Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở đông nam á địa lục và các hệ quả địa chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.01 KB, 69 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm tạ!
Trải qua một thời gian theo học ở trường, em đã được học tập và làm việc với các thầy
cô trong bộ môn. Được các thầy cô truyền thụ vốn tri thức, những kỹ năng cần thiết của một
người giáo viên.
Trong quá trình học em cũng đã nghiên cứu và hoàn thành hai niên luận: niên luận I và
niên luận II. Đến năm thứ tư lại thực hiện một công trình nghiên cứu lớn hơn, quy mô hơn
đó là luận văn tốt nghiệp để hoàn tất việc ra trường. Với niên luận I, II thì đề tài chỉ giới hạn
ở một nôi dung cụ thể nào đó nên có phần dễ tìm hiểu hơn, tài liệu dễ dàng tìm kiếm cộng
thêm phần kiến thức đã được học. Khi tiến hành thực hiện đề tài luận văn thì em gặp không
ít những khó khăn, trở ngại. Nhưng cũng nhờ được thầy cô trang bị một gói hành trang
không những về kiến thức chuyên ngành mà còn ở các lĩnh vực khác như các môn: Lịch Sử
Đông Nam Á, Lý Luận Và Lịch Sử Tôn Giáo… Chính vì vậy cũng góp phần tạo cho em
những thuận lợi nhất định.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện luận văn, một người đã đóng góp rất lớn cho sự
thành công của đề tài này đó là thầy Huỳnh Tương Ái, thầy đã rất tận tình chỉ dẫn trong suốt
thời gian làm đề tài.
Nhân đây, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Sư
Phạm, Bộ Môn Địa Lý – Du Lịch đã xây dựng được những học phần rất bổ ít cho chúng em,
tạo cơ hội cho sinh viên năm thứ tư nghiên cứu, mở mang kiến thức của mình, rèn luyện cho
sinh viên thói quen tự nghiên cứu tạo những thuận lợi bước đầu cho việc đào tạo sau đại học.
Đồng thời em gởi lời cảm ơn đến Trung Tâm Học Liệu, thư viện Khoa Sư Phạm đã góp
phần cung cấp cho em những tài liệu quý giá và rất bổ ích để đề tài trở nên đầy đủ, hoàn
thiện hơn.

--------------------------------------------------------- 1 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần Mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài
Để hiểu thêm về đời sống tín ngưỡng, các dân tộc của vùng Đông Nam Á mà ở đây
là Đông Nam Á địa lục bởi vì nó gần gũi với chúng ta hơn.
Mặc dù, đề tài có phần gặp khó khăn vì có đề cập đến những xung đột xuất phát từ
hệ quả của sự đa dạng tôn giáo, dân tộc do những thông tin này mang tính chất chính trị
nên ít được công bố rộng rãi trên báo chí cũng như trên Internet.
Tuy nhiên, tôi cũng đã cố gắng hoàn thành bài nghiên cứu này bởi vì một phần là
niềm đam mê tìm hiểu về Đông Nam Á địa lục, một phần là cũng đóng góp cho Bộ Môn
một đề tài nghiên cứu mới để cho các em khóa sau có thể tham khảo khi các em cần.

II. Mục đích – yêu cầu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về sự đa dạng dân tộc kéo theo sự đa dạng về tôn
giáo mà các dân tộc ít người lại thường tập trung ở những miền núi cao, ngoại vi của các
quốc gia. Từ đó có những xung đột cục bộ xảy ra ở những vùng này mà nguyên nhân
không chỉ vì vấn đề tôn giáo mà bên trong còn có cả yếu tố dân tộc.

III. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu về đời sống tín ngưỡng, các dân tộc và sự
phân bố của họ thuộc phần Đông Nam Á địa lục (Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Myanma, một phần lãnh thổ của Malaysia). Một vấn đề được đề cập đến ở trong phần
nghiên cứu này nữa đó là một số vùng hay xảy ra xung đột và cho đến nay vẫn còn âm ĩ
mà nhất là vùng lãnh thổ ngoại vi của các quốc gia.

IV. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin.
- Đọc, phân loại tổng hợp.

- Phân tích, đánh giá.
- Biên soạn lại.
- Xử lý thông tin trên các Webside.
- Cắt chèn hình ảnh.

--------------------------------------------------------- 2 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần Nội Dung
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
1.1.1. Khái niệm Đông Nam Á
Đông Nam Á là một thuật ngữ đã trở nên thông dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai
dùng để miêu tả các lãnh thổ thuộc địa lục Đông Á tạo thành bán đảo Đông Dương và quần
đảo rộng lớn bao gồm Inđônêsia và Philippin.
1.1.2. Tự nhiên
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 920 đến 1400 kinh
đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ nam.
Địa giới: Bangladesh, India, Trung Quốc, PaPua- New Guinea.
Hải giới: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca nối biển Andaman với
biển Nam Trung Quốc.
Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu Km2.
Địa giới lẫn hải giới đều giáp với những khu vực, những đại dương lớn với tiềm năng
phát triển rất dồi dào. Gần gũi với các nền văn minh lớn: Trung Quốc, Ấn Độ… Tạo một sự
thuận lợi đáng kể trong sự đa dạng về văn hóa của chính khu vực về sau.

1.1.2.2. Vị trí Đông Nam Á
Nói về vị trí Đông Nam Á thì còn rất nhiều những thuận lợi mà không sao kể hết tuy có
một số còn ở dạng tiềm năng.
Nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải truyền thống giữa Á – Âu, thời cổ đại người
Trung Quốc đã qua eo Malacca để buôn bán với người Ấn Độ.
Sau thế kỉ XII, người Arab đã đến buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, đã ảnh
hưởng mạnh đến tôn giáo, văn hóa của các quốc gia như: Malaysia, Inđônêsia.
Đông Nam Á là một điểm nóng của thế giới từ sau chiến tranh thế giới từ sau chiến
tranh thế giới II. Đông Nam Á là vùng tranh chấp gay gắt ý thức hệ “Đông - Tây” vào thời
kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng của các cường quốc lớn: Hoa Kỳ,
Liên Xô (cũ), Trung Quốc và là cầu nối thương mại giữa các vùng nguyên liệu, thị trường
tiêu thụ và các khu vực công nghiệp chế tạo, chế biến lớn của thế giới: Đông Á với Nam Á,
--------------------------------------------------------- 3 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Châu Phi, Châu Âu, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguyên liệu, lao động, là thị trường lớn,
năng động của thế giới.
Với vị trí địa lý đặc biệt đó Đông Nam Á đã tiếp thu được những nền văn hóa khác
nhau, những lối sống phong tục, tập quán đa dạng. Đồng thời với đặc điểm địa thế giáp biển
và đất liền như vậy sẽ tiếp nhận được nhiều luồng di dân đến đây sinh sống hay trao đổi kinh
tế chứ không riêng gì là văn hóa.
Một đặc điểm nổi bật và không ai có thể phủ nhận đó là một khu vực có sự đa dạng,
phong phú về tôn giáo và tộc người với đời sống tinh thần rất là phong phú.
1.1.2.3. Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á có địa hình chia cắt phức tạp. Ở Đông Nam Á có sự đối lập khá rõ giữa
khu vực địa lục – bán đảo Trung Ấn – với khu vực hải đảo. Khu vực địa lục, ngoài địa hình

núi còn có những đồng bằng phù sa màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng châu thổ sông Hồng
(Việt Nam), đồng bằng sông Mêkông (Campuchia, Việt Nam), đồng bằng sông Irrawaddi,
Salusen (Myanma). So với khu vực địa lục, đồng bằng ở hải đảo thường nhỏ hẹp
Khu vực bán đảo
Gồm các quốc gia: Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và một phần
Malaysia.
Các dãy núi thường chạy theo hướng Bắc – Nam xen kẽ các con sông lớn xuất phát từ
hệ thống núi Himalaya đổ xuống Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đồng bằng thấp là các
dãy đồng bằng bồi tích ven sông, biển. Sự phân bố các dãy núi theo chiều Bắc - Nam có tác
dụng làm giảm gió tây, hình thành các savan khô như cao nguyên Korat.
Khu vực đảo và quần đảo
Bao gồm các nước Philippin, Singapore, Inđônêsia, Brunei, Đông Timor, và một phần
Malaysia.
Phần lớn diện tích khu vực là đồi núi, cao nguyên, sơn nguyên. Vị trí nằm trong “vành
đai lửa” Thái Bình Dương.
Một đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng và ẩm.
Khu vực được mệnh danh là “Châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có hai mùa tương đối
rõ rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm. Có thể nói Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao
nhất thế giới. Biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á trở thành thiên
đường của thế giới thực vật. Cũng nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi như thế mà Đông Nam
Á đã trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của lúa nước – cây lương thực số một
của nhân loại.
Đông Nam Á nằm trong 3 đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới.
--------------------------------------------------------- 4 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


