Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VI TỰ NHŨ CHỨA AMLODIPINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH NHÀN

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TẠO HỆ TỰ NHŨ CỦA
AMLODIPIN TRÊN MỘT SỐ HỆ TỰ NHŨ NỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH NHÀN

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TẠO HỆ TỰ NHŨ CỦA
AMLODIPIN TRÊN MỘT SỐ HỆ TỰ NHŨ NỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC


Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THIỆN HẢI

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


iii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát khả năng tạo hệ tự nhũ của amlodipin trên một số hệ
tự nhũ nền” đƣợc thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014 tại Bộ môn Công nghiệp
dƣợc, Khoa Dƣợc – Đại học Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy
PGS.TS. Nguyễn Thiện Hải.
Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS. Nguyễn Thiện Hải đã luôn
quan tâm, động viên và tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để giúp
em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Công nghiệp dƣợc đã tạo mọi điều
khi chúng em thực hiện khóa luận tại Bộ môn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy GS.TS. Lê Quan Nghiệm đã dành thời gian
quý báu để nhận xét, đánh giá và góp ý giúp cho khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Dƣợc – Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời
gian em đƣợc học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn là nguồn động viên, khuyến khích và là chỗ dựa vững
chắc cho con vƣợt qua mọi khó khăn trong thời gian thực hiện khóa luận cũng nhƣ trong
suốt thời gian học tập.
Cảm ơn các bạn lớp Dƣợc 2009 và các bạn cùng thực hiện khóa luận tại Bộ môn Công
nghiệp dƣợc. Sự động viên, sẽ chia và giúp đỡ của các bạn đã là nguồn động lực lớn lao
giúp tôi hoàn thành khóa luận và việc học tập.
Xin chân thành cảm ơn!


Phan Thị Thanh Nhàn


iv

MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... xi
Chƣơng 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1

Chƣơng 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 2

2.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ AMLODIPIN .................................................................................... 2
2.1.1. Cấu trúc hóa học ....................................................................................... 2
2.1.2. Tính chất lý hóa ........................................................................................ 2
2.1.3. Định tính .................................................................................................. 3
2.1.4. Định lƣợng ............................................................................................... 3
2.1.5. Dƣợc động học ......................................................................................... 3
2.1.6. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng ....................................................................... 3
2.2. TỔNG QUAN VỀ VI NHŨ TƢƠNG – HỆ TỰ NHŨ TẠO VI NHŨ TƢƠNG .......... 4
2.2.1. Tổng quan về vi nhũ tƣơng ....................................................................... 4
2.2.2. Hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng ....................................................................... 4

Chƣơng 3.


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 10

3.1. ĐỐI TƢỢNG ................................................................................................................ 10
3.2. NGUYÊN LIỆU – HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ ........................................... 10
3.2.1. Nguyên liệu – hóa chất: .......................................................................... 10
3.2.2. Trang thiết bị .......................................................................................... 11
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11
3.3.1. Điều chế amlodipin (base) từ amlodipin (besylate).................................. 11
3.3.2. Khảo sát độ tan của amlodipin trong một số tá dƣợc có khả năng điều chế
hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng ...................................................................... 12


v

3.3.3. Xây dựng công thức và phƣơng pháp bào chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng
chứa amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) bền, ổn định, có khả năng
hòa tan cao ............................................................................................. 13
3.3.4. Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng amlodipin trong hệ tự nhũ tạo
vi nhũ tƣơng ........................................................................................... 18

Chƣơng 4.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 22

4.1. ĐIỀU CHẾ AMLODIPINE (BASE) TỪ AMLODIPINE (BESYLATE)................... 22
4.2. KHẢO SÁT ĐỘ TAN CỦA AMLODIPIN TRONG MỘT SỐ TÁ DƢỢC CÓ KHẢ
NĂNG ĐIỀU CHẾ HỆ TỰ NHŨ TẠO VI NHŨ TƢƠNG......................................... 23
4.3. XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP BÀO CHẾ HỆ TỰ NHŨ TẠO
VI NHŨ TƢƠNG CHỨA AMLODIPIN (BESYLATE) HOẶC AMLODIPIN
(BASE) BỀN, ỔN ĐỊNH, CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN CAO ................................. 26

4.3.1. Khảo sát khả năng tạo hệ tự nhũ của amlodipin (besylate) và amlodipin
(base) trên một số hệ tự nhũ nền ............................................................. 26
4.3.2. Đánh giá hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng tiềm năng chứa amlodipin (besylate)
và amlodipin (base) ................................................................................ 33
4.4. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG AMLODIPIN
TRONG HỆ TỰ NHŨ TẠO VI NHŨ TƢƠNG .......................................................... 48
4.4.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng amlodipin (besylate) trong hệ
tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng .......................................................................... 48
4.4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng amlodipin (base) trong hệ tự
nhũ tạo vi nhũ tƣơng ............................................................................... 53
4.4.3. Định lƣợng ............................................................................................. 58

Chƣơng 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................... 60

5.1. KẾT LUẬN................................................................................................................... 60
5.2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62


vi

Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sĩ Đại Học – Năm học 2013-2014
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TẠO HỆ TỰ NHŨ CỦA AMLODIPIN
TRÊN MỘT SỐ HỆ TỰ NHŨ NỀN
Phan Thị Thanh Nhàn
Thầy hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THIỆN HẢI
Đặt vấn đề

Amlodipin là thuốc trị tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn kênh calci, có tính tan kém và kéo
theo sinh khả dụng đƣờng uống của thuốc thấp. Hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng (SMEDDS)
đƣợc chọn để nghiên cứu với mục tiêu xây dựng một hệ công thức tạo SMEDDS chứa
amlodipin bền, ổn định, có độ hòa tan cao.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng gồm amlodipin (besylate), amlodipin (base), các hệ tự nhũ nền.
Phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm:
Khảo sát độ tan của amlodipin trong một số tá dƣợc có khả năng điều chế hệ tự nhũ tạo vi
nhũ tƣơng chứa amlodipin.
Xây dựng công thức và phƣơng pháp bào chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng chứa amlodipin
bền, ổn định, có khả năng hòa tan cao.
Khảo sát, đánh giá hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng chứa amlodipin.
Kết quả và bàn luận
Đối với pha dầu, amlodipin (besylate) tan nhiều nhất trong Capryol 90; amlodipin (base)
tan nhiều nhất trong acid oleic và Capryol 90.
Lựa chọn đƣợc công thức SMEDDS chứa amlodipin với các thành phần: Capryol 90,
Cremophore RH 40, Labrasol.
Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng amlodipin trong hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng
bằng phƣơng pháp quang phổ UV-Vis đạt độ đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ
đúng.
Kết luận
Đã chọn lọc đƣợc một công thức hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng cho amlodipin (besylate) và
cho amlodipin (base) đạt các yêu cầu đề ra.


