Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN cứu về lợi ÍCH KINH tế của NGƯỜI NÔNG dân VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.9 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

-----o0o-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. GVC: TRẦN VĂN HIẾU

Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CẨM ĐÀ
MSSV: 6075687
Lớp: ML0768 A1

Cần Thơ, 05-2011


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập và sinh hoạt tại khoa Khoa học Chính trị trường
Đại học Cần Thơ, được sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa đã
giúp tôi trao dồi được những tri thức bổ ích, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không


ngừng được rèn luyện về mặt tác phong đạo đức, bản thân tôi đã từng bước trưởng
thành hơn dưới môi trường sư phạm này.
Cho tôi được gởi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo khoa Khoa học Chính
trị trường Đại học Cần thơ. Tôi xin được gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. GVC
Trần Văn Hiếu. Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian tôi
nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, tôi còn gửi lời cảm ơn đến thư viện
Trường Đại học Cần Thơ, thư viện tỉnh Cần Thơ, thư viện Khoa khoa học Chính trị
đã giúp tôi tìm tài liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn tập thể lớp Sư
phạm Giáo dục công dân Khóa 33-01 những người bạn đã ủng hộ, động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn chỉnh và
sâu sắc hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Cần thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Đà


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................... ................................................... 1
B. PHẦN NỘI DUNG................................................... .................................................. 4
Chương1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH, LỢI ÍCH LINH TẾ...................... 4

1.1. Khái niệm về lợi ích, lợi ích kinh tế ............................................................ 4
1.2. Những tính chất, đặc trưng cơ bản của lợi ích, lợi ích kinh tế ..................... 6
1.3. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với đời sống xã hội....................................... 8
1.4. Lợi ích kinh tế của người nông dân Việt Nam........................................... 10
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI NÔNG
DÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................13
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua ..................... 13
2.2. Những tác động tích cực của quá trình tăng trưởng kinh tế đến
người nông dân.............................................................................................................. 16
2.3. Một số biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích kinh tế của người
nông dân, nguyên nhân của nó....................................................................................... 23
2.3.1. Một số biểu hiện tiêu cực ................................................................... 23
2.3.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 45
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI ÍCH
KINH TẾ CHO NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI............................................................................................................................... 53
3.1. Quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng nhằm nâng cao lợi ích kinh tế
cho người nông dân....................................................................................................... 53
3.2. Một số giải pháp cơ bản ............................................................................ 56
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................. ................................................................ 65
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 67


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự vận động và phát triển của xã hội là do nhiều nguyên nhân. Suy đến cùng,

chính những hoạt động của con người - chủ thể của tiến trình lịch sử là nguyên nhân
sâu xa nhất tạo nên sự vận động và phát triển của xã hội. Bằng những hoạt động của
mình, con người vừa làm thay đổi bản thân vừa làm biến đổi xã hội. Động lực thúc
đẩy những hoạt động đó chính là nhu cầu và lợi ích của con người. Thực tế cuộc
sống của mỗi con người luôn tồn tại một chuỗi nhu cầu, từ nhu cầu về vật chất đến
nhu cầu về tinh thần và nhiều nhu cầu khác nữa. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn
nhu cầu con người. Bởi vậy, lợi ích luôn là vấn đề gắn chặt với mỗi con người và xã
hội loài người, và như C.Mac, Ph.Ăngghen đã nói: “lợi ích là thuộc tính tất yếu của
con người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau”[6. tr.184]
Ngày nay, những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi...
không còn là những yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ thực
hiện và đảm bảo sự bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế. Yếu tố quan trọng,
quyết định hàng đầu trong quá trình tăng trưởng kinh tế là nguồn lực con người nguồn lực gốc của mọi nguồn lực. Tuy vậy, để khai thác và phát huy tối đa sức mạnh
tổng hợp của nguồn lực con người, cần phải tạo ra những động lực mạnh mẽ bằng
việc đảm bảo các nhu cầu, lợi ích thiết thân của con người.
Nông dân nước ta là giai cấp đông đảo nhất trong số các giai tầng khác trong
xã hội. Trong suốt tiến trình cách mạng của dân tộc, giai cấp nông dân luôn tâm
nguyện một lòng đi theo Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống cần cù,
không ngại khó khăn và gian khổ, góp phần to lớn cùng toàn dân tộc thực hiện thắng
lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do và thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước bước sang thời kỳ mới. Hiện nay, nông dân nước ta chiến gần
70% lực lượng lao động xã hội, họ vừa là đối tượng chịu sự tác động của quá trình
tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là chủ thể tích cực tham gia thực hiện quá trình
ấy.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà


Do vậy, đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân là yếu tố quyết định
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họ trong quá trình tăng trưởng
kinh tế, phát triển bền vững. Đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của thời kỳ mới.
Trong khoảng ¼ thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế của đất nước
đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Đời sống nông dân đã có những thay đổi tích
cực. Thu nhập của người nông dân đã từng bước được cải thiện và nâng cao hơn
nhiều so với trước, nông dân nước ta từ chổ thiếu đói nay đã có dư thừa lương thực
để xuất khẩu, từ đa số sống trong cảnh nhà tranh nay đã là nhà ngói và bê tông hóa...
Tuy nhiên nếu xem xét một cách nghiêm túc và khoa học, có thể đánh giá rằng
những gì mà người nông dân thụ hưởng từ quá trình tăng trưởng kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng và sự đóng góp của họ vào quá trình này. Đổi mới hơn hai mươi
năm, nông nghiệp luôn đứng vào tốp đầu thế giới nhưng thực tế nông dân Việt Nam
vẫn không giàu được. Và chính điều đó làm nảy sinh những mâu thuẫn ngày càng
lớn - nếu không giải quyết kịp thời thỏa đáng sẽ gây nên những bất ổn trong đời sống
chính trị - xã hội. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu về lợi ích
kinh tế của người nông dân Việt Nam trong quá trình tăng trưởng kinh tế” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng lợi ích kinh tế của người nông dân Việt Nam, những thụ
hưởng mà người nông dân có được trong quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như
những vấn đề đặt ra làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nông dân. Từ đó
tìm ra giải pháp nhằm nâng cao lợi ích kinh tế của người nông dân, để họ thật sự là
chủ thể của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, không trở thành “người đứng
bên lề của sự phát triển”
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

sống xã hội.


