 400 adenin, 300 timin, 300 guanin, 200 xitozin. Gen phiên mã
một số lần đã cần môi trường cung cấp 900 adenin. Số lần phiên mã của gen là:
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 1 lần.
Trang 1/5 - Mã đề thi 111

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

Câu 12: Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:
(1)Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
(2)Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3
(3)Tạo các dòng thuần chủng
(4)Sử dụng toán xác suất để tiến hành nghiên cứu để phân tích kết quả phép lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được qui luật di truyền là:
A. 3, 2, 4, 1
B. 2, 3, 4, 1
C. 2, 1, 3, 4
D. 3, 2, 1, 4
Câu 13: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (2).
Câu 14: Điểm giống nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể với đột biến gen là
A. xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN. B. tác động trên một cặp nuclêôtit của gen.
C. làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào. D. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 15: Operon là:
A. một nhóm gen ở trên đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa.
B. một phân tử ADN có chức năng nhất định trong quá trình điều hòa.
C. Một đoạn phân tử ADN chứa 1 gen liên quan đến tổng hợp nhiều loại protein và có chung 1
promoter.
D. một đoạn phân tử axit nucleic có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc.
Câu 16: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai


♂AaBB x ♀ aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac, enzim ARN polimeraza thường xuyên phiên
mã ở loại gen nào sau đây?
A. Gen cấu trúc A.
B. Gen cấu trúc Z.
C. Gen cấu trúc Y.
D. Gen điều hòa.
Câu 18: Axit nucleic bao gồm:
A. 4 loại là ADN, mARN, tARN và rARN
B. 3 loại là mARN, tARN và rARN
C. Nhiều loại tùy thuộc vào bậc phân loại
D. 2 loại là ADN và ARN
Câu 19: Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn
chiếm tỉ lệ 50%?

(1) Bb; (2) BBb; (3) Bbb; (4) BBBb; (5) BBbb; (6) Bbbb.
A. (4), (5), (6)
B. (1), (3), (6)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (3)
Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; gen B
qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho một cá thể
(P) lai với một cá thể khác không cùng kiểu gen , đời con thu được nhiều loại kiểu hình, trong đó kiểu
hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ ¼. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 1 phép lai

B. 5 phép lai
C. 2 phép lai
D. 3 phép lai
Câu 21: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, để các alen của một locus phân ly đồng đều về
các giao tử thì điều kiện nào dưới đây phải được đáp ứng:
A. Alen trội phải trội hoàn toàn
B. Số lượng cá thể con lai phải lớn
C. Quá trình giảm phân bình thường
D. Bố mẹ phải thuần chủng
Câu 22: Một hỗn hợp gồm U, G và X với tỉ lệ U: G : X = 2 : 3 : 1. Xác suất tạo ra loại bộ ba có 2U và 1X
từ hỗn hợp trên là
A. 125/216.
B. 1/54.
C. 1/18.
D. 5/216.
Câu 23: Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây lá xẻ, hạt tròn và cây có lá nguyên hạt nhăn
người ta thu được ở F1 có 100% số cây lá xẻ và hạt nhăn. Cho những cây F1 này tự thụ phấn và thu được
cây F2, chọn ngẫu nhiên 1 cây F2 thì xác suất để thu được cây lá xẻ, hạt nhăn là bao nhiêu? Biết rằng tính
trạng đơn gen và nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
A. 56.25%
B. 31.25%
C. 43.75%
D. 75%
Trang 2/5 - Mã đề thi 111

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
Câu 24: Gen không phân mảnh là:
A. Có vùng mã hóa không liên tục.

B. Có các đoạn mã hóa (Exon) xen kẽ các đoạn không mã hóa (Intron).
C. Có vùng mã hóa liên tục.
D. Tùy thuộc vào tác nhân môi trường tại thời điểm mã hóa.
Câu 25: Đột biến cấu trúc NST nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết:
A. Lặp đoạn.
B. Đảo đoạn.

C. Mất đoạn.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 26: Đối với quá trình điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở E.coli, khi môi trường có lactose,
gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì:
A. Lactose cung cấp năng lượng cho hoạt động của operon Lac.
B. Lactose đóng vai trò là chất kết dính enzym ARN-poIymerase vào vùng khởi đầu.
C. Lactose đóng vai trò như chất cảm ứng làm protein ức chế bị bất hoạt, không gắn được vào vùng
điều hòa.
D. Lactose đóng vai trò là enzyme xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
Câu 27: Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai?

A. ARN tham gia vào quá trình dịch mã.
B. ARN được cấu tạo bởi 4 loại nucleotit là A, U, G, X.
C. ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen.
D. Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào.
Câu 28: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể tam nhiễm kép (2n + 1 + 1 )
khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là
A. 120.
B. 16.
C. 240.
D. 32.
Câu 29: Người ta tiến hành lai giữa 2 cây thuốc lá có kiểu gen như sau: P ♀ aaBB X♂ AAbb. Kiểu gen
của con lai trong trường hợp con lai được đột biến tứ bội thành 4n là

A. AAaaBBbb
B. AAaBBb
C. AAaBb
D. AAaaBBb
Câu 30: Ở ngô có 2n = 20 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở
một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở cặp NST số 3 một chiếc bị lặp 1 đoạn, cặp NST số 6 có 1
chiếc bị chuyển đoạn trong tâm động. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số
các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ
A. 87,5%.
B. 12,5%.
C. 93,75%.
D. 6,25%.
Câu 31: Xác suất để một người bình thường nhận được 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “Bà nội ” và
22 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “ Ông ngoại ” của mình là
A. 22/423.
B. 529/423.

