Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học của cây đậu BIẾC (clitoria ternatea) ở các mức độ PHÂN bón và lứa cắt KHÁC NHAU tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
----------o0o----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN HÓA HỌC

ĐỀ TÀI

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY
ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea) Ở CÁC MỨC ĐỘ
PHÂN BÓN VÀ LỨA CẮT KHÁC NHAU TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

TÔ HOÀNG LONG

Ks. VŨ THỊ KIM ANH

LỚP: HÓA HỌC K32
MSSV: 2064733

Cần Thơ, 5/2010



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
-------o0o-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN HÓA HỌC

ĐỀ TÀI

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY
ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea) Ở CÁC MỨC ĐỘ
PHÂN BÓN VÀ LỨA CẮT KHÁC NHAU TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010

Duyệt Của Giáo Viên Hướng Dẫn

Duyệt Của Bộ Môn

Nguyễn Thị Hồng Nhân
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Duyệt của khoa Khoa Học


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32


LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lòng biết ơn và tình yêu sâu sắc của mình cho ba mẹ, vì đã đem lại
cho con cuộc sống này. Tình yêu và mọi điều tốt đẹp ba mẹ dành cho con là món quà
quý giá nhất mà cuộc đời con có được. Tuy phải cực nhọc và lo toan công việc nhưng
cha mẹ đã tạo cho con mọi điều kiện để được học và có được thành quả hôm nay.
Trải qua bốn năm học tập, rèn luyện và trong quá trình thực hiện luận văn đã giúp
tôi có những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng bổ ích, thiết thực cho
công việc sau này. Để đạt được những kết quả trên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân - Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng. Cô đã cho tôi ý tưởng, động lực và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài luận văn.
Hai cố vấn học tập là cô Đỗ Thị Mỹ Linh, cô Ngô Kim Liên và cô Nguyễn
Thị Diệp Chi cùng tất cả Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức, định hướng nghề nghiệp
cho tôi trong những năm học vừa qua; cung cấp, hỗ trợ các phương tiện để tôi có thể
thực hiện đề tài luận văn.
Ks. Vũ Thị Kim Anh – Bộ Môn Chăn Nuôi đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Ks. Dương Vũ – Bộ Môn Chăn Nuôi đã chỉ dẫn, cũng như những lời khuyên
hữu ích và quý báu cho tôi trong hầu hết khoảng thời gian thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người bạn thân thương Chăn Nuôi K32 và K33
hỗ trợ và giúp tôi an tâm hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người!
Cần thơ ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Tô Hoàng Long
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân


i

SVTH: Tô Hoàng Long


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN HÓA HỌC

-----

-----

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN
Đề tài: Xác định thành phần hóa học của cây Đậu biếc (Clitoria ternatea) ở các
mức độ phân bón và lứa cắt khác nhau tại thành phố Cần Thơ.
2. Sinh viên thực hiện: TÔ HOÀNG LONG
- MSSV: 2064733
- Lớp: Cử nhân Hóa học - Khóa 32
3. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

ii

SVTH: Tô Hoàng Long


d. Kết luận, đề nghị và điểm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Thị Hồng Nhân

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

iii

SVTH: Tô Hoàng Long


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN HÓA HỌC

-----

-----

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện: ...........................................................................

Đề tài: Xác định thành phần hóa học của cây Đậu biếc (Clitoria ternatea) ở các
mức độ phân bón và lứa cắt khác nhau tại thành phố Cần Thơ.
2. Sinh viên thực hiện: TÔ HOÀNG LONG
- MSSV: 2064733
- Lớp: Cử nhân Hóa học - Khóa 32
3. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

iv

SVTH: Tô Hoàng Long



d. Kết luận, đề nghị và điểm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010.

Cán bộ phản biện

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

v

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

TÓM LƯỢC

Nhằm tìm ra một nguồn thức ăn xanh chất lượng cao, giải quyết tốt nguồn thức
ăn cho gia súc nhai lại đồng thời với mục đích chọn ra được mức phân bón thích hợp
nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Từ đó chúng
tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học của cây Đậu biếc (Clitoria ternatea) thông
qua việc tác động ba mức phân hữu cơ: 10; 20; 30 tấn/ha cùng hai mức độ phân hoá
học là: 50 kg Urea - 500 kg Lân - 200 kg Kali/ha/năm; 75 kg Urea - 750 kg Lân - 300

kg Kali/ha/năm. Thí nghiệm khảo sát ở lứa tái sinh thứ 6, 7. Đề tài được tiến hành tại
phòng thí nghiệm cơ sở Bộ Môn Chăn Nuôi – khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng – Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2010.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:
+ Qua các mức độ phân bón hữu cơ, hoá học và các lứa tái sinh thứ 6, 7 không
làm biến đổi nhiều về thành phần hóa học. Hàm lượng dinh dưỡng của cây Đậu biếc ở
hai lứa 6, 7 có những sự biến đổi nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
+ Thành phần hóa học của cây Đậu biếc ở lứa 6 như CF, ADF, NDF cao hơn
lứa 7 nhưng thành phần CP, EE thì lứa 6 thấp hơn lứa 7. Các chỉ tiêu so sánh giữa hai
lứa Đậu biếc đều mang ý nghĩa thống kê.
Nhìn chung kết quả của luận văn cho thấy khi xét về mặt hiệu quả kinh tế thì
việc áp dụng mức độ phân bón hoá học 1 và hữu cơ 1 sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhất.