Phân tích cơ sở lý luận của lợi ích kinh tế và vai trò của nó đối với đời


Luận văn tốt nghiệp



SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Tìm hiểu thực trạng về lợi ích kinh tế của người nông dân trong quá

trình tăng trưởng kinh tế.


Đề xuất những giải pháp để nâng cao lợi ích kinh tế cho người nông

dân trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về lợi ích kinh tế của người nông dân
Việt Nam trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Từ đổi mới đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, ngoài những phương pháp chung của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác
như: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, lập luận lô gích v.v….
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết được trình bày trong 60 trang.

B. PHẦN NỘI DUNG



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH, LỢI ÍCH KINH TẾ
1.1. Khái niệm về lợi ích, lợi ích kinh tế.
Vấn đề lợi ích từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà triết học và khoa học
xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhất là thời gian gần đây, trong
các bài viết của các nhà lý luận nước ta, xung quanh vấn đề lợi ích đã có sự thảo luận
một cách khá sôi nổi. Mặc dù còn một số điểm chưa nhất trí, nhưng về cơ bản những
nghiên cứu về vấn đề này đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề lợi ích. Nhưng quy chung lại, có thể
nêu hai hướng cơ bản là: một số tác giả quan niệm lợi ích như là một mối quan hệ xã
hội khách quan, là một sự biểu hiện của nhu cầu; những tác giả khác lại trình bày
quan niệm cho rằng, mặc dù gắn bó chặt chẽ với nhu cầu, nhưng lợi ích lại mang một
nội hàm và ngoại diên hoàn toàn mới, là một hiện tượng khách quan thúc đẩy con
người hoạt động.
Theo từ điển Tiếng Việt thì lợi ích là điều có ích, có lợi cho một tập thể người
nhất định hay cho một cá nhân trong đó, trong mối quan hệ với tập thể người ấy[23.
tr. 633].
Theo Từ điển triết học thì lợi ích nói lên cái “cần thiết cho cá nhân, gia đình,
tập thể, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung” [22. tr.332].
Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi đều được sử dụng như là cùng một
nghĩa và có thể thay thế nhau. Lợi ích không phải là một cái gì trừu tượng và mang
cơ sở của lợi ích chính là nhu cầu khách quan của con người. “Một khi “tư tưởng”
tách rời “lợi ích” thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó”[5. tr.122].
Cơ sở của lợi ích là nhu cầu. Tuy nhiên, lợi ích cá nhân khác với nhu cầu cá
nhân. Nhu cầu cá nhân có thể là nhiều mặt và không có giới hạn, nó ít nhiều có tính

chất ước vọng, còn lợi ích cá nhân thì phụ thuộc vào lợi ích chung của xã hội, phụ
thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, tình hình chính trị của đất nước trong mỗi thời
kỳ, nên nó thường có hạn so với nhu cầu. Chỉ khi nào nhu cầu (sự mong muốn) được
thỏa mãn hay được đáp ứng thì mới được biểu hiện như là lợi ích và là động cơ thúc
đẩy hành vi của con người.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Cũng giống như lợi ích của con người nói chung, lợi ích kinh tế gắn liền với
nhu cầu, song đây không phải là nhu cầu bất kỳ, mà là nhu cầu kinh tế (nhu cầu vật
chất). Chỉ có những nhu cầu kinh tế mới làm phát sinh lợi ích kinh tế. Vì vậy, lợi ích
kinh tế là một phạm trù kinh tế, một mặt, nó phản ánh những điều kiện, những
phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể. Suy
cho cùng, lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà mỗi con người
có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó phản ánh quan
hệ giữa con người với con người trong quá trình tham gia vào các hoạt động đó để
tạo ra của cải vật chất cho mình. Vì vậy, lợi ích kinh tế còn là hình thức biểu hiện của
quan hệ sản xất, do quan hệ sản xuất quyết định.
Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác -Lênin: “ Lợi ích kinh tế là lợi ích vật
chất, nó phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào
các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định [3. tr.289].
Theo Đặng Quang Định, thì “ Lợi ích kinh tế là thu nhập mà mỗi chủ thể có
được khi tham dự vào quá trình sản xuất của xã hội. Lợi ích kinh tế biểu hiện ở mức
độ của cải vật chất mà mỗi chủ thể có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
của xã hội và để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế của họ. Tất cả hệ thống lợi ích kinh tế
trong xã hội đều do những quan hệ sản xuất quy định. Lợi ích kinh tế phụ thuộc vào
mức độ sở hữu các điều kiện của sản xuất và tỷ lệ lao động mà mỗi cá nhân tham gia

vào quá trình sản xuất xã hội.
Trong nền kinh tế hàng hóa, lợi ích kinh tế (mức thu nhập) được biểu hiện
bằng tiền. Nhưng theo bản chất của mình, tiền không phải là thu nhập, mà chỉ có thể
đóng vai trò là hình thái cụ thể nhất định của thu nhập trong những điều kiện nhất
định. Sự xuất hiện của tiền tệ làm cho thu nhập có thể biểu hiện ra bên ngoài dưới
hình thái tiền, bằng một lượng tiền nhất định. Theo đó, lợi ích kinh tế của các giai
cấp trong xã hội ở nước ta hiện nay là những khoản thu nhập khi họ trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh tế, biểu hiện thông qua tiền công, tiền
lương, thù lao...”[8. tr.21]. Như vậy, ta thấy rằng, lợi ích kinh tế được hiểu như là
mức thu nhập với điều kiện đó là những thu nhập chính đáng do lao động mà có. Còn