vii

Final assay for the degree of BS Pharm. – Academic year: 2013-2014

FORMULATION AND EVALUATION OF SMEDDS CONTAINING

AMLODIPINE FROM SOME INVESTIGATED TERNARY PHASE DIAGRAMS
Phan Thi Thanh Nhan
Supervisor: Assoc. Prof. PhD. NGUYEN THIEN HAI
Introduction
Amlodipine, a calcium blocker drug, is used to treat hypertension. However, it has low
solubility and low oral bioavailability. The self-microemulsifying drug delivery system
(SMEDDS) containing amlodipine was investigated with aim to formulate a durable,
stable, high dissolution amlodipine - SMEDDS.
Materials and methods
Materials including amlodipine (besylate), amlodipine (base) and some investigated
ternary phase diagrams.
Methods
Screening solubility of amlodipine in potential oil phases, surfactans and co-surfactans.
Developing one formulation and method to construct durable, stable, high dissolution
SMEDDS containing amlodipine.
Evaluating characteristics of SMEDDS containing amlodipine.
Results and discussion
About oils, amlodipine (besylate) has highest solubility in Capryol 90; amlodipine (base)
has higher solubility in oleic acid and Capryol 90 than other oil-exipients.
Developed formulations of SMEDDS containing amlodipine met standars of quality
control, including some ingredients Capryol 90, Cremophore RH 40, Labrasol.
Controled and evaluated the quality of SMEDDS containing amlodipine by using UV-Vis
method.
Conclusion
Developed one durable, stable, high dissolution SMEDDS containing amlodipine
(besylate) or amlodipine (base) which met standars of quality control.


viii


TỪ VIẾT TẮT
ABe

Amlodipin (besylate)

Aba

Amlodipin (base)

BCS

Biopharmaceutical Classification System

HLB

Hydrophilic lipophilic balance

HPLC

High performance liquid chromatography

PEG 400

Polyethylen glycol 400

PG

Propylen glycol

SEDDS


Self emulsifying drug delivery system

SMEDDS

Self micro-emulsifying drug delivery system

SNEDDS

Self nano-emulsifying drug delivery system

UV

Ultraviolet

UV – Vis

Ultraviolet – Visible


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chế phẩm hệ tự nhũ có trên thị trƣờng ......................................... 8
Bảng 3.1. Các nguyên liệu, hóa chất dùng trong thực nghiệm ............................... 10
Bảng 3.2. Các thiết bị sử dụng trong thực nghiệm ................................................. 11
Bảng 3.3. Pha dãy dung dịch chuẩn amlodipine .................................................... 18
Bảng 4.1. Kết quả điều chế amlodipin (base) ........................................................ 22
Bảng 4.2. Kết quả độ tan của amlodipin trong một số tá dƣợc khảo sát ................. 24
Bảng 4.3. Các công thức đƣợc lựa chọn từ những giản đồ pha xây dựng sẵn ......... 29

Bảng 4.4. Kết quả thử nghiệm khả năng tải hoạt chất amlodipin (besylate) ........... 30
Bảng 4.5. Kết quả thử nghiệm khả năng tải hoạt chất amlodipin (base) ................. 32
Bảng 4.6. Kết quả thử nghiệm độ bền nhiệt động học của các vi nhũ tƣơng chứa
amlodipin (besylate) và amlodipin (base) ............................................................. 34
Bảng 4.7. Thành phần công thức pha chế hệ tự nhũ (mg) ...................................... 36
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát lặp lại khả năng tải hoạt chất trên những hệ tự nhũ tiềm
năng ...................................................................................................................... 37
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát lặp lại thử nghiệm độ bền nhiệt động học ................... 37
Bảng 4.10. Kết quả độ bền của vi nhũ tƣơng chứa amlodipin trong các môi trƣờng
pH 1,2; 4,5; 6,8 sau 48 giờ .................................................................................... 38
Bảng 4.11. Kết quả đo phân bố kích thƣớc giọt của các vi nhũ tƣơng .................... 40
Bảng 4.12. Hàm lƣợng amlodipin (%) theo thời gian khi pha loãng trong các môi
trƣờng pH khác nhau ............................................................................................. 45
Bảng 4.13. Kết quả thử nghiệm hòa tan của các chế phẩm nghiên cứu chứa amlodipin
.............................................................................................................................. 46
Bảng 4.14. Kết quả thử nghiệm so sánh độ hòa tan của chế phẩm A với các chế
phẩm nghiên cứu chứa amlodipin trong môi trƣờng pH 1,2 .................................. 47
Bảng 4.15. Kết quả dãy dung dịch chuẩn amlodipin (besylate).............................. 50
Bảng 4.16. Kết quả thẩm định độ chính xác của quy trình định lƣợng amlodipin
(besylate) ............................................................................................................... 51
Bảng 4.17. Kết quả đo UV độ đúng mẫu amlodipin (besylate) .............................. 52


x

Bảng 4.18. Kết quả thẩm định độ đúng của quy trình định lƣợng amlodipin
(besylate) ............................................................................................................... 53
Bảng 4.19. Kết quả dãy dung dịch chuẩn amlodipin (base) ................................... 55
Bảng 4.20. Kết quả thẩm định độ chính xác của quy trình định lƣợng amlodipin
(base)..................................................................................................................... 57

Bảng 4.21. Kết quả đo UV độ đúng mẫu amlodipin (base) .................................... 57
Bảng 4.22. Kết quả thẩm định độ đúng của quy trình định lƣợng amlodipin (base)58
Bảng 4.23. Kết quả định lƣợng amlodipin (besylate) và amlodipin (base) ............. 59


