Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ẢNH HƯỞNG của GIA ĐÌNH đối với sự HÌNH THÀNH tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.14 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mộng Tuyền
MSSV: 6064691
Lớp: SP. GDCD K32

Giáo viên hướng dẫn:
Th.sĩ Trần Kim Trung

CẦN THƠ T12/2009


LỜI CẢM ƠN

Gần bốn năm ngồi trên giảng đường Đại học, tôi luôn nổ lực học tập và không
ngừng rèn luyện về đạo đức, cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả như hôm nay.
Lần đầu tiên làm Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hưởng của gia đình đối
với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”. Với thời gian trong khoảng 15 tuần để
nghiên cứu về hoàn cảnh xuất thân và gia đình của vị anh hùng dân tộc – danh nhân văn
hóa của nhân loại - Hồ Chí Minh, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn trong quá


trình thực hiện. Nhưng nhờ sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của Thầy Trần Kim Trung
trưởng Bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, là người hướng dẫn trực tiếp luận văn cho tôi.
Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến quý Thầy trong Hội đồng bảo vệ luận văn
đã đóng góp ý kiến cho luận văn của tôi, đặc biệt là Thầy Trần Kim Trung đã tận tình
chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình tôi làm luận văn. Để luận văn tốt nghiệp của tôi được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Mộng Tuyền.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............. .................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài..........................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài...........................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................3
5. Kết cấu đề tài.......... ........................................................................................3
NỘI DUNG ................. ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1 : QUÊ HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH HỒ CHÍ MINH..........................4
1.1 Quê hương của Hồ Chí Minh ................................... .....................................4
1.1.1 Quê nội của Hồ Chí Minh ................................... .....................................5
1.1.2 Quê ngọai của Hồ Chí Minh................................ .....................................7
1.2 Gia đình của Hồ Chí Minh ....................................... .....................................8
1.2.1 Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Hồ Chí Minh ...................................9
1.2.2 Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Hồ Chí Minh...................................12
1.2.3 Nguyễn Thị Thanh – chị gái của Hồ Chí Minh .... ...................................13
1.2.4 Nguyễn Sinh Khiêm – anh trai của Hồ Chí Minh ...................................16

1.2.5 Bà ngoại của Hồ Chí Minh.................................. ...................................17
1.3 Quãng đời niên thiếu của Hồ Chí Minh 1890 – 1911 ...................................18
1.3.1 Thời thơ ấu của Hồ Chí Minh.............................. ...................................18
1.3.2 Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh ........................ ...................................20
1.4 Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử, văn hóa và gia đình đối với sự hình thành
tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng ...................... ...................................28
1.4.1 Ảnh hưởng của thân phụ .................................... ...................................32
1.4.2 Ảnh hưởng của thân mẫu..................................... ...................................34
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC ẢNH
HƯỞNG TỪ GIA ĐÌNH................................................. ...................................38
2.1 Truyền thống của quê hương, gia đình góp phần hình thành những phẩm chất
cá nhân Hồ Chí Minh ....................................................... ...................................36
2.2 Tư tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc ................ ...................................39
2.3 Tư tưởng về đạo đức................................................ ...................................42
2.4 Tư tưởng về giáo dục ............................................... ...................................44
KẾT LUẬN................. ........................................................................................50


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................53

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Gia đình Việt Nam xuất phát từ truyền thống đạo lý hàng ngàn năm văn
hiến. Tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân, các bậc hiền tài, các nhà
cách mạng lỗi lạc đều được sinh ra từ các gia đình có tính chất đặc biệt, tiềm ẩn
trong gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo
tần nuôi dưỡng con nên người, cho con học hành đỗ đạt để giúp dân giúp nước.
Giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách

trẻ. Trẻ em khi vừa chào đời đã đắm mình trong cái nôi tình cảm của gia đình và
đặc biệt là người mẹ, từ cử chỉ vỗ về âu yếm của người mẹ đến những lời ru ngọt
ngào như những dòng sữa bất tận bắt đầu bồi đắp cho tâm hồn trẻ thơ. Cha mẹ và
người thân trong gia đình tập cho trẻ từng “lời ăn tiếng nói”, câu chào hỏi, lễ
nghĩa, đó là bài học đầu đời của trẻ. Trong giai đoạn này từng lời ăn tiếng nói của
cha mẹ sẽ tác động lên trẻ rất lớn.
Vai trò của người mẹ và người cha vô cùng quan trọng. Tục ngữ có câu
“phúc đức tại mẫu” hay “cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Hay: “Kiếm nơi
cha thảo mẹ hiền, Sớm hôm phụng dưỡng bạc tiền không ham”.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển tư tưởng của
Hồ Chí Minh, gia đình góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm những tư
tưởng của Người, là nơi gìn giữ vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý
báu của con người Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình có truyền thống
giáo dục tốt, Hồ Chí Minh đã lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của Mẹ, bằng tình
yêu thương của Cha, bà ngoại và dì An cùng với tình yêu thương của anh chị em
trong gia đình. Đó chính là mái ấm dạo dàt tình thương mà mỗi con người ai cũng
mong ước có được. Ở mỗi môi trường đều có nội dung, phương pháp giáo dục
khác nhau, trong đó việc giáo dục của gia đình giữ một vị trí đặc biệt đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của con người ngay từ tuổi ấu thơ. Qua lời ru
của mẹ, tình thương, tấm gương và lời khuyên bảo của bà, cha mẹ, anh chị đã
đem đến cho tuổi thơ cậu bé Nguyễn Sinh Cung những bài học đầu tiên của cuộc
đời.


Gia đình có ảnh hưởng rất lớn với mỗi con người, với cộng đồng xã hội, có
sự tác động qua lại với những chiều hướng tiêu cực hay tích cực về: nhân cách,
lối sống, đạo đức, kỷ cương, các giá trị xã hội. Với Hồ Chí Minh gia đình có ảnh
hưởng rất lớn đến Người. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài : “Ảnh hưởng của gia
đình đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”. Để làm đề tài luận văn của

mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình đối với quá trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Và Người đã vận dụng những tư tưởng đó vào
cuộc sống sau này của Người.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rở anh hưởng của gia đình đối với sự hình tư tưởng Hồ Chí Minh và
một số tư tưởng của Hồ Chí Minh được ảnh hưởng từ gia đình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu:
Gia đình của Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của gia đình đối với sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi gia đình của Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ảnh hưởng của gia đình đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Và
Hồ Chí Minh đã vận dụng những tư tưởng ấy vào cuộc sống của mình.

Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành tốt luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp: Tổng hợp,
phân tích, và đặc biệt tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.


5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận
văn gồm có 2 chương và 8 tiết.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUÊ HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH CỦA HỒ CHÍ MINH.
1.1 Quê hương của Hồ Chí Minh.