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

những thu nhập không chính đáng bằng những hành vi trái đạo đức như tham ô, tham
nhũng, ăn cắp của công, hối lộ...thì hoàn toàn không có tí gì là lợi ích cá nhân theo
đúng nghĩa của nó.
Lợi ích kinh tế của cá nhân chân chính trong chủ nghĩa xã hội là kết quả thù
lao về vật chất và tinh thần cho những người lao động. Vì vậy, nó hoàn toàn không
đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích cá nhân đặt trong lợi ích chung, gắn với
lợi ích chung là lợi ích cá nhân chân chính, còn lợi ích cá nhân vị kỷ là lợi ích chỉ
biết đến các nhân mình, tách rời khỏi lợi ích chung, vượt qua mức độ mà xã hội có
thể chấp nhận được.
Cần khẳng định rõ về lợi ích cá nhân như vậy để xác đinh thái độ đối xử với
lợi ích cá nhân người lao động như thế nào cho đúng đắn.
1.2. Những tính chất, đặc trưng cơ bản của lợi ích, lợi ích kinh tế.
Việc trình bày tính chất của lợi ích cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Một
số tác giả thì cho rằng lợi ích là hiện tượng chủ quan hoặc là hiện tượng thống nhất

giữa chủ quan và khách quan. Chẳng hạn, V.D. Rezanov khẳng định, “Về nguyên tắc
không thể tồn tại nhu cầu hay lợi ích khách quan”. P.E. Ekhin cho rằng, “Không nên
coi lợi ích là khách quan, luôn nằm ngoài cá nhân”. Như vậy các tác giả đều cho rằng
lợi ích là nhu cầu đã được nhận thức, hay là hình thức chủ quan của các nhu cầu tồn
tại khách quan.
Ngược lại với quan điểm trên đây, nhiều tác giả lại cho rằng lợi ích mang tính
khách quan. Ju.K. Pletnikov viết: “Lợi ích quan hệ với mặt khách quan của đời sống
xã hội, là hiện tượng khách quan của hiện thực”. Còn V. N. Lavrinenko trong tác
phẩm “Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Lênin” đã dành nhiều trang phân tích
các tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lợi ích và đã đưa ra
khẳng định: cả Mác và Lênin đều xem xét lợi ích như là một hiện tượng của bản thân
hiện thực, là biểu hiện của các quan hệ kinh tế khách quan. Theo ông, tính chất khách
quan của lợi ích không phải là sự nhận thức của chủ thể mà là biểu hiện những quan
hệ xã hội khách quan của chủ thể, nó xuất hiện ở bên ngoài và không phụ thuộc vào ý
thức của họ, nó là nhân tố của tồn tại xã hội [14. tr.16].


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Như vậy, xung quanh vấn đề tính chất của lợi ích, giữ các nhà khoa học theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau:
Một là, một số tác giả cho rằng lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan.
Hai là, số khác lại cho rằng lợi ích chẳng qua là sự phản ánh chủ quan của các
nhu cầu tồn tại khách quan.
Ở nước ta cũng có những tác giả khẳng định lợi ích là một hiện tượng xã hội,
tuy nó gắn bó chặt chẽ với nhu cầu, nhưng không phải là sự phản ánh chủ quan của
nhu cầu, hay là một sự biểu hiện nào đó của nhu cầu. Trái lại, cũng có những tác giả
khác lại khẳng định lợi ích là một hiện tượng chủ quan, là các nhu cầu khách quan

được chủ thể nhận thức. Theo Lê Xuân Tùng, “Lợi ích kinh tế là cái biểu hiện những
động cơ, mục đích, những nhân tố kích thích khách quan thúc đẩy hoạt động lao
động của con người... Theo chúng tôi, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách
quan, nó phát sinh và tồn tại trên cơ sở một quan hệ sản xuất nhất định, không tùy
thuộc vào ý muốn con người... lợi ích kinh tế tồn tại không tùy thuộc ở chỗ người ta
có nhận thức được nó hay không, mà do địa vị của họ trong hệ thống sản xuất - xã
hội quy định. Vì vậy, về bản chất phải khẳng định rằng, lợi ích kinh tế là tồn tại
khách quan”.
Tác giả Vũ Hữu Ngoạn viết: " Điều cần nhấn mạnh là không phải bản thân
nhu cầu là lợi ích kinh tế, mà nhu cầu khi được xác định về mặt xã hội mới trở thành
lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu
hiện trước hết các quan hệ sản xuất, nó không phụ thuộc vào ý chí, lòng ham muốn
của con người"[14. tr.17].
Trong cuốn “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Vấn đề nguồn gốc và
động lực”, Lê Hữu Tầng có một sự trình bày khá sâu sắc về vấn đề lợi ích. Theo ông:
“ Xét về mặt bản chất, lợi ích chính là một quan hệ - quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể; còn về mặt nội dung, lợi ích là
cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu… Nhu cầu quyết định cái đối với chủ thể
là lợi ích, do đó nó là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích ngược lại, xuất phát từ nhu cầu,
dựa trên nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu…


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp,
mà thông qua khâu lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc làm hình
thành nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người ta hành động nhằm giành lấy cái thỏa
mãn nhu cầu”.