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Công thức cấu tạo của amlodipin (besylate) ............................................ 2
Hình 4.1. Phổ UV của amlodipin (base) trong methanol và methanol-HCl ............ 22
Hình 4.2. Phổ UV của amlodipin besylate trong methanol .................................... 23
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh độ tan của amlodipin (besylate) trong các tá dƣợc khảo
sát .......................................................................................................................... 24
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh độ tan của amlodipin (base) trong các tá dƣợc khảo sát 25
Hình 4.5. Giản đồ pha A ....................................................................................... 27
Hình 4.6. Giản đồ pha B ....................................................................................... 27
Hình 4.7. Giản đồ pha C ....................................................................................... 28
Hình 4.8. Giản đồ pha D ....................................................................................... 28
Hình 4.9. Các công thức chứa amlodipin (besylate) pha loãng 500 lần trong môi
trƣờng đệm phosphat pH 9,0 và đệm borat pH 9,2 thời điểm 0h .......................... 31
Hình 4.10. Các công thức chứa amlodipin (besylate) pha loãng 500 lần trong
môi trƣờng đệm phosphat pH 9,0 và đệm borat pH 9,2 thời điểm 24h................ 31
Hình 4.11. Pha loãng 500 lần hệ tự nhũ chứa amlodipin (base) 10% trong môi
trƣờng nƣớc cất thời điểm 0h và thời điểm 24h .................................................... 33
Hình 4.12. Kết quả thử nghiệm độ bền vi nhũ tƣơng chứa amlodipin (besylate):
chu kỳ nóng – lạnh và chu kỳ đông – rã đông ....................................................... 34
Hình 4.13. Kết quả thử nghiệm độ bền vi nhũ tƣơng chứa amlodipin (base) (10%):
chu kỳ nóng – lạnh và chu kỳ đông – rã đông ....................................................... 35
Hình 4.14. Sơ đồ điều chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng chứa amlodipin .................. 36
Hình 4.15. Pha loãng công thức ABe.B1 trong các môi trƣờng pH khác nhau tại

thời điểm 0h và 24h .............................................................................................. 38
Hình 4.16. Pha loãng các công thức chứa Aba 10% trong môi trƣờng pH 1,2 tại thời
điểm 0h và 48h ...................................................................................................... 39
Hình 4.17. Pha loãng các công thức chứa Aba 10% trong môi trƣờng pH 4,5 tại thời
điểm 0h và 48h ...................................................................................................... 39


xii

Hình 4.18. Pha loãng các công thức chứa Aba 10% trong môi trƣờng pH 6,8 tại thời
điểm 0h và 48h ...................................................................................................... 39
Hình 4.19. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng ABe.B1 (mẫu 1).............. 41
Hình 4.20. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng ABe.B1 (mẫu 2).............. 41
Hình 4.21. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng ABe.B1 (mẫu 3).............. 41
Hình 4.22. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B1 (mẫu 1) .............. 42
Hình 4.23. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B1 (mẫu 2) .............. 42
Hình 4.24. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B1 (mẫu 3) .............. 42
Hình 4.25. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B2 (mẫu 1) .............. 43
Hình 4.26. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B2 (mẫu 2) .............. 43
Hình 4.27. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B2 (mẫu 3) .............. 43
Hình 4.28. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B3 (mẫu 1) .............. 44
Hình 4.29. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B3 (mẫu 2) .............. 44
Hình 4.30. Đồ thị phân bố kích thƣớc giọt vi nhũ tƣơng Aba.B3 (mẫu 3) .............. 44
Hình 4.31. Đồ thị biểu diễn hàm lƣợng (%) amlodipin (besylate) - công thức
ABe.B1 và amlodipin (base) - công thức Aba.B1 trong các môi trƣờng có pH khác
nhau ...................................................................................................................... 45
Hình 4.32. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của amlodipin (besylate) - công thức
ABe.B1 và amlodipin (base)- công thức Aba.B1 trong các môi trƣờng pH khác nhau
.............................................................................................................................. 46
Hình 4.33. Đồ thị so sánh độ hòa tan của chế phẩm A và hai chế phẩm nghiên cứu

chứa amlodipin ...................................................................................................... 47
Hình 4.34. Phổ UV của mẫu chuẩn amlodipin (besylate) ...................................... 48
Hình 4.35. Phổ UV của mẫu thử ABe.B1 .............................................................. 49
Hình 4.36. Đƣờng tuyến tính amlodipin (besylate) trong methanol ....................... 50
Hình 4.37. Phổ UV của mẫu chuẩn amlodipin (base) ............................................ 54
Hình 4.38. Phổ UV của mẫu thử Aba.B1 ............................................................... 54
Hình 4.39. Đƣờng tuyến tính amlodipin (base) trong methanol ............................. 55


1

Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh hiện rất phổ biến trong số những bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch.
Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tƣợng khác nhau. Các nhóm thuốc trị tăng huyết áp rất đa
dạng nhƣ thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn β, thuốc ức chế men chuyển,
thuốc ức chế Angiotensin II tại receptor…Trong đó nhóm thuốc chẹn kênh calci với các
hoạt chất amlodipin, nifedipin, felodipin…là nhóm thuốc hiện đang đƣợc sử dụng khá rộng
rãi do phù hợp với ngƣời lớn tuổi – nhóm đối tƣợng chiếm tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất.
Tuy nhiên, đa số các thuốc thuộc nhóm này lại có sinh khả dụng đƣờng uống chƣa cao do
đặc tính khó tan và khả năng hấp thu hạn chế. Nhiều phƣơng pháp đã đƣợc nghiên cứu và
ứng dụng để cải thiện đặc tính này trên những dƣợc chất kém tan: tạo phức với β
cyclodextrin, tạo dạng muối dễ tan, hệ phân tán rắn…. Bên cạnh ƣu điểm cải thiện đƣợc độ
tan, những phƣơng pháp này lại gặp một số hạn chế nhƣ hoạt chất dễ kết tinh lại, khối
lƣợng viên lớn, ít phù hợp với những hoạt chất thuộc nhóm IV-BCS. Hệ tự nhũ tạo nhũ
tƣơng hiện nay trở thành một phƣơng pháp đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc chú
ý hơn cả vì vừa cải thiện đƣợc độ tan của hoạt chất, vừa nâng cao sinh khả dụng do tăng
tính thấm qua đƣờng tiêu hóa. Mặt khác, phƣơng pháp điều chế hệ tự nhũ còn đơn giản, dễ
thực hiện, có tính ứng dụng vào sản xuất cao.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi bƣớc đầu đã tiến hành xây dựng thành công hệ tự nhũ tạo vi
nhũ tƣơng cho một số thuốc trị bệnh đái tháo đƣờng nhƣ glibenclamid, thuốc trị bệnh tăng

