Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Tìm hiểu các loại sinh vật đặc trưng vùng biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 27 trang )

Trường:
Trường: Đại
Đại học
học Tài
Tài nguyên
nguyên và
và Môi
Môi trường
trường TPHCM
TPHCM

Môn:
Môn: Sinh
Sinh thái
thái học
học
Đề tài
Tìm hiểu các loại sinh vật đặc trưng của môi trường biển Việt Nam và vai trò của
các sinh vật này.

GVBM: Th.s Nguyễn Thị Hồng


Tên thành viên:
1.Trịnh Minh Thiện
2.Nguyễn Nhất Tín
3.Võ Hoàng Xuân Trúc
4.Nguyễn Thị Xuân Cảnh
5.Nguyễn Ngọc Anh Thư



Mục Lục:

I.
II.

Tổng quan về vùng biển Việt Nam
Các sinh vật biển đặc trưng của Việt Nam
1. Thực vật biển
2. Động vật biển

III. Vai trò của sinh vật biển Việt Nam
IV. Thực trạng hiện nay của vùng biển Việt Nam
1. Thực trạng
2. Nguyên nhân
V. Biện pháp bảo vệ và phục hồi các tài nguyên sinh vật biển


I. Tổng quan về vùng biển Việt Nam
là một phần của biển Đông, biển đông là một biển lớn, tương đối kín và nằm trong
*.vùngVùngnhiệtbiểnđớiViệtgióNam
mùa Đông Nam Á. Theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 thì nước
ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2 gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển
đông.

Với bờ biển dài là 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
*.quốc
đảo và các lãnh thổ trên thế giới, đứng đầu các nước Đông dương. Vùng biển nước ta có khoảng 3000
hòn đảo lớn, nhỏ và quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa



Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh
vật phong phú và đa dạng, phân bố trên
nhiều khu vực và ở nhưng độ sâu khác
nhau. Góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy kinh tế nước nhà.


II. Các sinh vật biển đặc trưng của Việt Nam
1. Thực vật biển
- Thực vật phù du có các vi cơ quan thực hiện chức năng quang hợp, chúng sống trong các đới chịu ảnh
hưởng của ánh nắng mặt trời trong hầu hết tất cả các đại dương và các vực nước ngọt.
Phân loại:
+ Holoplankton: là những sinh vật dành toàn bộ vòng đời của nó sống trôi nổi. ví dụ: sứa, động vật thân
giáp
+ Meroplankton: : Là bọn chỉ có một giai đoạn nhất định trong vòng đời sống trôi nổi (thường là trạng
thái ấu trùng) ví dụ: sao biển, giáp xác, giun biển,....


Holoplankton:

Sứa biển

Giáp xác chân kiếm


Meroplankton:

Sao biển

Giun biển



- Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ là những loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Rong
biển có thế sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên
các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới
để quang hợp.


Theo các tài liệu đã công bố, rong biển Việt Nam có khoảng 800 loài.
Ước tính diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng và khai thác rong biển trong thời kỳ 2010-2015 là
900.000 ha với sản lượng 600-700.000 tấn khô/năm, trong đó, nhóm rong Lục có tiềm năng lớn nhất về
diện tích và sản lượng nuôi trồng.


-San hô: Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt
Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân
bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn
nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền
Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của
Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài
san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang,
Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn
300 loài.


Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của
vùng biển Việt Nam nói chung là thuận
lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn.
Rạn san hô phân bố ở hầu hết các vùng
nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy

chắc và rất giàu có ở các quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.


2. Động vật biển:
Vùng biển VN đã phát hiện được hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu sinh thái điển hình
Trong đó có khoảng 6000 loài động vật đáy, trên 2000 loài cá (nhóm cá nổi với 260 loài, nhóm cá gần tầng đáy
với 930 loài, nhóm cá đáy với 502 loài, nhóm cá rạn san hô với 304 loài), gần 6000 loài động vật đáy, 225 loài
tôm biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển.