Nghệ An là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng
lâu đời. Đất Nghệ An xưa là Bộ Hoài Nam, một trong 15 bộ của nước Văn Lang.
Thời Bắc thuộc, Đường Cao Tông đổi tên nước ta là An Nam Đô Hộ Phủ, đất này
thành Châu Hoan, Châu Diễn, gồm 11 huyện. Đời Vua Trần Duệ Tông (1372 –
1377 ), đổi Châu Hoan thành Nghệ An. Đời Vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly
đổi lộ Nghệ An thành trấn Lâm An. Sang đến nhà Lê, đây là đạo Tây Hải, rồi gọi
là Nghệ An thừa tuyên. Thời Tây Sơn đặt là Trung Đô, sau thành trấn Nghệ An.
Đời nhà Nguyễn đất này là trấn Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 12, vua đổi trấn
thành tỉnh Nghệ An. Hà Tĩnh sau cũng trở thành một trấn của tỉnh Nghệ An.
Từ những thế kỷ trước, Nghệ An là vùng biên viễn của nước Đại Việt, cũng
là nơi dân tộc ta đi tiếp tục cuộc hành trình mở mang bờ cõi về phương Nam. Vì
thế, nên từ xưa đã có câu ca dao:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Vì nằm ở xa trung tâm, nên sự quản lý của nhà nước Đại Việt đối với vùng
đất này còn khá lỏng lẻo. Suốt khoảng thời gian dài, các triều đại phong kiến
chưa đủ sức quản lý chặt chẽ và giữ vững an ninh trật tự ở vùng đất này. Các
cộng đồng cư dân ở đây phần lớn phải tự bảo vệ cho sự bình yên của mình. Mặt
khác, do thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt nên con người
nơi đây phải vươn lên bằng sức mạnh của ý chí và nghị lực để tồn tại, phát triển.
Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên nét “gia phong” của người Nghệ An.
Nghệ An mang nhiều nét chung, tiêu biểu của đất nước, dân tộc, con người
ở xứ sở sông Lam, núi Hồng cũng có những nét riêng, những đặc điểm của xứ
Nghệ. Nhà sử học Phan Huy Chú nhìn thấy ở đây không chỉ là vùng “đất xấu,
dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ làm ruộng nương, học trò ưa

chuộng học hành”. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi đây là địa phương
có “núi cao sông rộng, phong tục thuần hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất
danh tiếng hơn cả Nam Châu. Người thì thuận hòa mà chăm học, sản vật thì
nhiều thứ quý lạ...Được khí tốt của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền...”.


Nhân dân Nghệ An giàu truyền thống lao động sản xuất, đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, trong phong trào Tây
Sơn, vùng đất Nghệ An đóng góp nhiều vào cuộc đấu tranh cho độc lập, thống
nhất đất nước. Trong phong trào chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, nhân dân Nghệ
An đã vươn cao ngọn cờ Cần Vương chống Pháp.
Nghệ An là nơi hội tụ nhiều anh hùng, chiến sĩ đã lấy để lập căn cứ khởi
nghĩa như: năm 722, Mai Thúc Loan đã lấy vùng này để làm căn cứ khởi nghĩa
chống ác đô hộ nhà Đường. Vương Thúc Mậu lập đội chung nghĩa binh, dựng cờ
Cần Vương chống Pháp.
Với tất cả những truyền thống tốt đẹp ấy, Nghệ An trở thành cái nôi nuôi
dưỡng, hun đúc nên cậu bé Nguyễn Sinh Cung có tấm lòng nhân ái, tình yêu quê
hương, lòng yêu nước và thương dân.
1.1.1 Quê nội của Hồ Chí Minh.
Từ thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An theo quốc lộ 46 cây số 13 rẽ vào con
đường đất đỏ rợp bóng hàng bạch đằng và phi lao, đến làng có những hồ sen dọc
hai bên đường đó chính là quê nội thân yêu của Hồ Chí Minh ở làng Kim Liên
thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người dân
ở đây có truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt nhưng vẫn còn là một vùng
đất nghèo nên người dân phải lao động chân tay vất vả. Ngoài việc làm ruộng
người dân còn làm thêm nhiều nghề khác như dệt vải, đan lát hoặc sơn tràng,
kiếm củi, đốt than...
Xưa kia vùng này được gọi là Trại Sen với những địa danh toàn tên Sen
như: Đồng Sen Cạn, Đồng Sen Sâu, Đầm Sen, Vực sen, Chợ Sen.
“Trong đầm gì đẹp bằng Sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
“Nhất vui là cảnh quê mình
Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chuông kêu”.


Chính cái đẹp bình dị với hương thơm ngọt ngào quyến rũ của Sen đã tạo
nên cảnh trí thiên nhiên đặc sắc ở nơi đây nên làng có tên gọi là làng Sen.
Nghệ Tĩnh còn là quê hương của các nhà cách mạng yêu nước như Phan
Đình Phùng, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai và xa hơn nữa
dưới chân núi Hồng Lĩnh là quê hương của Nguyễn Công Trứ và đại thi hào
Nguyễn Du. Đất nước, núi sông quê hương Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với lịch
sử nước nhà.
Tuy là vùng đất sản sinh ra nhiều con người ưu tú như vậy nhưng khí hậu,
thổ nhưỡng ở đây không hề được thiên nhiên ưu đãi. Ruộng đất thì khô cằn, mới
nắng đã hạn, mới mưa đã lụt, luôn mất mùa nhiều nơi là đồng chua nước mặn, khí
hậu khắc nghiệt, đời sống của người dân rất cực khổ. Để thích nghi với thiên
nhiên khắc nghiệt như vậy người dân luôn luôn cần cù, siêng năng để đấu tranh
với thiên nhiên giành giật từng củ khoai, hạt lúa.
“Muốn ăn thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi”.
“Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo, tảo tần quanh năm”.
Thiên nhiên càng khắc nghiệt thì con người càng phải nghị lực dẻo dai, bền
bỉ. Cuộc sống đã rèn luyện cho con người ở nơi đây nghị lực, sự kiên cường dũng
cảm trong chiến đấu.
Nơi đây là một vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử, các bậc hiền tài, các
danh tướng của dân tộc. Chính nơi đây đã tạo điều kiện để cậu bé Nguyễn Sinh
Cung sớm nung nấu lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