huyết áp nhƣ nifedipin, felodipin. Từ các kết quả này, đề tài “Khảo sát khả năng tạo hệ
tự nhũ của amlodipin trên một số hệ tự nhũ nền” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu xây
dựng đƣợc công thức và phƣơng pháp bào chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng chứa amlodipin
nói chung, amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) nói riêng. Để giải quyết vấn đề đặt
ra, đề tài đƣợc tiến hành với những nội dung sau:
1. Điều chế amlodipin (base) từ amlodipin (besylate) sẵn có.
2. Khảo sát đánh giá độ tan của amlodipin (besylate) và amlodipin (base) trong một số tá
dƣợc có khả năng điều chế đƣợc hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng.
3. Lựa chọn một số hệ tự nhũ nền, từ đó xây dựng công thức và phƣơng pháp bào chế hệ tự
nhũ tạo vi nhũ tƣơng chứa amlodipin (besylate) và amlodipin (base) với các tiêu chí: tỉ lệ
dƣợc chất cao, bền, ổn định, có khả năng hòa tan cao.
4. Xây dựng và thẩm định qui trình định lƣợng cho các hệ tự nhũ chứa amlodipin.


2

Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ AMLODIPIN
2.1.1. Cấu trúc hóa học
Amlodipin là thuốc điều trị tăng huyết áp và một số bệnh tim mạch thuộc nhóm chẹn kênh
calci thế hệ 2, loại dihydropyridin. Amlodipin thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng muối
besylate.
Trong nghiên cứu này amlodipin: gọi chung cho cả hai dạng amlodipin (besylate) – ABe
và amlodipin (base) - Aba.
Công thức cấu tạo của amlodipin (besylate) đƣợc mô tả trong Hình 2.1. [11], [36]

Hình 2.1. Công thức cấu tạo của amlodipin (besylate)
- Tên khoa học: 3-Ethyl 5-methyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy) methyl]-4-(2-chlorophenyl)6-methyl-1,4- dihydropyridine-3,5-dicarboxylate benzenesulfonate.
- Công thức phân tử: C20H25ClN2O5.C6H6O3S.
- Phân tử lƣợng: 567,1 g/mol - amlodpin (besylate); 408,13 g/mol - amlodipin (base). [4], [36]


2.1.2. Tính chất lý hóa
Tính chất lý hóa hầu nhƣ giống nhau giữa amlodipin (besylate) và amodipin (base):
- Bột màu trắng hoặc gần nhƣ trắng.
- Kém tan trong nƣớc, dễ tan trong methanol, tan đƣợc trong clorofrom, hơi tan trong
ethanol khan và ít tan trong 2-propanol. Trong nƣớc, độ tan của amlodipin (besylate) cao
hơn amlodipin (base): 1,91 g/l ở 32 oC đối với amlodipin (besylate) và 77,4 mg/l đối với
amlodipin (base). [15], [18]
- Bị phân hủy dƣới ánh sáng. [11], [36]
- Nhiệt độ nóng chảy: 130-144 oC (Aba); 199-201 oC (ABe). [4], [18]


3

2.1.3. Định tính
- Phổ hấp thu hồng ngoại (IR): so sánh với phổ amlodipin (besylate) chuẩn.
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): so sánh thời gian lƣu với amlodipin (besylate) chuẩn.
[11], [36]

2.1.4. Định lƣợng
- Phƣơng pháp quang phổ UV–Vis với độ hấp thu cực đại tại hai bƣớc sóng 237 nm và 360
nm.
- Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). [11], [36]

2.1.5. Dƣợc động học
- Hấp thu: hấp thu qua đƣờng tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối 64 – 90%. Tác dụng làm hạ
huyết áp kéo dài ít nhất 24 giờ sau khi dùng thuốc.
- Phân bố: khả năng gắn với protein huyết tƣơng khoảng 93%. Không bị ảnh hƣởng bởi
thức ăn.
- Chuyển hóa: bị chuyển hóa qua gan.

- Thải trừ qua nƣớc tiểu.
- Thời gian bán thải: 30–50 giờ.
- Liều dùng: từ 2,5–10 mg. Dạng thƣờng sử dụng trên thị trƣờng hiện nay là viên nang
hoặc viên nén. [5]

2.1.6. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
Amlodipin có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý tim mạch nhƣ: tăng huyết áp, đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim. Trong điều trị tăng huyết áp, amlodipin thƣờng đƣợc sử dụng ở
bệnh nhân cao tuổi hoặc những bệnh nhân có bệnh kèm theo nhƣ: đau thắt ngực, hội chứng
Raynaud, đau nửa đầu, suy tim rối loạn tâm trƣơng. [5]
Cơ chế tác dụng của amlodipin là ức chế kênh calci ở tiểu động mạch và cơ tim nên làm
giản mạch, giảm sức cản ngoại biên và lƣu lƣợng tim.


