Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP MẶNVÀ PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH tại HUYỆN DUYÊN hải TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM NHẬP
MẶN VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH
NGHI CẤP ĐỘ HỘ GIA ĐÌNH TẠI
HUYỆN DUYÊN HẢI - TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. VÕ THÀNH DANH

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NHƯ QUỲNH
Mã số SV: 4084263
Lớp: Kinh tế học khoá 34

Cần Thơ – 05/2012


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chính sách luôn được các quốc gia
trên thế giới theo đuổi. Với chính sách này các quốc gia sẽ gia tăng thu nhập, cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giúp mở rộng quy mô nền kinh tế,
nâng cao vị thế quốc gia trên trường thế giới ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, văn hoá , xã hội,...Tuy nhiên để đạt được sự tăng trưởng mang tính chất


bền vững thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều trải qua giai đoạn tăng trưởng
không bền vững. Trong giai đoạn này chỉ tiêu gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế
luôn được các nước chú trọng. Đi cùng với sự tăng trưởng thì vấn đề công nghiệp
hoá nền kinh tế đã dẫn đến hàng loạt những hậu quả tiêu cực về môi trường đối
với các quốc gia và kể cả những quốc gia nằm ngoài vòng quay của sự tăng
trưởng này. Bên cạnh đó những tác động của con người vào tự nhiên mang tính
chất phi công nghiệp thì đa phần là những tác động mang tính tiêu cực.
Hậu quả mà các quốc gia trên thế giới hiện nay phải đối mặt từ những tác
động tiêu cực vào tự nhiên trong quá khứ và hiện tại là sự biến đổi khí hậu và
hiện tượng nước biển dâng, với biểu hiện là biên độ dao động của nhiệt độ gia
tăng, hạn hán, lũ lụt và các cơn bão xảy ra thường xuyên và với mức độ nghiêm
trọng. Đặc biệt, khi nhiệt độ Trái Đất gia tăng từ việc gia tăng lượng khí thải nhà
kính (hậu quả của sự tăng trưởng công nghiệp) đã làm mức độ băng tan ngày
càng nhanh, dẫn đến hiện tượng nước biển dâng. Với hiện tượng này, thì diện tích
đất của thế giới sẽ dần bị thu hẹp và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của con người.
Theo dự báo của Uỷ Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC,
2007) thì hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng được khẳng định là nguy
cơ lớn nhất mà con người phải đối diện trong thế kỷ XXI. Xu hướng gia tăng các
hệ quả tiêu cực của biến đổi khí hậu trong đó bao gồm nước biển dâng là không
thể đảo ngược. Việt Nam với khoảng 3.260km đường bờ biển chạy dài suốt từ
Bắc vào Nam, cùng với khoảng 50% dân số cả nước đều là các vùng đất thấp thì
nước ta được đánh giá là một trong năm quốc gia chịu tác động tiêu cực do nước
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

1

SVTH: Trần Như Quỳnh



Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

biển dâng gây ra do biến đổi khí hậu. Đồng thời theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới (2007), nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị
ảnh hưởng, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có
khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên đến 25%.
Từ những dự báo này có thể thấy hậu quả của biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng đối với nước ta là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu
xoá đói giảm nghèo trong khi nước ta hiện nay vẫn còn khó khăn. Đứng trước
thực trạng này thì nước ta không thể né tránh được mà phải thích ứng với mực
nước biển dâng.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng chịu tác động
của biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhất. Với kết cấu địa hình sông ngòi dày đặc đan
xen với đồng bằng thì đây được xem là vùng đất màu mỡ của cả nước để phát
triển các lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên theo đánh giá
thì đây cũng là những ngành chịu tác động lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng. Đứng trước thực tế này, việc thích nghi với biến đổi khí hậu
để giảm thiểu những ảnh hưởng ngày càng trở nên cấp thiết.
Trà Vinh là một trong các tỉnh nằm ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu
Long, nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất về ngập và xâm nhập mặn dưới tác động
của BĐKH-MNBD, để phát triển bền vững thì việc giảm thiểu hiện tượng ngập
và xâm nhập mặn đối với Tỉnh ngày càng quan trọng không những đối với các cơ
quan ban ngành và cả người dân trên địa bàn. Với Trà Vinh nói chung và huyện
Duyên Hải nói riêng, là huyện có khả năng bị xâm nhập mặn hoàn toàn vào mùa
khô, nên việc phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp của khu vực ngày càng
trở nên khó khăn (Trần Thanh Bé, 2007).
Nhận thấy được sự cấp thiết này nên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình là “Đánh giá thực trạng mực nước biển dâng và phân tích khả năng

thích nghi ở cấp độ hộ gia đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh” để tìm ra
những giải pháp góp phần giúp khu vực này giảm thiểu những ảnh hưởng cực
đoan của thiên nhiên tạo nên sự phát triển ổn định của Tỉnh.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

2

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng của hiện tượng mực
xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi dựa vào hộ gia đình các vùng
ven biển thuộc huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên đề tài có các mục tiêu cụ thể như
sau:
- Đánh giá diễn biến xâm nhập mặn tại các vùng ven biển thuộc huyện
Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích mức độ tổn thương cấp hộ gia đình do triều cường và xâm
nhập mặn gây ra.
- Phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình đối với hiện tượng
MNBD (triều cường, xâm nhập mặn).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương và khả năng
thích nghi cấp độ hộ gia đình.

- Lựa chọn và đề xuất các phương án thích nghi cấp độ hộ gia đình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Dựa vào những mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
- Thực trạng của hiện tượng xâm nhập mặn trên địa bàn huyện như thế nào?
Tác động ra sao ?
- Thực trạng ứng phó của hộ gia đình để thích nghi với hiện tượng xâm nhập
mặn như thế nào ?
- Việc triển khai các biện pháp thích nghi với hiện tượng xâm nhập mặn còn
gặp những khó khăn gì ?
- Đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp
thích nghi với hiện tượng xâm nhập mặn ?
- Giải pháp nào để nâng cao khả năng thích nghi với hiện tượng xâm nhập
mặn cho hộ gia đình để mang lại hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
vững của địa phương ?