C. 506/423.
D. 484/423.
Câu 32: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) nào sau đây làm giảm chiều dài của NST?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn trên cùng một NST
Câu 33: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n=46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này
thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến lặp đoạn trên NST 14 dẫn đến kích thước NST 14 dài ra
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 2 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến
C. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn
tương hỗ

D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn
không tương hỗ
Câu 34: Về cấu tạo, cả ADN và prôtêin đều có điểm chung là:
A. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste.
B. Đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
D. Đều có thành phần nguyên tố hóa học giống nhau.
Câu 35: Ở sinh vật nhân thực bộ ba mở đầu trên phân tử mARN là:
A. 3’AGU5’
B. 5’AUG 3’
C. 3’UAX5’
D. 3’AUG5’
Trang 3/5 - Mã đề thi 111

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
Câu 36: Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là
A. 1 hoặc 1 số nu.
B. 1 hoặc một số nuclêôxôm.
C. 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
D. 1 hoặc một số axit amin.
Câu 37: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Có một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần đã tạo ra các tế bào
con với tổng số 128 NST đơn. Số lần nguyên phân của tế bào nói trên là:
A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
D. 6 lần.
Câu 38: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là
3’...AAXGTTGXGAXTGGT...5’ (mạch bổ sung )


5 ’...TTGXAAXGXTGAXXA...3’ (mạch mã gốc )
Trình tự nuclêôtit trên mARN khi đoạn gen trên phiên mã sẽ là
A. 3’…AAXGTTGXGAXTGGT…5’.
B. 5’…AAXGUUGXGAXUGGU…3’.
C. 5’…UUGXAAXGXUGAXXA…3’.
D. 3’…AAXGUUGXGAXUGGU…5’.
Câu 39: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc

h
eT

D

nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
B. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh mù màu.
D. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
Câu 40: Cho những dạng biến đổi vật chất di truyền: I-Chuyển đoạn nhiễm sắc thể; II-Mất cặp nuclêôtit;
III-Tiếp hợp và trao đổi chéo của NST trong giảm phân; IV-Thay cặp nuclêôtit; V-Đảo đoạn NST; VIThêm cặp nuclêôtit; VII-Mất đoạn NST. Dạng đột biến gen là
A. II, IV, VI.
B. I, II, III, IV, VI.
C. II, III, IV, VI.
D. I, V, VII.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

hu


iT
.N
et
Trang 4/5 - Mã đề thi 111

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
Mã 111
1.A
11.B
21.C
31.B

2.B
12.A
22.C
32.A

3.B
13.A
23.A
33.D

4.D
14.C
24.C
34.C


5.D
15.A
25.B
35.B

6C
16.B
26.C
36.C

7C
17.D
27.D
27.B

8B
18.D
28.D
38.D

9D
19.B
29.A
39.D

10A
20.A
30.C
40.A


hu

iT

h
eT

D
.N
et
Trang 5/5 - Mã đề thi 111

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC



ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LỚP 12 – LẦN 1
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm,
cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự
thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm

thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận,
mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại
dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với
mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai
trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang
nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật
ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. (0,5 điểm)
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong
đoạn trích phần Đọc- hiểu: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên
đường đời”
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có đoạn:
“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do,
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 41)
Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có đoạn:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 89)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn trích trên.
……………………………Hết…………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC


Phần

Câu/
Ý

I
1
2

3

4

II
1


ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI
KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA KHỐI 12 – LẦ
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : NGỮ VĂN

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Ý kiến trên có nghĩa: tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan
trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới
rộng lớn, vô hạn “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học
hỏi.
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình
là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc
hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
Học sinh rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích:
Có thể trình bày theo hướng:
- Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm
chất tốt đẹp, cao quý của con người.
- Muốn thành công trên con đường đời, mỗi người cần trang bị lòng
khiêm tốn.
Làm văn
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc- hiểu:
“Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành
công trên đường đời”

Yêu cầu về hình thức

-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu…
Lưu ý: Cần đảm bảo về hình thức đoạn văn( không đúng hình thức
đoạn văn trừ 0,5đ)
Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích
- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái
mình có và luôn coi trọng người khác.
- Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được
mục tiêu đề ra.
=> Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công
trong cuộc sống.