4

2.2. TỔNG QUAN VỀ VI NHŨ TƢƠNG – HỆ TỰ NHŨ TẠO VI NHŨ
TƢƠNG
2.2.1. Tổng quan về vi nhũ tƣơng
2.2.1.1. Khái niệm vi nhũ tương
Vi nhũ tƣơng là hệ phân tán dị thể, gồm hai pha lỏng không đồng tan vào nhau, trong đó
một pha lỏng gọi là pha phân tán đƣợc phân tán đồng nhất dƣới dạng giọt mịn trong một
pha lỏng khác gọi là môi trƣờng phân tán. Các tiểu phần phân tán ở kích thƣớc hạt keo,
thƣờng trong khoảng 10–100 nm. [1]

2.2.1.2. Ưu điểm và ứng dụng của vi nhũ tương
- Vi nhũ tƣơng có ƣu điểm là rất bền, ổn định và trong suốt. Quá trình bào chế vi nhũ
tƣơng thƣờng đơn giản, dễ thực hiện, ít cần lực phân tán cơ học nhƣ dạng nhũ tƣơng thông
thƣờng. Chế phẩm tạo thành có thể bảo quản đƣợc trong thời gian dài.
- Có nhiều ứng dụng về vi nhũ tƣơng, nhất là trong ngành Dƣợc nhƣ: vi nhũ tƣơng dùng

đƣờng uống, đƣờng tiêm, chế phẩm dùng ngoài da… [1]

2.2.2. Hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng
2.2.2.1. Khái niệm hệ tự nhũ
Hệ tự nhũ (SEDDS) là một hỗn hợp đẳng hƣớng của pha dầu (có nguồn gốc tự nhiên hay
tổng hợp), chất diện hoạt - đồng diện hoạt (rắn hoặc lỏng), còn có thể có chất đồng hòa tan.
Hệ tự nhũ có khả năng phân tán tốt trong nƣớc, tự hình thành vi nhũ tƣơng một cách nhẹ
nhàng và nhanh chóng mà không cần nhiều lực phân tán cơ học nhƣ dạng nhũ tƣơng truyền
thống. [10], [34]
Nhờ những vận động cơ học và dịch của đƣờng tiêu hóa, nhũ tƣơng đƣợc hình thành một
cách dễ dàng khi chế hệ phẩm tự nhũ đƣợc uống vào cơ thể. Các giọt nhỏ đƣợc tạo thành
làm gia tăng đáng kể tổng diện tích bề mặt, giúp tăng cƣờng khả năng hấp thu của những
dƣợc chất khó tan trong nƣớc, từ đó giúp cải thiện sinh khả dụng của những thuốc này. [6],
[35], [38]


5

Dựa trên kích thƣớc các tiểu phần của nhũ tƣơng hình thành, có thể chia thành 3 loại hệ tự
nhũ cơ bản:
- Hệ tự nhũ tạo nhũ tƣơng (SEDDS) với kích thƣớc các giọt từ 100-300 nm. [34]
- Hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng (SMEDDS) với kích thƣớc các giọt từ 10-100 nm. [30], [39]
- Hệ tự nhũ tạo siêu vi nhũ tƣơng (SNEDDS) với kích thƣớc các giọt dƣới 50 nm. [14]
Trong 3 loại hệ tự nhũ trên, hệ SMEDDS hiện đang đƣợc quan tâm nhiều hơn do phƣơng
pháp đơn giản, dễ thực hiện, vi nhũ tƣơng tạo thành ổn định, bền vững, có tính ứng dụng
cao. Những tá dƣợc nhũ hóa, đồng nhũ hóa mới đƣợc sản xuất với công nghệ hiện đại là
một điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm tự nhũ hiện nay.
Hệ SMEDDS có thể đƣợc bào chế dƣới dạng nang mềm, hoặc có thể chuyển thành dạng
rắn (Solid SEDDS/SMEDDS) để đóng nang hoặc dập viên. [10]


2.2.2.2. Thành phần của hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương
Hệ tự nhũ bao gồm những thành phần chính là pha dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện
hoạt. Ngoài ra còn có thể có thêm chất đồng hòa tan. [10], [13], [28], [34]
- Dầu: là thành phần đóng vai trò quan trọng trong công thức hệ tự nhũ, không chỉ vì khả
năng hòa tan những dƣợc chất kém tan trong nƣớc mà pha dầu còn là phƣơng tiện vận
chuyển dƣợc chất qua các màng sinh học. Các triglycerid mạch từ trung bình đến dài, với
những độ bão hòa khác nhau đã đƣợc ứng dụng trong xây dựng công thức hệ tự nhũ cho
những dƣợc chất khác nhau. Các tá dƣợc thƣờng đƣợc sử dụng làm pha dầu trong hệ tự
nhũ là Labrafac lipophile WL 1349, Capryol 90, Labrafac PG, Maisine 35-1, peceol, acid
oleic, isopropyl myristat… [16]
- Chất diện hoạt: thƣờng sử dụng chất diện hoạt thân nƣớc không ion hóa, có chỉ số HLB
cao (≥ 12), giúp hình thành ngay dạng nhũ tƣơng dầu trong nƣớc khi tiếp xúc với tƣớng
ngoại. Nồng độ chất diện hoạt thƣờng đƣợc sử dụng trong khoảng 30-60%. Chất diện hoạt
đƣợc sử dụng thƣờng có khả năng hòa tan một lƣợng lớn hoạt chất kém tan trong nƣớc.
Điều này giúp giảm thiểu sự ảnh hƣởng của các tác nhân khác trong đƣờng tiêu hóa lên sự
ổn định của hoạt chất. Một số chất diện hoạt thƣờng sử dụng cho hệ tự nhũ là Tween 80,
Tween 20, Span 80, Cremophore EL, Cremophore RH 40, Labrafil M 1944 CS,
Labrasol… [25]
- Chất đồng diện hoạt: thƣờng là alcol mạch ngắn đến trung bình, đƣợc thêm vào công
thức để giảm bớt nồng độ chất diện hoạt. Các chất đồng diện hoạt cũng đảm bảo rằng lớp


6

mỏng phân cách bề mặt là đủ linh hoạt để sẵn sàng tạo thành từng giọt bằng cách xen giữa
các phân tử chất diện hoạt chính để giảm sự tƣơng tác giữa 2 đầu phân cực. [25]
- Chất đồng hòa tan: nhƣ diethylen glycol monoethyl ether (Transcutol), propylen glycol,
polyethylen glycol, polyoxyethylen, propylen carbonate, alcol tetrahydrofurfuryl
polyethylen glycol ether (Glycofurol), Transutol HP…, có thể giúp hòa tan một lƣợng lớn
chất diện hoạt thân nƣớc hay hoạt chất kỵ nƣớc. Các dung môi đôi khi cũng đóng vai trò

chất đồng hòa tan trong các hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng. [31]