Khi xem xét về tính chất của lợi ích kinh tế, người ta cũng đồng thời nhận
thấy được lợi ích kinh tế có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Lợi ích kinh tế do lực lượng sản xuất quyết định. Sự phát triển của các
lực lượng sản xuất là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế của các chủ thể khác nhau.
Điều đó có nghĩa là, sự phát triển lực lượng sản xuất về căn bản đáp ứng được lợi ích
của tuyệt đại đa số các chủ thể kinh tế.
- Lợi ích kinh tế còn phụ thuộc vào đặc tính của quan hệ sản xuất,
trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Do đó, để thực hiện
các lợi ích kinh tế, các chủ thể kinh tế phải tìm cách xác lập và bảo vệ quyền sở hữu
tư liệu sản xuất. Trong xã hội có giai cấp, vì lợi ích của mình, giai cấp thống trị coi
việc bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ là “thiêng liêng”, “bất khả xâm
phạm”. Những người lao động, vì lợi ích của mình, phải đấu tranh để trở thành người
chủ thực sự của tư liệu sản xuất.
- Lợi ích kinh tế, về bản chất là quan hệ xã hội. Phương thức và mức
độ thỏa mãn các nhu cầu của con người không giản đơn tùy thuộc vào số lượng sản
phẩm họ có được luôn được đặt trong quan hệ so sánh với những người khác.
- Lợi ích kinh tế luôn vận động, biến đổi. Sở dĩ như vậy là vì lợi ích
kinh tế do lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định, mà lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất lại không ngừng vận động, biến đổi.
1.3. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với đời sống xã hội.
Nền sản xuất xã hội có nhiều động lực kích thích phát triển. Quan điểm duy
vật về lịch sử cho thấy: mọi động lực, suy đến cùng, đều do động lực kinh tế quyết
định. Do vậy, lợi ích kinh tế giữ vai trò “động lực kinh tế” thúc đẩy con người và các
chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến kết quả sản xuất. C.Mác đã chỉ rõ


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà


rằng cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các
quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người.
Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, lợi
ích chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội, thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất,
chi phối các lợi ích khác. Bởi vì, nó gắn liền với nhu cầu vật chất, nhằm đáp ứng nhu
cầu vật chất - là nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của con
người, của xã hội. Đồng thời, khi lợi ích kinh tế được thực hiện thì nó cũng tạo cơ sở,
tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Đời sống vật chất của xã hội được phồn thịnh,
thì đời sống tinh thần mới được nâng cao.
Trong hệ thống lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, xã hội, thì lợi ích cá nhân là
động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một cách tích cực
vào các hoạt động kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng. Bởi vì:
Thứ nhất, lợi ích kinh tế cá nhân là lợi ích kinh tế thiết thực nhất, gắn liền với
từng cá nhân, từng chủ thể. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá nhân,
của từng chủ thể khi tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. Ở đâu và khi nào
lợi ích kinh tế cá nhân được bảo đảm, thì ở đó sẽ tạo ra được động lực mạnh mẽ nhất
kích thích họ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao sản xuất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế. Có thể nói, lợi ích kinh tế cá nhân là “huyệt” mà sự tác động vào đó
sẽ gây nên phản ứng nhanh nhạy nhất của các chủ thể trên. Nó là chất kết dính người
lao động với quá trình sản xuất kinh doanh, là một thứ “dầu nhờn” đặc biệt để bôi
trơn guồng máy kinh tế.
Thứ hai, lợi ích kinh tế cá nhân tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi ích
văn hóa, tinh thần của từng cá nhân. Khi lợi ích kinh tế cá nhân bảo đảm, các chủ thể
tham gia một cách tích cực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó họ cũng
có điều kiện để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của mình.
Thứ ba, lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và
lợi ích xã hội. Vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Khi lợi ích kinh tế cá nhân được
bảo đảm, người dân hăng say, tích cực sản xuất để thực hiện nghĩa vụ của mình với



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Nhà nước, tập thể thì lợi ích kinh tế của Nhà nước (xã hội), tập thể cũng mới được
thực hiện.
Rõ ràng, lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và
đời sống. Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình
và tạo ra những kích thích, thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh cho người lao động. Lợi ích kinh tế được nhận thức và thực hiện
đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành động. Ph.Ăngghen cho
rằng, lợi ích kinh tế là những động cơ đã lay chuyển những quần chúng đông đảo. Và
khi chúng biến thành sự kích thích hoạt động của con người thì “chúng lay động đời
sống nhân dân”.
Lợi ích kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì các mối
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh. Một khi con người (chủ thể)
tham gia vào các hoạt động kinh tế đều nhằm đạt đến những lợi ích kinh tế tương
xứng với kết quả sản xuất - kinh doanh thì mới đảm bảo nâng cao tính ổn định và sự
phát triển của các chủ thể lợi ích. Ngược lại khi không mang lại lợi ích hoặc lợi ích
không được đầy đủ thì sẽ làm cho các mối quan hệ đó (quan hệ giữa các chủ thể)
xuống cấp. Nếu tình trạng đó kéo dài thì sớm muộn cũng dẫn đến những tiêu cực
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay, sự kết hợp các lợi ích kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc
đẩy mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc nhận
thức và giải quyết đúng đắn lợi ích kinh tế là vấn đề có tầm vóc chiến lược. Lợi ích
kinh tế có vị trí cần thiết trong đường lối kinh tế, là một trong những cơ sở quan
trọng bậc nhất của những chính sách có tính chất kinh tế và nó phải được quán triệt
vào công tác tổ chức, quản lý nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội với những điều kiện và hoàn cảnh như nước ta hiện nay.