1.1.2 Quê ngoại của Hồ Chí Minh.
Làng Chùa cách làng Sen khoảng 2 km là một làng quê bình dị như mọi
làng quê khác ở Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng trong và ngoài nước, vì đây là quê
ngoại của Hồ Chí Minh, nơi mà cậu bé Nguyễn Sinh cung đã cất tiếng khóc chào
đời, chung một xã Chung Cự với quê nội. Chính nơi đây, bà Hoàng Thị Loan –
thân mẫu của Người – đã được sinh ra và lớn lên bởi truyền thống của họ Hoàng


mà cha là cụ Hoàng Đường – có tiếng nhân từ, trọng nghĩa tình, sống gần gũi với
nhân dân.
Nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của Nam Đàn là hát phường vải. Quê hương
của hát phường vải là các làng ven núi Chung: Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc Đình,
Tịnh Lý,...Do làm nghề trồng bông vải nên hát phường vải là hình thức sinh hoạt
tinh thần rất phổ biến ở đây. Đêm đêm, trai gái trong vùng thường quay xa, kéo
sợi và hát với nhau, có khi sâu đêm suốt sáng. Ngoài hát phường vải nơi đây còn
có các làn điệu hát dặm ví đò đưa. Truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ.
Ông bà ngoại của Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nho học. Cụ
Hoàng Đường là một nhà nho yêu nước, cụ mở lớp dạy học tại nhà, cụ bà thì làm
ruộng và khi rảnh rỗi thì cùng hai cô con gái dệt vải. Ngôi nhà của cụ gồm có 5
gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ
phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng kỷ
bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực...
Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thầy và trò. Hai gian còn lại
là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình. Khi tác hợp cho cậu
học trò Nguyễn Sinh Sắc và con gái đầu lòng của mình là Hoàng Thị Loan. Hai
cụ đã làm một ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía tây. Gian ngoài cạnh
cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông,
chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ
Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ
nghĩa.Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu

mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên
chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quí của gia
đình. Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để
dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru
con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi
xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ. Tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã
được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng
những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa.


Sau hơn mấy mươi năm xa cách quê hương, bôn ba nơi xứ người. Ngày 9 –
12 – 1961, Bác Hồ về thăm lại ngôi nhà tranh, nơi mà cách đây hơn 70 mươi năm
Người đã cất tiếng khóc chào đời, đón nhận ánh dương đầu tiên của cuộc sống,
nơi đây đã ghi lại biết bao kỷ niệm êm đẹp, thân thương trong những năm đầu
thời ấu thơ của Bác.
Quê hương bên nội, bên ngoại của Hồ Chí Minh đã sớm hun đúc, nuôi
dưỡng tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi cho Người. Cái nôi văn hóa gia
đình và quê hương trở thành nguồn sữa nuôi dưỡng và là điểm tựa tinh thần của
Hồ Chí Minh trên bước đường cách mạng sau này.
1.2 Gia đình của Hồ Chí Minh.
Gia đình của Hồ Chí Minh thuộc gia đình những người lao động nghèo, Hồ
Chí Minh sinh ra, lớn lên trong một gia đình gia giáo, có tinh thần hiếu học và
đậm nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Cha là Cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho có tấm lòng yêu nước nồng nàn.
Mẹ là bà Hoàng Thị Loan, bà là một phụ nữ cần cù lao động, đảm đang, làm nghề
nông và dệt vải, hết lòng yêu thương chăm sóc chồng con.
Chị cả của Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, có biệt danh là Bạc Liên. Bà
đã tham gia tích cực trong tổ chức chống Pháp của Đội Quyên, Đội Phấn. Đối với
chị Thanh, Bác Hồ được đón nhận tình thương vô hạn, chị đã hi sinh hạnh phúc
riêng để giúp gia đình vượt qua khó khăn từ khi bà Loan mất. Anh trai Nguyễn

Sinh Khiêm tham gia trong hoạt động chống Pháp, và các hoạt động yêu nước
khác. Là một người anh rất mực yêu thương em mình.
1.2.1 Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Hồ Chí Minh .
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 tại làng Kim Liên, thuộc xã Chung Cự,
tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Sắc xuất thân trong một
gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ từ sớm, sống với anh trai cùng cha khác mẹ, từ
nhỏ đã làm lụng vất vả. Không được đi học nhưng ông rất ham học. Mỗi khi đi
chăn trâu qua cổng lớp học của thầy đồ Vương Thúc Mậu là ông thường mải mê
nghe giảng rồi tập viết vào nền đất, lá cây.


Thưở ấy có Thầy Hoàng Đường ở làng Chùa hay đến làng Sen chơi cùng
Thầy Vương Thúc Mậu, thấy cậu bé chăn trâu ham học, biết hoàn cảnh gia đình
khó khăn nên Thầy Hoàng Đường xin về nuôi dạy. Từ đó, ông được di học. Vài
năm sau, khi trình độ học vấn đã khá, ông Hoàng Đường đã cho Sinh Sắc theo
học Thầy Nguyễn Thức Tự, một người nổi tiếng uyên bác, ông Sắc trở thành
người học giỏi có tiếng vào hàng nhất nhì ở làng Sen.
Được mọi người trong làng yêu mến vì vừa học giỏi, vừa lễ độ, nên cụ
Hoàng Đường đã gả con gái lớn của mình là Hoàng Thị Loan cho Sinh Sắc. Năm
1883, lễ cưới được tổ chức tại làng Chùa. Khoa thi Hương năm Tân Mão 1891,
ông chỉ đậu nhị trường. Năm 1895, ông dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi nhưng không
đậu, lòng ông nặng trĩu bao nhiêu điều nghĩ ngợi trăn trở. Sau đó, ông đã đưa gia
đình vào Huế sinh sống để ông yên tâm lo thi cử. Cuộc sống khó khăn của gia
đình phải trông nhờ vào sự đảm đang lo toan của bà Loan. Bà tiếp tục dệt vải để
nuôi con, nuôi chồng ăn học. Ông được nhận vào học tại Quốc Tử Giám để ôn
luyện chờ khoa thi sau.
Năm 1898, ông Sắc trượt khoa thi Hội, ông không còn là nho sinh tại Quốc
Tử Giám nên cũng không được nhận học bổng của trường. Cuối năm 1898, ông
Sắc đã tìm được chỗ dạy tại nhà ông Nguyễn Sĩ Độ ở làng Dương Nỗ, huyện Phú
Vang, cách thành phố Huế khoảng 7 km. Ông đem hai con Nguyễn Sinh Khiêm

và Nguyễn Sinh Cung theo đến đây ở trong nhà người em ông Nguyễn Sĩ Độ là
Nguyễn Sĩ Khuyến, để vừa dạy học vừa dạy chữ cho con, còn bà Loan vẫn ở lại
Huế. Bà con trong làng và các vùng lân cận nghe tiếng ông hay chữ đã cho con
em đến học ngày càng đông. Học trò thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy bận rộn
với việc dạy học nhưng ông vẫn ôn luyện chờ khoa thi sau. Hàng tháng, ông vẫn
xin dự thính bình văn ở trường Quốc Tử Giám.
Năm Canh Tý 1900, ông Sắc được cử đi làm giám thị cho kỳ thi Hương tại
Thanh Hóa. Tại Huế, cuối năm bà Hoàng Thị Loan đã sinh con thứ tư, vì bà thiếu
sữa phải chon con đi bú nhờ nên bà con gọi cậu con cái trai út Nguyễn Sinh
Nhuận là Xin. Sau cái chết của vợ, ông đưa con trở về quê mở lớp dạy học để
nuôi con. Nhiều người xa gần nghe tiếng của ông đã gửi con đến nhờ ông dạy dỗ.