2.2.2.3. Hiện tượng tự nhũ
Hiện tƣợng tự nhũ xảy ra do sự kết hợp giữa các thành phần tá dƣợc khi hỗn hợp tiếp xúc
với môi trƣờng phân tán. Đầu tiên là sự xâm nhập của pha nƣớc vào pha dầu hình thành
những giọt dầu nhỏ, kế tiếp đó các phân tử chất diện hoạt bao quanh làm ổn định cấu trúc
hình thành. Quá trình này xảy ra phụ thuộc vào pha dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt
đƣợc sử dụng; tỷ lệ giữa chúng; nồng độ sử dụng và nhiệt độ môi trƣờng. [10], [27],
[30], [31], [33]
Sự kết hợp của các tá dƣợc với nhau có ảnh hƣởng rất lớn đến cấu trúc hình thành. Do đó
lựa chọn các tá dƣợc phù hợp với nhau là một bƣớc quan trọng trong xây dựng công thức
của một hệ tự nhũ.

2.2.2.4. Những bước xây dựng hệ tự nhũ và phương pháp đánh giá
Những giai đoạn chính khi xây dựng hệ tự nhũ
1. Xác định độ tan của hoạt chất trong các thành phần tá dƣợc: pha dầu, chất diện hoạt,
đồng diện hoạt, chất đồng hòa tan.
2. Lựa chọn pha dầu, các chất diện hoạt, đồng diện hoạt, các chất đồng hòa tan dựa trên độ
tan của hoạt chất trong các thành phần này và xây dựng giản đồ pha.
3. Xây dựng công thức cho hệ SMEDDS bằng cách phối hợp hoạt chất với các tá dƣợc.
Sự phối hợp hoạt chất vào các hệ SMEDDS rất dễ bị hạn chế do hoạt chất có thể cản trở
quá trình tự nhũ hóa, từ đó làm thay đổi tỷ lệ tối ƣu giữa các tá dƣợc. Vì vậy trong quá
trình xây dựng công thức tối ƣu cho hệ SMEDDS, cần phải tiến hành xây dựng cả giản đồ
pha có và không có hoạt chất. [10]


7

Phương pháp đánh giá hệ tự nhũ
Hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng phải đƣợc đánh giá qua những thử nghiệm:

- Độ bền nhiệt động học: vi nhũ tƣơng tạo thành phải bền qua các thử nghiệm chu kỳ
nóng - lạnh, chu kỳ đông – rã đông, ly tâm.
- Thử nghiệm phân tán: tiến hành trong môi trƣờng HCl 0,1N hoặc nƣớc cất ở 37 oC, vi
nhũ tƣơng tạo thành phải trong suốt, đồng nhất và ổn định.
- Phân bố kích thƣớc giọt: thƣờng tiến hành đo trong vùng 10–5000 nm với điều kiện môi
trƣờng 25 oC.
- Đo thế Zeta: sự ổn định của vi nhũ tƣơng bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi điện thế bề mặt các
giọt. Quá trình đo thế Zeta sử dụng phƣơng pháp tán xạ ánh sáng.
- Thời gian nhũ tƣơng hóa.
- Thử nghiệm khuếch tán in vitro: nhằm mục đích xác định khả năng khuếch tán của hoạt
chất qua màng, thƣờng đƣợc tiến hành trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8.
- Giải phóng hoạt chất in vitro: tiến hành trong 500 ml môi trƣờng dịch dạ dày mô phỏng,
ở 37 oC.
- Thời gian chảy lỏng: đƣợc tiến hành trong môi trƣờng dịch dạ dày mô phỏng, nhiệt độ duy
trì ở 37 ± 0,5 oC. Nhằm xác định thời gian chảy lỏng của dạng rắn SEDDS trong cơ thể.
- Thử nghiệm tính thấm: xác định khả năng cải thiện sinh khả dụng của hoạt chất trong hệ
SEDDS. [20], [34]

2.2.2.5. Ý nghĩa của hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương
- Cải thiện sinh khả dụng đƣờng uống của những dƣợc chất kém tan trong nƣớc. Do cấu
trúc hệ SMEDDS khi đƣợc phân tán trong dịch tiêu hóa sẽ hình thành nên vô số những
hạt nhỏ (kích thƣớc chỉ từ 1-100 nm). Diện tích bề mặt tiếp xúc tăng lên rất nhiều. Thuốc
đƣợc vận chuyển qua 1 ranh giới thân nƣớc ở ruột non, sau đó tiếp tục thấm qua bờ bàn
chải. Chính những điều này đã dẫn đến tăng tính thấm và gia tăng sinh khả dụng của
thuốc. [16], [19]
- Dễ dàng sản xuất và mở rộng. Ƣu thế hơn những hệ thống phân phối thuốc khác do tính
tiện nghi, đơn giản, không cần những trang thiết bị phức tạp. Ngoài ra chế phẩm ổn định,
dễ bảo quản và tuổi thọ thuốc kéo dài hơn so với dạng nhũ tƣơng truyền thống. Đó là
những lý do hệ SMEDDS hiện nay đƣợc chú ý nhiều trong công nghiệp dƣợc phẩm.