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

3

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn các hộ gia đình

tại địa bàn huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh từ tháng 03/2011 đến 04/2011.
Thời gian thực hiện đề tài này là 3 tháng (từ 02/2011 đến 04/2011).
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những biện pháp ứng phó của hộ
gia đình để thích nghi với hiện tượng MNBD trên địa bàn huyện Duyên Hải của
tỉnh Trà Vinh từ đó tìm ra biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông
nghiệp của vùng.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài đánh giá tình trạng BĐKH - MNBD và phân tích khả năng
thích nghi của cộng đồng tại một số nơi chịu ảnh hưởng của hiện tượng này. Do
không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu liên quan này nên tác giả chỉ lược khảo
một vài nghiên cứu tiêu biểu để làm cơ sở:
Nước ngoài
Wall và Marzall (2006) tiến hành nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp
độ cộng đồng ở nông thôn Canada. Các tác giả sử dụng các biến số và chỉ số tập
trung vào tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và khả năng thích nghi của cộng
đồng. Một nhóm chỉ số phản ánh tình trạng xã hội, con người, định chế, nguồn
lực kinh tế và tài nguyên được đưa vào mô hình nghiên cứu liên hệ với hiện
tượng BĐKH và sự thích nghi của cộng đồng.
Swanson và ctv (2007) đã phát triển một “Phương pháp nghiên cứu khả
năng thích nghi đối với tác động của BĐKH ở các khu vực bị tổn thương ở nông
thôn Canada”. Nghiên cứu đã phát triển các chỉ số dựa trên hệ thống thông tin địa
lý - GIS về khả năng thích nghi của cộng đồng sống bằng nông nghiệp. Nghiên
cứu sử dụng 20 chỉ số về khả năng thích nghi. Các chỉ số này được chia thành sáu
nhóm là nguồn lực kinh tế (economic resources), kỹ thuật (technology), thông tin
kỹ năng (information & skills), cơ sở hạ tầng (infrastructure), định chế
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

4


SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

(institutions), và công bằng (equity). Ngoài ra, phân tích không gian (spatial
analysis) các chỉ số khả năng thích nghi và các định thức của nó cho 53 địa bàn
nghiên cứu đã cho thấy khả năng thích nghi của hộ gia đình và cộng đồng đối với
tác động của BĐKH tạo ra.
Ivey và ctv (2004) đã phát triển “Mô hình nghiên cứu về xây dựng khả
năng cho cộng đồng để đối phó với vấn đề thiếu hụt nguồn nước do tác động của
BĐKH tại vùng Ontario, Canada”. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra các tiêu
chuẩn trong mô hình nghiên cứu của mình để giải thích những vấn đề liên quan
đến quản trị cấp độ địa phương và cộng đồng liên quan đến các yếu tố thể chế,
chính sách, các đặc tính địa phương và cộng đồng, hành động theo nhóm, và
nguồn lực kinh tế, tài nguyên và tài chính, nhân lực, thông tin, và yếu tố kỹ thuật.
Ngoài ra, phân tích tình huống (case analysis) cũng minh hoạ các yếu tố này đóng
vai trò như thế nào trong các kinh nghiệm thích nghi thực tế, bao gồm sự phối
hợp giữa các tác nhân quản lý nước và sử dụng nước, vai trò và trách nhiệm giữa
các chủ thể này, sự hợp nhất giữa quản lý nước và quy hoạch sử dụng đất, sự
tham gia của các chủ thể ở cấp độ hộ gia đình, cộng đồng, và địa phương. Nghiên
cứu này cũng tiến hành phân tích độ nhạy đối với khả năng thiếu hụt nước thông
qua các biến thời gian và không gian.
Một nghiên cứu so sánh liên quốc gia của EEPSEA tiến hành trong năm
2009 tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, và Việt Nam, v.v. đã
sử dụng về nguyên tắc khung nghiên cứu này để phân tích “Khả năng thích nghi
cấp độ hộ gia đình và cấp độ cộng đồng đối với tác động của BĐKH như lũ lụt và
bão tố”. Phần tiếp theo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu

so sánh này.
Shen và ctv (2009) tiến hành nghiên cứu “Đánh giá mức độ ảnh hưởng và
phương thức thích nghi đối với bão lớn Sao Mai năm 2007 tại tỉnh Chiết Giang,
Trung Quốc”. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận dạng những phương án thích nghi
được chọn, không được chọn và lý do của những lựa chọn đó, nhận dạng những
hành động cộng đồng và định chế, chính sách liên quan đến khả năng thích nghi,
và nhận dạng những nhu cầu cấp thiết của cộng đồng để đối phó với hiện tượng
BĐKH. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phỏng
vấn điều tra KII 25 chính quyền cấp xã, 29 cuộc thảo luận nhóm FGD với 145
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

5

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

người tham gia, và phỏng vấn 11 tổ chức cấp độ cộng đồng. Cấu trúc của các câu
hỏi phỏng vấn là các loại câu hỏi đóng, bán mở, và mở. Trong các cuộc thảo luận
nhóm FGD, cách tiếp cận trước-trong-sau (Before-During-After approach) được
sử dụng để thu thập các thông tin về lựa chọn thích nghi cấp độ cộng đồng. Kết
quả của nghiên cứu này là một bản báo cáo đánh giá tình trạng tổn thương cấp độ
gia đình và cấp độ cộng đồng do cơn bão “Sao Mai” gây ra, đánh giá khả năng
thích nghi của chính quyền địa phương và cộng đồng, phân tích ứng xử thích
nghi của chính quyền địa phương và cộng đồng, và nhận dạng các nhu cầu và sự
chuẩn bị cho hành động thích nghi trong tương lai.
Armi và ctv (2009) sử dụng cùng cách tiếp cận phân tích trên để nghiên
cứu “Sự ứng xử thích nghi cấp độ cộng đồng đối với cơn lụt lớn năm 2007 tại thủ

đô Jakarta của Indonesia”. Trong nội dung nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp
độ chính quyền địa phương và cấp độ cộng đồng, các tác giả tiến hành đánh giá
các yếu tố định chế và thể chế, đánh giá rủi ro, sự điều hành và hệ thống cảnh báo
thiên tai, các yếu tố về kiến thức, giáo dục và thông tin, các kỹ thuật thích nghi,
nguồn lực kinh tế, định chế và mạng lưới, kiến thức và kỹ năng, cơ sở hạ tầng và
các chiến lược thích nghi cấp độ chính quyền và cộng đồng. Về phương diện ứng
dụng chính sách, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những cách thức thích nghi phù
hợp với địa bàn nghiên cứu.
Trong nước
Tuấn và ctv (2009) đã sử dụng cùng cách tiếp cận và khung nghiên cứu
của EEPSEA ở trên để nghiên cứu về “Khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng và
chính quyền địa phương đối với thiên tai như bão và lũ ở Miền Trung Việt Nam”.
Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thảo luận nhóm
FGD và phỏng vấn KII để đánh giá khả năng thích nghi trước-trong-sau thiên tai
bão và lũ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều cách thích nghi được áp
dụng bởi chính quyền địa phương và cộng đồng để đối phó với hiện tượng bão lũ
trong đó trung tâm kiểm soát bão lũ đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế
hoạch và chuẩn bị đối phó giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai. Cộng đồng là
nhân tố chính trong quá trình chuẩn bị đối phó và thích nghi với bão lũ. Ngoài ra,
việc thiếu hụt ngân sách, chuyên môn sâu, và phương tiện, thiết bị là những trở
ngại chính cho quá trình thích nghi của cộng đồng. Có sự phối hợp tốt giữa chính
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

