BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG
ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN CỪ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn khoa học. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo Nguyễn Văn Cừ, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Nhà trường,
các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoa Pháp luật dân sự- Trường Đại học
Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan
nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện luận văn này nhưng luận văn
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP QUÁN VÀ
ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .......................... 7
1.1. Khái quát chung về tập quán ............................................................... 7
1.1.1. Khái niệm tập quán.......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm tập quán về hôn nhân quán và gia đình ....................... 8
1.1.3. Đặc điểm tập quán về hôn nhân và gia đình ................................ 10
1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật, áp dụng tập quán và áp dụng tập
quán về hôn nhân và gia đình ................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật ........................................................ 12
1.2.2. Khái niệm áp dụng tập quán ......................................................... 13
1.2.3. Khái niệm áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình ................ 14
1.2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình .............. 15
1.2.5. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo quy định của một
số quốc gia trên thế giới........................................................................... 22
1.3. Nội dung Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31
tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật hôn nhân và gia đình ...................................................................... 26
Chƣơng 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÁI
NGUYÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................... 30
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cƣ, điều
kiện kinh tế - văn hóa xã hội ..................................................................... 30
2.1.1.Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 30
2.1.2. Dân số và sự phân bố dân cư ........................................................ 30
2.1.3. Về tình hình kinh tế ....................................................................... 31
2.1.4. Văn hóa - xã hội ............................................................................. 32
2.1.5. Tác động của điều kiện phát triển kinh tế ảnh hưởng đến tập
quán ở Thái Nguyên. ............................................................................... 33
2.2. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo pháp luật hiện
hành tại Thái Nguyên ................................................................................ 33
2.2.1. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong việc Kết hôn .. 33
2.2.1.1. Về tuổi kết hôn .......................................................................... 34
2.2.1.2. Về sự tự nguyện kết hôn ............................................................ 35
2.2.1.3. Các hành vi cấm ....................................................................... 39
2.2.1.4. Đăng ký kết hôn ........................................................................ 42
2.2.2. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong quan hệ vợ và
chồng ........................................................................................................ 47
2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về nhân thân ....................... 47
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về tài sản ............................ 50
2.2.2.3. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong quan hệ giữa
cha mẹ và con ........................................................................................ 52
2.2.2.4. Áp dụng tập quán về ly hôn ...................................................... 53
2.3. Tình hình áp dụng pháp luật và tập quán về hôn nhân và gia đình
của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên ...................................... 57
2.3.1. Nhận xét chung .............................................................................. 57
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................. 59
2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................. 62
2.4. Một số kiến nghị bảo đảm hiệu quả cao trong áp dụng tập quán về
hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái nguyên .. 64
2.4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật để áp dụng tập quán về hôn nhân
và gia đình ................................................................................................ 64
2.4.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng tập quán về hôn nhân và
gia đình .................................................................................................. 64
2.4.1.2. Dự kiến xây dựng danh mục các tập quán về hôn nhân và gia
đình được áp dụng tại Thái Nguyên. ..................................................... 66
2.4.2. Thực hiện pháp luật và hoàn thiện các tập quán về hôn nhân và
gia đình tốt đẹp tại Thái Nguyên ............................................................. 66
2.4.2.1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống là một giải pháp quan trọng thúc đẩy quá
trình thực hiện pháp luật ....................................................................... 66
2.4.2.2. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành
pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số 68
2.4.2.3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các Ban, nghành, Ủy ban
nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội trong việc tuyên
truyền, vận động nhân dân áp dụng tập quán ....................................... 69
2.4.2.4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng
cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về hôn
nhân và gia đình .................................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HN&GĐ
: Hôn nhân và gia đình
Luật HN&GĐ
: Luật hôn nhân và gia đình
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Ủy ban nhân dân
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP
: Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27
tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy
định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia
đình đối với các dân tộc thiểu số
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP
: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Chính Phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7
huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, trong đó có 4 huyện miền núi, 1 huyện vùng
cao); 180 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên hơn 3.541 km2, dân số
khoảng 1,2 triệu người với 46 dân tộc, trong đó có 8 dân tộc chiếm số đông là:
Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Đồng bào các dân tộc
thiểu số chiếm 27% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện
miền núi, vùng cao là: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ…
và họ ít có cơ hội giao lưu văn hóa, kinh tế với thế giới bên ngoài. Ảnh hưởng
của vị trí, địa lý nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, giao
lưu thương mại. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên chủ
yếu là tổ chức sản xuất, tiêu thụ khép kín trong địa phương và gia đình là
chính. Trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số họ giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống và ràng buộc trách nhiệm với nhau
bằng các tập quán truyền thống, đặc biệt là các tập quán về HN&GĐ vốn có
tính bền vững, đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của người dân nhiều đời nay.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán đa dạng, phong
phú. Nhà nước và xã hội tôn trọng những tập quán tốt đẹp và áp dụng trong
quan hệ HN&GĐ. Thái Nguyên là một địa phương, có rất nhiều dân tộc sinh
sống với nhiều tập quán tốt đẹp thể hiện từng bản sắc riêng của mỗi dân tộc,
góp phần xây dựng hạnh phúc hôn nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, có
những tập quán lạc hậu gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc bản thân, sự ấm
no phồn thịnh của gia đình và sự phát triển của cộng đồng xã hội như: tảo
hôn, phân biệt đối xử giữa các con, hay các hủ tục cướp dâu, thách cưới, mê
tín dị đoan, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ… Những tập quán này là rào
2
cản lớn trong việc thực thi các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ Việt
Nam được quy định tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội, ngày một phát triển thì hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, một số
quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, pháp luật không có quy định, các bên
không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán. Cơ sở pháp lý và thực tiễn để xây
dựng danh mục tập quán về HN&GĐ áp dụng tại địa phương. Khoản 1 Điều 7
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “1. Trong trường hợp pháp luật không quy
định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm
điều cấm của Luật này được áp dụng”.
Xuất phát từ lý luận nêu trên và thực tiễn các đồng bào dân tộc thiểu số
tại Thái Nguyên thường áp dụng tập quán về HN&GĐ để điều chỉnh và giải
quyết các vụ việc về HN&GĐ mà không áp dụng quy định của pháp luật, điều
đó gây nhiều khó khăn trong quá trình thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Nên
tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình của
đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, khoa học pháp lý ở nước ta có một số công trình
khoa học nghiên cứu trên khía cạnh lý luận chung về áp dụng Luật HN&GĐ
đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hay mối quan hệ giữa pháp luật, phong tục,
tập quán. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể đi sâu vào việc áp dụng tập
quán của đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực HN&GĐ vẫn là một vấn đề
tương đối mới mẻ, chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Các công
trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu đăng trên tạp chí,
in thành sách hoặc tổ chức các hội thảo, luận văn, khóa luận… cụ thể:
3
- Sách: Tác giả Bùi Xuân Đính (1985) với “lệ làng phép nước”; tác giả
Phạm Trọng Cường (2003) “Hỏi đáp về pháp luật HN&GĐ đối với đồng bào
dân tộc thiểu số’’.
- Bài viết dự thi: Tác giả Giàng Seo Gà với tác phẩm “Tục cưới hỏi của
vùng người Hmông ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai”, tác giả Năm Quýt với tác
phẩm “Văn hóa hôn nhân hiện đại” đồng giải nhì cuộc thi “Viết về phong tục
cưới hỏi các vùng miền Việt Nam”, Do Cục Văn hóa cơ sở và mạng cưới hỏi
Việt Nam phát động.
- Nguyễn Năng Nam có bài viết,“Kết hợp pháp luật và phong tục, tập
quán trong việc quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển nguồn
nhân lực, số 1-2011.
- Phan Đăng Nhật có bài viết, “Tòa án phong tục: một kiểu vận dụng
luật tục có hiệu quả”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3- 2007.
- Duy Kiên có bài viết, “ Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân
và gia đình và việc áp dụng phong tục, tập quán”, Tạp chí Tòa án, số 242012.