Rắn biển

Rùa biển


Một số động vật đặc trưng ở vùng biển Đông Việt Nam:
+Loài cá ông chuông ( tên khoa học là Pseudorca crassident) thuộc họ cá heo Delphinidae, bộ cá voi
Cetacea hiện diện tại vùng ôn đới và nhiệt đới của đại dương. Nó có 1 cơ thể mảnh mai và một cái đầu
thon dài với 44 cái răng


+Cá sấu hoa cà, loài cá sấu nước mặn phân bố dọc theo cửa sông khu vực Đông Nam Á và kéo dài
đến miền Trung Việt Nam, từ Vũng Tàu, Cần Giờ, đến vùng biển Kiên Giang, đảo Phú Quốc, Côn
Đảo. Chúng là những vận động viên bơi lội rất giỏi.


+Sam đuôi tam giác: Đuôi sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến gần cuối đuôi, ở đỉnh
tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Ngược lại đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc bầu dục
không có gai.



III. Vai trò:

-

Thực vật phù du đóng góp vào phân nửa trong tổng số các hoạt động quang hợp trên trái đất. Do vậy,
thực vật phù du có vai trò rất lớn trong việc cung cấp ôxy cho khí quyển Trái Đất.

-

Rong biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm, y học, công nghiệp, mỹ phẫm,



- San hô là nơi cứ trú, sinh sản
của nhiều loài động vật biển.

- San hô cung cấp nguyên liệu
cho đời sống con người


- Tạo cảnh quan du lịch và tham
quan học tập


- Động vật biển cung cấp nguyên
liệu thực phẩm, dược liệu cho y
học, và là nguồn nguyên liệu xuất
khẩu giúp phát triểu nền kinh
tế,...



Một số loài động vật
biển còn là bạn với con
người, phục vụ nhu cầu
giải trí.


IV. Thực trạng hiện nay của vùng biển Việt Nam

1.

Thực trạng

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, sự suy giảm chất lượng môi trường biển làm cho
môi trường sống của các loài sinh vật biển bị phá hủy, mất đa dạng sinh học. Nhiều loài sinh vật biển hiện
đang giảm về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp
độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Các nguồn cá dự
trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của
cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.


2.Nguyên nhân

-

Những công trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều. Sự khan hiếm tài nguyên trên lục địa nên con
người đi ra biển để khai khoáng, đóng tàu, khai thác dầu, khí... những hoạt động ấy đều có tác động đến
môi trường.


-

Việc gia công xây lắp các công trình giàn khoan, các phương tiện vận chuyển, vật liệu thải loại khi xây lắp
công trình ...tất cả tác động mạnh đến hệ sinh thái biển, chất lượng nước biển, trầm tích biển.

-

Những công trình cảng biển ngày một nhiều thêm. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng đều
tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, như mất các nơi sinh cư do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước,
đất, không khí, tiếng ồn... trong khu vực cảng và phụ cận.


- Các công trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo du lịch, và rất nhiều các hoạt động
khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển.
- Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông mang ra biển như dầu thải, nước thải chưa xử lý, hoá chất, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, thuốc súng,chất phóng xạ, các
chất thải rắn như đất cát, rác, phế thải vật liệu xây dựng... Tất cả đổ ra biển. Có những loại không phân huỷ
được đọng lại ở ven bờ, chìm xuống đáy biển, những chất phân huỷ thì hoà tan trong toàn khối nước biển.


V. Biện pháp bảo vệ và phục hồi các tài nguyên sinh vật biển
1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, các thành phần kinh
tế và toàn dân về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp
với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển, vùng ven biển.
2. Chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ môi trường biển, nhất là sử dụng các công cụ pháp lý liên quan trong kiểm
soát, đánh giá tiêu chuẩn, tác động môi trường; quan trắc - cảnh báo xác định các “điểm nóng” môi trường hoặc
ô nhiễm,… để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Nhà nước sớm xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, nhất là chi tiết hóa
mức độ vi phạm, xử phạt; tăng cường tham vấn với các bên liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý,
bảo vệ môi trường biển, đảo của Tổ quốc.



×