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

vi

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iii
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... vi
DANH SÁCH BIỂU BẢNG.................................................................................... x
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................ xi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. xii

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................... xiii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 2
2.1 TÌM HIỂU VỀ THỨC ĂN XANH .................................................................... 2
2.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU ..................................................................... 2
2.2.1 Giới thiệu về cây họ đậu ............................................................................. 2
2.2.2 Đặc tính thực vật ........................................................................................ 2
2.2.3 Đặc điểm sinh thái ...................................................................................... 3
2.2.4 Vai trò của phân bón đối với cây họ đậu ..................................................... 3
2.2.5 Giá trị dinh dưỡng ...................................................................................... 5
2.2.6 Chất độc và chất khoáng dưỡng trong cây họ Đậu ...................................... 5
2.2.7 Sử dụng cây họ Đậu làm thức ăn gia súc..................................................... 5
2.2.8 Lợi ích và công dụng của cây họ Đậu ......................................................... 6
2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea) ....................... 7
2.3.1 Nguồn gốc và sự phân bố ........................................................................... 7
2.3.2 Mô tả thực vật ............................................................................................ 7
2.3.3 Đặc tính nông học....................................................................................... 8
2.3.4 Năng suất và thành phần hóa học ................................................................ 9
2.3.5 Công tác cải tiến giống ............................................................................. 10
2.3.6 Giá trị y học.............................................................................................. 12
2.3.7 Những ưu điểm khác của cây Đậu biếc ..................................................... 12

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

vii

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................... 13
3.1 PHƯƠNG TIỆN .............................................................................................. 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................. 13
3.1.2 Cơ sở vật chất thí nghiệm ......................................................................... 13
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................... 13
3.2.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................... 13
3.2.2 Chỉ tiêu phân tích và cách thu thập số liệu ................................................ 14
3.3 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ........................................................................... 14
3.3.1 Qui trình tiến hành .................................................................................... 14
3.3.2 Xác định hàm lượng chất khô của thức ăn ................................................ 16
3.3.3 Phương pháp xác định hàm lượng protein thô ........................................... 17
3.3.4 Xác định hàm lượng xơ thô ..................................................................... 20
3.3.5 Xác định hàm lượng khoáng tổng số ........................................................ 21
3.3.6 Xác định hàm lượng béo thô ..................................................................... 22
3.3.7 Xác định hàm lượng xơ trung tính ............................................................ 23
3.3.8 Xác định hàm lượng xơ axít...................................................................... 24
3.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................. 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 26
4.1 KHÁI QUÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
LÊN CÂY ĐẬU BIẾC ......................................................................................... 26
4.2 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HÓA HỌC LÊN THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC Ở LỨA 6 VÀ 7. .................................................. 27
4.3 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ LÊN THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC Ở LỨA 6 VÀ 7. .................................................. 30
4.4 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HÓA HỌC VÀ PHÂN HỮU CƠ LÊN
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC Ở LỨA 6 VÀ 7. .............. 33
4.5 SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC
Ở LỨA 6 VÀ 7 ............................................................................................... 35


GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

viii

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 38
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 39
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 41

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

ix

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

DANH SÁCH BIỂU BẢNG
…………oOo…………
Bảng 2.1 Một số đặc tính sinh học và nông học của cây họ Đậu .................................. 9
Bảng 2.2 Thành phần axít amine của cây Đậu biếc .................................................... 10
Bảng 2.3 Một số đặc tính của cây lai giữa C.ternatea x C. Purpurea ......................... 11
Bảng 2.4 Đặc tính hình thái và sinh thái của cây lai (C.ternatea x C. Purpurea)

và cây lai F2 .......................................................................................................... 11
Bảng 4.1 Tình hình thời tiết khí hậu trong thời gian thực hiện
thí nghiệm ................................................................................................... 26
Bảng 4.2 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc dưới tác động của
phân hóa học ............................................................................................... 27
Bảng 4.3 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc dưới tác động của
phân hữu cơ ................................................................................................ 30
Bảng 4.4 Thành phần dinh dưỡng của cây Đậu biếc dưới tác động của
phân hữu cơ và phân hoá học ................................................................................. 33
Bảng 4.5 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc ở lứa 6 và lứa 7 ............................... 35