Lợi ích kinh tế của người nông dân Việt Nam

Lợi ích cá nhân người lao động gồm 3 bộ phận:
+ Một bộ phận do người lao động nhận được trực tiếp tương ứng với kết quả


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

lao động của mình bao gồm tiền lương, tiền thưởng trong xí nghiệp hay thu nhập
ngày công bằng hiện vật và bằng tiền trong các hoạt động lao động sản xuất.
+ Một bộ phận thu nhập từ kết quả lao động của các nguồn kinh tế phụ gia
đình.
+ Một bộ phận khác của lợi ích cá nhân là các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi
công cộng...
Cả ba bộ phận nói trên đều có vai trò quan trọng của nó, song trong chủ nghĩa
xã hội thì thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng, ngày công vẫn là bộ phận quan trọng
nhất.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: Ở người nông dân chứa đựng những khả năng
cách mạng to lớn. Trong cuộc đấu tranh giữa vai cấp vô sản và tư sản, việc giai cấp
nào giành được sự đồng tình, ủng hộ của nông dân là yếu tố cơ bản quyết định sự
thắng lợi. V.I.Lênin cũng cho rằng, nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng dân
chủ và xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta hiện nay, giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động
nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp) làm nghành nghề chủ yếu. Đây là giai cấp có số lượng lớn nhất, chiếm trên
70% dân cư, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
- Hiện nay, lợi ích kinh tế chủ yếu của người nông dân nước ta bao gồm:

Thứ nhất, thu nhập từ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Đây là nguồn
thu nhập chủ yếu của nông dân hiện nay. Mặc dù trong những năm qua sản lượng
của nông, lâm, ngư nghiệp luôn tăng, nhưng thu nhập ròng của nông dân từ nông
nghiệp cũng giảm dần tương đối so với các nghành nghề và các giai tầng khác trong
xã hội. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của sản xuất nông nghiệp chậm, trong khi giá
vật tư phục vụ nông nghiệp lại tăng cao, nên giá trị so sánh của nghành nông nghiệp
so với các nghành khác cũng có xu hướng giảm. Ngoài ra, những năm qua, giá cả tư
liệu tiêu dùng có xu hướng tăng lên, do vậy, so với thu nhập thì đời sống của nông
dân được cải thiện không đáng kể.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Thứ hai, thu nhập từ mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Xu hướng này làm cho diện mạo xã hội và kinh tế nông thôn có nhiều biến đổi phức
tạp. Tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn từ việc mua, bán, chuyển nhượng đất đã xuất
hiện ngày càng nhiều.
Thứ ba, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh công nghiệp, xây dựng. Ở
nông thôn đã có nhiều lao động tham gia vào việc xây dựng dân dụng và kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, như đường giao thông, kho hàng, bến bãi, xưởng sản xuất... Số lao
động nông nghiệp thu hút vào lĩnh vực này ngày càng lớn và thu nhập của nông dân
từ nguồn này cũng tăng lên đáng kể.
Thứ tư, thu nhập từ dịch vụ. Thu nhập từ dịch vụ đang là xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn hiện nay. Đây có thể là lời giải cho vấn đề nông dân
không có việc làm do bị thu hồi đất sản xuất.
Thứ năm, thu nhập từ các nguồn khác. Ở nông thôn, nông dân còn có thu nhập
từ các nghành nghề thủ công, các làng nghề truyền thống. Nông dân cũng được trợ
cấp, cứu trợ từ Nhà nước thông qua chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách đào

tạo lao động, các chính sách an sinh xã hội...[9. tr.34].
Có thể nói, trong những năm đổi mới, người nông dân đã có nhiều điều kiện
để thực hiện những lợi ích kinh tế của mình, làm giàu cho gia đình và đóng góp vào
sự phát triển chung của xã hội. Đây là những biến đổi to lớn góp phần vào sự ổn định
xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Chương 2.
THỰC TRẠNG VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT
NAM TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta những năm qua
Nếu tiếp cận trong ngắn hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập
hay sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu tiếp cận trong dài hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản
lượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm. Quy mô tăng
trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng dùng để so sánh
tương đối giữa các kỳ [20. tr.7].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tương đối cao
so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng
là một trong những nền kinh tế có sức "đề kháng" yếu trước những biến động của
kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, dù Việt Nam không
phải là "nạn nhân" trực tiếp nhưng sự tác động của nó cũng khá rõ nét. Ngay sau
cuộc khủng hoảng xảy ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm từ
9,34% (năm 1996); 8,15% (năm 1997) xuống còn 5,76% (năm 1998) và chỉ còn
4,77% (năm 1999).
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam giai đoạn 1984 - 2008


Ngu
ồn:
Niê
n
giá
m
thố
ng
kê 2008


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Sau đó, cùng với sự phục hồi dần của các nền kinh tế bị khủng hoảng, từ năm 2000
tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đã trở lại theo động thái tương tự, đặc biệt
trong thời kỳ 2005 - 2007 đã đạt được tốc độ khá cao (trên 8%/năm). Đến năm 2008,
năm bắt đầu diễn biến bất ổn của kinh tế thế giới, thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế
Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007
đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt
6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó
bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14%
do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng ba
khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010,
trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010,

trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn
2006-2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng
năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn
đồng. Nếu tính theo USD (theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp
1,6 lần, tương đương 438 USD.
Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp: Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông lâm - thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2007 đã đạt tới 12 tỷ USD, tăng gấp
30 lần.
Nhờ có công nghiệp chế biến, những năm qua gạo chất lượng cao (tỷ lệ tấm 5
- 10%) của nước ta tăng rất nhanh. Những năm đầu xuất khẩu, gạo chất lượng thấp
(trên 25% tấm) thường chiếm trên 80% - 90%, nhưng đến năm 1998 đã giảm xuống
còn 47% và cuối năm 2003 là 40%. Chất lượng gạo tăng làm cho giá gạo xuất khẩu