Được sự động viên của bà con, nghĩ đến sự hy sinh cao cả của vợ hiền và ơn
nghĩa của cha mẹ vợ, ông quyết tâm vào Huế dự thi Hội lần nữa. Tại khoa thi Hội
năm Tân Sửu 1901, Nguyễn Sinh Sắc (lúc này lấy tên là Nguyễn Sinh Huy), đậu
Phó bảng. Sau khi về quê vinh quy bái tổ, mãi đến năm 1906, Nguyễn Sinh Sắc
không trở lại Kinh chờ lệnh bổ hàm. Mâu thẫu trong lòng ông thực ra cũng là
điều trăm trở của nhiều sĩ phu lúc bấy giờ. Ba mươi năm dùi mài kinh sử mới đỗ
đạt thế nhưng rồi ông chần chừ không muốn ra làm quan. Làm quan thì mới lo
lắng được cho gia đình, nuôi dạy các con và phụng dưỡng người mẹ vợ đã già.
Đây cũng là con đường ông đã chọn để đáp lại tấm lòng của cha mẹ vợ, của
người vợ đã tận tình lo lắng cho ông suốt bao năm. Thế nhưng, thân phận của
người dân mất nước cùng sự nhốn nháo chốn quan trường lúc này làm cho ông
trăn trở. Ông đã chọn cách cáo ốm để không ra nhận chức. Ông dùng thời gian
này đưa hai con đi nhiều nơi trong các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh dạy học và giao du
với các sĩ phu. Nhờ đó mà dù còn nhỏ nhưng Nguyễn Tất Thành đã được đi nhiều
nơi, thấy được nhiều cảnh đời khác nhau, cảm nhận được sự nghèo khổ của nhân
dân và nỗi nhục mất nước, được sự tiếp xúc với nhiều nhà nho yêu nước và
những suy nghĩ, trăn trở của họ về thời cuộc từ đó mở rộng tầm mắt hơn.

Cuối cùng, không thể trì hoãn được nữa, tháng 5 – 1906, ông Sắc đưa hai
con trai đến Huế để nhậm chức. Tại đây, ông làm việc cho Bộ Lễ. Năm 1909,
triều đình bổ nhiệm ông làm Thừa biện Bộ Lễ chuyên coi sóc việc học hành. Mỗi
tháng hai lần, ông đến giảng đường Di Luân, Quốc Tử Giám để trông coi các
cuộc bình văn.
Tháng 5 – 1909, ông được cử đi chấm thi hương ở Bình Định. Do ông có
quan hệ rộng rãi với nhiều nho sĩ có tư tưởng yêu nước, tiến bộ đã bị bắt trong
cuộc đàn áp chống thuế và cuộc vận động duy tân, triều đình đã đổi ông làm Tri
huyện Bình Khê ở Bình Định ( 7-1909). Ông làm quan chính trực, thương yêu
dân và hay bênh vực người nghèo nên không được hàng ngũ hương chức ủng hộ.
Nhân vụ kiện của gia đình Tạ Đức Quang, dù Bộ Hình đã có tờ trình rõ ràng
nhưng ông vẫn bị triều đình và Tòa Khâm sứ giáng chức thành dân thường và
buộc phải đi xa. Bản án được duyệt ngày 27 – 8 – 1910.


Để biết tin tức của con, ông Sắc đã đi hết nơi này đến nơi khác tìm gặp
những người quen để hỏi thăm. Ông đã gặp con mình ở Sài Gòn trước khi
Nguyễn Tất Thành lên tàu ra đi tìm đường cứu nước và phải đến gần 10 năm sau
ngày chia tay, ông mới biết tin của con. Biết tin con qua những người thủy thủ từ
Pháp về, biết tin con qua bản Yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội nghị
Versaille. Ông Phó bảng cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi Tất Thành vẫn tiếp tục
đi theo con đường yêu nước mà hai cha con đã chọn. Từ đó ông thường đi khắp
đó đây giao du với bạn bè. Cuối cùng, ông chọn Cao Lãnh là nơi có phong trào
yêu nước phát triển mạnh để sống và đã mất tại đây năm 1929. Năm 1975, phần
mộ ông được nhân dân tỉnh Đồng Tháp tu bổ gọi là Lăng cụ Phó bảng.
1.2.2 Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Hồ Chí Minh.
Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901), là con
của nhà nho Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép. Bà Hoàng Thị Loan là một
người phụ nữ cần cù lao động, đảm đang, làm nghề nông và dệt vải, hiểu biết chữ
nghĩa, thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, hết lòng yêu thương và chăm sóc chồng chu

đáo.
Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình nho học, trung lưu. Ông
ngoại là cụ Nguyễn Văn Giáp ở làng Kẻ Sía thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng
Nguyên, đỗ bốn lần tú tài. Ông nội là cụ Hoàng Xuân Cẩn, ba lần đi thi đều đậu
tú tài. Trong căn nhà gỗ năm gian, lợp tranh, hai gian ngoài được dùng làm nơi
dạy học của cụ Hoàng Đường, nên chị em bà cũng được học được một ít chữ
nghĩa. Gia đình nhà bà Loan được nhân dân trong vùng rất kính trọng yêu mến vì
tính hiền lành, trung thực, hay giúp người.
Năm 1883, tại làng Chùa, Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan làm lễ
thành hôn. Để mừng lễ thành hôn của con gái, ông bà Hoàng Đường đã dựng một
ngôi nhà tranh ba gian trong vườn cho đôi vợ chồng trẻ. Làm bằng tre gỗ trong
vườn, lợp tranh. Gian nhà ngoài là nơi nghỉ của ông Sắc, hai gian trong là nơi
nghỉ, nơi dệt vải của bà Loan. Trong căn nhà đơn sơ nhưng với bàn tay khéo léo,
đảm đang của người phụ nữ nên lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ và ấm cúng.
Những năm tháng tuổi thơ của ba chị em Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ nuôi


dưỡng trong ngôi nhà nhỏ bé này. Tại đây, một chiếc võng mắc bên cạnh giường
nằm và khung dệt vải của mẹ, biết bao nhiêu bài hát, bài vè, điệu ru con mang
nặng tình non nước và đạo lý làm người đã đi sâu vào tâm hồn non trẻ của ba chị
em cậu. Từ ngày lấy nhau, bà ngày đêm tần tảo giúp đỡ chồng ăn học, ông
Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan sống với nhau rất đỗi hòa thuận, đầm
ấm. Đêm đêm dưới ánh sáng đèn dầu lạc, ông Sắc đọc sách, bà Loan kéo sợi dệt
vải với cảnh:
“Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”.
Năm 1884, bà Hoàng Thị Loan đã hạ sinh cô con gái đầu lòng tên là
Nguyễn Thị Thanh. Năm 1888, sinh con trai thứ hai là Nguyễn Sinh Khiêm. Năm
1890, sinh người con trai thứ ba là Nguyễn Sinh Cung. Năm 1900, sinh con út là
Nguyễn Sinh Nhuận.