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

x

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
…………oOo…………
Biểu đồ 4.1 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc lứa 6 dưới ảnh hưởng của phân
hóa học ................................................................................................................ 28
Biểu đồ 4.2 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc lứa 7 dưới ảnh hưởng của phân
hóa học ................................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.3 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc lứa 6 dưới ảnh hưởng của
phân hữu cơ .................................................................................................... 31
Biểu đồ 4.4 Thành phần hóa học của cây Đậu biếc lứa 7 dưới ảnh hưởng của
phân hữu cơ .................................................................................................... 32

Biểu đồ 4.5 So sánh hàm lượng CP lứa 6 và lứa 7 với các mức độ phân bón
khác nhau ....................................................................................................... 34
Biểu đồ 4.6 So sánh hàm lượng NDF lứa 6 và lứa 7 với các mức độ phân bón
khác nhau ....................................................................................................... 35
Biểu đồ 4.7 So sánh thành phần hóa học của cây Đậu biếc giữa hai lứa cắt

6 và 7 ...................................................................................................... 36

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

xi

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

DANH SÁCH HÌNH
……...oOo..........
Hình 2.1 Cây Đậu biếc................................................................................................. 7
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình phân tích mẫu ...................................................................... 14
Hình 3.2 Các giai đoạn xử lý mẫu .............................................................................. 15
Hình 3.3 Tủ sấy ......................................................................................................... 16
Hình 3.4 Bộ chưng cất đạm tự động ........................................................................... 20

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

xii

SVTH: Tô Hoàng Long



Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
…………oOo…………
TPHH: Thành phần hóa học
DM: Vật chất khô (dry matter)
CP: Protein thô (crude protein)
CF: Xơ thô (crude fibre)
ADF: Xơ axit (axít detergent fibre)
NDF: Xơ trung tính (neutral detergent fibre)
EE: Béo Thô (ether extract)
Ash: Khoáng tổng số (total ash)
HC1: Hữu cơ 1 (10 tấn phân hữu cơ/ha)
HC2: Hữu cơ 2 (20 tấn phân hữu cơ/ha)
HC3: Hữu cơ 3 (30 tấn phân hữu cơ/ha)
HH1: Hoá học 1 (50 kg Urea/ha – 500 kg lân/ha – 200 kg Kali/ha/năm)
HH2: Hoá học 2 (75 kg Urea/ha – 750 kg lân/ha - 300 kg Kali/ha/năm)

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

xiii

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ hiện nay là cỏ tự nhiên,
cỏ trồng và phụ phẩm nông nghiệp. Cỏ trồng phổ biến là các giống cỏ Voi, cỏ Ghinê,
Ruzi,… đều là các giống cỏ hòa thảo dễ trồng cho năng suất cao. Tuy nhiên, cỏ hòa
thảo có giá trị dinh dưỡng không cao đặc biệt là thành phần protein, điều đó đã ảnh
hưởng đến năng suất của vật nuôi. Vì vậy trong thời đại kinh tế cạnh tranh như hiện
nay, việc tìm ra nguồn thức ăn tốt với chi phí thấp để phục vụ cho chăn nuôi đạt hiệu
quả cao là vấn đề cấp thiết. Giải pháp hiện nay là bổ sung thức ăn tinh giàu protein
khác hoặc sử dụng cây thức ăn họ đậu trong khẩu phần của gia súc ăn cỏ. Trong đó,
giải pháp thứ hai mang lại nhiều ưu điểm hơn do chi phí thấp, đó là một trong những
lựa chọn tối ưu từ nguồn thức ăn tự nhiên cung cấp nhiều protein đó là cây họ đậu.
Ngoài ra, trồng cây thức ăn họ đậu còn có thể chế biến bột cỏ phục vụ cho chăn nuôi
gia cầm và còn có tác dụng cải tạo đất do bộ rễ của chúng có khả năng cố định đạm từ
nitơ khí trời. Nhưng do thiếu sự quan tâm nên cây họ đậu thường có năng suất thấp,
khó trồng, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và giá
phân bón ngày một tăng đã làm cho diện tích cây họ đậu tại các cơ sở chăn nuôi phát
triển rất ít. Chính vì vậy việc tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi cũng như đặc
tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của chúng trong các điều kiện khí hậu, đất đai,
phân bón,… khác nhau là điều cần thiết. Với đề tài: “Xác định thành phần hóa học
của cây Đậu biếc ở các mức độ phân bón và lứa cắt khác nhau tại thành phố Cần
Thơ”, chúng ta sẽ biết được các phương pháp để xác định thành phần hóa học của cây
Đậu biếc ở các mức độ phân bón và lứa cắt khác nhau giúp biết được thời điểm thích
hợp để thu hoạch cây và sử dụng phân bón một cách tiết kiệm nhất mà vẫn cung cấp
những dưỡng chất cần thiết cao nhất cho gia súc nhai lại. Từ đó chúng ta có thể áp
dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề đang bức xúc hiện nay là thiếu thức ăn thô xanh,
nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi.
Mục đích nghiên cứu đề tài :
- Xem xét sự ảnh hưởng của lượng phân bón đến thành phần hóa học của cây
Đậu biếc.
- Xem xét sự ảnh hưởng của lứa cắt đến thành phần hóa học của cây Đậu biếc.


GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

1

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TÌM HIỂU VỀ THỨC ĂN XANH
Thức ăn xanh là bao gồm các loại cỏ xanh; thân lá, ngọn non của các loại cây
bụi, cây gỗ được sử dụng trong chăn nuôi. Nó chứa khoảng 60 – 85% nước hoặc cao
hơn. Thức ăn xanh có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, vitamin, khoáng đa
lượng, vi lượng, và nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao...) cho động vật dễ tiêu
hóa. Gia súc nhai lại có thể tiêu hóa trên 70% chất hữu cơ trong thức ăn xanh. Thành
phần dinh dưỡng có trong thức ăn xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống cây
trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng...

2.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU
2.2.1 Giới thiệu về cây họ đậu
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), họ Đậu là một họ thực vật rất quan trọng
gồm 3 họ phụ:
Họ phụ Muồng: gồm khoảng 2.800 loài, mà quan trọng là các cây gỗ ở rừng nhiệt đới
và các trảng cỏ nhiệt đới.
Họ phụ Trinh nữ: gồm khoảng 2.800 loài, cây nhỏ, cây bụi, trong đó nổi bật nhất là
loài cây keo (Acacia).
Họ phụ Đậu: gồm khoảng 12.000 loài chủ yếu là các loại cây thân cỏ và dây leo, phổ
biến rộng rãi trên thế giới, cung cấp các loại thực phẩm từ thức ăn gia súc giàu đạm
cho con người và động vật nuôi.

2.2.2 Đặc tính thực vật
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), các cây thuộc họ Đậu có các đặc tính tổng
quát sau:


Lá mọc xen kẽ thường kép với ba lá phụ, hoặc kép hình lông chim, có lá bẹ.



Phát hoa có thể là hoa dầu hoặc hoa chùm. Hoa ít khi đều, như hoa họ phụ đậu
cánh lớn nhất ở giữa gọi là cờ, hai cánh bên nhỏ hơn gọi là hông và hai cánh ở
trong dính với nhau làm thành một cái lườn bao quanh vòi nhụy và chỉ mang
bao phấn.



Trấu là một quả đậu nở ra bằng hai lằn dọc với nhiều ngăn mang một hạt, hoặc
không nở ra với một hạt duy nhất (Styto).

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

2

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32


Rễ cái đuôi chuột với nhiều rễ con. Ở gần rễ và xung quanh rễ con có mang

những nốt sần do sự cộng sinh của Rhizobium có khả năng cố định đạm nhờ vậy
hạt và thân cây họ Đậu thường giàu Protein hơn các loài cây khác, nhất là so
với họ Hòa thảo.

2.2.3 Đặc điểm sinh thái
Theo Dương Hữu Thời (1982), ánh sáng, nhiệt độ và chu kỳ sống có những ảnh hưởng
đến chu kỳ sống như sau:


Ánh sáng có ảnh hưởng chủ yếu đến quang hợp và giai đoạn phát dục hay còn
gọi là giai đoạn phát triển của cây.



Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.



Cây đậu trồng thường là cây ưa sáng và đã được thuần hóa, thích nghi với khí
hậu, đất đai, khác với nguồn gốc xuất xứ của nó.



Sự thay đổi vùng khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, mưa,...) từ Bắc tới xích đạo, chu
kỳ sống của cây trồng giảm.

Cây họ Đậu phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu là ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Phần lớn cây họ Đậu thân cỏ đều nhanh chóng thích nghi với môi trường mới,
khác nhau về cường độ, ẩm độ, đất đai, chiều cao trên mặt biển và chịu đựng được các
biến đổi lớn của các yếu tố đó. Người ta gọi đó là biên độ sinh thái rộng. Mặc dù có sự

thích nghi rộng của các cây họ Đậu nhưng các giống có năng suất, phẩm chất tốt đã
được chọn lọc vẫn đòi hỏi những điều kiện môi trường tốt để gia tăng phẩm chất và
chống sự thoái hóa. Vì vậy, khi địa phương có một giống cây tốt cần phải tìm hiểu và
đáp ứng yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng cùng với các yếu tố khác là một việc làm rất
quan trọng.
2.2.4 Vai trò của phân bón đối với cây họ Đậu
Theo Dương Hữu Thời (1982), vai trò của phân bó đối với cây họ Đậu như sau:
Phân đạm
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì đây là thành phần cơ bản
của protein, chất tiêu biểu cho sự sống. Đạm là yếu tố cơ bản cho quá trình đồng hóa
carbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu hút các yếu tố dinh dưỡng khác,
là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát triển của cây. Đạm làm tăng khối lượng
và diện tích nguyên sinh chất trong cây. Cây trồng được bón phân đạm hợp lý thì lá
cây có màu xanh thẫm, sinh trưởng khỏe mạnh, chồi phát triển mạnh, năng suất cao.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