- Bộ Tư pháp (2012), Hội thảo về đề tài: “Ảnh hưởng của phong tục,
tập quán đối với đăng ký hộ tịch”.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Minh Phương (2007) với đề tài“Áp
dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc
thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
- Khóa luận tốt nghiệp của Đèo Thị Lan Hương (2012) với đề tài“áp
dụng phong tục, tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc”.
- Khóa luận tốt nghiệp của Lò Thị Thu Hoa (2012) với đề tài “Một số
vấn đề về áp dụng Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đối với
đồng bào dân tộc thiểu số tại Tỉnh Sơn La”.
4
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu, các bài viết đã được công bố chủ yếu
đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục, tập quán hoặc nghiên
cứu việc áp dụng tập quán trong quan hệ HN&GĐ tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc.., mà chưa có đề tài nghiên cứu về việc áp dụng tập quán về
HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các tập quán tốt đẹp, mang bản sắc dân
tộc của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên được đồng bào dân tộc
thiểu số áp dụng vào thực tế cuộc sống, trong quan hệ HN&GĐ về kết hôn,
quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn.
Luận văn đánh giá những tập quán, hủ tục lạc hậu, trái với thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam và trái với quy định của pháp luật HN&GĐ. Từ
đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần xây dựng danh mục các tập quán tốt đẹp
được áp dụng tại Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, luận văn đưa một số kiến nghị để đồng bào dân tộc thiểu
số áp dụng những tập quán tốt đẹp và kiên quyết xóa bỏ những tập quán lạc
hậu; giúp đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đúng các quy định của Luật
HN&GĐ, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tăng cường hiệu
quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực HN&GĐ.
3.2. Nhiệm vụ
- Luận văn nghiên cứu quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, Nghị
định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật HN&GĐ. Ngoài ra, đối chiếu quy định của Luật HN&GĐ năm 2000,
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với
các dân tộc thiểu số.
5
- Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu các tập quán truyền thống, mang bản
sắc dân tộc, không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ và
không vi phạm các điều cấm của Luật HN&GĐ. Nêu và phân tích về các hủ
tục lạc hậu, gây cản trở việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Từ đó,
kiến nghị các tập quán nào được khuyến khích áp dụng và những hủ tục nào
trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội cần phải xóa bỏ.
- Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đưa ra nhận xét và đánh giá thực
trạng áp dụng tập quán về HN&GĐ tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế.
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Là những tập quán, hủ tục, luật tục được đồng bào dân tộc thiểu số tại
Thái Nguyên áp dụng trong quan hệ HN&GĐ như: việc kết hôn, quan hệ giữa
vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập quán, việc kết hôn, quan hệ giữa vợ
và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn.
Thực tiễn áp dụng tập quán về HN&GĐ của một số đồng bào dân tộc
thiểu số như: Dao, Sán Dìu, Hmông, Tày, Nùng, Thái, Hoa từ đó nhận định
khái quát chung về áp dụng tập quán về HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu
số tại tỉnh Thái Nguyên.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm áp dụng tập quán về HN&GĐ của đồng
bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên đạt hiệu quả.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ,
6
luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp.
5. Điểm mới của luận văn
Đề tài là một công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về tập quán về
HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên.
Luận văn khắc họa một số vấn đề lý luận cơ bản về tập quán về HN&GĐ
dưới góc độ pháp lý, đồng thời đánh giá, phân loại tập quán tốt đẹp thể hiện
rõ bản sắc dân tộc cần được giữ gìn và phát huy; đồng thời chỉ ra các tập quán
lạc hậu trái thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, trái với quy định của
Luật HN&GĐ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn khi công bố có thể được sử dụng mang
tính chất tham khảo trong quá trình ban hành văn bản dưới luật về quy định,
hướng dẫn áp dụng tập quán về HN&GĐ và xây dựng danh mục các tập quán
về HN&GĐ áp dụng tại Thái Nguyên trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
được kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về tập quán và áp dụng tập
quán về hôn nhân và gia đình
Chương 2. Thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình của
đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên và một số kiến nghị
7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP QUÁN VÀ ÁP DỤNG
TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Khái quát chung về tập quán
1.1.1. Khái niệm tập quán
Bản sắc, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc không bỗng nhiên mà
có tất cả đều được hình thành, đào thải, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và trải qua nhiều năm tháng mới hình
thành, phát triển và có giá trị. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về tập quán như
theo từ điển Tiếng Việt, tập quán được định nghĩa là “Thói quen hình thành
đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo” [39, tr.1014].
