Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TTHCM-ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.11 KB, 15 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Nội dung cơ bản của Nho giáo
II. Thân thế Hồ Chí Minh và thời đại của
Người
III. Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí
Minh
IV. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với Tư
tưởng Hồ Chí Minh
V. Kết luận

Chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội:
1. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương
là ba mối quan hệ:

Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù
vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh,
nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với
vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh,
tôi trung thành một dạ.

Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến
con chết, con không chết thì con không có hiếu)

Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
2. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có:

Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi


người.

Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
3. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều
người phụ nữ phải theo:

Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo
cha.

Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.

Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.
4. Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết
tốt người phụ nữ phải có:

Công: khéo léo trong việc làm.

Dung: hòa nhã trong sắc diện.

Ngôn: mềm mại trong lời nói.

Hạnh: nhu mì trong tính nết.

Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu
thân:

Đạt đạo. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi,
đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương

đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu".
Đó chính là Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là
"trung dung".

Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng".
Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người
dũng không sợ hãi".

Biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và
"đức", người quân tử còn phải biết "thi, thư, lễ, nhạc". Tức là
người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.

Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo:

Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình
người, là yêu người và coi người như bản thân mình.

Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng
tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình.
"Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất
việc không thành".
1. Thân thế
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Sinh ngày
19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Thân phụ là ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho
có tư tưởng tiến bộ, giàu lòng nhân ái và rất yêu nước. Thân
mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Bác có một người chị là Nguyễn Thị
Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm(tự Tất Đạt, còn gọi là Cả
Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (tên khi mới
lọt lòng là Xin).

Bác theo cha vào Huế học hai lần vào các năm 1901 và 1906. Tháng 9
năm 1907, Người vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng
bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong
trào chống thuế ở Trung Kỳ.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết,
dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư
tại trường Dục Thanh của hội Liên Thành. Khoảng trước
tháng 2 năm 1911, Người nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại
đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo
công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho
xưởng Ba Son. Ở đây, Người chỉ học ba tháng rồi quyết
định lên đường ra nước ngoài.

Từ đây, ta có thể thấy quá trình học tập của Hồ
Chí Minh từ khi là một đứa trẻ cho đến lúc ra đi
tìm đường cứu nước. Quá trình ấy gắn bó sâu sắc
với nền giáo dục Nho giáo, một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến tư tưởng của Người sau này.
2. Bối cảnh thời đại

Bối cảnh xã hội Việt Nam khi ấy: nho giáo đã suy
tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước
ta.

Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên
chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho
giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi trong
những thế kỉ trước.

Nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán

gắt gao Thiên Chúa Giáo

Những yếu tố mới xâm nhập, tàn dư một thời vàng
son của Nho giáo vẫn còn đã tác động song song
với nhau hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã
hội và trong đời sống của mỗi người.

Đạo đức là gốc của người cách mạng, là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người.

Đạo đức cách mạng giúp cho con người
vững vàng trong mọi thử thách.

Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà
người đảng viên phải giữ gìn cho đúng.

Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng
Đảng ta thật trong sạch.

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một
cách toàn diện.
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con
người Việt Nam trong thời đại mới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh:

Trung với nước, hiếu với dân

Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình


Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

Tinh thần quốc tế trong sáng
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Xây đi đôi với chống

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh đã tiếp thu từ Nho giáo trên phương
diện là một môn khoa học về đạo đức và phép ứng
xử, tư tưởng triết lí hành động, lí tưởng về 1 xã hội
bình trị. Tuy nhiên cũng phê phán Nho giáo có tư
tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến,
phân chia đẳng cấp quân tử và tiểu nhân, chỉ đề
cao nghề đọc sách.

Hồ Chí Minh không chỉ biết đề cao vai trò nhân
dân mà còn biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.

Hồ Chí Minh đã dung hòa được: lễ trị và pháp trị,
dung cả nhu cả cương trong chiến lược hành động
của mình; và dung hòa mâu thuẫn trong sự dân
chủ.

“Tam cương , ngũ thường” là những điều cốt lõi của
Nho giáo. HCM đã đưa mối quan hệ vua-tôi mà cụ

thể trong thời đại HCM là mối quan hệ giữa những
người lãnh đạo với nhân dân.

Về mặt tu thân: Hồ Chí Minh đề cao việc tự rèn luyện
bản thân, không ngừng hoàn thiện và tu dưỡng suốt
đời. Cũng như Nho giáo, tư tưởng HCM nhấn mạnh đến
vai trò của đạo đức, mà về mặt bản chất chính là:
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Ngũ thường vậy.

Về mặt hành đạo: Hồ Chí Minh luôn đi theo phương
pháp “nhân trị” với tấm lòng nhân đạo bác ái, yêu con
người, vạn vật và đề cao sự chính danh, chính trực.
Bên cạnh những yếu tố như Chủ nghĩa Mác -
Lênin, nhân tố chủ quan hay truyền thống dân
tộc, Nho giáo đóng một vai trò quan trọng đối
với tư tưởng Hồ Chí Minh còn giá trị đến tận
không chỉ ngày nay mà còn nhiều thời đại sau.

×