3

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

Tuy nhiên, bón thừa đạm làm cho tỷ lệ nước trong cây cao dẫn đến cây dễ bị mắc
bệnh, dễ đổ, thời gian sinh trưởng kéo dài, phẩm chất nông sản kém.
Phân lân
Giúp phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein.
Giúp rễ dễ phát triển, đẻ nhánh nhiều, góp phần gia tăng năng suất.
Hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
Thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả, quyết định phẩm chất hạt giống.

Làm tăng độ vững chắc cho cây, chống đổ thân cho cây.
Cải thiện chất lượng sản phẩm nhất là các loại thức ăn dành cho gia súc như cây họ
Đậu.
Góp phần giúp cho các cây họ Đậu sinh ra các nốt sần làm tăng khả năng hút đạm khí
trời, bón lân giúp cây trồng sử dụng đạm tốt hơn.
Phân Kali
Giúp cây chống đổ, chống rét, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm. Thiếu
Kali làm cho quá trình quang hợp của cây bị giảm, hô hấp tăng nên năng suất giảm,
chất lượng sản phẩm kém. Phân Kali có tỷ kệ Kali oxit là 60%. Kali có màu hồng rất
cần thiết cho sự phát triển của cây họ Đậu.
Phân hữu cơ và mùn
Đây là nguồn cung cấp thức ăn cho cây và vi sinh vật, chứa lượng lớn các chất dinh
dưỡng như: N, P, Ca, Mg, K, S và các nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố dinh dưỡng
sẽ được giải phóng từ từ cho cây trồng và vi sinh vật sử dụng. Ngoài ra, phân hữu cơ
và mùn là hệ đệm cho đất, cây trồng và vi sinh vật hoạt động các phản ứng sinh, lý,
hóa.
2.2.5 Giá trị dinh dưỡng
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), các cây họ Đậu được chú trọng nhiều vì
có chứa lượng protein rất dồi dào nằm trong toàn bộ cây: thân, lá, hạt, củ. Lượng
protein ở họ Đậu có vào khoảng 20 – 40% ở trạng thái khô, thậm chí một số giống có
từ 40 – 60% tùy thuộc cách chọn lọc và kỹ thuật canh tác chuyên biệt.
Cây họ Đậu giàu vitamin, caroten, đường bột. Chất khoáng, đặc biệt là canxi,
photpho và các khoáng vi lượng.
Một số cây họ Đậu giàu protein có thể dùng hạt để chế biến sữa đậu hay sữa
bột. Quan trọng nhất là đậu nành, đậu phộng sau khi tách dầu ra bánh dầu còn lại chứa
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

4

SVTH: Tô Hoàng Long



Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

rất nhiều protein quý giá. Ngoài ra, trong chăn nuôi, người ta cũng tận dụng các phần
khác của cây đậu và phế phẩm của nó cũng chứa nhiều protein, chất khoáng, caroten,
vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm.
2.2.6 Chất độc và chất khoáng dưỡng trong cây họ Đậu
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), họ Đậu có nhược diểm là có chứa rất
nhiều chất độc hơn các họ khác. Các chất độc thuộc loại Flavonit, Glucosit, Xyanua,
Axit amin dị thường (Mimosin).
Ngoài ra, cũng có một số chất tuy không độc nhưng chúng chống tiêu hóa,
chống sự hấp thu chất dinh dưỡng, tức là chống sinh trưởng như chất kháng men tiêu
hóa Trysin trong hạt đậu nành.
Một số chất kháng dưỡng có trong cây họ Đậu: Mimosin (lá Bình linh),
Canavalin, Concanavalin A và B, Canavanin, Glucosit, Xyanua (Đậu ngự), ...
Mặc dù trong cây họ Đậu có nhiều chất độc nhưng những chất này rất dễ loại
bỏ bằng cách như: xay đậu với nước; nấu chín vài lần; cho tác dụng của axit, bazơ,
bicarbonat Na, ...
2.2.7 Sử dụng cây họ Đậu làm thức ăn gia súc
Ở các nước nhiệt đới, cây họ Đậu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng
là lá chắn bảo vệ (như ở các đồn điền, trà cà phê... và làm hàng rào sống, củi đốt, phân
xanh), chúng thường là cây lâu năm và một số có thể thu cắt dễ dàng. Ở các nước đang
phát triển, việc tranh giành đất trồng trọt và đồng cỏ diễn ra khá mạnh. Diện tích đất
trồng trọt cây họ Đậu luôn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số diện tích trồng trọt. Điều đó
làm hạn chế sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia súc, vì cây họ
Đậu là tăng hiệu quả chuyển hóa khẩu phần cơ sở (thông thường chủ yếu là phụ phẩm
cây trồng) với mất bổ sung thấp (dưới 20%) và làm “chất kích thích” (Preston, 1987).
Theo Preston (1987), cây họ Đậu có hàm lượng protein cao, cung cấp protein
lên men và protein thoát qua. Ngoài ra, nó còn chứa các chất dinh dưỡng giới hạn khác