- Vùng bán đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
- Vùng đảo có khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Có vũ lượng quanh năm với 2 cực đại
vào tháng 1 và tháng 6. Đây là vùng có vũ lượng trung bình cao nhất trên trái đất - hơn 3000
mm/năm. Các con sông lớn đều tập trung trên vùng bán đảo. Các con sông ở đây cũng có
tiềm năng thủy điện lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức, giao thông đường sông chỉ
thực hiện trong nội vùng, không có mạng lưới kênh đào phục vụ giao thông liên quốc gia.
Sông trên vùng đảo Đông Nam Á ngắn, dòng chảy mạnh do địa hình phức tạp, có vũ lượng
lớn nên có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện.
Chính sự đa dạng về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự đa dạng trong lối định cư của các cư
dân trong khu vực, mà mỗi vùng định cư khác nhau (vùng đồng bằng, đồi núi, ven biển) lại
có một vài nhóm người khác nhau sinh sống. Từ sự tiếp thu những văn hóa, tín ngưỡng cũng
khác nhau dần dần mỗi một nhóm người sẽ mang những đặc trưng riêng và cũng chính vì
những sự bất đồng như vậy về văn hóa, tôn giáo... cũng dẫn đến sự xung đột đối đầu nhau
ngoài sự phong phú về lối sinh hoạt. Và chính sự đa dạng về tự nhiên đã dẫn đến sự đa dạng
về xã hội.
Mặt khác, khu vực Đông Nam Á có nhiều nơi khoáng sản chưa được thăm dò, khai
thác đúng mức. Một số loại như: dầu khí, thiếc, một số quặng kim loại màu như vàng, bạc,
đồng, chì… Một tài nguyên nổi bật của cả khu vực Đông Nam Á là có diện tích rừng rất
phong phú với nhiều chủng loại cây, con quý hiếm.
Nhìn chung vùng đảo có nhiều tiềm năng khoáng sản hơn so với vùng bán đảo.
Tóm lại, điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa
Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á – nền
văn minh thực vật hay nền văn minh lúa nước.
1.1.3. Xã hội
Cư dân Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Arab.
Thành phần dân cư nông thôn vẫn chiếm số đông hơn so với cư dân thành thị. Ngành
nông nghiệp trồng lúa nước là nghề truyền thống, việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam
Á đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư dân Đông Nam Á biết đóng bè mảng và thuyền đi
từ rất sớm.
Gần đây, Đông Nam Á càng trở thành một điểm nóng bỏng của hành tinh chúng ta, khi

mà dưới con mắt của các nhà chính trị Đông Nam Á còn được nhìn nhận như là một khu vực
chiến lược cả về mặt kinh tế, chính trị, quân sự. Đông Nam Á được coi là một trong những
khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.
--------------------------------------------------------- 5 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong quá trình phát triển lịch sử Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh bên
ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay
“Hán hóa” mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp có chọn lọc chứ không phải tiếp thu tất cả
những gì xa lạ đối với họ.
1.1.4. Dân cư - dân tộc
Đông Nam Á có thành phần dân tộc phức tạp: các nước trong khu vực đều là các quốc
gia đa dân tộc. Dân tộc chính sống ở các vùng đồng bằng các dân tộc thiểu số sống ở các
vùng núi hoặc nông thôn. Vài quốc gia trong vùng có vấn đề dân tộc khá phức tạp (Myanma,
Philippin, Inđônêsia). Cộng đồng người Hoa đóng vai trò khá đặc biệt đối vơi các nước
trong khu vực. Người Hoa thường định cư ở các thành phố lớn sinh sống bằng nghề kinh
doanh hoặc sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay ở mỗi nước Đông Nam Á đều có mặt hầu như đủ các thành phần tộc người
với những ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đều quần tụ, gắn bó với nhau trong đời sống xã
hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và xây dựng một cuộc sống phồn vinh.
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung tạo nên tính thống
nhất của cư dân toàn vùng. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những
nét chung nhất về mặt văn hóa là vì cư dân Đông Nam Á có chung một nền tảng văn hóa
Nam Á lấy phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế
chính. Vì thế Đông Nam Á là một trong những nôi trồng trọt cổ của loài người.
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm

văn hóa độc đáo. Chiếc nhà sàn với quy mô khác nhau là một biểu tượng văn hóa thích hợp
với điều kiện khí hậu nóng ẩm, cả về trang phục cũng thể hiện sự đa dạng. Những điều này
chứng tỏ cư dân Đông Nam Á có một đời sống tinh thần phong phú, tính sáng tạo cao.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA
Đông Nam Á địa lục bao gồm các quốc gia sau: Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Myanma, một phần Malaysia.
Tuy có mặt hạn chế về tài nguyên khoáng sản, chịu ảnh hưởng nhiều của các cuộc
chiến tranh như Việt Nam, Lào, Campuchia nhưng với sự đa dạng các tộc người dẫn đến sự
da dạng về tín ngưỡng, tôn giáo tạo nên một đời sống tinh thần thật phong phú. Những lễ
hội, những công trình tôn giáo đã để lại một dấu ấn rất riêng cho khu vực cho Đông Nam Á
địa lục đặc biệt là các dân tộc Khơmer với nhiều lễ hội rất đặc sắc, hệ thống chùa chiền, ghi
dấu một nền văn hóa lâu đời được bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.
Con người không chỉ sống với đời sống vật chất là đủ mà quan trọng hơn là đời sống
tinh thần với sự cỡi mở, lòng hiếu khách, ham học hỏi, thích tìm hiểu cái mới… nên các
--------------------------------------------------------- 6 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dòng tín ngưỡng tôn giáo du nhập vào đều được cư dân ở đây đón nhận. Bởi vậy ngày nay
trên cùng một lãnh thổ mà cùng tồn tại đồng thời nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong các tôn giáo có tính khu vực và trên thế giới hiện diện ở Đông Nam Á nói chung
và Đông Nam Á địa lục nói riêng có lẽ, Ấn Độ giáo có mặt sớm nhất, theo bước chân của
những thương gia và những nhà truyền giáo người Ấn Độ. Trước khi Phật giáo du nhập vào
khu vực thì Ấn giáo là tôn giáo duy nhất có ảnh hưởng và chi phối đến đời sống xã hội và cư
dân trong vùng. Nhưng cùng với thời gian Ấn Độ giáo ngày một thu hẹp lại phạm vi và ảnh
hưởng của mình, để các tôn giáo khác lấn lướt. Phật giáo cũng du nhập vào các nước Đông