6

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh


quyền địa phương và các tổ chức xã hội với cộng đồng trong việc đối phó với
thiên tai xảy ra. Để đối phó và thích nghi, nhiều biện pháp thích nghi đã được sử
dụng trước, trong, và sau bão lũ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2009) với tựa đề
“Đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích nghi với xâm nhập mặn tại vùng
duyên hải tỉnh Trà Vinh, Việt Nam”. Với cách thức thu thập số liệu trực tiếp từ
thảo luận nhóm FGD và phỏng vấn KI các bên có liên quan ở cấp độ tỉnh, huyện,
xã và nông hộ tác giả đã chia vùng nghiên cứu thành ba vùng nhỏ: vùng 1 - nước
ngọt quanh năm, vùng 2 - một phần ba nước ngọt, hai phần ba nước lợ vào mùa
khô, vùng 3 - nước lợ vào mùa khô. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các chỉ số dân
tộc, giáo dục, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng, diện tích
đất, nguồn thu nhập, số người phụ thuộc, mối quan hệ xã hội để đánh giá mức độ
tổn thương. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động nông
nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm của nguồn nước như xâm nhập mặn, thiếu
nước ngọt và ảnh hưởng của triều cường đặc biệt là trong mùa khô. Tác giả cũng
giới thiệu nhiều biện pháp thích nghi được chính phủ và người dân thực hiện như:
xây dựng đê bao, thay đổi lịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, lưu trữ
nước và khai thác mạch nước ngầm, di cư để tìm công việc mới. Ngoài ra, nghiên
cứu còn cho thấy có sự mâu thuẫn của việc xây đê bao ngăn mặn. Việc xây đê
bao thì có lợi cho người trồng lúa nhưng ảnh hưởng đến lợi ích của những người
nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Theo nghiên cứu của Lê Mạnh Hùng, Tô Quang Toản - Viện KHTL Việt
Nam, (2011), với có tựa đề “Giải pháp thủy lợi phục vụ chương trình phát triển
lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu” đã
khái quát lên bức tranh BĐKH tác động mạnh mẽ đến ĐBSCL từ đó đưa ra một
số giải pháp thủy lợi nhằm chủ động thích ứng với biến BĐKH - MNBD, đảm
bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh lương thực cho ĐBSCL. Bài nghiên cứu đã
sử dụng bộ công cụ DSF (Công cụ hỗ trợ ra quyết định), được thống nhất sử dụng
bởi các nước tham gia Hiệp định MêKông, cho các số liệu đầu vào và sử dụng

mô hình MIKE11 của Đan Mạch, một trong những phần mềm được đánh giá là
chất lượng và hiệu quả nhất hiện nay, đã được chứng minh qua những ứng dụng
trong nước thời gian gần đây để trình bày một số kết quả tính toán dự báo về
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

7

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

ngập, về xâm nhập mặn ứng với kịch bản mực nước biển không đổi, dâng thêm
0,5 m và 1,0 m so với hiện nay. Trên cơ sở sơ đồ mạng lưới tính toán thủy lực và
kết quả kiểm định phê chuẩn mô hình, đảm bảo độ chính xác cần thiết, tác giả đã
tiến hành tính toán diễn biến lũ cho các kịch bản hiện trạng khi mực nước biển
như hiện nay khi mực nước biển tăng thêm 0,5 m và 1,0 m so với hiện nay so
sánh với lũ năm 2000. Kết quả cho thấy: với mực nước biển chưa tăng, nghĩa là
vẫn duy trì như hiện nay, diện tích ngập sâu hơn 0,5 m của toàn đồng bằng
khoảng 50% diện tích, diện tích ngập sâu trên 1,0 m, kéo dài trong thời gian 1
tháng là 28%; khi mực nước biển tăng thêm 0,5m so với kịch bản hiện trạng diện
tích ngập sâu hơn 0,5 m của toàn đồng bằng tới 86% diện tích, diện tích ngập sâu
trên 1,0 m kéo dài trong thời gian 1 tháng là 36% diện tích - diện tích ngập sâu
hơn 0,5 m tăng thêm khoảng 1,1 triệu ha, diện tích ngập sâu hơn 1,0 m kéo dài
trong thời gian hơn 1 tháng của tăng 0,3 triệu ha so với kịch bản nước biển chưa
dâng cao; nếu mực nước biển tăng thêm 1,0 m so với kịch bản hiện trạng, diện tích
ngập sâu hơn 0,5 m của toàn đồng bằng đạt tới 96% diện tích, diện tích ngập sâu trên
1,0 m, kéo dài trong thời gian 1 tháng là 68%. Như vậy diện tích ngập sâu hơn 0,5 m
theo kịch bản này tăng thêm khoảng 1,5 triệu ha, diện tích ngập sâu hơn 1,0 m kéo

dài trong thời gian hơn 1 tháng tăng 1,6 triệu ha kịch bản hiện trạng. Bên cạnh đó,
bài nghiên cứu còn đánh giá diễn biến xâm nhập mặn vùng ĐBSCL theo các kịch
bản nước biển dâng, kết quả tính toán cho thấy nước biển dâng sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến xâm nhập mặn trên dòng chính, mặn có thể tiến sâu vào nội
đồng hơn 90 km, diện tích bị nhiễm mặn trên 4g/l lên tới 71% diện tích toàn đồng
bằng ứng với kịch bản nước biển dâng thêm 1m, trong khi với điều kiện hiện tại
nước mặn chỉ tiến sâu vào nội đồng trên dưới 50 km, diện tích nhiễm mặn trên 4
g/l chỉ chiếm vào khoảng 29,2% diện tích toàn đồng bằng. Do lợi thế về vị trí địa
lý, Việt Nam có thể trồng lúa trên khắp địa bàn cả nước và trong thời gian 12
tháng của một năm không chỉ một vụ lúa mà có thể trồng tới 3 vụ, tuy nhiên với
tác động của xâm nhập mặn, ngập nước và các hiện tượng cực đoan của BĐKH
đã gây nên những mối nguy hại cho an ninh lương thực không chỉ riêng ĐBSCL
nơi đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực cả nước mà còn của cả nước. Theo
kết quả tính toán ngập lũ và xâm nhập mặn ứng với các kịch bản nước biển dâng
thêm 0,5 m và 1,0 m cho thấy, diện tích ngập sâu hơn 1,0 m, kéo dài hơn 1 tháng
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