(như lipid, khoáng, vitamin) và một số hợp chất thực vật tăng cường hoạt động của hệ
sinh thái dạ cỏ vì tăng sinh trưởng của vi khuẩn, tăng tỉ lệ tiêu hóa xơ, tăng sản phẩm
propionat và sự thoát khỏi lên men của protein trong dạ cỏ như lượng Tanin. Bản thân
chúng chứa nhiều Tanin, sẽ là nguồn protein thoát qua tốt hơn cây chứa ít Tanin. Kết
hợp với protein thức ăn làm hạn chế vi sinh vật dạ cỏ phân giải protein thực vật.

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

5

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

Các cây họ Đậu cũng có khả năng cố định đạm, chúng hấp thu Nitrogen từ
không khí, thông qua hệ thống vi khuẩn ký sinh ở các nốt sần hấp thu Nitơ và biến đổi
thành các hợp chất hữu cơ để cung cấp đạm thỏa mãn nhu cầu cho cây. Trước tiên,
Nitrogen liên kết tạo ra những sản phẩm Alkaloide hoặc những axit amin bất thường,
tích lũy lại trong cơ thể thực vật dưới dạng sản phẩm trao đổi thứ cấp. Những axit
amin này có cấu trúc gần giống với những axit amin thiết yếu, nhưng nó không thể
thực hiện chức năng sinh học như những axit amin thiết yếu, vì vậy nó trở thành axit
amin đối kháng với axit amin gần giống với nó (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.2.8 Lợi ích và công dụng của cây họ Đậu
Lợi ích
Song song với các cây cỏ của họ Hòa thảo cung cấp phần lớn lương thực cho
con người thì các cây họ Đậu là nguồn thực phẩm quý giá và quan trọng cho con
người, đồng thời cũng là thức ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm có giá trị dinh dưỡng
rất phong phú. Ngoài ra, các loại cây họ Đậu còn có lợi ích quan trọng khác là điều trị
một số bệnh thường gặp ở con người (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2009).

Công dụng
Theo Dương Hữu Thời (1982), cây họ Đậu có những công dụng như:


Làm thức ăn gia súc: thân lá tươi và khô, bột lá và bột hạt dùng để chế biến thức
ăn cho gia súc, gia cầm.



Phủ đất chống bốc hơi đất trồng, giữ ẩm chống xói mòn.



Cải tạo và bồi dưỡng đất.



Trồng rừng lấy gỗ dùng trong công nghiệp bột giấy, làm xanh đồi trọc.



Luân canh, xen canh rất tốt.



Cho bóng mát, điều tiết ánh sáng cho các cây trồng khác.



Dùng làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ của bông hay tàn lá đẹp.


GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

6

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)
Đậu biếc (Clitoria ternatea) là loại thực vật đa dụng. Ngoài tác dụng cung cấp
hợp chất Bioactive dùng trong dược phẩm, Đậu biếc còn được trồng làm cảnh dọc theo
hàng rào. Cây có khả năng thích ứng trong khoảng nhiệt độ rộng, khi mưa kéo dài và
nhiệt độ cao. Ngoài ra, cây còn chịu đựng được sương giá, thời tiết khô hạn và thích
hợp cho việc cải tạo đất hoang.

Hình 2.1 Cây Đậu biếc
2.3.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Có nhiều ý kiến cho rằng cây Đậu biếc có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới
Châu Á và Nam Mỹ, tuy nhiên do quá trình nhập canh và quảng canh nên khó xác
định nguồn gốc chính xác. Cây Đậu biếc phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, ở những nơi có điều kiện phù hợp cho cây phát triển như vùng Nam và
Trung Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, … Khu vực phân bố của cây Đậu biếc
nhanh chóng mở rộng do mang lại nhiều lợi ích như tạo màu và dùng làm thực phẩm
(Baro et al., 1983).
2.3.2 Mô tả thực vật
Đậu biếc (Clitoria ternatea) thuộc họ Fabaceae, họ phụ Papilipnaceae. Cây có
nhiều tên gọi khác nhau. Cây Đậu biếc cao từ 90 – 160 cm, là cây thảo leo. Thân và
cành mảnh có lông. Lá kép lông chim lẻ, có 5 – 7 lá chét hình trái xoan, mỏng, 2 – 6