Nam Á địa lục khá sớm, vào những thế kỷ đầu công nguyên, theo hai đường từ phía bắc
xuống và từ phía nam lên. Tuy Phật giáo du nhập vào sớm nhưng mãi đến nhiều thế kỷ sau
đó mới xác lập được vị trí của mình trong đời sống của các dân tộc. Từ thế kỷ thứ X trở đi
Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị cũng như trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật, kiến trúc ở các dân tộc. Ở các quốc gia như Myanma, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Phật giáo dần dần thay thế những tôn giáo có trước đó và trở thành tôn giáo chính chi
phối đến đời sống mọi mặt của các dân tộc này. Ở Việt Nam, tuy Phật giáo du nhập vào khá
sớm (khoảng đầu công nguyên), nhưng ngay cả khi phát triển rực rỡ nhất cũng không phải là
quốc giáo. Từ cuối thế kỷ XV, Phật giáo mất dần vai trò chi phối và bị Hồi giáo và Thiên
Chúa giáo du nhập vào khu vực và thay thế.
Hồi giáo du nhập vào các nước trong khu vực từ thế kỷ thứ X – XI, theo bước chân của
những thương gia Ấn Độ và Ả Rập, nhưng ở giai đoạn đầu do có sự đối đầu rất quyết liệt với
những tín ngưỡng, tôn giáo có trước đó, nên ảnh hưởng của Hồi giáo là chưa đáng kể.
Thiên Chúa giáo lại du nhập trong một bối cảnh khác, khi mà sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu. Thiên Chúa
giáo có mặt ở Đông Nam Á địa lục cách đây 500 năm, mở đường và tiếp theo đó gắn liền
với công cuộc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản châu Âu.
Ngoài những tôn giáo có tính khu vực hoặc có tính thế giới du nhập từ bên ngoài vào
Đông Nam Á địa lục nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong những thời gian khác nhau,
trong khu vực lại xuất hiện những tôn giáo mà ảnh hưởng của nó chỉ giới hạn trong một khu
vực hạn hẹp, còn gọi là những tôn giáo địa phương như Cao Đài, Hòa Hảo…. Những tôn
giáo này ra đời vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, được xem như những phong
trào cứu thế (movement messianique) nhằm giải thoát những bế tắc trong cuộc sống và
hoang mang sau sự thất bại của các phong trào yêu nước.
Bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục hết sức đa dạng với những gam màu đậm
nhạt khác nhau. Ở khu vực này có thể tìm thấy hầu hết các hình thức tôn giáo từ các hình
--------------------------------------------------------- 7 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thức như tô tem giáo, ma thuật, vật linh giáo, saman giáo… đến các tôn giáo thế giới và khu
vực. Sở dĩ có tình hình này vì đây là một nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa, trong đó có
nhiều tôn giáo, dân tộc, có một cơ tầng văn hóa vững chắc, là nơi chịu ảnh hưởng sâu đậm
của hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ và trong những thế kỷ gần đây là văn minh
phương Tây.

CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á
LỤC ĐỊA
2.1. CÁC DÒNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA
Đông Nam Á như là một ngã ba đường, các dòng thiên di tộc người trong khu vực
thường “quá cảnh” qua đây. Bởi vậy bức tranh ngôn ngữ tộc người Đông Nam Á địa lục cực
kỳ phức tạp.
2.1.1. Dòng Nam Á
Cũng được gọi là hệ Môn-Khơme. Đây là lớp dân cư mang tính chất bản địa của vùng
Đông Nam Á địa lục, và đây cũng là nhóm cư dân đa dạng nhất về tổ chức xã hội, từ những
nhóm người hái lượm trong rừng thuộc giống Nêgritô đến các Vương quốc Môn hay các
nước Campuchia, Việt Nam. Dĩ nhiên đó là những ngôn ngữ có quy chế tộc người được
nhiều người sử dụng nhất.
Tiếng Việt (hay Kinh) là tiếng nói của khoảng hơn 60 triệu người Việt, của khoảng 60
vạn người Mường, rất gần gũi người Việt và của dăm nghìn người tiền Đông Dương.
Tiếng Khơme (hay Cao Miên) là tiếng của khoảng 6 triệu người Khơme ở Campuchia,
của khoảng 60 vạn người Khơme ở Nam Việt Nam và một số lượng tương tự như vậy ở Thái
Lan.
Tiếng Môn (hay Talaing) là một ngôn ngữ quốc gia ngày trước, nay chỉ còn khoảng
nữa triệu người ở Myanma và khoảng hơn trăm ngàn người ở Thái Lan sử dụng.
Dòng ngôn ngữ này phát triển mạnh qua các vùng núi ở Đông Dương: từ Ấn Độ đến
Việt Nam và từ Nam Trung Quốc tới tận vùng núi Malaisia.

Trong bộ phận phía Bắc của Đông Nam Á có tiếng Khasei có khoảng nửa triệu người
sử dụng. Các cư dân nói tiếng này hợp thành một lãnh thổ duy nhất, đứng độc lập giữa vùng
ngôn ngữ Tạng – Miến, miền Bắc Việt Nam có tiếng Mảng còn hơn 1000 người sử dụng.
Ngoài ra còn có người Palaung – wa, nhóm Khơ mú có hơn 300.000 người chủ yếu tập
trung ở Bắc Lào, người Lamét và người Zumbri.
--------------------------------------------------------- 8 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ở hai bên bờ đoạn trung lưu của dòng Mekông, dọc theo biên giới giữa Thái Lan, Lào
và Campuchia có tiếng Kui với khoảng nửa triệu người sử dụng. Sau đó dần lan sang Trung
Lào, vượt Trường Sơn đến tận Việt Nam, nhất là vùng người Cà Tu và người Vân Kiều.
Nhóm Laven- Brao nằm xa hơn về phía Nam, chủ yếu ở Champu Xắc (Lào) và
Ratanakir (Campuchia), ngoài ra còn có người Alak (ở Lào), người Tampuan (ở
Campuchia).
Ở phía Đông, ở Tây Nguyên Việt Nam có nhóm Bana – Xơ đăng. Nằm giữa nhóm
Bana – Xơ đăng là nhóm Mông – Mạ ở vùng Nam Trường Sơn.
Trước đây vài thập kỷ, người Pear hay người Samrê ở Campuchia và người Chong ở
Thái Lan còn là những người đi hái lượm hạt đậu khấu, cây hương liệu được dùng để đặt tên
cho dãy núi mà các tộc người này cư ngụ tại đó.
2.1.2. Dòng Nam Đảo
Dòng này chiếm không gian hải đảo lớn nhất thế giới chạy dài từ Đài Loan đến
Madagasca, một phía khác đến đảo Pâques.
Chỉ có một bộ phận của một trong những nhánh của họ này là có mặt ở Đông Nam Á
địa lục. Một phía là người Malaysia (hơn 3 triệu người) trong quốc gia mang tên của những
người này và quan hệ với người Malaysia phải kể đến với người Mã Lai bản địa hay Jakun
và cả người Moken tức là những người du cư trên mặt biển trong bán đảo. Phía khác, trên bờ

biển miền Trung của Việt Nam là người Chàm (90.000 người), còn khoảng 70.000 người
Chăm nữa thì sống ở Campuchia.
Với bộ phận những người tiền Đông Dương trên dãy Trường Sơn: Gia- Rai (trên
200.000), người Ra- đê (hay Anak, Ê- Đê khoảng 190.000 người), Raglai và Churu (gần
100.000 người).
2.1.3. Dòng Ka- đai
Chia làm hai nhánh Đông Nam Á địa lục, nhóm thứ hai giữ một vị trí hàng đầu trên
bình diện dân tộc học cũng như sử học đó là nhánh Thái – Choang.
Tiếng Choang gồm những nhóm ngôn ngữ dân tộc sau đây: người Choang đích thực
(gần 5 triệu người) và người Chá (112.000) mà chúng ta phải gắn thêm vào người Dioi hay
Pou - Yi (1.240.000) tất cả đều ở Nam Trung Quốc, cũng với người Nhắng hay Giấy ở Lào
và Bắc Việt Nam ( hơn 20.000 người). Ngoài ra còn có tiếng Cao – Lan (30.000 người ở việt
Nam) chiếm một vị trí riêng và ghép vào tiếng Choang.
Nhóm Thái tập hợp một mặt tiếng Thái bao gồm tiếng Tày (Thổ) ở Bắc Việt Nam
(440.000) và tiếng Nùng 270.000 ở Việt Nam và gần 3 triệu người ở Trung quốc.
--------------------------------------------------------- 9 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những người Thái đích thực sau các cuộc chinh phục của họ những người này đã đến ở
rải rác khắp Đông Nam Á: Người Ahom, người Khăm- ti ở Thượng Irrawaddi, ở Myanma
và có phần tràn qua Atxam. Về văn hóa và ngôn ngữ họ rất gần gũi với người Shan. Một số
người Thái đã lập những quốc gia cho đến nay vẫn còn tồn tại người Xiêm đích thực hay
người Thái Khlang, người Lào (1,8 triệu người ở Lào và khoảng 6 triệu người ở Đông Bắc
Thái Lan).
Những tộc người khác lập những công quốc (Mường) liên kết thành liên bang trong
những thời gian dài và hiện nay nằm trong các quốc gia độc lập: người Shan, người Khửn ở