Từ mái tranh nghèo, bà Loan lo toan việc ruộng vườn và làm thêm ngề dệt
vải, chăm sóc các con để chồng an tâm học hành. Từ nơi tổ ấm đó, chị em
Nguyễn Sinh Cung lớn lên đều chịu ảnh hưởng đức tính giàu lòng vị tha, cần
mẫn, chung thủy của người mẹ. Những tình cảm đó đã nảy nở lên tình yêu Tổ
quốc, để rồi sau đó cả ba chị em đều hy sinh tình nhà vì đất nước, vì dân tộc.
Do hoàn cảnh khó khăn, bà phải gửi con gái về quê ngoại, cùng hai con trai
vào Huế đỡ đần chồng. Bà Hoàng Thị Loan miệt mài bên khung cửi để kiếm
thêm tiền vừa nuôi con, vừa giúp đỡ chồng.
Cuộc sống thường xuyên bị túng thiếu, vất vả hàng ngày, năm 1900 sau khi
sinh con trai út là Nguyễn Sinh Nhuận, bà Loan đã mắc bệnh hiểm nghèo. Ngày
10 – 2 – 1901, bà qua đời tại Huế, trong lúc tuổi đời còn rất trẻ. Thi hài của bà
được mai táng tại chân núi Ba Tầng thuộc dãy Ngự Bình bên dòng sông Hương
thơ mộng. Năm 1922, hài cốt của bà được cô con gái lớn là Nguyễn Thị Thanh
đưa về an táng tại vườn nhà mình ở làng Kim Liên. Năm 1942, hài cốt của bà
được an táng tại ngọn núi Động Tranh, trong dãy Đại Huệ. Năm 1984, khu mộ
của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng khang trang, đẹp đẽ.
1.2.3 Nguyễn Thị Thanh – chị gái của Hồ Chí Minh.


Nguyễn Thị Thanh cô con gái đầu lòng của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà
Hoàng Thị Loan, Cô có biệt hiệu là Bạch Liên, được nhân dân tôn sùng là Bạch
Liên nữ sĩ.
Sinh ra trong một gia đình nho học, gốc nông dân, có truyền thống tốt đẹp
về lòng yêu nước. Cô Thanh đã tiếp thu những truyền thống tốt đẹp ấy từ gia đình
bên nội và bên ngoại, nên cô hiểu biết rất nhiều. Tuy không theo học ở trường
chữ Hán nhưng cô có trình độ Hán học rất khá. cô còn am hiểu về y học dân gian
nên Cô đã vận dụng sự hiểu biết của mình để trị bệnh cho nhân dân.
Năm cô lên 11 tuổi, bà Hoàng Thị Loan đưa hai con trai vào Huế, để cô lại
với bà ngoại. Lúc này, dì An đã về nhà chồng, bà ngoại đã ngoài 60 tuổi, mọi việc
sinh hoạt thường ngày trong nhà cô đều giúp bà lo liệu.

Năm 1901, sau khi mẹ qua đời, cha cô đưa hai em trai trở lại làng Hoàng
Trù, cô phải nuôi nấng chăm sóc các em. Cô rất xinh đẹp, thông minh và đảm
đang nên có nhiều chàng trai đem lòng yêu thương và hỏi cưới làm vợ. Các chàng
trai đó đều là con nhà giàu có, có học hành, nhưng cô đều từ chối.
Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc đem hai con vào Huế để nhận chức. Từ
nay, một mình cô ở lại quê nhà và bắt đầu tham gia các hoạt động cứu nước. Cô
đã tham gia hoạt động cách mạng yêu nước trong phong trào của Phan Bội Châu.
Ngoài ra cô còn tham gia tích cực trong tổ chức chống Pháp của Đội Quyên, Đội
Phấn.
Cuối năm 1910, trong một chuyến đi liên lạc với nghĩa quân Đội Quyên,
Đội Phấn, cô bị bọn thực dân Pháp bắt ngay giữa đường, cô đã nhanh chóng thủ
tiêu các tài liệu bí mật mang theo trong người. Thực dân Pháp bắt cô nhốt vào nhà
tù và dùng mọi thủ đoạn dã man để tra tấn cô để chúng khai thác nguồn tài liệu bí
mật của nghĩa quân. Nhưng với lòng yêu nước và chí trung kiên đã giúp cô vượt
qua tất cả.
Trong tập hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nước của cô Thanh do Tòa khâm sứ
Trung Kỳ lập mang ký hiệu A.11667 có đoạn viết : ‘‘ Trong một bản thông báo
đề ngày 8 tháng 3 năm 1911 do quan bảo hộ ở Bộ Lại nói :…Liên là con gái
Nguyễn Sinh Huy, tên Liên được các nhà nho gọi là Bạch Liên cô. Các quan lại ở


Nghệ An đều biết rõ, nhưng không dám bắt, mà cũng không dám nói đến. Bị tình
nghi có quan hệ với Đội Quyên và Ấm Võ, bị bắt và trả tự do vào đầu năm
1911’’.
Sau khi thoát khỏi nhà tù thực dân Pháp, cô mở một quán cơm kề thành phố
Vinh, nhằm khai thác bí mật của thực dân Pháp và lấy vũ khí tiếp tế cho nghĩa
quân Đội Quyên, Đội Phấn. Đầu năm 1918, cô bị bắt vì tội lấy trộm súng. Ngày 4
– 6 – 1918 tại thành phố Vinh, thực dân Pháp đã chỉ thị cho Nam Triều mở phiên
tòa số 80, xử cô với án đánh 100 trượng và tù khổ sai 9 năm, đày cách quê hương
3.000 dặm. Thực thi bản án, ngày 2 – 12 – 1918, chúng giam cô tại nhà lao tỉnh