8

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

đã tăng lên từ 344.000 đến 1.556.800 ha. Điều này sẽ làm mất đi diện tích rộng
lớn sản xuất lúa 3 vụ, ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian thu hoạch, thời gian
xuống giống và chịu chi phí cao do phải bơm tiêu cuối vụ Hè Thu, đầu vụ Đông
Xuân, tại những vùng ngập sâu Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên v.v...
Theo kết quả tính toán về xâm nhập mặn cho thấy, diện tích nhiễm mặn trên 4g/l

đã tăng lên từ 1,2 1,7 triệu ha, ứng với các kịch bản nước biển dâng thêm 0,5 m
và 1,0 m. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới vùng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản
và vùng cây ăn trái ven biển. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên
nhân làm cho các công trình thủy lợi không thể đáp ứng được mục tiêu thiết kế
ban đầu trong trường hợp nước biển dâng cao 0,5 m và 1,0 m như kích thước, cao
trình, quy trình làm việc không còn phù hợp, cửa thoát nhỏ, cao trình đỉnh sẽ thấp
hơn mực nước lũ, mực nước triều cường khi có gió chướng và bão. Hay đê biển
hiện rất thấp không có khả năng ngăn mặn xâm nhập vào hệ thống đê bao, bờ bao
nội đồng sẽ không chỉ không đảm bảo về mặt kỹ thuật mà còn chưa khép
kintrong điều kiện mực nước lũ tăng cao. Tác giả cũng trình bày một giải pháp
dựa trên các chủ trương của Đảng, đưa ra một số kiến nghị để tăng hiệu quả của
các công trình thủy lợi có khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc trong điều kiện mới
BĐKH MNBD, rà roát lại qui hoạch tổng thể của ĐBSCL qui hoạch phải đi đôi
với hành động, cần nghiên cứu các loại giống cây thích nghi với điều kiện khắc
nghiệt của môi trường
Chương trình của GTZ nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc nỗ lực quản lý
khu vực ven biển trước tác động của BĐKH, với sự tư vấn của Britte Heine,
(9/7/2009). Chương trình được thực hiện với ba dự án: Quản lý tài nguyên thiên
nhiên khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, Bảo tồn và phát triển dự trữ sinh quyển
tỉnh Kiên Giang, Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Bài
nghiên cứu nhận xét chung về việc thích ứng với BĐKH và giới thiệu phương
pháp tiếp cận, kế hoạch thực hiện, các dự án, chương trình (được phát triển bởi
dự án GTZ) và vấn đề thích ứng với BĐKH ở các khu vực ven biển cụ thể là rừng
ngập mặn và nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ ở các khu vực rừng ngập mặn.
Từ đó, sẽ giới thiệu những phương pháp tiếp cận, phạm vi thích ứng với BĐKH
khu vực ven biển của Việt Nam, làm cơ sở phục vụ cho việc quy hoạch cho việc
thích ứng trong tương lai. Tiếp theo, từ việc tiếp cận các chương trình đã được
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

9


SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

phát triển bởi GTZ thông qua một số dự án đã được thí điểm ở các vùng khác
nhau tại các khu vực ven biển và đã chứng minh hiệu quả của các phương pháp
thích ứng với BĐKH và việc thích ứng có thể được đánh giá, sửa đổi nếu cần
thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng hệ sinh thái rừng ngập nước sẽ
mang đến hiệu quả quản lý vùng ven biển tốt cả về chi phí tài chính và tác động
đến môi trường so với việc xây dựng đê kè. Khung nghiên cứu cho việc thích ứng
với BĐKH gồm bốn tiêu chí quan trọng: chính sách, chương trình thực hiện, đầu
tư và cuối cùng là hành vi. Điều này có nghĩa là đối phó với những thay đổi của
rủi ro, nhưng những thay đổi này là mang tính tích cực. Thông qua bài nghiên
cứu, tác giả cho rằng để đánh giá việc thích ứng với BĐKH ở các khu vực ven
biển tại ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói
chung không cần quá chi tiết và tốn nhiều thời gian nhưng phải dựa trên cơ sở
khoa học và áp dụng những công cụ của tổ chức GTZ. Đồng thời, cần thu thập
thông tin và hợp tác với các dự án của GTZ ở các vùng đồng bằng, phối hợp với
viện BĐKH Đại học Cần Thơ và tại khu vực để xây dựng bản đồ rủi ro cho các
tỉnh, nâng cao nhận thức của con người về tác động của BĐKH và giáo dục sự
hiểu biết về các hành vi có liên quan đến sự BĐKH, trách nhiệm của con người
đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên việc nâng cao nhận thức về
giáo dục tùy thuộc vào từng đối tượng. Mặt khác, bài nghiên cứu cũng nhấn
mạnh tầm quan trọng của các bài học và những hướng dẫn về các biện pháp thích
nghi cho vùng ven biển đã được nghiên cứu.
P.M. KELLY và W.N.ADGER (với sự hỗ trợ của Đơn vị nghiên cứu khí
hậu và Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội về môi trường toàn cầu, cùng với

trường Khoa học Môi trường, Đại học East Anglia Norwich, Vương quốc Anh,
2000) đã nghiên cứu về “Lý thuyết và thực tiễn trong việc đánh giá tính dễ bị tổn
thương do BĐKH và điều kiện thích ứng”. Tác giả đã thảo luận về phương pháp
đánh giá mức độ tổn thương của BĐKH và làm rõ khái niệm về tính dễ bị tổn
thương và khả năng thích ứng với BĐKH, đồng thời tìm kiếm một chính sách
một khung hành động có liên quan, để xác định mức độ tổn thương của cá nhân
và các nhóm xã hội tương ứng. Từ đó, đưa ra các biện pháp để đối phó, phục hồi
hoặc thích nghi với những vấn đề có liên quan đến sinh kế của họ (cá nhân hay
nhóm xã hội). Với cách tiếp cận này, nghiên cứu đã tập trung ở một số tổ chức xã
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