Myanma, người Youn trong vùng Chiềng Mai ở Thái Lan và người Lự ở Trung Quốc và
Lào, người Thái Nưa ở Trung Quốc và Lào. Ngoài ra còn có người Thái Đen, Thái Đỏ, Thái
Trắng…
2.1.4. Dòng Mông- Dao
Do cuộc chiến tranh ở Lào đã làm nổi bật lên những đại diện của dòng này. Người ta
cũng gọi nhóm này bằng tên “Mèo” hoặc Mán (Dao).
Hai tộc trên kết hợp lại với nhau lập nên ở Trung Hoa cổ đại một nhóm phương ngữ
của cùng một ngôn ngữ. Người Mông có trên 300.000 người, người Dao (người Miền). Chủ
yếu ở vùng núi Việt Nam, Lào, Myanma, Thái Lan.
2.1.5. Dòng Hán - Tạng
Về mặt số lượng dòng Hán – Tạng này rất quan trọng, họ chiếm toàn bộ phía Bắc Đông
Nam Á địa lục. Dòng này được chia ra thành hai nhóm nhỏ:
- Nhóm người Hán hoặc là người Trung Quốc. Ở Đông Nam Á người Hán có mặt hầu
hết ở các thành phố. Các thành phố như Singapore, Chợ Lớn đều là những thành phố của
người Hoa. Tại Băng Cốc người Hoa chiếm phân nửa. Tại Malaysia địa lục người Hoa
chiếm phân nửa tổng số dân. Những người Pan – Thay ở Myanma và người Hò ở Thái Lan
là người Hoa Hồi giáo quê ở Việt Nam.
- Nhóm Tạng - Miến tập trung ở Thái Lan, Bắc Lào và Bắc Thái Lan là chủ yếu.

2.2. CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á LỤC
ĐỊA
2.2.1. Myanma
Dân số Myanma cho đến nay có khoảng 40 triệu người. Myanma là một quốc gia đa
dân tộc. Người Myanma là dân tộc lớn nhất Myanma, chiếm khoảng hơn 70% dân số. Mặc
dù vậy, thành phần dân tộc ở Myanma rất phức tạp.
Cho đến nay về đại thể, ta có thể chia các tộc người Myanma theo 4 hệ ngôn ngữ. Đó là
Tạng – Miến, Hán – Thái, Môn – Khơme và Maylayo – Plinésien.
--------------------------------------------------------- 10 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Các tộc người ở Myanma được phân chia theo các hệ ngôn ngữ như sau:
+ Hệ ngôn ngữ Tạng – Miến gồm các tộc người: Myanma và tiền Myanma (Proto –
Burmese), Kachin, Karen, Kaia (Kaya), Chin và Lô Lô. Trong nhóm Myanma và tiền
Myanma lại gồm các tộc người có quan hệ mật thiết là Zi, Lashi, Maru, Hôpôn, Đanu,
Taungyo, Inta, Yo (Yaw), Chaunyta, Arakan, Tavoi (Tavoe), Meague, Anaukla, Miocta
(Myaukta), Giabên (Zabein).
+ Hệ ngôn ngữ Hán – Thái gồm các tộc người: Shan, Khửn, Lự, Lào, Shan –
Tayoke (Ham Shan hóa), Shan – Bama (Miến Shan hóa), Kokaing….
+ Hệ ngôn ngữ Malayo – Polinésien gồm các tộc người: Mã Lai, Mau Ken (Xêlun).
Cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, trong buổi bình minh của loài người, đất
nước Myanma hiện nay là quê hương của chủng tộc Négro – Australoide, rồi các ngôn ngữ
khác nhau và không còn tồn tại đến ngày nay. Chủ nhân đầu tiên được biết đến ở Myanma là
những tộc người Môn – Khơme có thể có từ thời đồ đá mới.
Tiêu biểu cho ngững tộc người Môn – Khơme cổ này là những người Môn đã từng định
cư ở vùng hạ Myanma là tổ tiên của người Wa, người Palaun hiện đại đã từng cư trú ở vùng
đông bắc Myanma.
Về thời gian xuất hiện của các tộc người Tạng – Miến, tiền thân của những người
Myanma (Miến) trên lãnh thổ Myanma hiện nay còn rất phức tạp. Các tộc người này thoạt
đầu sinh sống ở vùng giữa đông bắc Tây Tạng và cao nguyên Gôbi có thể di chuyển xuống
phía nam vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên.
Trong các truyền thuyết của người Arakan còn giữ lại trong ký ức cho rằng tổ tiên của
họ đã có mặt trên lãnh thổ Myanma hiện nay vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Rất có
thể người Mô – rô, tổ tiên của người Arakan đã là chủ nhân của làn sóng đầu tiên của những
người Thiên Di này và đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên họ đã đến được vùng lãnh thổ
Myanma hiện nay. Người Mô – rô Thiên Di xuống phía nam và đã đến được vùng núi phía
tây, đi theo sông Trindwin, một chi lưu lớn nhất của sông Irrawaddi, tiếp xúc với người

Môn. Nhưng họ lại bị người Môn đẩy lên núi. Sau đó họ đi theo thung lũng dãy núi
Patkôikôi và các con sông chảy xuống phía nam nhưng chưa tới vịnh Bengan và định cư hẳn
ở đây.
Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng người Mô – rô không phải là tộc người thuộc nhóm
Myanma (Miến) đầu tiên thiên di xuống phía nam mà phải là người Tét – tổ tiên của người
Chin hiện đại. Họ cho rằng, từ đầu thế kỷ I trước Công nguyên, những người này đã đi dọc
theo sông Irrawaddi, miền ngoại vi núi lửa Paupa và đỉnh cực bắc của dãy Pêguiôma trở
thành biên giới phía nam lãnh thổ tộc người của họ. Từ đây bắt đầu quá trình định cư của
--------------------------------------------------------- 11 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

người Chin ở phía tây Myanma. Một bộ phận của người Chin (người Chin cổ hay Kuki) lại
ngược lên phía trên theo sông Tchindvin và các chi lưu của nó và định cư tại đây (từ thế kỷ I
sau Công nguyên).
Tổ tiên trực tiếp của người Myanma hiện nay lại là người Piu (Pao). Họ có mặt ở
Myanma vào cuối thế kỷ I trước Công nguyên.
Một số tộc người khác thuộc ngành Tạng – Miến như Kachin, Lixu v.v… xuất hiện trên
lãnh thổ Myanma hiện nay chỉ vào cuối thế kỷ thứ I, thậm chí thế kỷ II sau Công nguyên.
Riêng người Kachin, sự thiên di của họ còn tiếp tục đến tận thế kỷ XVII.
Người Myanma (Miến) là tộc người đông nhất, sống tập trung ở vùng châu thổ rộng
lớn phì nhiêu thuộc lưu vực các sông Irrawaddi và Xaluen. Ở các vùng này còn có nhiều tộc
người thuộc ngành Tạng – Miến. Họ phân biệt với người Myanma chính gốc. Đó là người
Inta, cư trú ở phía đông – nam hồ Inlê. Dưới thời thống trị của bọn phong kiến người San,
người Tinta bị tách biệt hẳn với người Myanma hơn ba thế kỷ. Vì vậy, ngôn ngữ của họ còn
giữ nhiều nét nguyên thủy. Lối sống cũng hơi khác hơn so với người Myanma.
Người Inta, người Mecgue và người Thaoe cũng là một nhánh của các tộc người Tạng

– Miến lại cư trú ở miền Nam, trên bán đảo Malacca. Họ vẫn còn giữ được ngôn ngữ
Myanma thời Trung cổ.