8

- Hạn chế ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại và bên ngoài, cũng nhƣ ảnh hƣởng của thức ăn
đến sự hấp thu của thuốc. Hệ SMEDDS đƣợc một số nghiên cứu chứng minh là hiệu quả
không bị cản trở bởi thức ăn, nhờ đó dễ sử dụng và bệnh nhân dễ tuân thủ.
- Hệ SMEDDS có khả năng vận chuyển và phân phối những dạng peptid dễ bị phân hủy
trong đƣờng tiêu hóa. Cholinesterase là tác nhân chính gây thủy phân các peptid. Những hệ
SMEDDS có thành phần Polysorbat 20 sẽ giúp bảo vệ hoạt chất khỏi tác nhân này. [20],
[34]

2.2.2.6. Một số chế phẩm hệ tự nhũ có trên thị trường
Một số chế phẩm hệ tự nhũ trên thị trƣờng đƣợc trình bày trong Bảng 2.1. [30], [34]
Bảng 2.1. Một số chế phẩm hệ tự nhũ có trên thị trƣờng
Chế phẩm

Hoạt chất

Dạng bào chế

Nhà sản xuất

Neoral

Cylosporin A/I

Viên nang mềm

Novartis


Norvir

Ritonovir

Viên nang mềm

Abbott

Fortovase

Sequinavir

Viên nang mềm

Hoffmann-La Roche

Agenerase

Amprenavir

Viên nang mềm

Glaxo Smithkline

Convulex

Acid valproic

Viên nang mềm


Pharmacia

Lipirex

Fenofibrat

Viên nang cứng

Genus

Sandimmune

Cylosporin A/II

Viên nang mềm

Novartis

Targretin

Bexaroten

Viên nang mềm

Ligand

Rocaltrol

Calcitriol


Viên nang mềm

Roche

Gengraf

Cylosporin A/III

Viên nang cứng

Abbott

2.2.2.7. Một số nghiên cứu cải thiện độ tan của amlodipin
Các nghiên cứu trong nƣớc:
- Nghiên cứu ứng dụng tá dƣợc microcrystal cellulose sản xuất trong nƣớc để điều chế viên
nén amlodipin, Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sĩ Đại Học năm 2006, do Trƣơng Mỹ Linh thực
hiện, giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Thiện Hải.
- Nghiên cứu bào chế viên nén phối hợp amlodipin 5 mg và atenolol 50 mg, Luận văn Thạc
sĩ Dƣợc Học năm 2012, do Hoàng Mai Anh tiến hành, giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS
Nguyễn Thiện Hải.


9

Các nghiên cứu khác, trên thế giới:
- Hệ tự nhũ tạo siêu vi nhũ tƣơng chứa amlodipin besylate do Gulshan Chhabra và cộng sự
tiến hành vào năm 2011. [16]
- Viên nén chứa hệ phân tán rắn amlodpin besylate do Rashmi Dahima và cộng sự tiến
hành vào năm 2010. [32]
- Tạo phức amlodipin besylate với cyclodextrin do Agnes Kapor và cộng sự tiến hành vào

năm 2010. [7]
- Tạo micell amlodipin – glyceryl monolaurat – Tween 80 trong nƣớc do N .M . Zadymova
và cộng sự tiến hành vào năm 2013. [26]
- Viên nén nổi hai lớp chứa amlodipin besylate và metoprolol succinat do M. Sravanthy và
cộng sự tiến hành vào năm 2014. [23]
- Nano – liposom chứa amlodipin besylate do Zhang Yangde và cộng sự tiến hành vào năm
2009. [40]


10

Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG
- Amlodipin (besylate) tiêu chuẩn NSX. (PL 1)

.

- Amlodipin (base).
- Các hệ tự nhũ nền. [2], [3], [17]

3.2. NGUYÊN LIỆU – HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
3.2.1. Nguyên liệu – hóa chất:
Các nguyên liệu, hóa chất dùng trong thực nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các nguyên liệu, hóa chất dùng trong thực nghiệm
Nguyên liệu - Hóa chất

Tiêu chuẩn

Hãng cung cấp, quốc gia


Amlodipin (besylate)

TCNSX

Ercros (Tây Ban Nhà)

Acid boric

TCNSX

Trung Quốc

Acid oleic

TCNSX

Arcros (Bỉ)

Acid hydroclorid

TCNSX

Trung Quốc

Capryol 90

TCNSX

Gattefosse (Pháp)


Cremophore EL

TCNSX

BASF (Đức)

Cremophore RH 40

TCNSX

BASF (Đức)

Ethanol

TCNSX

Trung Quốc

Kali dihydophosphat

TCNSX

Trung Quốc

Labrasol

TCNSX

Gattefosse (Pháp)


Labrafac lipophile WL 1349

TCNSX

Gattefosse (Pháp)

Methanol

TCNSX

Trung Quốc

Natri clorid

TCNSX

Trung Quốc

Natri hydroxid

TCNSX

Trung Quốc

Nƣớc cất

DĐVN IV

Việt Nam


Transcutol P

TCNSX

Gattefosse (Pháp)

PEG 400

TCNSX

Trung Quốc

Propylenglycol

TCNSX

Trung Quốc

Tween 20

TCNSX

Trung Quốc

Tween 80

TCNSX

Trung Quốc



11

3.2.2. Trang thiết bị
Các thiết bị sử dụng trong thực nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các thiết bị sử dụng trong thực nghiệm
Tên thiết bị

Mã số

Nguồn gốc

Bể lắc ngang có ủ nhiệt

MEMMERT WNB 22

Đức

Bếp cách thủy

MEMMERT WNB 29

Đức

Bể siêu âm

ELMA T840DH

Đức


Cân kỹ thuật

SATORIOS TE412

Đức

Cân phân tích

KERN ABS 220-4

Đức

Máy ly tâm

HITACHI CT6E

Nhật

Máy ly tâm

EPPENDORF MINISPIN

Đức

Máy quang phổ UV-Vis

SHIMAZDU- UV 1601- PC

Nhật


Máy thử độ hòa tan

PHARMATEST PTW S3C

Đức

Máy vortex

ORBITAL 3412 EU

Mỹ

Tủ sấy

ELEKTRO HELIOS

Thụy điển

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều chế amlodipin (base) từ amlodipin (besylate)
Quá trình điều chế amlodipin (base) từ amlodipin (besylate) sẵn có đƣợc thực hiện nhƣ
sau: [4], [18]
- Hòa tan amlodipin (besylate) (14,6 mmol; 8,28 g) trong 1800 ml H2O ở 40-45 oC. Làm
lạnh dung dịch xuống 3-5 oC rồi thêm từ từ dung dịch NaOH 1 M (15,84 ml) và khuấy liên
tục trong 1 giờ. Lọc và rửa tủa với 18 ml H2O. Sấy sản phẩm ở 50 oC.
- Tinh chế amlodipin (base): hòa tan 15 g amlodipin (base) chƣa tinh chế trong 138 ml
ethanol nóng. Thêm 276 ml H2O rồi làm nguội hỗn hợp đến nhiệt độ phòng. Tủa bắt đầu
xuất hiện. Tiếp tục làm lạnh trong 1 giờ. Lọc và rửa tủa với 25 ml H2O. Sấy ở nhiệt độ 50
o


C đến khối lƣợng không đổi.