10

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

hội địa phương và tổ chức kinh tế tại khu vực phân tích. Với quan điểm này, các
tổn thương và an ninh của nhóm được quyết định bởi nguồn tài nguyên sẵn có,
các quyền lợi cá nhân và các nhóm được kêu gọi sự hỗ trợ. Nghiên cứu đã minh
họa cho việc thực hiện tiếp cận này thông qua kết quả nghiên cứu thực địa ở vùng
ven biển Việt Nam, bằng việc xem xét sự thay đổi của tính dễ bị tổn thương bởi
tác động của các cơn bão nhiệt đới đến cấp độ hộ gia đình và cộng đồng trước sự
thay đổi trong thu nhập và đưa ra những kết luận có liên quan đến những tác
động tiêu cực của BĐKH. Với bốn hành động được ưu tiên để cải thiện điều kiện
của các thành viên dễ bị tác động nhất của cộng đồng bao gồm: xóa đói giảm
nghèo, hạn chế rủi ro thông qua việc đa dạng hóa thu nhập, tôn trọng quyền sở
hữu quản lý chung, tăng cường an ninh tập thể. Để đạt được vấn đề này, nghiên

cứu đã xem xét và đưa ra các giải pháp để giải quyết nguyên nhân cơ bản của xã
hội dễ bị tổn thương trong việc phân phối không công bằng các nguồn tài nguyên
sẵn có. Kết quả nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam cho thấy một loạt các yếu tố
khác nhau đã ảnh hưởng đến mức độ dễ bị tổn thương bao gồm: nghèo đói, bất
bình đẳng, thông tin liên lạc khó khăn và rào cản văn hoá. Với kết quả này, tác
giả đã đưa ra giải pháp để cải thiện khả năng thích nghi đối với những đối tượng
có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH bằng việc trao cho họ những
quyền lợi. Nó được thể hiện thông qua bốn biện pháp: xoá đói giảm nghèo, giảm
rủi ro thông qua đa dạng hóa thu nhập, bảo quản chung quyền quản lý tài sản và
thúc đẩy an ninh tập thể. Đồng thời, nghiên cứu cũng đòi hỏi sự nâng cao nhận
thức thức trong việc giải quyết các nguyên nhân cơ bản của việc phân phối các
nguồn tài nguyên.
Khung nghiên cứu đối phó với biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi
(Climate change response framework and adaptive capacity) được Uỷ ban BĐKH
thế giới (IPCC) phân loại cả hai loại chiến lược giảm nhẹ (mitigation) và thích
nghi (adaptation) như là các chiến lược đối phó với BĐKH. Trong khi chiến lược
giảm nhẹ nói đến ảnh hưởng của con người lên BĐKH, chiến lược thích nghi lại
liên quan đến việc điều chỉnh những tác động hay tổn thương của hệ thống lên
BĐKH và những hậu quả của nó. Phân tích thích nghi cần chỉ định các điều kiện
và các chiến lược thích nghi xảy ra (thích nghi với cái gì?). Phân tích thích nghi
cũng cần chỉ định hệ thống các thích nghi (ai và cái gì thích nghi?). Điều này có
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

11

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh


thể là con người, các hoạt động kinh tế và xã hội, hệ thống sinh thái và tự nhiên,
tiến trình hay cấu trúc của hệ thống. Nó cũng cần xác định quá trình thích nghi
diễn ra như thế nào. Thích nghi được xem là quá trình thích nghi và kết quả hay
điều kiện thích nghi. Phát triển một chiến lược thích nghi liên quan đến quá trình
đánh giá các phương án lựa chọn thích nghi tiềm năng (sự thích nghi tốt như thế
nào?). Việc đánh giá thích nghi dựa trên các tiêu chuẩn như chi phí, lợi ích, công
bằng, hiệu quả, sự khẩn cấp, và khả năng thực hiện.
Tóm lại, mặc dù còn có một số điểm chưa thật sự thống nhất với nhau do
đặc điểm của mỗi địa bàn khác nhau nhưng các nghiên cứu thực nghiệm đã cho
thấy rằng có phần lớn những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của
cộng đồng đối với hiện tượng BĐKH MNBD đều được phản ánh qua nghiên cứu
của Smit và ctv (2001) đã nhận dạng 6 yếu tố phản ánh khả năng thích nghi với
BĐKH - MNBD: nguồn lực kinh tế (economic resources), kỹ thuật (technology),
thông tin kỹ năng (information & skills), cơ sở hạ tầng (infrastructure), định chế
(institutions), và công bằng (equity). Bảng 1 trình bày tóm tắt nội dung các yếu tố
này.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

12

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Bảng 1: Các định thức/yếu tố về khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
TT

Yếu

1

2

Yếu tố Nội

Nguồn lực
kinh tế
Kỹ thuật

Nội dung
Nguồn lực kinh tế lớn hơn sẽ làm tăng khả năng thích
nghi. Thiếu hụt nguồn lực tài chính làm giới hạn lựa
chọn thích nghi.
Thiếu kỹ thuật làm hạn chế lựa chọn thích nghi.
Thiếu nguồn nhận lực được đào tạo, có kỹ năng sẽ làm

3

Thông tin và

giảm khả năng thích nghi của từng cá nhân/hộ gia đình.

kỹ năng

Làm chủ thông tin nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng thích
nghi.
Cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm tăng khả năng thích nghi vì có


4

Cơ sở hạ tầng

nhiều lựa chọn hơn. Tính chất và vị trí của cơ sở hạ tầng
cũng tác động đến khả năng thích nghi.
Các định chế xã hội hoàn thiện giúp giảm tác động của

5

Định chế

rủi ro do BĐKH tạo ra và do đó làm tăng khả năng thích
nghi. Chính sách và thể chế có thể là trở ngại hay tăng
cường khả năng thích nghi.
Phân phối công bằng các nguồn lực sẽ làm tăng khả

6

Công bằng

năng thích nghi. Sự sẵn có và quyền sở hữu đối với
nguồn lực là các yếu tố quan trọng.

Nguồn: Swanson và ctv (2001)

Swanson và ctv (2007) sử dụng khung phân tích trên nhưng bao gồm thêm
yếu tố quản trị (management) để nhận dạng 20 chỉ số đo lường khả năng thích
nghi với BĐKH cho khu vực nông nghiệp Canada. Nói cách khác, khả năng thích

nghi phụ thuộc vào tình trạng xã hội, nhân lực, định chế, cơ sở hạ tầng, nguồn lực
tự nhiên và nguồn lực kinh tế, khả năng quản trị, thông tin và kỹ năng, và công
bằng. Mặc dù các yếu tố chung được cho là khung nghiên cứu tổng quát nhưng
những chỉ số đo lường khả năng thích nghi lại rất đa dạng và có sự khác biệt từ
vùng nghiên cứu này sang vùng nghiên cứu khác.
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

13

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Như vậy, dựa trên khung nghiên cứu lý thuyết về khả năng thích nghi với
BĐKH-MNBD ở trên, khái niệm khả năng thích nghi được định nghĩa là tiến
trình mà hộ gia đình và/hoặc cộng đồng điều chỉnh những yếu tố (bao gồm 6 yếu
tố trong Bảng 1) để đối phó với hiện tượng BĐKH-MNBD lên hoạt động sản
xuất và đời sống xã hội của họ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
này khái niệm khả năng thích nghi chỉ đề cập đến loại thích nghi liên quan đến
tiến trình điều chỉnh 6 yếu tố này đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm
sản xuất lúa, sản xuất màu, và nuôi trồng thuỷ sản. Đây là những hoạt động sản
xuất nông nghiệp chủ yếu của địa bàn nghiên cứu tại huyện được chọn của tỉnh
Trà Vinh.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