3,0
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
7,0
2,0

0,5


0,25

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

2

2. Phân tích
- Con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu
cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn
học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người:
+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông
rộng, được mọi người yêu quý.
+ Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.
3. Bàn luận, mở rộng
- Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin
4. Bài học và liên hệ bản thân
- Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu
khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người
khác.
- Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không
ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có đoạn:
“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và
sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 41)

Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có đoạn:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 89)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn trích trên?
2.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề

0,75

0,25
0,25

5,0

2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điểm giống và khác nhau
giữa hai đoạn trích trên: Hai đoạn trích đều thể hiện ý chí, quyết tâm
của mọi người vì nền độc lập, tự do, vì nghĩa lớn của dân tộc bằng
cảm hứng yêu nước của tác giả. Tuy nhiên, đoạn trích trong Tuyên
ngôn Độc lập thể hiện quyết tâm giữ vững độc lập của toàn thể dân
tộc khi nước ta vừa mới giành được tự do, bằng nghệ thuật lập luận
chặt chẽ của thể văn chính luận còn đoạn thơ trong Tây Tiến thể hiện
ý chí và lý tưởng của tuổi trẻ sẵn sàng cống hiến cho nghĩa lớn của
dân tộc trong những năm đất nước ta đang có chiến tranh, bằng cảm
hứng lãng mạn và bi tráng của thơ trữ tình.
2.3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm :
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích.

0,5
- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà hoạt động cách mạng vĩ đại của
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

dân tộc; đồng thời là một nhà thơ trữ tình lớn và là một cây bút chính
luận tài năng. Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận đặc
sắc, kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta.
Đoạn trích là lời tuyên bố về quyền tự do, độc lập và ý chí, quyết tâm
bảo vệ nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam.
- Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài nhưng trước hết là một thi sĩ mang
hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Tây Tiến là một
bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca kháng chiến
chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính
Tây Tiến. Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp hào hùng bi tráng của người
lính với lý tưởng lớn lao, ý chí và nghị lực phi thường.
b. Cảm nhận về đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí 1,5
Minh.

- Về nội dung:
+ Khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của nước Việt Nam 1,0
và sự thật Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập. Tự do, độc
lập là quyền của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, quyền ấy
được nêu lên trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước
Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp
năm 1791. Trên thực tế, đó còn là kết quả tất yếu của gần một thế kỉ
chiến đấu bền bỉ, phi thường của nhân dân Việt Nam.
+ Khẳng định ý chí, kiên quyết bảo vệ quyền độc lập, tự do của toàn
thể dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố là lời kêu gọi, hiệu triệu nhân dân

Việt Nam kết thành một khối đại đoàn kết vững chắc, sẵn sàng chiến
đấu, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Lời tuyên bố còn là lời
cảnh báo nghiêm khắc đối với những kẻ thù đang âm mưu xâm lược

nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp.
- Về nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, 0,5
giọng điệu hùng hồn, các từ tự do, độc lập được điệp lại nhiều lần,…
c. Cảm nhận về đoạn trích trong Tây tiến- Quang Dũng
1,5
- Về nội dung:
1,0
+ Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận thấm thía về sự hi sinh của người
lính: hình ảnh những “nấm mồ rải rác” nơi biên cương viễn xứ càng
nhân lên cảm xúc bi thương đó, hình ảnh “áo bào thay chiếu anh về
đất” lại trực tiếp diễn tả giờ phút vĩnh biệt những người đồng đội của
người lính Tây Tiến, âm thanh của tiếng gầm sông Mã như một khúc
độc hành bi tráng. Con người thì câm lặng trước nỗi đau, thiên nhiên
thì dữ dội, gào thét.
+ Đoạn thơ cũng đã khẳng định mạnh mẽ ý chí, khí phách của tuổi trẻ
một thời không chỉ tự nguyện chấp nhận, mà còn vượt lên trên cái
chết, sẵn sàng hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của cả dân
tộc. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã thực sự trở thành dũng
khí tinh thần và hành động của nhiều thế hệ trong những năm kháng
chiến.
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.Cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!!

- Về nghệ thuật: sự kết hợp giữa cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng 0,5
mạn; sự tương phản giữa hình ảnh những nấm mồ nhỏ và không gian

mênh mông, vắng vẻ của chốn biên cương; hệ thống từ Hán Việt
mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng; lối nói giảm, nói tránh,…
d. So sánh
1,0
- Tương đồng: Hai đoạn trích đều thể hiện ý chí, quyết tâm của mọi
0,25
người vì nền độc lập, tự do, vì nghĩa lớn của dân tộc bằng cảm hứng
yêu nước của tác giả.

- Khác biệt:
0,75
+ Đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện quyết tâm giữ vững
độc lập của toàn thể dân tộc khi nước ta vừa mới giành được tự do,
bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ của thể văn chính luận.
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến thể hiện ý chí và lý tưởng của tuổi trẻ sẵn
sàng cống hiến cho nghĩa lớn của dân tộc trong những năm đất nước
ta đang có chiến tranh, bằng cảm hứng lãng mạn và bi tráng của thơ
trữ tình.
e. Lí giải
Tổng điểm toàn bài: I + II = 10,0 điểm

0,5

Mời quý thầy cô, các bạn xem thêm nhiều đề thi tại:


Facebook Admin Hữu Hùng - Hỗ trợ sự cố, tư vấn, hỏi đáp
/>
Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : />



×