Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Luật bảo vệ người tiêu dùng lá bùa hộ mênh cho người tiêu dùng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.26 KB, 4 trang )

1

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- “lá bùa hộ mệnh” cho
người tiêu dùng Việt Nam?
Nguyễn Thị Phương Thảo

Thực trạng
Thời gian vừa qua, quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam bị xâm phạm
một cách phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Điển hình là các vụ nước tương
nhiễm 3-MCPD, sữa nhiễm melamine, xăng có chất acetone, cây xăng gắn chíp
điện tử để gian lận, sản phẩm bị lỗi nhà sản xuất không chịu bảo hành… khiến
người tiêu dùng không chỉ thiệt hại về kinh tế mà nhiều sản phẩm còn làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Trước một thị trường không thiếu
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tiếp thị, quảng cáo bằng nhiều cách
thức khác nhau qua nhiều kênh khác nhau một cách khó kiểm soát mức độ xác
thực, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước những khó khăn trong việc lựa
chọn cho mình một phương thức “tiêu dùng thông minh”.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 20 năm gần đây, kênh bán lẻ hiện
đại đã tăng 40 lần, với khoảng 400 siêu thị nằm ở khắp các tỉnh, thành trong cả
nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngay cả trong siêu thị, nơi hàng hóa được qua
kiểm soát chặt chẽ và có xuất xứ rõ ràng thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng vẫn ngang nhiên xuất hiện ở các quầy hàng, khiến người tiêu dùng khó lòng
phân biệt được. Nhiều mặt hàng được niêm yết trong siêu thị có giá cao hơn so với
ngoài chợ. Mỹ phẩm giả, hàng tiêu dùng cao cấp nhái được bày bán công khai,
khiến người tiêu dùng không “sành” thì chẳng khác gì bị tung hỏa mù. Nhiều hiện
tượng được người mua hàng tại siêu thị phản ánh như: trọng lượng thực tế của
hàng hóa kém xa so với trọng lượng được ghi trong bao bì, hay giá ghi trên mác
hàng hóa một đằng còn hóa đơn tính tiền lại một nẻo… Thực trạng trên đã gây nên
nhiều bức xúc trong tâm lý nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người sau khi



2

mua hàng có cảm giác như mình bị “lừa” và không an tâm khi tiêu dùng các mặt
hàng được phân phối trên thị trường hiện nay.
Đứng trước khó khăn đó, người tiêu dùng Việt Nam có thể bảo vệ mình
bằng cách nào?
Ở Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 1.000 vụ kiện liên quan đến
hàng giả, hàng nhái; con số này ở Pháp là... 200.000 vụ. Quan trọng hơn, hầu như
chưa có vụ kiện nào kiểu này có kết cục như mong muốn. Ngoài ra, đã có hàng
nghìn sự việc được phản ánh: từ khách hàng "tố" nhân viên hàng không đối xử thô
bạo, sữa "thối", bán nhà trên giấy, xăng pha nước lã, siêu thị khuyến mãi "lừa"...
nhưng hy hữu mới có người tiêu dùng "chiến thắng". Một con số khác, năm 2010
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tiếp nhận và xử
lý 116 vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, con số chưa nói lên được nhiều điều
trong một đất nước 86 triệu dân, một thị trường bán lẻ hấp dẫn hàng đầu thế giới
với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20%.
Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Để giải quyết những khó khăn, bức xúc trên, Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 đã trở
thành cơ sở pháp lý vững chắc, gây dựng lòng tin cho người tiêu dùng Việt Nam.
Từ nay, người tiêu dùng sẽ có nhiều kênh để phản ánh chất lượng hàng hóa cũng
như yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc bảo vệ quyền lợi của mình trước tình
trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng tràn lan như hiện nay.
Luật được áp dụng vào đời sống có rất nhiều điểm mới, giúp người tiêu
dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình. Với Luật này, người tiêu dùng sẽ có 8 quyền cụ
thể, phù hợp với các quyền đã được Liên hợp quốc thông qua gồm: 1. Quyền được
an toàn; 2. Quyền được thông tin; 3. Quyền được lựa chọn; 4. Quyền được lắng
nghe; 5. Quyền được tham gia xây dựng chính sách bảo vệ NTD; 6. Quyền được
yêu cầu bồi thường thiệt hại, được khiếu nại - tố cáo - khởi kiện; 7. Quyền được tư
vấn, hướng dẫn kiến thức tiêu dùng; 8. Quyền được sống trong môi trường trong

sạch, lành mạnh. Ngoài quy định quyền của người tiêu dùng, Luật cũng quy định


3

rõ ràng trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như:
niêm yết giá, cảnh báo khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các biện pháp phòng
ngừa, cung cấp hướng dẫn sử dụng, thay thế linh kiện, điều kiện bảo hành...
Từ trước đến nay, người tiêu dùng luôn ở thế yếu trước các nhà sản xuất,
chính vì vậy Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời là sự mong mỏi của
hàng triệu người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước để có được
hành lang pháp lý chặt chẽ nhằm giải quyết các vụ việc liên quan.
Tác động của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp
Việt Nam
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7/2011 đã đòi hỏi
các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm hàng hóa tới tay
người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối cần có
sự liên kết chặt chẽ trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần đảm bảo thỏa mãn các tiêu chuẩn
chất lượng hàng hóa, đảm bảo vấn đề an toàn cho khách hàng khi sử dụng, đây là
điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp và tác động tới niềm tin
của khách hàng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng cần có những biện pháp nhằm
ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái hàng hóa khiến người tiêu dùng hoang
mang và bức xúc. Về phía các doanh nghiệp phân phối, cần kiểm soát hệ thống
phân phối sản phẩm của mình để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng bị làm
giả, làm nhái. Ngoài ra, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là kinh doanh
hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý mà còn phải xây dựng một đội ngũ nhân viên
có tính chuyên nghiệp cao, đạo đức tốt để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, người
tiêu dùng cũng cần có kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình bằng các quyền được
pháp luật quy định, và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan chức năng khi thấy

quyền hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực sự rất cần thiết
nhằm giải quyết thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên
thị trường Việt Nam từ rất lâu nay. Nhưng để hiện thực hóa những tác động tích
cực của Luật vào đời sống chắc chắn không thể thiếu được vai trò quan trọng của


4

các cơ quan quản lý Nhà nước cùng các Bộ ngành chức năng có liên quan chung
tay góp sức trong việc giải quyết vấn đề này.
____________________
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán 2009 – Học viện tài
chính.
www.tamnhin.net
www.xaluan.com



×