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

của Việt Nam ngày càng tăng cao. Năm 2002, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt
Nam chỉ đạt 190 USD/tấn, nhưng năm 2005 đã đạt trung bình 245 USD/tấn (tăng
28,95%) [8. tr.60]. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số
20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm
2007 sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5
triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD, GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân
hàng năm tăng 3,3%. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập
hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, năng suất lúa của Việt Nam đã cao gấp 2
lần so với Thái lan, Philipphines và vượt cả năng suất lúa của Indonesia. Đồng thời
xuất khẩu gạo của Việt Nam đã từ đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, vươn lên đứng vị trí

thứ 2 trên thế giới, đã nhiều năm nay với mức xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn/năm, năm
cao nhất đạt gần 5 triệu tấn [11. tr.263].
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến thủy sản tăng
40,4%/năm. Số tuyệt đối của tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 858
triệu USD (năm 1998) lên 2,22 tỷ USD (2004) và 2,75 tỷ USD (2005) [8. tr.60]. Năm
2005, Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê, kim nghạch đạt
730 triệu USD. Đến năm 2008, sản lượng cà phê ở nước ta 1055,8 nghìn tấn. Năm
2001, tổng sản lượng chè cả nước đạt khoảng 85 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu 68
nghìn tấn (chiếm tỷ lệ 80%), đạt kim nghạch 78 triệu USD. Đến năm 2005, sản
lượng xuất khẩu chè đã đạt mức 89 nghìn tấn (tăng 30,9% so với năm 2001), kim
nghạch đạt 100 triệu USD (tăng 28,2% so với năm 2001), năm 2008 con số này được
nâng lên là 746,2 nghìn tấn. Kim nghạch xuất khẩu cao su cũng tăng liên tục từ 150
triệu USD năm 1996 lên 166 triệu USD năm 2001 (tăng 10,7%) và 787 triệu USD
năm 2005 (tăng 374% so với năm 2001 và 424,7% so với năm 1996) [8. tr.61].
Trong công nghiệp chế biến rau quả, năm 1999, cả nước có 60 cơ sở chế biến của
nhà nước với tổng công suất 150 nghìn tấn/năm. Đến năm 2005, tổng công suất chế
biến rau quả của cả nước đạt 290 nghìn tấn (tăng gần gấp đôi so với năm 1999, và
bằng 44% chỉ tiêu của chương trình phát triển đề ra cho năm 2010)[8. tr.62].


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong những năm qua
đã mang đến những động thái tích cực vào đời sống người nông dân nước ta, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân.
2.2. Những tác động tích cực của quá trình tăng trưởng kinh tế đến người
nông dân
2.2.1. Nhờ vào quá trình tăng trưởng, thu nhập của người nông dân Việt

Nam đã từng bước được cải thiện.
Thành quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam đã đem đến cho
người dân sự cải thiện về chất lượng cuộc sống, thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam được cải thiện từ khoảng 140 USD năm 1989 lên 835,9 USD năm 2007.
Tính từ năm 1993 đến năm 2002, GDP bình quân đầu người tăng 5,9%/năm; từ năm
2002 đến năm 2007 GDP bình quân đầu người tăng khoảng 9,2%
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân
đầu người giai đoạn 2002 – 2007.
Tốc độ tăng GDP (%)
theo giá so sánh

GDP bình quân đầu GDP bình quân
người (nghìn đồng) đầu người (USD)

2002

7.08

6.719,9

440,0

2004

7,79

8.719,9

552,9


2006

8,17

11.571,3

725,1

2007

8,48

13.421,5

835,9

Nguồn: tổng cục thống kê
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đã phản ánh một
cách tổng hợp kết quả của tăng trưởng kinh tế đối với đời sống người dân. Chỉ số
phát triển con người tăng từ 0,590 năm 1985 lên 0,672 năm 2000; 0,704 năm 2003;
0,733 năm 2005 và lên 0,750 năm 2007. Trong các chỉ số cấu thành chỉ số phát triển
con người của Việt Nam thì chỉ số học vấn đạt kết quả cao nhất (0,815), tiếp đến là
chỉ số tuổi thọ (0,812) và cuối cùng là chỉ số thu nhập (0,572).
- Do nền kinh tế có chuyển biến tích cực nên công tác giải quyết việc làm và
xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho
7,5 triệu lao động. Năm 2002 cả nước có 28,9% hộ nghèo. Tuy nhiên con số hộ


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

nghèo đều giảm qua các năm. Đến năm 2006, tỷ lệ nghèo chung giảm xuống còn
16% và đến năm 2008 tỷ lệ này là 14,5%. Người nông dân có cơ hội thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận những thành tựu mới của nhân loại. Nhờ sự nỗ lực của bản thân
dân cư nông thôn, sự hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ xóa nghèo đói giảm xuống nhanh
chóng. Bảng tỷ lệ hộ nghèo dưới đây cho thấy tỷ lệ hộ nghèo điều giảm qua từng
năm.
Bảng 2. Tỷ lệ hộ nghèo
Đơn vị: %
2008

1998

2002

2004

2006

Cả nước

37,4

28,9

19,5

16,0


14,5

Thành thị

9,0

6,6

3,6

3,9

3,3

Nông thôn

44,9

35,6

25,0
20,4
18,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Ghi chú: Tỷ lệ nghèo được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng
với chuẩn nghèo chung của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới cho các năm
như sau [21. tr.630]:
Năm 1998: 149 nghìn đồng


Năm 2004: 173 nghìn đồng

Năm2002: 160 nghìn đồng

Năm 2008: 280 nghìn đồng

Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tăng trưởng cao, liên tục đã
đem lại lợi ích cho mọi khu vực, mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là người nông dân
nông thôn, góp phần nâng cao mức sống người dân, giảm nhanh tỷ lệ nghèo. Trong
công tác xóa đói giảm nghèo, Nhà nước tập trung mạnh vào khu vực nông thôn, nơi
có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các vùng khác. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông
thôn giảm từ 66,4% năm 1993 xuống còn 44,9% năm 1998, 35,6% năm 2002, 20,4%
năm 2006 và 18,7% năm 2008.
Thu nhập bình quân đầu người của 20% nhóm nghèo nhất năm 1995 là
74.300 đồng/người/năm đến 2002 đạt 107.000 đồng/người/năm và tăng lên 184.300
đồng/người/năm [12. tr.16]. Bên cạnh đó chất lượng cuộc sống của người dân ở các
vùng nghèo, xã nghèo được nâng cao. Các vùng núi và trung du Bắc bộ, Bắc trung