Hình 1. Vũ điệu Yein tại hội múa Nước ở Myanma. Theo Cinet tổng hợp
Một nhóm người thuộc ngữ hệ Tạng – Miến nữa là người Kaman Myanma Lêtya, sinh
sống ở vùng phía đông San Kentung. Ngôn ngữ của họ cũng cổ như ngôn ngữ của người của
người Mecgue và Thaoe. Nhưng họ đã có quan hệ gần gũi với kinh tế và cả về hôn nhân với
--------------------------------------------------------- 12 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các cư dân Oa, San, Palaung và chịu ảnh hưởng khá nhiều trong lối sống của những nhóm
người này.
- Trong các tộc người nói tiếng Tạng – Miến còn có các tộc người khác như:
Người Arakan sống ở khu vực giáp Bănglađét và Ấn Độ. Họ sống cách biệt với người
Myanma, ngược lại gần gũi với người Bănglađét hơn. Do có sự giống nhau về ngôn ngữ và
nguồn gốc tộc người nên các nhà dân tộc học không có đủ cơ sở để tách họ khỏi các tộc
người nói tiếng Tạng – Miến.
Gần gũi với người Myanma hơn cả là người Chin cư trú ở vùng núi Arakan. Do bị tách
ra và bị chia nhỏ từ lâu nên người Chin đã khác với người Myanma về phong tục, tập quán,
tôn giáo và nhiều đặc điểm khác trong sinh hoạt. Đến nay người Chin chia thành nhiều nhóm
khác nhau nói các phương ngữ riêng, người Chin theo vật linh giáo. Gần đây người Chin có
khuynh hướng di cư về phía nam vào lưu vực sông Irrawaddi và họ bắt đầu theo đạo Phật và
nhanh chóng đồng hóa với người Myanma.
Người Kachin cư trú tập trung tại vùng núi thượng lưu sông Chinđuyn và Irrawaddi.
Sau đó họ bắt đầu di cư mạnh về phía bắc bang San và các miền Bamo và Kato của người
Myanma. Người Kachin còn cư trú ở cả tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và vùng Atxam thuộc

đông bắc Ấn Độ. Người Kachin sống ở phía đông theo đạo Phật, còn người Kachin sống ở
phía tây theo vật linh giáo.
Người Karen cư trú rải rác trong vùng núi bao la dọc biên giới Thái Lan – Myanma,
kéo dài từ bắc xuống nam. Vùng cư trú của người Karen ở miền bắc chạy dọc xuống tới hồ
In-lê, còn ở miền Nam thì xuống tới eo đất Kơra. Một vùng cư trú tập trung quan trọng của
người Karen là vùng đồng bằng châu thổ Irrawaddi.
Người Karen được chia thành 3 nhóm chính: Sgai, Sgan và Pue. Phần lớn các nhà
nghiên cứu xếp ngôn ngữ Karen vào hệ ngôn ngữ Tạng – Miến. Nhưng ngôn ngữ Karen rất
gần gũi với ngôn ngữ Thái. Trong ngôn ngữ Karen còn có nhiều từ vay mượn của ngôn ngữ
Môn – Khơme. Đa số người Karen theo đạo Phật, một số ít người thuộc nhóm Sgan theo
dòng Gia-tô giáo, dòng Bap-tít.
Cũng như các tộc người Tạng – Miến, các tộc người Hán – Thái cũng có mặt trên đất
Myanma hiện nay từ rất sớm, có thể bắt đầu vào khoảng thế kỷ II thế kỷ I trước Công
nguyên. Các tộc người đầu tiên có mặt ở Myanma là người Ahom và người Kham ti. Họ
vượt qua miền bắc Myanma và đến đầu Công nguyên họ đã dến được miền đông – bắc Ấn
Độ (vùng Atsam) và định cư tại đó. Một nhóm nhỏ người Kham ti ở lại vùng tây bắc
Myanma, vùng tam giác giữa hai con sông nhánh I-mai và Ma-li ở thượng nguồn sông
Irrawaddi.
--------------------------------------------------------- 13 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cũng vào thời gian này (trước và sau Công nguyên) cùng với nhiều tộc người Thái cổ
khác thiên di từ phía Bắc xuống, người Nhi-o (tổ tiên của người Shan, một tộc người lớn
nhất của ngành Thái ở Myanma) cũng đã có mặt ở Myanma.
Đến nay, người Shan cư trú chủ yếu ở phía đông Myanma. Có thể chia người Shan ra
làm 3 nhóm:

+ Người Shan chính cống (Mo Shan).
+ Người Shan Tayoe tức người Shan có gốc Hán hay người Hán bị Shan hóa.
+ Người Shan Bama hay người Shan có gốc Myanma.
Ngay nhóm người Shan ở phía bắc, do gần gũi với người Myanma và người Chin, họ
cũng đã hòa hợp với các tộc người này và khác nhiều so với những người đồng tộc của họ ở
bang Shan. Người Shan làm nông nghiệp, nghề thủ công khá phát triển và họ theo đạo Phật.
Vùng hạ Myanma hiện nay trong thời cổ đại vốn là đất của các tộc người Môn cổ. Ban
đầu họ cư trú tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ sông Irrawaddi và Xitaun. Ngày nay họ
còn sót lại ở ở ba khu vực thuộc miền Nam Myanma là Tha-tôn, Pêgu và Tanitayi (tập trung
đông nhất ở Tanitayi).Qua quá trình lịch sử người Môn đã bị người Myanma đồng hóa.
Tàn dư của cư dân Môn – Khơme cổ ở Myanma còn có người Palaung và người Oa.
Người Palaung cư trú ở vùng núi phía đông Môgôc, thuộc các huyện phía bắc của bang
Shan. Người Oa ở vùng Oa (ở Thái Lan, người Oa sống ở phía bắc và tây – nam Chiềng Mai
và bị người Lào đồng hóa)
Các tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – Polinésien. Họ là những cư dân Mã Lai còn
sót lại như Mã Lai, Mau Ken (Xelun) phân bố ở vùng bờ biển phía nam.
Kết luận
Nhìn lại vấn đề về nguồn gốc thành phần và sự phân bố tộc người Myanma, chúng ta
thấy tuy các tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Tạng – Miến là những cư dân mới thiên di đến
nhưng họ đã là những chủ nhân từ rất lâu đời của đất nước Myanma và chiếm đa số trong
dân số Myanma (trên 70%). Về thành phần và phân bố tộc người tuy nguồn gốc thống nhất
nhưng qua quá trình phát triển phát triển lịch sử, thành phần tộc người phức tạp; phức tạp
ngay cả trong những nhóm tộc người nói tiếng Tạng – Miến. Về phân bố, sự phân bố tuy có
sự tập trung nhất là trong phạm vi người Myanma nhưng những nhóm tộc người khác kể cả
những người tiền Myanma vừa có tính chất tập trung vừa có tính chất xen lẫn nhất là ở các
vùng núi và biên cương. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
dân tộc và đất nước.

--------------------------------------------------------- 14 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.2. Thái Lan

Hình 2. Dân tộc thiểu số Tumpuon ở làng Borghkor (Thái Lan). Theo AP –
VnExpress.net
Thái Lan là một quốc gia có nhiều thành phần tộc người. Các tộc người ở Thái Lan có
quá trình phát triển lịch sử lâu dài và những đặc trưng văn hóa khá độc đáo. Đó là một nền
văn hóa vừa mang tính chất đa dạng, phong phú và có tính thống nhất, một nền văn hóa đặc
trưng tiêu biểu cho tất cả các nhóm tộc người chủ yếu ở Đông Nam Á như Thái, Môn –
Khơme, Tạng – Miến, Malayo – Polinésien….
Thành phần và số lượng các tộc người ở Thái Lan khá phức tạp. Đại thể có các dân tộc
chủ yếu sau:
- Các tộc người thuộc nhóm Thái gồm có: Thái (Xiêm), Lào, San, Lự, Phu
Thay…chiếm tỷ lệ 74% dân số cả nước.
Người Thái hay Xiêm là tộc người chủ thể ở Thái Lan cư trú tập trung ở vùng trung
tâm Thái Lan tức vùng đồng bằng châu thổ các sông lớn như Mê Nam, Mê Ping… và miền
bắc bán đảo Malacca.
Người Lào tự gọi là “Thay” hoặc “Tay” có khoảng 8 triệu cư trú tập trung ở vùng bắc
và đông bắc (thuộc 15 tỉnh thuộc cao nguyên Korạt).
Người San tự gọi là “Thay ay” (Thái lớn) có khoảng 6 vạn cư trú tập trung ở vùng biên
giới tây bắc (Thái Lan – Myanma).
Người Lự có khoảng 8 vạn người cư trú chủ yếu ở phía Tây.
--------------------------------------------------------- 15 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người Phu Thay có khoảng 12,5 vạn người cư trú ở vùng đông bắc thuộc các tỉnh
Uđon, UBon, Calaxỉn.
Cho đến nay hầu như người ta đều thống nhất là quê hương của các tộc người thuộc
nhóm Thái là vùng Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Họ là một bộ phận của nhà nước
Nam Chiếu được hình thành vào giữa thế kỷ VII. Trước đó, có thể từ đầu Công nguyên, các
tộc người thuộc nhóm Thái này đã thiên di xuống lập cư ở vùng bắc Thái Lan và bắc Lào
hiện nay cũng như vùng đông bắc bán đảo Đông Dương và xây dựng nên một số “Mường”
Thái độc lập hoặc cư trú xen kẽ với các tộc người Môn – Khơme vốn là những cư dân bản
địa ở đây. Nhưng cuộc thiên di ào ạt xuống phía nam trong đó có người Thái Lan chỉ bắt đầu
từ khi Nam Chiếu bị Mông Cổ xâm lược (thế kỷ XII).