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ, định nghĩa tập quán
như sau:“Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong
sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa
nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng (điểm b, c, d tiểu
mục 2.7, mục 2, phần II).
Có tác giả định nghĩa: “Tập quán là những quy tắc xử sự, được hình
thành trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các
chủ thể thừa nhận là những quy tắc xử sự chung” [16, tr.5].
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Tập quán là những quy
tắc xử sự được hình thành trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận là
những quy tắc xử sự chung được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Tập quán xã hội mang tính phổ biến, ràng buộc chung đối với nhiều
người và chi phối tới lối sống cũng như các hoạt động xã hội của từng cá nhân
[28, tr. 27].
8
Giống như khái niệm tập quán, khái niệm phong tục hiện nay cũng có
nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng việt phổ thông, phong tục được định nghĩa:
“Phong tục là thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống, xã hội, được mọi
người công nhận và làm theo.”[40, tr.714].
Có tác giả định nghĩa về phong tục như sau:
“Phong tục là thói quen đã thành nếp, hình thành trong những điều
kiện kinh tế, xã hội nhất định, có tính ổn định, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, được một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc thừa nhận và tuân
theo một cách tự giác” [16, tr.5].
Từ các cách hiểu về phong tục, tập quán nêu trên chúng ta có thể nhận
thấy phong tục chỉ là thói quen, tục lệ được hình thành một cách tự nhiên, có
tính ổn định và được truyền từ đời này sang đời khác được mọi người công
nhận và làm theo. Nó không có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người, nếu có
ai đó không tuân theo cũng không bị chế tài nào xử phạt. Ví dụ: Người Việt
Nam có phong tục cô dâu về nhà chồng, sẽ rót nước mời bố mẹ chồng và các
bậc cao tuổi trong gia đình nhà chồng. Nó là thói quen đã thành nề nếp, được
hình thành từ lâu nhưng không có tính bắt buộc tất cả các cô dâu khi về nhà
chồng đều phải thực hiện phong tục này.
Tập quán là quy tắc xử sự chung, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ
cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc trở thành quy tắc xử
sự chung và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
Được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Tập quán được nâng lên
thành tập quán pháp và trở thành nguồn của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm tập quán về hôn nhân quán và gia đình
Trong ba đạo luật trước đó là Luật HN&GĐ năm 1959; 1986; 2000 chưa
có một điều khoản nào giải thích thuật ngữ tập quán về HN&GĐ. Dưới góc độ
9
nghiên cứu khoa học, có tác giả đưa ra định nghĩa tập quán về HN&GĐ như
sau: “Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự, được các chủ thể thừa nhận ở
mức độ cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc, trở thành quy
tắc xử sự chung của nhiều dân tộc, địa phương về kết hôn, quyền và nghĩa vụ
giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về
hôn nhân và gia đình [16, tr.5].
Luật HN&GĐ năm 1959 thừa nhận việc áp dụng phong tục, tập quán
về HN&GĐ (Điều 9). Lời nói đầu của Luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục kế
thừa và khẳng định việc giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt
đẹp về HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định những phong tục, tập
quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc
quy định tại Luật HN&GĐ thì được tôn trọng và phát huy. Ba đạo Luật trên
chưa đưa ra giải thích thuật ngữ tập quán về HN&GĐ, trong trường hợp nào
thì áp dụng phong tục, tập quán. Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở,
bất cập gây khó khăn cho Tòa án khi xét xử các vụ việc về HN&GĐ trong
trường hợp pháp luật không có quy định, phải áp dụng tập quán để giải quyết.
Khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã giải thích thuật ngữ tập quán về
HN&GĐ: “Tập quán về HN&GĐ là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HN&GĐ, được lặp đi, lặp lại
trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền
hoặc cộng đồng” [36].