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

bộ và Tây nguyên là những vùng có thu nhập thấp nhất, nhưng số hộ tự đánh giá là
có mức sống khá lên là khá cao, lần lượt là 57,78%; 58,44% và 49,46% [12. tr.16].
Điều này chứng tỏ thành quả của tăng trưởng kinh tế đã được phân bố đến tầng lớp
dân cư nghèo, đặc biệt là đến với người nông dân.
- Một yếu tố quan trọng là sự chú trọng của Chính phủ dành cho đầu tư cơ sở
hạ tầng nông thôn ngày càng cao. Khoảng 9 - 10% GDP hàng năm được đầu tư vào

nghành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước, vệ sinh... Nếu năm 1994 cả nước
mới có 60,4% số xã, 50% số thôn và 53% số hộ có điện, năm 2001 các con số tương
ứng là 86%, 77%, 79% thì đến năm 2006 có tới 99% số xã, 92,8% số thôn có điện và
tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện đã lên tới 93,3%. Như vậy, đến năm 2006 ở khu vực
nông thôn chỉ còn 6,7% số hộ chưa được sử dụng điện. Tỷ lệ hộ dùng điện tăng
nhanh ở các vùng mà trước đây có số hộ sử dụng ít như Tây Nguyên (hộ dùng điện
tăng 90% so với năm 2001), Tây Bắc (+74%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (+51%).
Một số tỉnh có hộ sử dụng điện tăng nhanh là Cà Mau (gấp 3,3 lần), Gia Lai (gấp 2,3
lần)[1. tr.10].
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, giao thông nông
thôn có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đến năm 2006, cả nước có
8783 xã (chiếm 96,7% tổng số xã) có đường ô tô đến trụ sở UBND xã (năm 1994 là
87,9% và năm 2001 là 94,5%). Điều đáng chú ý là cùng với việc mở rộng và nâng
cấp đường giao thông đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông nội bộ xã - liên
thôn đã được nâng cấp đáng kể: có 3865 xã ( chiếm 42,6%) đường liên thôn được
nhựa, bê tông hóa trên 50% (năm 2001 chỉ có 15%)[1. tr.11]. Với những số liệu vừa
trình bày ở trên chứng minh rằng, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của đất
nước, đời sống người dân nông thôn (cả về vật chất và tinh thần) đã được cải thiện
đáng kể.
Trong những năm qua, Nhà nước đã tích cực giải quyết việc làm cho người
lao động, nhất là lao động nông thôn. Nhà nước đã sử dụng chính sách tài chính tiền tệ như hạ lãi suất ngân hàng, hỗ trợ lãi suất, hoãn, giãn (thuế thu nhập cá nhân),
miễn một số loại thuế; cho dân nghèo vay vốn sản xuất... Các chính sách của Nhà


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

nước về thuế, đất đai, tín dụng ở nông thôn, phát triển các loại thị trường ở nông
thôn, xây dựng các khu chế biến nông sản, khu chế xuất, các khu kinh tế đã tác động

trực tiếp tới đời sống của người dân ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Với các biện pháp hỗ trợ, giai đoạn 2001 - 2007, lao động có việc
làm trong khu vực nông thôn có xu hướng tăng từ 29,2 triệu người (năm 2001) lên
34,30 triệu người (năm 2007), bình quân mỗi năm khu vực nông thôn tạo thêm được
0,85 triệu chỗ làm việc mới, chiếm 57% tổng số việc làm mới được tạo ra, tăng
trưởng việc làm bình quân trên 2,92%/năm [8. tr.92].
Như vậy có thể khẳng định cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của đất
nước, bộ mặt nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người nông
dân đã được cải thiện đáng kể. Trước những chuyển biến to lớn trên tất cả mọi mặt
của đời sống xã hội là cơ sở xây dựng, củng cố nền chính trị, tạo nền tảng vững chắc
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là quá trình hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong những năm qua.
2.2.2. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn đã có những chuyển biến rõ
nét.
Trong 20 năm đổi mới đã qua, cơ cấu kinh tế của nghành đã chuyển dịch theo
hướng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 28,67% năm
1995 lên
39,47%
năm
2003, lên
41,54%
năm
2006, lên
41,61%
năm 2007

39,91% năm 2008.


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm, từ 27,18% năm 1995
xuống 22,54% năm 2003 và giảm xuống còn 20,40% năm 2006, giảm xuống còn
20,30% năm 2007 và 21,99% năm 2008. Tỷ trọng nghành dịch vụ gia tăng và loại
hình dịch vụ phát triển đa dạng hơn. Trong từng nghành kinh tế, cả công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ đều có sự chuyển dịch tích cực.
Theo xu hướng chủ đạo đó và chịu sự tác động của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chung này, trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự
chuyển dịch tích cực và rõ nét: công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản phát triển
với tốc độ trung bình 12 - 14%/năm, tập trung vào chế biến rau quả, chế biến gỗ, chế
biến thủy sản. Nghành nghề nông thôn tăng trưởng bình quân 15%/năm. Hiện nay cả
nước đã có trên 3.000 làng nghề với gần 1,5 triệu cơ sở, thu hút trên 10 triệu lao
động, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,
thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn đạt 276 nghìn đồng/tháng, tăng 20% so
với năm 2001.
Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, chuyển dịch cơ cấu diễn ra rõ rệt. Trong
ba nghành, nghành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong 20 năm qua, tỷ
trọng GDP thủy sản trong GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 5,6% năm 1986
lên 23,33% năm 2007 [16. tr.41]. Từ năm 1990 đến năm 2007, mức tăng trưởng giá
trị sản lượng nông nghiệp bình quân đạt 5,3%/năm, trong khi mức tăng trung bình
hàng năm giá trị sản lượng của thủy sản đạt 9,4%.
Do tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa ba nghành, trong GDP ba nghành
nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng GDP nghành thủy sản tăng dần, tỷ trọng
nghành nông nghiệp giảm từ 81% năm 1986 xuống còn 73,41% năm 2007, trong khi
lâm nghiệp giảm nhanh từ 13,5% năm 1986 xuống còn 3,25% năm 2007.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng vẫn
diễn ra chậm và khác biệt giữa các vùng. Về kết cấu nghành nghề, đến tháng 7 năm
2006, số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn là 9,78 triệu hộ, giảm 0,79