14


SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1. Khái niệm BĐKH – MNBD (triều cường, xâm nhập mặn )
Mặn là một thuộc tính của vùng cửa sông. Nó gắn liền với hai mặt: mặt
hạn chế là đối với canh tác nông nghiệp và mặt tích cực là sự hình thành vùng
nước lợ dồi dào, phục vụ cho nuôi trồng thủy hải sản nước lợ. Trong sự tương tác
giữa sông và biển của hai dòng nước ngọt và mặn giao nhau, đã hình thành sự
mặn hóa đều đặn trong không gian, theo thời gian, dưới tác động của hai yếu tố
cơ bản: lưu lượng nước ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện qua biên độ
và cường suất.
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước biển dâng lên lấn vào đất liền khiến cho
diện tích đất canh tác và định cư ngày càng bị thu hẹp. Cùng với lượng mưa thấp
gây ra cảnh thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như cây
trồng. Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng chung bởi hai mối tương
quan chủ yếu của các dòng nước ngược chiều: lưu lượng ngọt của nguồn và triều
cửa sông (Lê Sâm, 2006). Xâm nhập mặn là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở các
vùng đất, cửa sông, mạch nước ngầm tiếp giáp với biển. Xâm nhập mặn xảy ra
khi có sự khác biệt về dòng chảy (cả thế năng và động năng) cũng như khối
lượng riêng của dòng nước ngọt và nước mặn. Nhiều yếu tố tác động đến hiện
tượng xâm nhập mặn, lưu lượng và thời gian dòng chảy trên sông, địa hình, địa
mạo, độ dốc đáy dòng chảy trên sông, cường độ thủy triều trên biển, tốc độ và
hướng của gió, nhiệt độ của nước, lực cản của đường chảy.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL những năm gần đây trở nên gay gắt hơn và ngày
càng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung, đặc

biệt là các tỉnh ven biển.
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc
các tác động bên ngoài do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

15

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

khí quyển. Bao gồm cả trong khai thác và sử dụng đất (Theo Viện Khoa Học Khí
tượng Thuỷ văn và Môi trường - IMHEN).
Mực nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu,
trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,…..Nước biển dâng tại một vị
trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác
nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. (Theo Viện Khoa Học Khí
tượng Thuỷ văn và Môi trường - IMHEN).
2.1.2. Tổng quan về tác động của BĐKH - MNBD.
2.1.2.1. Tác động chính của BĐKH – MNBD.
Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cho Việt Nam ”
(Bộ TNMT, tháng 6 năm 2009) các biểu hiện chính của BĐKH bao gồm sự tăng
nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi về lượng mưa và nước biển dâng. Những thay đổi
này sẽ dẫn đến các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường. Các tác động của
nó có thể là trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Những tác động này

được thể hiện trong bảng

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

16

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Bảng 2: Một số tác động của Biến đổi khí hậu – mực nước biển dâng
Biểu hiện
động

Biến

Tác động
về

nhiệt độ (Ví dụ:
nhiệt độ tăng vào
mùa nóng, giảm
vào mùa lạnh,
tăng nhiệt độ cực
đại,

tăng


số

lượng đợt nóng


cường

độ

cao..)
Thay

- Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm
trọng thêm tình trạng hạn hán.
- Tăng các bệnh truyền nhiễm, tăng các trường hợp tử vong và
mãn tính ở người già.
- Giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi (có thể làm
tăng năng suất cây trồng cho một số vùng nếu có đủ nguồn
nước)
- Tăng áp lực lên gia súc và động vật hoang dã.
- Tăng nguy cơ cháy rừng.
- Tăng nhu cầu sử dụng điện để làm mát và làm giảm độ ổn
định và tuổi thọ của hệ thống cung cấp điện.

đổi

về - Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt

lượng mưa (tăng - Tăng khả năng sản xuất thuỷ điện.
về

giảm

mùa
về

mưa, - Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
mùa - Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô.

khô)

- Thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước.
- Tăng ngập lụt vùng ven biển ven sông.

Tăng cường độ - Tăng nguy cơ tổn thất về người, cơ sở hạ tầng và các hoạt
và tần suất bão

động kinh tế xã hội.
- Tăng nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái ven biển.
- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông

Nước biển dâng

- Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng đến các hoạt động
cung cấp nước, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản,..
- Giảm khả năng tiêu thoát nước.

(Nguồn: Viện Khoa Học Khí Tượng Thuỷ Văn và Môi Trường)

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh


17

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

2.1.2.2. Các tác động của BĐKH – MNBD theo vùng địa lý.
Có 4 vùng địa lý chịu tác động lớn của hiện tượng BĐKH – MNBD.
a.Vùng ven biển
Vùng ven biển được hiểu là những dải đất gần biển nhất, hoàn toàn bị chi
phối bởi nước mặn quanh năm, không thể cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông
nghiệp, chịu tác động trực tiếp của biển như sóng, gió, bão... Bề rộng rãi đất này
được xác định một cách tự nhiên hoặc được giới hạn bởi đường biên cuối cùng
của các dự án thủy lợi đang làm nhiệm vụ ngăn mặn và giữ ngọt. Ở đây người
dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, làm muối, trồng rừng
và các dịch vụ liên quan đến du lịch, vận tải sông - biển…...
Vùng ven biển nước ta có thể chia làm 3 khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ. Các khu vực này thường xuyên chịu nhiều tác động của các hiện tượng
liên quan đến khí hậu như bão và ấp thấp nhiệt đới (đặc biệt là Trung Bộ); lũ lụt
và sạt lở đất (đặc biệt là Bắc Bộ và Trung Bộ). Bên cạnh đó, vùng ven biển là nơi
tập trung của nhiều đô thị và các khu vực dịch vụ nên hầu hết các ngành và hoạt
động kinh tế xã hội đã, đang và sẽ chịu tác động mạnh của BĐKH – MNBD. Hai
ngành chịu tác động mạnh của hiện tượng cực đoan này là du lịch và thuỷ sản.
b.Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng là vùng đất tương đối thấp, nơi các hoạt động sản xuất
nông nghiệp phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, nguồn nước phục vụ cho sản xuất
tại khu vực này lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước ngọt từ các con sông. Hiện
nay, phần lớn các con sông đều được khai thác để phục vụ cho việc phát triển các

dự án thuỷ điện bằng việc ngăn dòng chảy của các con sông làm cho lượng nước
ngọt đổ về các đồng bằng ngày càng giảm. Mặt khác, với tác động của hiện tượng
BĐKH, hiện tượng nhiệt độ tăng cao vào mùa khô và lượng mưa thay đổi không
ổn định. Đồng thời với hiện tượng MNBD kết hợp với hạn hán vào mùa khô làm
cho vấn đề xâm nhập mặn lấn sâu hơn vào đồng bằng làm cho việc sản xuất nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Việt Nam có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long. Đây là các vùng thấp nên thường xuyên chịu tác động của
ngấp úng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ chịu tác động của bão và ấp
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