Thuật ngữ tập quán về HN&GĐ được Luật HN&GĐ năm 2014 giải
thích rõ, giúp chúng ta dễ nhận biết trong trường hợp nào tập quán được coi là
tập quán về HN&GĐ. Nhưng theo tác giả, khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ năm
2014 chưa làm rõ nội dung để trở thành tập quán về HN&GĐ được áp dụng
thì những quy tắc xử sự đó phải được hình thành trong chính đời sống sinh
hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số và được Nhà nước thừa nhận,
đảm bảo thi hành có tính bắt buộc, để mọi người thực hiện.
10
Từ nhiều cách hiểu về khái niệm tập quán và thuật ngữ tập quán về
HN&GĐ mà Luật HN&GĐ 2014 giải thích, chúng ta có thể định nghĩa tập
quán về HN&GĐ như sau: “Tập quán về HN&GĐ là những quy tắc xử sự
trong xã hội, được hình thành trong đời sống được các chủ thể và Nhà nước
thừa nhận, trở thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc và có tính chất
pháp lý về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các
thành viên trong gia đình, quan hệ nuôi con nuôi và các quan hệ khác trong
lĩnh vực HN&GĐ.”
1.1.3. Đặc điểm tập quán về hôn nhân và gia đình
- Là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được Nhà
nước thừa nhận, để điều chỉnh các quan hệ xã hội về HN&GĐ mà pháp luật
không có quy định hoặc các bên không có thỏa thuận.
Trong bất cứ xã hội nào, để xã hội tồn tại và phát triển thì các quan hệ
xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội nói chung và trong
quan hệ HN&GĐ nói riêng phải tuân theo các quy tắc chung nhất định. Khi
có sự việc hay tranh chấp xảy ra mà pháp luật không có quy định, các bên
không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán để giải quyết.
- Có nội dung phong phú, đa dạng điều chỉnh hầu hết các vấn đề về
HN&GĐ nhưng vẫn mang nặng tính cục bộ, địa phương.
Tập quán được hình thành từ chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của
một cộng đồng nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội
của địa phương thể hiện nếp sống, nếp sinh hoạt, quan niệm về một vấn đề
của từng cộng đồng dân tộc,“mỗi cộng đồng đều có những lợi ích riêng, xuất
phát từ những hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế, môi trường văn hóa mang
tính đặc thù” [28, tr.79].
Mỗi một đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán riêng phản ảnh tâm tư,
nguyện vọng, nét văn hóa của từng dân tộc. Tập quán của dân tộc nào thì áp
11
dụng cho dân tộc đó và đôi khi có sự khác biệt do tác động của điều kiện tự
nhiên. Chẳng hạn, người dân tộc Thái có tục ở rể sau khi kết hôn. Đối với
người Hmông, sau khi kết hôn, vợ chồng có thể ở nhà chồng hoặc nhà vợ.
Hay người Tày có luật tục “thách cưới” cao mang tính chất gả bán, nhà trai
không đủ tiền chuẩn bị sính lễ thì đám cưới sẽ không diễn ra hoặc chú rể phải
ở rể bên nhà gái một thời gian sau khi kết hôn; nhưng đối với người Sán Dìu
thì việc “thách cưới” chỉ là nghi lễ mang ý nghĩa hình thức.
- Tính tự giác, tự nguyện thực hiện tập quán về HN&GĐ rất cao.
Tập quán là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội
được mọi người thừa nhận, nó trở thành chuẩn mực để mọi người tự giác noi
theo. Tập quán chỉ là những quy tắc chung quy định về những vấn đề cụ thể
không mang tính cưỡng chế, bắt buộc không kèm theo chế tài xử phạt như
quy định của pháp luật hiện hành. Nhưng được tất cả mọi người tự giác thực
hiện theo. Bởi tâm niệm của họ, nếu thực hiện trái với tập quán địa phương là
làm trái với thần linh, tổ tiên của mình. Hơn nữa, tập quán về HN&GĐ là
những nghi thức, lễ nghi, quy định xuất phát từ đời sống sinh hoạt của chính
họ nên họ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện theo. Trong khi đó pháp luật là hệ
thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu và
định hướng cụ thể. Những quy tắc xử sự này có nhiều câu chữ, nhiều điều
khoản, dẫn đến người dân khó hiểu, khó nhớ, khó áp dụng. Bởi“luật pháp chỉ
tồn tại dưới dạng văn bản, người dân phải học, phải đọc mới nhớ, do vậy với
xã hội chưa có chữ viết hay có chữ viết mà người dân mù chữ, nhưng luật
pháp vẫn là cái gì đó “bên ngoài con người”, khi cần thì mới quan tâm tới
nó” [42, tr.416].