triệu hộ (-7,5%), số hộ công nghiệp và dịch vụ là 3,4 triệu hộ, tăng 1,28 triệu hộ
(+60%) so với năm 2001. Đến năm 2006, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

khu vực nông thôn giảm từ 80,9% xuống còn 70,9%, tỷ trọng hộ công nghiệp và xây
dựng tăng từ 5,8% lên 10%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 10,6% lên 14,8%. Tỷ trọng
cả hai nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,4%. Chuyển dịch cơ cấu
hộ nông thôn thời kỳ 2001 - 2006 nhanh và rõ hơn trước. Tuy vậy, kết cấu của nông
thôn Việt Nam cơ bản vẫn mang tính thuần nông. Năm 2006, số hộ làm nông nghiệp
thuần túy vẫn chiếm 66%, giảm 14% so với năm 1994. Tỷ lệ hộ công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng từ gần 2% năm 1994 tăng lên 10% năm 2006, nhóm hộ
dịch vụ tăng từ 4% lên gần 15%. Có thể nói, nông nghiệp vẫn là nguồn việc làm và
thu nhập chính của cư dân nông thôn.
2.2.3. Tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại nhiều hệ quả tích cực về xã hội.
Nhờ có tăng trưởng cao, Nhà nước có sức mạnh vật chất để Chính phủ gia tăng
chi cho việc nâng cao các phúc lợi xã hội, các chính sách công có thể đến được
với người nông dân thông qua các mục tiêu hỗ trợ đặc biệt là y tế và giáo dục.
+ Về y tế: Thực hiện chủ trương xã hội hoá, cùng với việc mở mang mạng
lưới y tế công, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân được hình thành và phát triển, góp
phần quan trọng vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các xã có sổ khám bệnh
cho các người nghèo, nhiều bệnh dịch được phát hiện và khống chế kịp thời. Năm
2006, tỷ lệ người được khám, chữa bệnh là 38,1% (cao gấp 2,07 lần năm 2002); có
51,6% cư dân nông thôn có bảo hiểm y tế. Đến nay cả nước có 45% số xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế xã. Có 9.013 xã có trạm y tế (chiếm 99,3% tổng số xã, tăng 128 xã
so với năm 2001) đã được xây dựng kiên cố hoá. 36,9% số xã có cơ sở khám, chữa
bệnh tư nhân trên địa bàn; 55,6% số xã có cửa hàng dược phẩm (nhà thuốc) phục vụ

bán thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Nhờ duy trì tăng trưởng cao, Nhà nước cũng đã dành nguồn lực đáng kể cho
các chương trình an sinh xã hội dành cho người nghèo. So sánh số liệu điều tra hộ
gia đình năm 1998, 2004, 2006 ở bảng 1 cho thấy độ bao phủ bảo hiểm y tế tăng
trong tất cả các nhóm thu nhập và chính sách phân phối thông qua cấp thẻ bảo hiểm
y tế miễn phí là đặc biệt có lợi cho người nghèo.
Bảng 3. Tỷ lệ % người có bảo hiểm y tế theo nhóm thu nhập


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Đà

Nhóm thu nhập

1998

2004

2006

Nhóm nghèo nhất

6,22

22,69

66,3

Nhóm cận nghèo


9,67

23,22

48,9

Nhóm trung bình

13,59

26,15

44,3

Nhóm cận giàu

20,8

34,41

49,1

Nhóm giàu nhất
28,99
44,12
57,1
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư từ 1998 đến 2006
Nhóm nghèo nhất cũng có sự gia tăng nhanh nhất về tỷ lệ % người có bảo
hiểm y tế từ 6,22% năm 1998 lên 22,69% năm 2004 và 66,3% năm 2006. Nhóm

người nghèo nhất cũng vươn lên đứng đầu về mức độ bao phủ bảo hiểm y tế năm
2006 [12. tr.17]
Điều này chứng tỏ, các vùng, các miền, các khu vực, các tầng lớp dân cư đều
được hưởng thành quả của tăng trươngr kinh tế, mặc dù ở những mức độ khác nhau.
+

Về Giáo dục: Nhà nước đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống trường học

các cấp ở nông thôn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số người 10 tuổi
trở lên biết chữ tăng từ 90,9% năm 2002 lên 92% năm 2006. Từ năm 2007 Nhà nước
đã có chính sách cho con em các hộ nghèo, hộ chính sách được miễn giảm học phí,
được vay vốn với lãi suất ưu đãi để học tập (đến tháng 2 năm 2008 có hơn 30% số
sinh viên thuộc hộ nghèo được vay vốn).
Từ 2000-2006 đã xây dựng thêm 24.466 phòng học, đang triển khai xây dựng
tiếp 14.233 phòng học. Do đó, đến năm 2006 có: 99,3% số xã có trường tiểu học,
90,8% số xã có trường trung học cơ sở (năm 2001 là 84,4%), có 54,5% số thôn có
lớp mẫu giáo, 16,1% số thôn có nhà trẻ, thu hút các cháu trong độ tuổi được đến lớp.
Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển
mạnh và có tiến bộ rõ rệt. Mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã bảo đảm cho con em
các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn, bản. Việc củng cố, phát triển các trường
phổ thông dân tộc nội trú và tăng chỉ tiêu cử tuyển đã tạo thêm điều kiện cho con em
các dân tộc thiểu số ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được đào tạo ở ĐH,
CĐ, tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Đã thí điểm và chuẩn bị ban hành chính
sách học nghề nội trú cho thanh niên, thiếu niên con em đồng bào dân tộc. Tiếng nói


×