18

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

thấp nhiệt đới, lũ lụt và xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Với
hiện tượng MNBD, thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất.
c.Vùng núi và trung du
Đây là nơi có địa hình tương đối cao hơn so với vùng đồng bằng và vùng
ven biển. Vùng này có kết cấu địa hình khá phức tạp, nơi đan xen của các dải núi.
Nơi tập trung nhiều rừng và phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp.
Vùng núi và trung du Việt Nam có thể được chia làm các khu vực chủ
yếu: Vùng núi và trung du Bắc Bộ, vùng núi Trung Bộ và Tây Nguyên. Các khu
vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất, cháy rừng hạn hán
(đặc biệt là vùng núi Bắc Bộ và Trung Bộ). Các lĩnh vực An ninh lương thực,

Lâm nghiệp, Giao thông vận tải, Môi trường tại những khu vực này chịu tác động
đáng kể của hiện tượng BĐKH nhưng không bao gồm tác động của hiện tượng
MNBD.
d.Vùng đô thị
Các đô thị tập trung chủ yếu dọc theo vùng ven biển và các vùng đồng
bằng. Các đô thị miền núi và trung du có quy mô không lớn, trong khi đó các đô
thị lớn lại nằm ở khu vực đồng bằng và ven biển nên khi nước biển dâng, bão và
lũ lụt là những mối nguy hại nghiêm trọng nhất. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã
hội ở khu vực đô thị đều chịu tác động của BĐKH - MNBD. Đặc biệt, do khu
vực đô thị là trung tâm kinh tế - văn hoá – chính trị nên khả năng dễ bị tổn
thương và thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng,…sẽ lớn hơn.
Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thương cũng đa dạng hơn do các vấn đề xã
hội ở đô thị phức tạp hơn.
Tuy nhiên, khả năng ứng phó ở các khu vực đô thị luôn cao hơn các khu
vực nông thôn do có mặt bằng chung về nhận thức cao hơn, trình độ và năng lực
quản lý, hệ thống hạ tầng tốt hơn so với vùng nông thôn ven biển.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

19

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Bảng 3:Các ngành-đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu theo vùng địa lý
Vùng địa lý


Các tác động

Ngành chịu tác động

Đối tượng dễ bị
tổn thương

- Mực nước biển dâng - Nông nghiệp và an - Nông dân và ngư
- Gia tăng bão và ấp ninh lương thực.

dân

thấp nhiệt đới.

biển.

- Thuỷ sản.

- Gia tăng lũ lụt và sạt - Giao thông vận tải.
lở đất.

nghèo

quen

- Người già, trẻ em,

- Xây dựng, hạ tầng, phụ nữ.
phát triển đô thị/nông


Vùng ven

thôn.

biển và hải

- Môi trường.

đảo

- Y tế, sức khỏe, cộng
đồng/các vấn đề xã
hội khác
- Kinh doanh dịch vụ,
thương mại và du
lịch.
- Mực nước biển dâng - Nông nghiệp và an - Nông dân nghèo.
- Gia tăng bão và ấp ninh lương thực.

- Người già, phụ

thấp nhiệt đới.

- Thuỷ sản.

nữ, trẻ em.

- Lũ lụt và sạt lở đất

- Công nghiệp


- Xâm nhập mặn

- Giao thông vận tải.
- Xây dựng, hạ tầng,

Vùng đồng
bằng

phát triển đô thị/nông
thôn
- Môi trường
- Y tế, sức khoẻ cộng
đồng/các vấn đề xã
hội khác
- Kinh doanh dịch vụ,
thương mại.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

20

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Vùng núi và
trung du


- Gia tăng lũ và sạt lở - An ninh lương thực

- Dân cư miền núi,

đất

nhất là dân tộc

- Giao thông vận tải

- Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan

Môi

trường/tài thiểu số
- Người già, phụ nữ

nguyên

- Nhiệt độ gia tăng và - Y tế, sức khoẻ cộng và trẻ em
hạn hán

đồng và các vấn đề xã
hội khác

- Mực nước biển dâng - Công nghiệp.

- Người nghèo: Thu


- Gia tăng bão và ấp - Giao thông vận tải.

nhập

thấp nhiệt đới

thấp,

- Xây dựng, hạ tầng, nhân.

- Gia tăng ngập lụt và phát triển đô thị

- Người già, phụ

ngập úng

- Môi trường và tài nữ, trẻ em.

- Nhiệt độ tăng

nguyên nước

Vùng đô thị

công

- Người lao động

- Y tế, sức khỏe cộng - Người nhập cư.
đồng/các vấn đề xã

hội khác.
- Kinh doanh dịch vụ,
thương mại và du lịch
- Năng lượng.

(Nguồn: Viện khoa học khí tượng và thuỷ văn môi trường)

2.1.3. Những thiệt hại và tổn thất do BĐKH gây ra tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là chịu tác động mạnh
nhất của BĐKH. Nguy cơ này đã có thể nhận thấy tại các vùng đồng bằng ven
biển, các vùng miền núi ở cả nông thôn, song theo nhiều cách khác nhau
(UNDP,2009).
Nước biển dâng sẽ làm mất đi một diện tích lớn đất đồng bằng ven biển,
nơi sinh sống của hàng triệu con người cũng là nơi chứa đụng nhiều hệ sinh thái
đất ngập nước có giá trị kể cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển. Đây
cũng là trung tâm canh tác lúa nước lớn nhất cả nước, là vùng canh tác nông
nghiệp trù phú và là nói cư trú của nhiều loài động vật thực vật bản địa.
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