- Tập quán về HN&GĐ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với pháp luật.
Pháp luật có ba nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản
quy phạm pháp luật. Tập quán cũng là một bộ phận hình thành nên pháp
12
luật, nên giữa pháp luật và tập quán có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Pháp luật ghi nhận, bảo vệ, phát triển những tập quán tốt đẹp, tiến bộ và
phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc. Trong trường hợp
pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì áp dụng
tập quán tốt đẹp của địa phương để giải quyết tranh chấp phát sinh. Việc áp
dụng tập quán địa phương trong trường hợp này là thấu tình, đạt lý, lấp
được thiếu sót và chỗ hổng của pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích cho
công dân. Việc nghiên cứu, tìm hiểu tập quán chính là cơ sở, tiền đề để
chúng ta xây dựng các văn bản luật theo hướng khuyến khích các phong
tục, tập quán tốt đẹp [16, tr.7]; còn những tập quán lạc hậu không phù hợp
với nếp sống mới, trái thuần phong mỹ tục, trái với nguyên tắc của luật thì
cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.
1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật, áp dụng tập quán và áp dụng tập
quán về hôn nhân và gia đình
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là hình thức, phương tiện điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh bằng pháp luật trên thực tế được thực hiện
bằng chính hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức cơ bản của thực hiện
pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ,
công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của
pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học
Luật Hà Nội thì áp dụng pháp luật được hiểu là: “Hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức
trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy
13
định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để
tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những
quan hệ pháp luật cụ thể.” [38, tr.186].
Theo Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội về “Áp
dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Thị
Hồi cho rằng: “Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực
nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành
vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” [19, tr.12].
Theo cuốn tài liệu Học tập và nghiên cứu môn Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật (tập 1) của Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Áp dụng pháp luật là một
hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành
pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước. Đây là hoạt động thực hiện
pháp luật của cơ quan nhà nước, được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà
nước sao cho các quy phạm pháp luật được thực hiện hiệu quả trong đời sống
xã hội.” [20, tr.245]
Như vậy, thực tế có nhiều tác giả với nhiều quan điểm, cách tiếp cận và
biểu đạt khác nhau về áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đa số họ đều thống nhất
coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, có sự
can thiệp của Nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật, được đưa vào thực
hiện hiệu quả trong đời sống xã hội.
1.2.2. Khái niệm áp dụng tập quán
Tập quán được hình thành một cách tự nhiên, truyền từ đời này qua đời
khác, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa tộc người, mang tính đặc thù từng
vùng, địa phương khác nhau. Tập quán mang tính phổ biến, ràng buộc chung
đối với nhiều người chi phối từng hoạt động của các cá nhân và được mọi
người thừa nhận và tuân theo.
14
Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về áp dụng tập quán. Có
tác giả định nghĩa chung chung về áp dụng tập quán: “Áp dụng tập quán thực
chất là việc áp dụng các qui tắc xử sự hình thành từ tập quán và là một phần
của áp dụng pháp luật” [41].
Có tác giả lại cho rằng: “Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được
cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với
các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó (như việc áp dụng
các đơn vị đo lường giạ lúa; chục ở miền Nam; chia thịt thú rừng ở các vùng
dân tộc...)” [26].
Từ các cách hiểu trên chúng ta có thể hiểu như sau: “Áp dụng tập quán
là sử dụng những quy tắc xử sự chung được hình thành trong đời sống xã hội
của một cộng đồng dân tộc, địa phương được Nhà nước thừa nhận và bảo
đảm thực hiện.”