Quãng Ngãi. Tại đây, cô được Phạm Bá Phổ (Án sát Quãng Ngãi lúc bấy giờ) rất
ưu ái và đưa về nhà riêng dạy học cho con của ông là Phạm Bá Nguyên. Phạm Bá
Nguyên lớn lên chịu sự ảnh hưởng của cô nên cũng có tư tưởng tiến bộ.
Tháng 1 – 1926, cô đã gửi đến cho toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ
Trung Kỳ một lá thư nói rõ thái độ chính trị của mình và đòi ân xá cho vua Thành
Thái và vua Duy Tân đang bị chúng giam giữ.
Đầu năm 1926, cô cùng với em trai là Nguyễn Sinh Khiêm lên hoạt động ở
vùng Sơn Quả, Cổ Bi, ở nhà ông Hồ Văn Hiến và bị bọn mật thám theo dõi.
Khoảng thời gian này, chính quyền thực dân và phong kiến Nam Triều ở Huế
quản lý cô và ông Khiêm chặt chẽ hơn.
Năm 1930, với lòng dũng cảm và yêu thương quê hương tha thiết, cô đã tìm
cách thiết phục, căn ngăn Phạm Bá Phổ về làng Sen để trấn áp những người cách
mạng và ra lệnh "đốt sạch, phá sạch" làng Sen quê hương yêu mếm của cô.
Năm 1938, cô chuyển về Phú Lễ, cô làm tất cả các công việc để giúp dân
như: bắt mạch, bốc thuốc, mở lớp dạy chữ Hán. Sau đó, cô về lại Nam Đàn làm
nghề bắt mạch. bốc thuốc trị bệnh cho dân.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cô được chuyển về Kim Liên, được
Đảng và Nhà nước chăm sóc chu đáo. Cô đã qua đời tại Kim Liên năm 1954.
Cuộc đời cô Nguyễn Thị Thanh là một tấm gương sáng về lòng yêu nước,
thương dân, thông minh và hiếu học. Cô là một người phụ nữ dũng cảm, hy sinh


cả tuổi thanh xuân của mình để hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc. Là một người chị xứng đáng của Hồ Chí Minh.
1.2.4 Nguyễn Sinh Khiêm – anh trai của Hồ Chí Minh.
Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888, là con trai thứ hai của cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Nguyễn Sinh Khiêm vốn thông minh và
hiếu học, ông biết cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Lúc nhỏ, được cha
dạy học, sau đó được học với thầy Vương Thúc Quý. Năm 1906, ông cùng em
trai là Nguyễn Tất Thành vào học tại trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba ở Huế,

sau đó ông được tuyển vào Trường Quốc học Huế.
Khi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào Bình Khê nhậm chức Tri huyện,
Sinh Khiêm trở về quê sống với chị gái, bắt đầu tham gia vào các hoạt động yêu
nước. Ở quê nhà ông dạy chữ Quốc ngữ cho các em nhỏ trong vùng, khi liên lạc
với Đội Quyên, Đội Phấn ông mở lớp dạy võ, do Đội Phấn đảm nhiệm.
Năm 1912, khi ông nghe tin Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đi qua
Vinh, ông đã thay mặt cho nhân dân làng Sen đưa bản yêu sách đòi nhà nước bảo
hộ phải nới rộng quyền tự do, giảm bớt sưu thuế, mở mang việc học hành cho dân
bản xứ.
Năm 1913, ông tham gia Hội đồng lý dịch làng Sen, ông đã tìm cách rút
ruộng đất chia cho nhân dân, đồng thời ông đã lập nên một bản hương ước về cải
cách cúng tế, bỏ bớt lễ lạt…để nhân dân đỡ gánh nặng bỡi những tục lệ khắc
nghiệt lâu đời của chế độ phong kiến.
Năm 1914, chính quyền thống trị phát hiện ông có liên quan đến các phong
trào yêu nước, chúng đã triệu tập ông xuống Vinh để hăm dọa, mua chuộc ông
nhằm bắt Đội Quyên và Đội Phấn, mọi việc đã bị bại lộ, ông đã bị bắt giam, ngày
25 – 9 – 1914, chính quyền đã kết án ông 3 năm tù khổ sai. Khi vào tù, ông tìm
mọi cách vượt ngục nhưng không thành, ông lại bị tăng án lên 9 năm tù. Sau 5
năm tù ở Nha Trang, ngày 17 – 3 – 1920 , ông được chuyển ra Huế giam lỏng. Ở
đây, ông làm thuốc trị bệnh cho nhân dân, mở lớp dạy chữ Hán cho các em nhỏ.
Khi ông gặp chị gái là Nguyễn Thị Thanh, ông đã tham gia vào hoạt động trong
tổ chức yêu nước của nhóm trí thức tiến bộ ở Huế.


Đầu năm 1940, ông được chính quyền thực dân trả về làng Kim Liên. Tại
quê nhà ông đã tổ chức diễn vở tuồng ‘‘Trưng Nữ Vương ’’, nhằm thúc đẩy và
khơi dậy lòng yêu nước trong quần chúng nhân dân và tập hợp những người có
nghĩa khí. Trong cuộc họp bí mật, ông đã bị mật thám vây bắt và tại phiên tòa
ngày 27 – 8 – 1940, ông bị kết án 2 tháng tù và phạt 20 đồng bạc, ông bị giam tại
nhà lao Vinh. Đến ngày 16 – 8 – 1941, ông được thả về.

Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công, ông vẫn chiếc mũ calô, khoác
súng gỗ, hăng hái trong đoàn người biểu dương lực lượng cách mạng. Cuối năm
1946, ông ra Hà Nội thăm em trai của mình lúc đó là Chủ tịch kính yêu của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham
gia hoạt động trong Hội Phụ lão cứu quốc ở quê nhà – làng Kim Liên. Ngày 23 –
8 – 1950, ông đã qua đời tại Kim Liên.
1.2.5 Bà ngoại của Hồ Chí Minh.
Cụ Nguyễn Thị Kép – bà ngoại của Hồ Chí Minh là con của nhà nho
Nguyễn Văn Giáp ở làng Kẻ Sía. Khi cụ Hoàng Đường chọn ông Nguyễn Sinh
Sắc làm con rể của mình thì cụ Kép chưa đồng ý vì không môn đăng hộ đối.
Nhưng khi ông Nguyễn Sinh Sắc cưới con gái của cụ, khi bà Hoàng Thị Loan
sinh các con, cụ rất mực thương yêu và đùm bọc các cháu của mình. Cụ là người
rất gần gũi với Nguyễn Sinh Cung, là người dạy cho cậu bé Cung những bài học
vỡ lòng về lòng yêu nước thương dân.
Sau khi con gái của cụ là bà Hoàng Thị Loan qua đời, gánh nặng gia đình đè
nặng lên vai cụ Kép, nhưng cụ vẫn tận tình động viên cho con rể vào kinh thi Hội.
Trong thời gian con rể ra kinh thi Hội, một mình cụ chẳng ngại tuổi già mà
trông nom bốn đứa cháu, đứa nhỏ nhất vẫn còn ẵm bòng. Do thiếu sữa nên bé
Nguyễn Sinh Nhuận đã bệnh và mất.
Cụ rất mực thương yêu, chiều chuộng các cháu trong nhà. Với Sinh Cung,
chẳng khi cụ quở mắng, cụ không để cho các cháu chơi lêu lổng. Khi ông Sắc đi
Huế ít lâu sau, cụ gửi cháu sang làng Hữu Biệt để học chữ Hán với thầy đồ
Hoàng Phan Quỳnh. Chính cụ là người gần gũi với Sinh Cung, kể cho Sinh Cung
nghe những câu chuyện về lòng yêu nước thương dân, về sự đau đớn, khắc khoải