Hình 3. Dân tộc thiểu số Lahu ở bản Kob Dong sống ở biên giới Thái Lan – Myanma.
Nguồn: />- Các tộc người thuộc nhóm Môn –Khơme: Môn – Khơme, Lava, Kui, Sẹc, Kabrao,
Kalon, Khơmú, Katin, Xêmang, Xênôi, Mrabri… chiếm gần 4% dân số.
Người Môn có khoảng 9 vạn cư trú ở vùng trung tâm và miền tây thuộc các tỉnh Hác
Lát, Pa Krêt, Ayuthia, Lốpburi, Kenchaburi và vùng ngoại vi Băng Cốc.
Người Khơme có khoảng 40 vạn cư trú tập trung ở vùng giáp giới Campuchia thuộc
các tỉnh Tr’at, Buriram, Xurin, Xixakệt….
Người Lava còn khoảng 1 vạn người cư trú ở bắc Thái Lan thuộc các tỉnh Mêxarien,
Mêkôngxôn, Chiềng Rai, Chiềng Mai, Lam Pan.
Người Kui có khoảng 40 vạn người phân bố ở các tỉnh Xurin, Xixakệt, Ubon, Rôét…
--------------------------------------------------------- 16 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Các tộc người Sẹc, Kbrao, Sộ, Khơmú, Katin… mỗi tộc người có khoảng một vài ngàn
người cư trú xen kẽ các tỉnh phía bắc và đông – bắc.
Đặc biệt các tộc người Xêmang, Xênôi, Mrabi là những tộc người nhỏ ở Thái Lan.
Người ta chỉ có thể giả thiết là họ chỉ có vài trăm người vì họ sống lang thang trong rừng,
biệt lập với các tộc người khác thuộc phạm vi các tỉnh Nan, Pri, Chiềng Rai, tây cao nguyên
Korat. Các dân tộc này có trình độ kinh tế xã hội còn rất thấp.
Các cư dân thuộc nhóm Môn – Khơme là những tộc người bản địa trên đất Thái Lan
hiện nay. Từ đầu công nguyên họ đã là chủ của nhiều quốc gia cổ đại ở vùng này như
Djaravati, Lavo, Haripunje… Một bộ phận người Môn đã hòa hợp với những cư dân nói
tiếng Thái ở phía bắc (thế kỷ thứ XIII) và là một thành phần để hình thành nhà nước Thái
trong thế kỷ XIII.
- Các tộc người thuộc nhóm Tạng – Miến và Mèo – Dao: Karen, Lahu, Lisu, Akha…
+ Người Karen có khoảng 130.000 người cư trú ở các tỉnh phía tây và bắc Thái
Lan: Mêkôngxoon, Mêcariên, Kanchannaburi, Chiềng Rai, Lampan, Pre và Lampun…
+ Người Lisu có gần 20.000 người cùng sống trong các tỉnh như trên.
+ Người Akha có khoảng 30.000 người
+ Người Mèo có khoảng 50.000 người – người Dao có khoảng 15.000 người.
Các tộc người này sống xen kẽ với các tộc người trên ở những độ cao khác nhau, ở các
tỉnh miền núi bắc và đông – bắc Thái Lan.
- Các tộc người thuộc nhóm Mã lai – Pôlinêdiêng (Malayo – Polinesien) như Mã
Lai, Mauken…chiếm gần 3% dân số cả nước cư trú tại các tỉnh phía nam (Xông Kla, Tala,
Pattani, Naratirat, Satun…) và dọc bờ phía tây bán đảo Malacca. Ngoài các tộc người thuộc
nhóm ngôn ngữ trên Thái Lan còn có một số người Hoa kiều (khoảng 5,5 triệu), chiếm
khoảng 17,5% dân số Thái Lan và giữ một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và
kinh tế ở đây.
Kết luận
Thái Lan có hầu hết các tộc người thuộc các nhóm tộc người điển hình ở Đông Nam Á
(Thái, Môn – Khơme, Tạng – Miến, Malayo – Polinesien). Trong đó nhóm Thái và các
nhóm Môn – Khơme, Mã Lai chiếm địa vị chủ yếu. Đó cũng là những thành phần tộc người

chủ yếu để hình thành quốc gia và nền văn hóa Thái Lan.
Người Thái là những cư dân mới đến lãnh thổ Thái Lan ngày nay nhưng đã thừa hưởng
được nền văn minh của người Môn – Khơme kết hợp với nền văn hóa của mình để xây dựng
nên một nền văn hóa thống nhất – văn hóa Thái Lan.
2.2.3. Lào
--------------------------------------------------------- 17 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thành phần tộc người ở Lào cũng không kém phần phức tạp, Lào lại là một quốc gia có
nhiều dạng địa hình nên sự phân bố lại càng phong phú và có nhiều điểm cần quan tâm.
Tại Lào có mặt 6 nhóm ngôn ngữ tộc người, mỗi nhóm có khu vực cư trú tương đối tập
trung, ngoài ra còn có sự phân bố xen kẽ và sự phân bố theo địa hình cao, thấp khác nhau tạo
nên một bức tranh dân tộc rất đặc trưng cho quốc gia này.
Các nhóm ngôn ngữ ở Lào gồm:
- Nhóm ngôn ngữ Lào – Thay
Trừ người Lào và người Phu Thay có mặt ở hầu khắp cả nước, còn lại các tộc khác tập
trung ở một số tỉnh ở Tây - Bắc Lào. Dù ở địa phương nào, người Lào – Thay cũng chỉ cư
trú tập trung ở vùng thấp có ruộng nước.
- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme
Đây là lớp cư dân cổ ở Lào, nhóm này có 19 tộc: Khơmú, Xảmtao, Lamệt, Xinhmun,
Phoong, Măngcoong, T’ri, Katang, Tà Ôi, Xuồi, Cơtu, Nghẹ, A lắc, Taliêng, Dru (Laven)
Nha Hớn, Brao, Ôi, Khơme.
- Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
Gồm có 4 tộc: mon, Tum, K’rih, Nguồn.
- Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
Người Mông ở Lào có đủ 5 ngành: Mông đỏ (Mông trắng), Mông Lênh (Mông Hoa),

Mông Du (Mông đen), Mông xua (Mông xanh) và Mông xia (Mông Lai).Tại Lào có nhóm
Dao: Dao đỏ và Dao lén tén (Dao áo dài). Một bộ phận Dao lén tén xuống làm ruộng nước
cạnh suối được gọi là Lào huội (huội trong tiếng Lào nghĩa là suối).
- Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến
Nhóm này ở Lào có 6 tộc: Kọ, Phu nọi, La hủ, Si la, Lô lô, và Hà nhì. Nhóm này ở Lào
có 6 tộc: Kọ, Phu Nọi, La Hủ, Si La, Sô Lô, và Hà Nhì. Về mặt văn hóa các nhóm này rất
gần gũi nhau và đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán. Có bộ phận rất nhỏ trong nhóm này đã
định cư làm ruộng nước và theo đạo Phật, nhưng hầu hết phần còn lại chưa thể vượt khỏi địa
bàn cư trú truyền thống của mình trên các sườn núi cao hay các cánh rừng sâu thuộc khu vực
Tây – Bắc. Họ cũng là những cư dân thành thạo nghề trồng cây thuốc phiện.
- Nhóm nói tiếng Hán
Nhóm này ở Lào có khoảng 6000 người, chủ yếu là người Hồ. Ngoài một bộ phận sống
tải rác ở Luổng Phabang, Bokẹo, Hủa Phăn…., họ định cư tập trung tại một số xã của Phông
Xa lỳ.