1.2.3. Khái niệm áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Để các tập quán tốt đẹp về HN&GĐ được áp dụng vào thực tiễn, điều
chỉnh các mối quan hệ HN&GĐ thì cần đưa tập quán vào áp dụng thực tiễn.
Tập quán được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, khi pháp luật không
có quy định, các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng tập quán để giải
quyết. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào giải thích cho thuật ngữ về áp
dụng tập quán, áp dụng tập quán về HN&GĐ. Từ những cách hiểu về áp dụng
tập quán nêu trên, chúng ta có thể rút ra được khái niệm về áp dụng tập quán
về HN&GĐ:“Áp dụng tập quán về HN&GĐ là sử dụng những quy tắc sự xử
chung được hình thành trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân tộc, địa
phương, vùng, miền, cộng động được nhà nước thừa nhận về kết hôn, quan hệ
giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình,
quan hệ nuôi con nuôi và các quan hệ khác trong lĩnh vực HN&GĐ”
15
1.2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Nguyên tắc áp dụng tập quán về HN&GĐ được quy định tại Điều 2
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Thứ nhất: Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự có nội dung rõ
ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HN&GĐ, được lặp đi, lặp
lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền
hoặc cộng đồng.
Tập quán được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực HN&GĐ phải là tập quán tốt đẹp, phù hợp với đời sống xã hội
tại địa phương được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được cộng đồng
dân cư thừa nhận rộng rãi, áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, như tập quán vợ
chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú của người Hmông sau khi kết hôn, vợ
chồng có thể ở cùng nhà chồng hoặc ở nhà vợ. Tập quán này đã đảm bảo
quyền tự do cư trú của vợ chồng phù hợp với quy định của Luật HN&GĐ.
Hay tập quán cô dâu trước khi về nhà chồng phải biết thiêu thùa, đan lát và
làm nương rẫy. Tập quán về HN&GĐ chỉ có giá trị áp dụng giải quyết các
tranh chấp liên quan, nếu tập quán đó là quy tắc xử sự đã được hình thành từ
lâu và được cả cộng đồng thừa nhận. Theo tập quán của người Thái sau khi
kết hôn, chú rể phải ở rể ở nhà cô dâu 3 năm, trong thời gian này chú rể tham
gia lao động, sản xuất chung với gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, Tòa án
tôn trọng tập quán ở rể của người Thái. Vấn đề chia tài sản áp dụng quy định
về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình tại
thời điểm có tranh chấp để giải quyết.
Thứ hai: Tập quán được áp dụng trong trường hợp pháp luật không có
quy định, các bên không có thỏa thuận và nội dung của tập quán không trái
với các nguyên tắc cơ bản và không vi phạm điều cấm của Luật HN&GĐ.
16
Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà
nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội
đó, nhưng trong thực tế có những quan hệ xã hội phát sinh nhưng Nhà nước
chưa ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoặc có những quan hệ
xã hội mà Nhà nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các tập
quán. Vì vậy, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các
quan hệ xã hội của Nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa nhận,
bảo đảm thực hiện, tập quán đó trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung. Vấn đề này được Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong
trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có
thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự
của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái
với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này” [35].