khi đất nước còn lầm than – như tiếng cuốc kêu suốt cả mùa hè, mỗi tiếng kêu
của nó là một giọt máu nhỏ từ trong tim ra. Những câu chuyện đầy tính nhân văn
ấy đã thấm đượm trong tâm hồn cậu bé Nguyễn Sinh Cung, nó đã nuôi dưỡng và
hun đúc lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước trong cậu bé Cung từ thưở ấu

thơ. Vì tuổi cao, sức yếu lại bệnh nặng, cụ đã qua đời ngày 6 – 4 – 1904 năm
Giáp Thìn.
Gia đình luôn là nơi hình thành những nét cảm tính, những nét lý tính,
những nét nhân cánh đầu tiên của một con người. Câu nói: "Cha nào con nấy" đã
xác định tầm quan trọng của giáo dục gia đình. Những dấu ấn gia đình trong tâm
hồn thời niên thiếu, nếu về sau có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, nó vẫn
trường tồn như một lớp trầm tích của trái đất. Nó không hẳn một mình quyết định
tương lai của một con người nhưng nó vẫn luôn dõi theo ta, nó trở thành một
trong những điều kiện phát triển tinh thần của ta, và của bất cứ ai. Với Hồ Chí
Minh thì: gia đình cần cù, gương mẫu, quê hương trí tuệ, anh hùng là tảng đán
nền của nhân cách, tính tình, tư tưởng.
1.3 Quãng đời niên thiếu của Hồ Chí Minh 1890 – 1911.
1.3.1 Thời thơ ấu của Hồ Chí Minh .
Tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung không chỉ trải qua những năm tháng đẹp đẽ
của gia đình mà còn hòa mình vào cuộc sống của quê hương, ở trường học lúc
bấy giờ.
Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên được sự giáo dục, dạy dỗ trực tiếp của
ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, anh chị. Đó là những người có học vấn, trực tiếp lao
động, có nếp sống văn hóa tốt đẹp. Các thế hệ gia đình Nguyễn Sinh Cung lấy
việc dạy học, làm ruộng, vệt vải làm nguồn thu nhập chính, sống bằng lao động
như bất kỳ một người dân bình thường khác.
Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung được sống trong một gia đình có lối sống văn
hóa đặc sắc: yêu nước, nhân ái, sống có nghĩa, có tình, luôn luôn phấn đấu trở
thành những người có ích cho dân, cho nước.
Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung luôn được giáo dục lòng nhân ái. Qua
tấm gương của mình, bà Hoàng Thị Loan đã dạy con biết cách cư xử, sống vì mọi


người trong tình làng, nghĩa nước, biểu hiện của đạo lý: “thương người như thể
thương thân”. Đặc biệt, việc ông Sắc không tổ chức ăn mừng khi thi đỗ, từ chối

nghi lễ đón tiếp vinh quy, lại lấy một phần quỹ làng khao thưởng cho mình khi
đậu Phó bảng để cấp cho các gia đình nghèo khổ là biểu hiện của tấm lòng
thương dân cao cả, một giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống nhân dân.
Nguyễn Sinh Cung đã sớm tiếp nhận những đức tính, truyền thống tốt đẹp
đó trong quá trình hình thành tư tưởng nhân ái của mình.
Thêm vào đó, Nguyễn Sinh Cung còn được nuôi dưỡng tâm hồn bằng
nguồn văn hóa dân gian đậm đà, sâu lắng của bà ngoại, mẹ, và dì An. Cậu Cung
đều thuộc rất nhiều những bài ca, câu vè, điệu hát ru nặng tình non nước. Lúc nhỏ
cậu bé Cung hay thường đọc các câu ca dao như :
“Quê ta ngọt mía Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rỗ, thơm cam Xã Đoài
Ai về nhớ nhớ chăng ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”.
“Làng Chùa mến cảnh vui hay
Trên chùa, dưới giếng đã hay địa hình”.
Những sinh hoạt văn hóa như lẩy Kiều, kể chuyện cổ tích, hát phường vải
đã hằn in vào tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung những tư tưởng,
tình cảm tốt đẹp đối với những người lao động, một quê hương biết mấy yêu
thương. Những tình cảm đó đã được vun trồng ngay từ thưở thiếu thời, theo năm
tháng, thấm vào mỗi suy nghĩ và hành động cách mạng của cậu Cung, ngày càng
được bồi dưỡng và nâng cao, làm cơ sở bền vững cho tư tưởng quý trọng và nâng
niu vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc – nguồn mạch quý giá không bao giờ cạn kiệt.
Như vậy, từ môi trường gia đình, bằng tấm gương của người ruột thịt,
Nguyễn Sinh Cung không chỉ được giáo dục những tri thức về cuộc sống, cảm
nhận thiên nhiên để thêm yêu làng, yêu nước, yêu truyền thống lịch sử dân tộc,
mà còn được dạy bảo rất chu đáo cách đối nhân xử thế, nhân cách làm người.
Nhân cách nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đó.
1.3.2 Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.



Ngoài Nghệ An quê hương của Bác, cố đô Huế là nơi Bác đã sống lâu nhất
gần khoảng mười năm.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng anh trai theo cha mẹ vào Huế để ông
Sắc ôn luyện đi thi. Vừa học, ông vừa dạy kèm cho hai con. Vì thế, người thầy
đầu tiên và có ảnh hưởng quan trọng đến Nguyễn Tất Thành chính là cha của
Người.
Ngôi nhà đầu tiên của Hồ Chí Minh khi đến Huế nằm trong Thành nội. Nhà
văn Thanh Tịnh miêu tả ngôi nhà của Hồ Chí Minh.
“Ăn nhờ ở đậu lân la
Mới thuê được một gian nhà hướng Nam
Xế hiên một gốc mai vàng
Trước sân bông bụt một hàng dậu thưa
Bên này nhà chú thợ cưa
Bên kia nhà một biên Thừa Bộ Binh
Dãy nhà gian ngói, bếp tranh
Chênh chênh nhìn phía cổng thảnh Đông Ba”.
Huế từ cuối thế kỷ trước: Lúc chưa bắt cầu Trường Tiền, phố xá buôn bán
chỉ có hai khu Đông Ba và Gia Hội, gồm những dãy nhà tranh lụp sụp, rải rác
chen vào đôi mái ngói cao ráo của Hoa Kiều. Ngoài cửa chính Đông là chợ Đông
Ba dọc sông Hương, từ Gia Hội lên đến Phu Văn Lâu là nhà vườn của các Hoàng
gia và các quan. Trên bờ sông ngay trước cửa Thượng tứ là bến Thương Bạc, đây
là bến thuyền dành cho các quan Tây ở bờ Nam sông Hương qua nhà Thương
Bạc bàn việc “bảo hộ” với triều đình Huế. Đối diện qua bên kia sông Hương về
phía hạ lưu là Tòa Khâm và doanh trại lợp ngói của 15 đội thủy binh. Cuối thế kỷ
trước khu vực hữu ngạn thuộc Pháp với nhà cửa, dinh thự, đường sá đều làm theo
kiểu Tây. Từ ngày bắt cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Sự buôn bán phồn thịnh
của hai khu Đông Ba – Gia Hội chuyển lên đường Paul Bert (đường Trần Hưng
Đạo ngày nay), các nhà vườn của họ hàng nhà vua, của các quan theo lệnh vua
Thành Thái phải di chuyển ra hết vùng ngoại ô.