1,5 – 4 cm, nhọn hay tù ở gốc, tròn hay nhọn ở đầu, có lông rải rác ở mặt dưới, gân
bên có 6 đôi, cuống lá dài 1 – 3 cm; lá kèm hình ngọn giáo, 5 – 10 mm. Lá kép gồm 3
lá đơn (Iracema Lima Ainouz et al., 1994).
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

7

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

Hoa của cây Đậu biếc có màu xanh đậm, dài từ 6 – 12 cm. Bộ rễ dài phát triển
theo chiều rộng, có thể dài đến 2 m. Hoa thụ phấn chéo nhờ sâu bọ hay tự thụ phấn.
Hoa ở nách đơn độc hay xếp thành từng đôi. Hoa màu xanh lơ hoặc trắng, có cuống cỡ
4 mm, dài 5 cm, lá bắc hình ngọn giáo, lá bắc con tròn hay xoan tù. Cuống hoa cỡ 6
mm, đài hình ống, có 5 thùy nhọn, mỏng, mềm, có gân hình mạng; cánh cờ có viền
giữa màu da cam, xoan ngược thon lại ở gốc; cánh bên thon có móng dài; cánh thìa có
móng ngắn hơn cánh bên. Thân cây có màu lam tía, dẻo dai. Nhị 10, xếp 2 bó (1 + 9);
bầu có lông nhung. Một số loại Clitoria ternatea có màu trắng kem, hoa trổ riêng lẻ,
có hình dạng rất lôi cuốn và hấp dẫn. Quả đậu có lông mềm, kích thước 10 x 1 cm,
hình dải, có từ 5 – 10 hạt dẹp, hình thận. Lúc chín hạt có màu nâu hay gần như đen
(Iracema Lima Ainouz et al., 1994).
Loài Clitoria ternatea của Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ nhiệt đới, ở Châu Á
phổ biến từ Ấn Độ đến Australia trải qua Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,
Lào và Việt Nam. Được trồng từ lâu đời nên không còn rõ khu vực phân bố tự nhiên
của loài này.
Ở nước ta, cây Đậu biếc có ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Bình Thuận và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Công dụng

Cây thường mọc trong các bãi cỏ hay được trồng trong vườn gia đình, ruộng
trồng. Cây được trồng làm cảnh và để lấy quả. Ở Lào, hạt được dùng làm thực phẩm.
Rễ cây dùng để giải nhiệt, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Ở Indonesia, cây Đậu biếc
được dùng để trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da; hạt dùng làm thuốc
khai vị. Ở Philippin, người ta nghiền hạt và trộn với bitatrate kalium liều gấp đôi sẽ
gây xổ có hiệu quả nhanh và đảm bảo vô hại; lá dùng để đắp vết thương, chỗ rò, mụn
mủ, bướu. Dịch lá dùng chữa viêm mắt. Ở Ấn Độ, cây được dùng để trị nọc rắn cắn. Ở
Trung Quốc, rễ và lá được dùng giả đắp mụn nhọt (Phạm Văn Kim, 2000).
2.3.3 Đặc tính nông học
Đậu biếc (Clitoria ternatea) có thân mãnh. Khi bộ rễ phát triển và khi cây đã có
5 lá thật đầu tiên, cây có xu hướng leo lên cao và bắt đầu trổ hoa màu xanh thẫm. Cây
có khả năng thích ứng với nhiều loại đất có độ pH từ 5,5 – 8,9, có khả năng sống sót
trong mùa mưa và mùa khô hạn kéo dài, khả năng kép tán mạnh khi được trồng chung
với các loại thực vật khác hay trồng bằng giàn leo; khả năng tái sinh nhanh sau khi thu
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

8

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

hoạch. Đậu biếc cho ra lượng hạt giống lớn. Vào thời điểm bắt đầu cho đến giữa mùa
mưa, trái đậu khô bắt đầu quá trình tự khai. Nhờ vậy, đồng cỏ luôn trong quá trình tự
cải tạo. Đối với đồng cỏ độc canh nên sớm loại bỏ cỏ dại bằng các loại thuốc diệt cỏ
hậu nảy mầm (Spinnaker 200 – 400 ml/ha) từ 2 đến 8 tuần trước khi gieo để kiểm soát
tốt cỏ dại (Conway et al., 2001).
Đậu biếc có tính thích nghi cao, khả năng chịu được mật độ chăn thả liên tục,
giữ được tình trạng chăn thả nhẹ vào mùa mưa. Đậu biếc có khả năng kết hợp tốt với

nhiều loại cỏ khác như Cenchrus ciliaris, Digitaria decumbns và những loại cỏ mọc tự
nhiên, nhờ đó dễ hình thành một đồng cỏ hỗn hợp (Humphreys, 1995).
Bảng 2.1 Một số đặc tính sinh học và nông học của cây họ Đậu
pH của đất