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình
đẳng. Nguyên tắc này đảm bảo cho quan hệ hôn nhân ổn định, lâu dài và bền
vững. Ví dụ: Theo tập quán của người Sán Dìu thì hôn nhân được thừa nhận
là hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng hạn chế việc ly hôn. Nếu vợ
chồng phát sinh mâu thuẫn thì người chồng chịu trách nhiệm giải quyết các
mẫu thuẫn, xích mích đó, nếu không tự giải quyết được có thể nhờ sự giúp
đỡ của cha mẹ hai bên hoặc người có chức sắc, uy tín trong thôn (bản). Đây
là tập quán tốt đẹp, phù hợp với nguyên tắc của Luật cần được gìn giữ và
phát huy. Bên cạnh đó, tập quán hôn nhân của người Sán Dìu, người Hmông
cho phép người chồng có thể lấy vợ lẽ, trong trường hợp người vợ cả không
sinh được con hoặc sinh con một bề, đây là tập quán lạc hậu, phân biệt đối
xử về giới, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quyền
và nghĩa vụ giữa vợ chồng nên cần vận động xóa bỏ. Để đảm bảo nguyên tắc
hôn nhân một vợ, một chồng người Tày còn có quy định nếu người vợ tự ý
17
bỏ chồng thì phải hoàn trả toàn bộ lễ vật mà nhà chồng đã chi phí cho đám
cưới và lấy lại tờ “lộc mệnh” của mình. Nếu người chồng chủ động ly hôn,
thì tài sản sẽ chia đôi và đền bù một số tiền gọi là tiền “dào nả” (rửa mặt cho
nhà gái), người vợ được mang theo toàn bộ đồ đạc, của hồi môn cũ, con trai
theo bố, con gái theo mẹ, nếu con còn nhỏ giao người mẹ nuôi. Tập quán
này chưa đảm bảo được quyền, lợi ích của người vợ; hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn của người phụ nữ nên cần vận động xóa bỏ.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín
ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Trước đây, một số đồng bào dân tộc thiểu số duy trì tập quán cấm kết
hôn giữa những người khác dân tộc; kết hôn với người nước ngoài, hiện nay
tập quán này đã được xóa bỏ. Đồng bào dân tộc có quyền được kết hôn với
người khác dân tộc, nhưng trong nghi thức cưới hỏi thì vẫn áp dụng tập quán
riêng của từng dân tộc.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia
đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân
biệt đối xử giữa các con.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, người đứng đầu thôn (bản)
trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền bình đẳng
giữa vợ chồng, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ
giữa các thành viên trong gia đình. Tại Thái Nguyên, tình trạng bạo lực gia
đình, mâu thuẫn giữa các anh chị em trong gia đình, vi phạm quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con ít xẩy ra. Đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con trai được đầu tư học tập,
con gái thì việc học chỉ dừng lại ở mức độ phổ cập giáo dục, về nhà cửa,
18
ruộng vườn, trâu bò, tiền mặt, bố mẹ chỉ cho con trai và chỉ con trai mới được
quyền thừa kế. Con gái được nhận trâu hoặc bò, tiền mặt làm của hồi môn khi
đi lấy chồng nếu tập quán có quy định. Cụ thể: Theo tập quán của người Sán
Dìu thì chỉ có con trai mới được thừa kế tài sản và phân chia ruộng đất, con
gái thì không có quyền thừa kế. Đây là tập quán lạc hậu không đúng quy định
của pháp luật Dân sự và HN&GĐ cần vận động xóa bỏ.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em,
người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về HN&GĐ; giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, thực hiện kế hoạch
hóa gia đình.
Trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật là những đối tượng đặc biệt
trong xã hội được xã hội, gia đình quan tâm và giúp đỡ về mọi mặt trong cuộc
sống. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, trẻ em, người già,
người khuyết tật luôn được yêu thương, quan tâm và chia sẻ.
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, tạo
hóa chỉ trao cho người phụ nữ mà không trao cho đàn ông, người phụ nữ được
đảm bảo quyền mang thai và sinh con theo cách tự nhiên. Nhà nước đảm bảo
quyền làm mẹ cho người phụ nữ trong trường hợp người phụ nữ không thể
mang thai theo cách tự nhiên thì sẽ mang thai và sinh con bằng việc áp
dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu trong trường hợp người phụ nữ không
thể mang thai, sinh con theo phương pháp khoa học thì họ được bảo đảm
thiên chức làm mẹ bằng việc nhận nuôi con nuôi hoặc nhờ người khác
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại
Thái Nguyên, việc sinh đẻ của người phụ nữ là việc quan trọng, được mọi
người trong gia đình quan tâm và giúp đỡ. Bởi người phụ nữ là người duy
trì nòi giống, sinh ra những đứa con khỏe mạnh - là nguồn lực lao động
chính của gia đình. Cụ thể: Theo tập quán, phụ nữ Tày khi có thai vẫn đi