Sự thay đổi của Huế trước mắt của cậu bé Nguyễn Sinh Cung trong những
năm đầu của thế kỷ XX là như thế. So với quê hương Nghệ An, Huế thật là một
nơi hoa lệ chói ngời. Cung điện, thành quách, phố xá rất hấp dẫn đối với tâm hồn
một cậu bé rất ham hiểu biết. Nhưng chắc chắn nó không làm cho cậu sớm bắt cái
đầu óc non nớt của mình phải nghĩ ngợi về những sự kiện thật trong chiều sâu của
xứ Huế lúc bấy giờ. Việc thất thủ Kinh đô (1885) đã lùi vào dĩ vãng mười năm
trước, để trấn an dân, giặc Pháp đã đưa vào Đại Nội hai ông vua. Một ông tận tụy
làm tay sai cho Pháp là vua Đồng Khánh. Một ông vua cứng đầu với Pháp thì
được cho là điên đó là vua Thành Thái. Vì thế trên mảnh đất này đã nhóm lên
ngọn lửa Cần Vương hướng về vua Hàm Nghi – vị vua trẻ có tinh thần chống
giặc Pháp. Tục ngữ có câu “Đá thử vàng, gian nan thử sức”, sau khi thực dân
Pháp chiếm kinh thành Huế, bọn vua quan khiếp nhược, bọn quan lại cơ hội xu
thời theo Pháp bị lộ mặt, đồng thời những người yêu nước thương nòi cũng tỏ
ngời tấm lòng trung thành của mình với đất nước. Đến Huế vào những năm ấy,
làm sao bên tai cậu bé Nguyễn Sinh Cung không từng nghe những lời than:
“Từ ngày Tây lại, sứ sang
Vì đồng xu giác bạc thiếp với chàng xa nhau”
Hoặc lời phê phán sự bất lực của triều đình:
“Lập trường ra văn võ thi tài
Cớ làm răng cửa Thuận An Tây lấy,
Trấn Bình đài cờ Tây treo?”
Thành phố Huế đối với thời niên thiếu của Bác Hồ rất quan trọng. Huế thơ
mộng đã để lại trong ký ức của Bác nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Theo cha vào Kinh, không lâu sau, Nguyễn Sinh Cung đã có nhiều bạn học
chơi thân, người bạn thân nhất là Công Tôn nữ Huệ Minh. Huệ Minh thuộc dòng
dõi nhà Vua. Thiên nhiên ở Huế là món quà vô giá mà tạo hóa đã dành sẵn cho
con người, dòng Hương Giang trong xanh êm đềm trôi giữa lòng kinh đô và núi
Ngự Bình, một thắng cảnh thường được ghép đôi với sông Hương như một cặp
tình nhân muôn thưở.

“Núi Ngự lơ thơ chùm cỏ mới


Sông Hương lai láng bóng trăng xưa”.
Hôm đầu tiên ra ngồi bến đá cạnh Phu Văn Lâu, chơi trò “nén cóc nhảy”
trên sông Hương, Cung nhìn về phía Nam thành Huế, hỏi Công Tôn nữ Huệ
Minh: Mệ ơi!(con gái thuộc dòng họ nhà vua gọi là mệ), con sông ni có tên là
Hương, cái lầu kia có tên là Phu Văn Lâu, cái cửa lớn ở chính giữa là Ngọ Môn,
cửa bên là Thượng Tứ, là Đông Ba. Vậy cái hòn núi tận xa kia là chi, hả mệ? Hòn
núi nớ tên là Ngự Bình, Côn ạ (tên gọi thân mật của Nguyễn Sinh Cung); Ngự
Bình – Côn chau mày, hỏi gạn: Hương Giang là sông thơm. Vậy Ngự Bình nghĩa
là gì, mệ có biết không? Hòn núi nớ thỉnh thoảng được Hoàng thượng tới ngồi
ngắm cảnh, nên gọi là “Ngự”. Núi ấy lại giống như cái bình phong chắn phía tây
nam cho cung thành, nên gọi là “Bình”; Côn lại nói: Chỗ tụi mình thường ngồi
chơi ni thì đặt tên là bến Ngự Đồng, nghe. Bạn bè cùng trang lứa rất ủng hộ sáng
kiến của Nguyễn Sinh Cung.
Tháng 9 – 1901, sau khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng khoa thi Hội
năm Tân Sửu, Nguyễn Sinh Cung cùng cha, chị Thanh và anh Khiêm chuyển về
sống ở quê nội làng Sen. Theo tục lệ, dân làng Kim Liên đã đón người đỗ đạt cao
về làng. Cụ Phó bảng được cấp đất công, xuất quỹ làng làm một ngôi nhà tranh để
ở. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc làm lễ vào làng cho hai con trai với tên
mới: Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành
Nguyễn Tất Thành.
Năm năm sau, năm 1906 trở lại Huế, cậu Cung đã trở nên anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba tại Huế.
Trường do thực dân Pháp lập ra để phục vụ cho mục đích thực dân. Một phần nội
dung giáo dục của nhà trường là nền văn hóa Pháp, mà đỉnh cao tư tưởng lúc đó
là các nhà khai sáng Pháp như: Rútxô, Vônte ...và của Cách mạng tư sản Pháp
1789 cùng với lịch sử của nó. Nó đã làm nảy sinh trong Nguyễn Tất Thành câu
hỏi lớn: Tại sao một dân tộc như dân tộc Pháp đã sản sinh ra những con người

gương cao lá cờ Tự do, Bình đẳng, Bác ái và làm nên cuộc Cách mạng tư sản
Pháp vĩ đại như thế, dân tộc đó lại đi xâm lược, áp bức, bóc lột và hành hạ những
dân tộc khác yếu hơn, nghèo hơn, khổ hơn? Có lẽ đó là một trong những lý do mà


×