--------------------------------------------------------- 18 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhìn chung do đặc điểm của các điều kiện địa lý tự nhiên, cả nước Lào cũng như từng
khu vực nhỏ đều được phân thành ba vùng với địa hình cao, thấp khác nhau. Mỗi vùng như
vậy thường là địa bàn cư trú của một nhóm tộc người.
Các cư dân Lào – Thay thường phân bố ở vùng thấp. Trong tiếng Lào lùm có nghĩa là
thấp. Khu vực này là các đồng bằng ở vùng trung lưu sông Mê Kông và một số đồng bằng
dọc các con sông nhỏ Xê Coong, Xê Ka Nán.
Khu vực cư dân của khối này thường được thiết lập dọc theo ven bờ của các dòng sông.
Một số khác được thiết lập ở các vùng thi trấn, thị xã, thủ đô và dọc các trục giao thông quan

trọng. Với vị trí vùng thấp họ dễ dàng thâm canh lúa nước và buôn bán… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho cư dân Lào – Thay phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nâng họ lên địa vị chi
phối đời sống chính trị xã hội của nước Lào.
Các cư dân Môn – Khơme phân bố ở vùng sườn núi tiếng Lào gọi là Thơng, có nghĩa là
trên bao gồm phần sườn núi và các cao nguyên rộng lớn. Họ sinh sống chính bằng nghề
trồng rẫy, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Các cư dân nói tiếng tibeto - berman cư trú ở vùng rẻo cao. Cao trong tiếng Lào gọi là
Xúng. Xúng là những khu vực núi rừng hiểm trở ở Lào, có độ cao trên 1500m. Do bị dồn ép
ở phương Bắc, các cư dân Mông – Dao, Tạng – Miến thiên di vào Lào muộn nên họ buộc
phải chọn vùng núi cao, đất đai cằn cõi này làm nơi cư trú, tại đây cư dân rất thưa thớt họ chỉ
có thể làm rẫy, trồng ngô và đặc biệt là trồng cây thuốc phiện do đặc điểm của môi trường
sinh thái.
2.2.4. Malaysia
Các cư dân nhập cư
Người Hoa và người Ấn là hai nhóm di trú lớn ở Malaysia đều đến vùng Malaysia bán
đảo, có cả ở Borneo từ thời tiền sử. Tuy nhiên, đến thế kỷ XX người Hoa và người Ấn mới
đến cư trú đông đúc.
Cộng đồng người Baba – con cháu của người Hoa tập trung ở Malacca, những nhóm
nhỏ khác ở rải rác ở Pênang và Singapore.
Người Ấn chiếm đa số dân ở các đồn điền cao su, thì người Hoa có mặt ở các mỏ thiếc.
Khác với người Ấn do người Anh đưa sang, người Hoa được người Anh khuyến khích, tự di
cư tới và họ không có xu hướng truyền giáo như người Ấn.
Các cư dân bản địa ở Malaysia
Những người bản địa cư trú ở bán đảo Malaysia thường chia thành hai nhóm: Thổ dân
và người Mã Lai.
- Thổ dân
--------------------------------------------------------- 19 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thổ dân chia thành 3 nhóm: người Nêgritô, người Xakui hoặc Xêcôi, và người Giacun.
Nhóm Nêgritô thư nhất ở Kêđa và Pêrắc gọi là Xêmang, ở Kélentan gọi là Pangan, sinh
sống ở các vùng phía bắc thuộc 3 bang bán đảo, họ sống du cư rài đây mai đó.
Người Xakai, còn gọi là người Xênoi, xuất hiện phần lớn ở miền Trung Malaysia bán
đảo.
Nhóm thứ ba, tức người Giacun sinh sống ở vùng phía Nam bán đảo Mã Lai, sinh sống
trong rừng và dọc bờ biển.
- Người Mã Lai
Người Mã Lai, hoặc “Mã Lai đích thực” còn gọi là Đơtrô – Malai (Deutro – Malaya),
thường được coi là di cư từ Vân Nam tới những năm 2500 đến 1500 trước Công nguyên.
Làn sóng di cư đầu tiên có cả người Giacun. Một số di cư theo đường bộ tiến xuống phía
Nam bán đảo, còn một số người khác vượt qua vịnh Xiêm bằng thuyền tre nứa.
- Dân bản địa ở Xaba và Xaraoắc
Những cư dân đầu tiên này sinh sống dọc bờ biển và cửa sông. Sau đó những người di
trú khác tràn đến, nhóm cư dân đầu tiên rút vào trong nội địa. Người Pênan (hay Punan) và
Murut ở Xaraoắc người Duxu ở Xaba và các bộ lạc nhỏ khác phần lớn xuất hiện trong nội
địa.
Thổ dân Xaba có thể chia thành người Mêlayu và người Idian cư trú sâu trong vùng núi
nội địa. Người Bajau hay Xama thường sinh sống dọc bờ biển.
Thổ dân Xaraoắc có địa bàn cư trú khác nhau: người dân sống ở vùng ven biển thường
là người Mã Lai và người Mêlanan; người Iban và người Bêđau sống ở đồng bằng; Kayan,
Kênyu và các nhóm thổ dân khác sinh sống ở vùng cao.
2.2.5.Việt Nam
Theo quan điểm chính thống hiện tại ở Việt Nam có 54 đơn vị tộc người, thuộc nhiều
nhóm ngôn ngữ trong ba ngữ hệ chính: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ HánTạng phân bố rộng khắp.
Ngữ hệ Nam Á:
- Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt.

- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme: Khơme, Bana, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M’nông,
Xtiêng, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Co, Gié, Triêng, Xinh Mun, Chơ Ro,
Mảng, Kháng, Rơ Năm, Ơ Đu, Brâu.
- Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan – Sán Chỉ), Giáy,
Lào, Lự, Bố Y.
- Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao: Mông (Mèo), Dao, Pà Thẻn
--------------------------------------------------------- 20 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Nhóm ngôn ngữ hỗn hợp: La Chi, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
Ngữ hệ Nam Đảo (nhóm ngôn ngữ Malayo – Pôlinêdi): Gia Rai, Êđê, Chăm (Chàm),
Ra Glai, Chu Ru.
Ngữ hệ Hán Tạng:
- Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa (Hán), Sán Dìu, Ngái.
- Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền trung, cho tới đồng bằng sông
Cửu Long bức tranh tộc người đơn giản. Tại đó chỉ có người Việt, người Chàm, người
Khơme Nam Bộ là chính, thì ở vùng miền núi, cấu trúc và sự phân bố tộc người phức tạp
hơn nhiều.Theo các nhà dân tộc học thường phân người Khơme ra làm hai bộ phận: người
Khơme đồng bằng bộ phận chính ở Campuchia, một bộ phận là người Khơme Nam Bộ ở
Việt Nam; bộ phận thứ hai là các cư dân Môn – Khơme ở miền núi.
Sự phân bố của các tộc người theo cách phân loại ngôn ngữ
- Các cư dân nói ngôn ngữ Malayô - Polinêdi
Nhóm ngôn ngữ Malayô Pôlinêdi được xếp thành 5 tộc người: Gia Rai, Êđê, Chàm, Ra
Glai, Chu Ru. Trừ người Chàm tập trung ở dọc bờ biển miền Trung tại Ninh Thuận, Bình
Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn

lại các tộc khác đều cư trú ở Tây Nguyên.
Gia Rai là một trong ba tộc người có số lượng lớn nhất ở Tây Nguyên. Địa bàn cư trú
của người Gia Rai tập trung thành một vành đai dài theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, từ
phía Tây thị xã Kon Tum xuống Chư Pả, Chư Prông vắt qua Ya Yunpa, và hết phần cao
nguyên đất đỏ Plây Cu màu mỡ, ở Bắc Đắc Lắc, tây Phú Khánh và một số ở Đông – Bắc
Campuchia. Người Ê Đê sinh sống ở Buôn Ma Thuột (nay là Đắc lắc), Phú yên, Khánh Hòa,
và một số ở phía Nam của tỉnh Gia Lai.
Một trong những tộc người nói ngôn ngữ Malayô – Pôlinêdi, sống gần gũi và chịu ảnh
hưởng sâu sắc văn hóa Chăm đó là người Ra Glai, nhóm người này sinh sống ở vùng núi
chia cắt Tây Nguyên với vùng ven biển miền Trung tại phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận, ngoài ra họ còn có mặt ở các tỉnh Lâm Đồng và vùng giáp giới
Khánh Hòa. Người Chơ Ru tập trung cư trú ở các xã Đơn và xã Loan thuộc huyện Đơn
Dương (Lâm Đồng).
- Các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme
Tại Việt Nam phân nhóm này thành 3 nhóm lớn theo vùng cư trú: nhóm ở Tây Nguyên,
nhóm ở vùng Trường Sơn và nhóm ở miền núi phía bắc.
--------------------------------------------------------- 21 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Nhóm ở Tây Nguyên chia thành hai nhóm nhỏ. Nhóm Môn – Khơme phía bắc gồm
Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng… , và nhóm Môn – Khơme phía nam gồm M’nông, Xtiêng, Cơ
Ho, Mạ, Cho Ro…
+ Nhóm Môn – Khơme Trường Sơn gồm: H’rê, Bru, Vân Kiều, Cơ Tu… phân bố từ
phía bắc dãy Ngọc Linh đến Bình - Trị - Thiên.
+ Ở vùng núi Tây – Bắc các cư dân Môn – Khơme gồm có: Kháng – La Ha, Xinh
Mun, Màng và Khơ Mú, ngoài ra họ còn cư trú ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Các tộc người

nói ngôn ngữ Nam Á (Môn – Khơme) và các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malayô –
Pôlinêdi) là các cư dân gốc gác lâu đời ở Đông Nam Á, được các nhà nghiên cứu gọi là các
cư dân tiền Đông Dương (Proto – Indochina).
- Các cư dân nói ngôn ngữ Tày – Thái.