7–8

Độ màu mỡ của đất

Từ trung bình đến thấp

Hệ thống thoát nước

Chống ẩm ướt

Độ cao so với mặt nước biển

0 – 1600 m (0 – 5,249 feet)

Mật độ gieo trồng

Độ canh: 20 – 25 kg/ha, trồng xen với các
loại cỏ khác: 10 – 15 kg/ha

Độ sâu khi gieo hạt

< 22 cm (0,8 inch)

Mức độ phân bón khi gieo trồng ở mức 40 kg N/ha
độ 80 kg P/ha.

Lượng phân bón duy trì

80 kg N/ha

CP

18 – 24%

Tỷ lệ tiêu hóa

60 – 75%

Quản lý đồng cỏ

Cắt và chăn thả xoay vòng, kết hợp với
các loại cỏ khác.

Mật độ chăn thả

2500 kg Live Weight/ha

Không gian phát triển

2 – 4 kg/ha đối với đồng cỏ ổn định, 6
kg/ha đối với đồng cỏ trồng ngắn hạn.

Độ sâu khi trồng trên nền ẩm

2,5 – 6,5 cm


2.3.4 Năng suất và thành phần hóa học
Theo Agange (2003), trong điều kiện canh tác thuận lợi, năng suất chất khô có
thể đạt 30 tấn/ha/năm. Hạt Đậu biếc có hàm lượng protein cao (15 – 25%). Sau 2 năm
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

9

SVTH: Tô Hoàng Long


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K32

canh tác trên đồng cỏ bạc màu, cây Đậu biếc phục hồi nguyên trạng độ màu mỡ của
đất. Cỏ trồng xung quanh khu vực trồng cây Đậu biếc cũng có hàm lượng protein cao
nhờ quá trình hấp thu hàm lượng N (Nitơ) sản sinh trong đất. Lá cây Đậu biếc chứa
21,55% CP và 21,5 – 29% CF. Lượng protein tổng số có thể đạt từ 14 – 20%. Thành
phần của hạt bao gồm 25 – 38% protein, 5% đường tổng số, 10% béo. Nitrogent tập
trung ở phần ngọn có hàm lượng từ 1,7 – 4,0%. Nhiệt độ cao ở những vùng nhiệt đới
làm giảm hàm lượng protein hòa tan, làm tăng hàm lượng xơ thô, giảm tỷ lệ tiêu hóa.
Thành phần axit amine được trình bày trong bảng.
Bảng 2.2 Thành phần axít amine của cây Đậu biếc
Axít
amin
%

Arg

Cys Gly Hys

Iis


Leu Lys Met Phe

Thr

Try

Tyr

Val

7,4

2,5

4,2

7,4

2,2

1,2

3,3

4,4

4,1

2,4


6,1

1,0

3,6

(Nguồn: Barro, 1983)

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở gia súc nhai lại biến động từ 60 – 75%. Một
nghiên cứu tại miền Nam Brazil cho thấy ở trạng thái khô, hàm lượng vật chất khô,
Ash, ether extra, protein thô và Carotenoid tổng số lần lượt là 89,04%; 8,92%; 4,24%;
34,84% và 587,28 mg/kg. Sau 42 ngày tăng lên 91,1%; 7,24%; 3,46%; 32,34%, hàm
lượng Carotenoid ở thời điểm 84 ngày là 399,93 mg/kg. Hàm lượng CF tăng từ 28,94
lên 38,25 trong thời gian này. Khi dự trữ trong vòng 6 tháng, hàm lượng carotenoid
Đậu biếc là 400 – 587 mg/kg. Phân lập từ lá cây Đậu biếc thu được 55% protein (N
6,25), tương ứng 1,43 kg/100 kg trọng lượng tươi (Agange, 2003).
Thu hoạch tại thời điểm 45 ngày, năng suất trồng có thể đạt được tối đa 35
tấn/ha, tương ứng 3 kg protein.
2.3.5 Công tác cải tiến giống
Trong quần thể lai giữa Clitoria purpurea x Clitoria ternatea, sự khác biệt lớn
về kiểu hình và kiểu gen có tác động cộng gộp đối với những tính trạng như trọng
lượng hạt, CP, CF, kích thước lá, số lá, số trái trên cây. Rõ ràng, để có một đồng cỏ có
chất lượng tốt cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chọn lọc tự nhiên. Lai tạo gen,
chọn lọc cây lai, lai giống có khả năng cải tiến năng suất và chất lượng đồng cỏ thông
qua các tác động lên những tính trạng có hiệu quả kinh tế (Kalamani, 2001).

GVHD: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

10


SVTH: Tô Hoàng Long


×