- Kiểm định sản phẩm tạo thành:
* Nhiệt độ nóng chảy: 130-144 oC.


12

* Phổ hấp thu UV: hòa tan mỗi 0,1 g amlodipin (base) trong 100 ml hai môi trƣờng
methanol và dung dịch 1% của HCl 0,1 M trong methanol. Pha loãng đến nồng độ khoảng
10 µg/ml. Quét phổ UV để xác định các đỉnh hấp thu cực đại của amlodipin (base) trong
hai môi trƣờng. Tiến hành song song với 0,1 g amlodipin (besylate) đƣợc chuẩn bị tƣơng
tự trong môi trƣờng methanol. So sánh các đỉnh hấp thu của amodipin (besylate) và
amlodipin (base) trong các môi trƣờng.
* Độ tan trong nƣớc: cho một lƣợng thừa amlodipin (base) (100 mg) vào bình định mức
25 ml. Thêm nƣớc nƣớc cất, lắc đều trong 10 phút. Siêu âm trong 20 phút và thêm nƣớc
đến vạch. Lọc và pha loãng dịch lọc đến nồng độ thích hợp. Đo UV tại bƣớc sóng 237 nm
và xác định độ tan của amlodipin (base) trong nƣớc.

3.3.2. Khảo sát độ tan của amlodipin trong một số tá dƣợc có khả năng
điều chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tƣơng
Độ tan của amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) trong các thành phần: pha dầu, chất
diện hoạt và chất đồng diện hoạt đƣợc xác định bằng cách đo nồng độ bão hòa của
amlodipin trong các thành phần này.
- Một lƣợng thừa dƣợc chất (amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base)) đƣợc thêm vào
từng eppendorf có sẵn 1 ml từng loại tá dƣợc: Labrafac lipophile WL 1349, Capryol 90,
acid oleic, Cremophore EL, Cremophore RH 40, Tween 80, Tween 20, Labrasol, PEG400, PG, Transcutol và ethanol.
- Các eppendorf đƣợc vortex (5-10 phút) để trộn đều, siêu âm (10 phút). Sau đó mẫu đƣợc
đặt trong máy lắc ngang và lắc tại nhiệt độ phòng với tốc độ 120 vòng/phút trong vòng 48
giờ. Mẫu đƣợc để yên trong 10 phút cho ổn định trƣớc khi ly tâm với tốc độ 13500

vòng/phút trong 5 phút. Lọc qua màng lọc cellulose acetat kích thƣớc lỗ lọc 0,45 µm. Pha
loãng những mẫu thử bằng methanol đến nồng độ thích hợp và sử dụng phƣơng pháp
quang phổ UV-Vis với bƣớc sóng hấp thu cực đại 237 nm để xác định nồng độ bão hòa của
amlodipin trong các tá dƣợc. [8], [10], [13], [24]
* Mẫu chuẩn: cân chính xác 100,0 mg amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) cho vào
bình định mức 100 ml, thêm methanol, lắc đều và siêu âm trong 10 phút. Điều chỉnh
methanol đủ 100 ml thu đƣợc dung dịch gốc A. Lấy chính xác 1 ml dung dịch gốc A pha
loãng bằng methanol trong bình định mức 10 ml, thu đƣợc dung dịch B. Tiếp tục lấy chính
xác 1 ml dung dịch B pha loãng bằng methanol trong bình định mức 10 ml. Thu đƣợc dung


13

dịch chuẩn B1 với nồng độ 10 µg/ml. Trong nghiên cứu này, cách pha dung dịch chuẩn B1
đƣợc áp dụng cho tất cả các thử nghiệm về sau.
* Mẫu thử: dùng micropipet hút 0.5 ml từng hỗn hợp amlodipin – tá dƣợc đã đƣợc lọc cho
vào bình định mức, pha loãng đến nồng độ thích hợp bằng methanol.
* Mẫu trắng: tá dƣợc sử dụng cho từng mẫu thử đƣợc pha loãng trong methanol. Độ pha
loãng tƣơng ứng với độ pha loãng của mẫu thử.
- Tiến hành đo: quét phổ mẫu chuẩn B1 amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) trong
vùng bƣớc sóng 200-400 nm, xác định các bƣớc sóng hấp thu cực đại và độ hấp thu của
mẫu chuẩn (Ac). Tại bƣớc sóng hấp thu cực đại của amlodipin, đo lần lƣợt các mẫu thử,
xác định độ hấp thu của mẫu thử (At). Tính toán độ tan của dƣợc chất trong các tá dƣợc.
Mỗi mẫu thử đƣợc đo lặp lại 3 lần.
- Nồng độ amlodipin bão hòa trong mỗi tá dƣợc đƣợc xác định bằng công thức:
C (mg/ml) =
Trong đó:
Ac: độ hấp thu của mẫu chuẩn.
At: độ hấp thu của mẫu thử.
m: khối lƣợng cân của mẫu chuẩn (mg).

ĐPL: độ pha loãng của mẫu thử (lần).

3.3.3. Xây dựng công thức và phƣơng pháp bào chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ
tƣơng chứa amlodipin (besylate) hoặc amlodipin (base) bền, ổn định, có
khả năng hòa tan cao
3.3.3.1. Khảo sát khả năng tạo hệ tự nhũ của amlodipin (besylate) và
amlodipin (base) trên một số hệ tự nhũ nền
Nhằm mục đích lựa chọn cùng giản đồ pha để khảo sát cho cả amlodipin (besylate) và
amlodipin (base), thử nghiệm khả năng tải hoạt chất đƣợc tiến hành trƣớc với amlodipin
(besylate). Giản đồ pha chứa các hệ tự nhũ nền có khả năng tải hoạt chất amlodipin
(besylate) tốt sẽ đƣợc tiếp tục thực hiện cho amlodipin (base).


×