Hình 4. Dân tộc Thái ở Việt Nam. File:///D:dataaimages\orginal
Người Tày phân bố ở các tỉnh giáp giới Trung Quốc ở phía Bắc: Cao bằng, Lạng Sơn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh… Còn người Thái phân
bố ở các tỉnh phía Tây: Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An.
Đa số các cư dân Tày – Thái hiện đang cư trú ở miền núi Việt Nam.
- Các cư dân nói ngôn ngữ Mông – Dao và Các cư dân nói ngôn ngữ Tạng – Miến
Cũng đa phần cư trú ở vùng rừng núi cao ở phía Bắc, Tây Bắc Việt Nam trồng ngô và
thuốc phiện.
Ngoài ra ở Việt Nam còn có Tộc người Hoa

--------------------------------------------------------- 22 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trên thực tế rất khó phân biệt Hoa kiều và người Hoa. Ở Việt Nam chỉ có hai tộc người
nói tiếng Hoa (Hán): nguời Sán Diu và người Ngái.
Người Sán Diu tuy nói tiếng Hoa, nhưng họ sinh hoạt theo tập quán văn hóa riêng và
có ý thức dân tộc rõ rệt. Người Sán Dìu sống chủ yếu ở vùng trung du miền núi Bắc Việt
Nam làm ruộng và khai thác mỏ.
2.2.6. Campuchia
Dân số Campuchia ước tính trên 8 triệu người (năm 1997). Người Khơme là cư dân đa

số, chiếm 88,9%. Các tộc ít người ở Campuchia gồm: Kui, M’nông, Brao, Xtiêng…(nhóm
ngôn ngữ Môn – Khơme – xem thêm bảng 1) họ sinh sống ở miền Đông – Bắc của đất nước,
một số cư dân nói tiếng Thái, và tiếng Nam Đảo. Người Hoa và người Việt được coi như các
ngoại kiều.

Bảng 1. Phần trăm tộc người so với tổng số dân cư ở Campuchia (+)
Tộc người
Nhóm Môn – Khơme

Chiếm % so với tổng số dân cư
88,9

Khơme

87,5

Khơme núi

1,4

Kui

0,8

M’nông và Brao

0,4

Xtiêng


0,2

Nhóm Nam Đảo

2,3

Chàm

1,8

Chàm núi

0,3

Ê - đê

0,2

--------------------------------------------------------- 23 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Gia – rai

0,1

Mã lai


0,2

Nhóm Thái

0,5

Lào

0,4

Xiêm

0,1

Người Việt

3,5

Người Hoa

4,6

Các nhóm khác

0,2

(+) Nguồn: S.I Bruc, cư dân thế giới tra cứu dân số tộc người, Nhà xuất bản khoa học,
mockva, 1981.
Vài nét về người Khơme

Người Khơme hiện đại là sản phẩm của bao thế kỷ pha trộn văn hóa và chủng tộc phức
tạp. Vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, người Khơme từ hướng Tây – Bắc đã chuyển
dịch xuống vùng Campuchia hiện nay đẩy lùi dần các cư dân đã có mặt trước đó và chiếm
lĩnh vùng đồng bằng châu thổ. Vào đầu Công nguyên người Khơme tiếp xúc trực tiếp với
các cư dân bản địa thuộc dòng Inđônêsian và đẩy lùi họ lên vùng núi cao dần.
Tiếng Khơme là ngôn ngữ phổ biến nhất trong việc giao tiếp hàng ngày ở
Campuchia.Tiếng Khơme đã từng phân bố ở cả một vùng rộng lớn bao gồm toàn bộ sông
Mekong.
Nhiều nhóm dân tộc thiểu số như người Pear, người Cui ở vùng Puốc xát, người
Xtiêng, người Pnông v.v… sống ở vùng đông – bắc hiện nói các phương ngôn của tiếng
Khơme.
--------------------------------------------------------- 24 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á địa lục và các hệ quả địa chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các tộc thiểu số ở Campuchia nói chung thường nói hai thứ tiếng: tiếng Campuchia và
tiếng mẹ đẻ của họ. Tại đây nhiều thứ tiếng như Trung Quốc, tiếng Việt, tiếng Chàm, tiếng
Pháp, tiếng Thái, và tiếng các dân tộc thiểu số vẫn được sử dụng trong từng vùng ở mức độ
khác nhau.
Các nhóm tộc người có nguồn gốc bản địa ở Campuchia
Người Êđê, người Giarai nói các phương ngữ của tiếng Chăm còn người Xtiêng, người
Samrê, người Saoh và người Pơ nói các phương ngữ của tiếng Khơme. Xóm làng cư trú thưa
thớt, mỗi một tập hợp cư dân thường bao gồm vài ba ngôi nhà sàn ẩn hiện trong rừng xanh.
Nhìn chung các bộ lạc dân tộc ít người cư trú ở vùng Đông Bắc, các nhóm cư trú xen
kẽ với người Khơme (Kui, Chămpa, Anrắc, Por, Cao…).
Người Êđê cư trú tại Stungtreng. Tiếng Êđê là một loại tiếng địa phương của người
Chăm, còn người Giarai ở Campuchia có khoảng 10.000 người, cư trú ở phía đông tỉnh

Stungtreng, kéo dài đến biên giới Campuchia – Lào.
Người Xtiêng có một số cư trú ở phía Nam tỉnh Crachê. Họ nói một thứ tiếng địa
phương của ngôn ngữ Môn – Khơme.
Người Kui sống ở vùng núi Đăngrếch và thượng lưu sông stungtreng phía bắc Kông –
pong Thom, chiếm vị trí đặc biệt trong các bộ tộc thiểu số. Mặc dù đạo Phật được phổ biến
trong môi trường của họ, đa số người Kui vẫn tiếp tục lối sùng bái theo kiểu Bàlamôn.
Người Pơ (Pear) họ cư trú dọc theo các sườn núi phía bắc của dãy Căngđan, ngoài ra
họ còn phân bố rải rác trong vùng Kông – pong Thom, xen kẽ với các bộ tộc Kui thuộc dãy
Đăng rếch, và với người Khơme đồng bằng. Ngày nay với số lượng ít ỏi và trình độ phát
triển thấp kém họ đang nhanh chóng hòa đồng vào trong các dân tộc khác.
Ở Đông – Bắc Campuchia, từ khu vực sông Mekong, ngoài các nhóm trên cư trú thì nơi
đây còn là địa bàn cư trú của một xóm dân tộc Khơme thượng du khác. Về mặt ngôn ngữ
tiếng nói của họ gần với tiếng nói của các nhóm trên. Họ là những người Phnôngga hay
Mnông, những người này lại chia thành các bộ tộc:Rôhông, Piét v.v…Mãi đến tận những
năm 30 của thế kỷ XX họ vẫn sống rất biệt lập. Những bộ tộc sống ở miền Bắc tỉnh
Ratanakiri gần biên giới với Lào, như các nhóm tộc Tambuôn, Cravét, Brao, không thuộc
nhóm Phnông.
Các nhóm dân tộc không có nguồn gốc bản địa ở Campuchia
Ngoài những cư dân cơ bản của đất nước nói các thư tiếng gần gũi với tiếng Môn –
Khơme, ở Campuchia có không ít các dân tộc khác ngoài các dân tộc có nguồn gốc bản địa,
mà quê hương của họ chủ yếu ở những nước gần kề với Campuchia.
Người Chăm Mã Lai
--------------------------------------------------------- 25 --------------------------------------------------------GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


×