21

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Theo Ngân hàng Thế Giới (2007), khi mực nước biển dâng thêm 1m thì sẽ
ảnh hưởng đến 11% dân số Việt Nam và khi nước biển dâng thêm 3m thì khoảng
25% dân số cũng như 12% diện tích tự nhiên và 17% diện tích đất nông nghiệp

của Việt Nam bị tác động, trong đó chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long.
BĐKH cũng ảnh hưởng tới các vùng nước nội địa (sông, hồ, đầm lầy…)
và sự thay đổi nhiệt độ của nước cũng như mực nước có thể gây ra những thay
đổi đáng kể về điều kiện khí hậu (mưa, lũ lụt, khô hạn, cháy rừng, El Nino, …)
về tần suất xuất hiện các cơn bão, lũ hay hạn hán mà những thay đổi này sẽ làm
giảm sản lượng canh tác nông nghiệp, sản lượng cây rừng và cây công nghiệp
cũng như làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật bản địa, dẫn tới những hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế.
BĐKH cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bão lụt, nắng nóng, cháy
rừng và các biến động khác về điều kiện sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả như
ốm đau, thương tật, suy dinh dưỡng và xuất hiện các bệnh mới, đặc biệt là các
bệnh do vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao ( Trương Quang Học, Trần Đức Hinh,
2008).
Một ví dụ về những mất mát và thiệt hại do BĐKH gây ra tại Việt Nam sẽ
được trình bày dưới đây:
Thiên tai đã gây ra những thiệt hại đáng kể về của cải vật chất và cướp đi
sinh mạng của người dân. Trong quãng thời gian từ 1991 – 2000, hơn 8.000
người thiệt mạng do thiên tai (bão, lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất). Ngoài ra, khoảng
9.000 tàu thuyền của ngư dân đã bị đánh chìm và 6 triệu căn nhà đã bị phá hủy.
Tổng thiệt hại về kinh tế cho giai đoạn này ước khoảng 2,8 tỷ USD (Ủy Ban
Quốc gia về Phòng Chống lụt bão, 2001).
Không khí lạnh: trong đợt rét đậm kéo dài 38 ngày liền (2007 – 2008) ở
vùng núi phía Bắc, số liệu thống kê cho thấy 33.000 trân bò đã bị chết, 34.000
hecta lúa và hàng nghìn hecta mạ đã bị mất trắng, nhiền đầm tôm cũng bị chết
hàng loạt tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ, dẫn đến thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Đó là chưa tính đến những loài động vật hoang dã tại các vùng sâu vùng xa mà sự
sống sót hay mức độ thiệt hại của chúng vẫn chưa xác định được.

GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh


22

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Trận lụt lịch sử tại Hà Nội năm 2008: sau 2 ngày mưa lớn liên tục đầu
tháng 11 năm 2008 (lúc này là mùa khô), Hà Nội đã ngập chìm trong biển nước.
Mưa lớn tới mức 450mm đã là tê liệt năng lực thoát nước ở hầu hết các đường
phố chính của thành phố. Đã có 22 người thiệt mạng và tổng thiệt hại về vật chất
ước tính khoảng 3.000 tỷ đồng.
Dịch bệnh: tại Việt Nam, gần đây đã xuất hiện một số bệnh mới cho
người và động vật (cúm lợm, cúm gà), một số bệnh cũ đã được kiểm soát nay qua
lại (tiêu chảy/tả). Ngoài ra, một số bệnh thông thường (sốt xuất huyết) lại có
những biểu hiện phức tạp hơn về mặt dịch tễ và gây ra nhiều tổn thất nghiêm
trọng.
Xâm nhập mặn: theo kịch bản BĐKH thì mực nước biển có thể dâng và
làm ngập nhiều diện tích đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm
tới. Tuy nhiên, 20 triệu nông dân ở đây hiện đang phải đối mặt với hạn hán
nghiêm trọng và xâm nhập mặn. Tại một số nơi, nước mặn đã vào sâu trong đất
liền hơn 60km.
Xâm nhập mặn đe dọa nghiêm trọng đến đất đai và nguồn nước ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Mới đây, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF,2009)
sau khi nghiên cứu về nước biển dâng tại Cà Mau đã khuyến cáo rằng bão, nước
biển dâng và xâm nhập mặn do BĐKH, sẽ tác động nặng nề đến phát triển kinh tế
của địa phương trong tương lai. Theo chi Cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang (tháng
5/2009) lần đầu tiên trong 20 năm qua đã thấy xuất hiện xâm nhập mặn tại tỉnh

này. Tại Trà Vinh, từ giữa tháng 4/2009, xâm nhập mặn đã phá hỏng khoảng
10.000 hecta lúa, mạ trên diện tích 5.000ha cũng đã phải lùi thời gian gieo cấy do
nồng độ muối cao (khoảng 0,6 – 0,8%). Tại tỉnh Bạc Liêu, hơn 25.000 ha lúa đã
bị ngập trong nước mặn, trong đó hơn 7.000ha vụ hè thu đã bị hủy hoại hoàn
toàn. Nổng độ muối trong khu vực này trong khoảng 0,8 – 1%. Tại các xã thuộc
huyện U Minh của tỉnh Cà Mau, nước muối đã xâm nhập sâu vào nhiều vùng
canh tác nông nghiệp. Người dân địa phương không thể cày bừa đất cho vụ tiếp
theo. Họ đang phải đối mặt với những tổn thất lớn lao do sản lượng thấp.
Hạn hán: Miền Bắc Việt Nam đã phải trải qua mùa đông 2009 với hạn
hán nghiêm trọng do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Tháng 1/2010 mực nước
sông Hồng xuống thấp kỉ lục trong vòng 100 năm qua. Khoảng gần 80.000 ha
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

23

SVTH: Trần Như Quỳnh


Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia
đình tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

trong tổng số 630.000ha đất canh tác ở miền bắc phải chịu hạn và hơn 5.700ha
phải chuyển sang trồng những loại cây có nhu cầu nước thấp hơn.
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã khẳng
định rằng gần 200.000 ha lúa và rau sẽ bị mắt trắng. Tại vùng ven biển miền
Trung, 25.000 ha lúa và 23.000ha hoa màu bị thiếu nước. Các tỉnh bị tác động
nặng nhất là Bình Định (6.000ha), Quảng Nam (5.000ha), Khánh Hòa (5.000ha),
Phú Yên (2.000ha) và Đà Nẵng (700ha).
Cháy rừng: Việt Nam đang phải chịu nhiều vụ cháy rừng hơn do khô hạn
liên tiếp. Trong quý I năm 2010, theo Liên Hợp Quốc, 22 tỉnh tại Việt Nam đã

phải cảnh báo cháy rừng ở mức độ cao nhất. Hơn 150 vụ cháy rừng cỡ vừa và
nhỏ đã được ghi nhận, khoảng 1.600ha bị hủy hoại. Diện tích lớn gấp 10 lần so
với mức thiệt hại đo được trong hai tháng đần năm của 2008, 2009 với chừng
khoảng 140ha bị tiêu hủy. Khoảng 70% vụ cháy rừng là do kỹ thuật canh tác đốt
nương rẫy gây ra. Cháy rừng đặc biệt nghiêm trọng tại Cao Nguyên Trung Bộ và
các tỉnh Nam Bộ nơi có ít mưa, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp.
2.1.4. Chính sách và hành động của Chính Phủ về BĐKH
2.1.4.1 Các chính sách và chương trình chủ yếu về BĐKH
Là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bão và lũ lụt khá phổ
biến trong mùa mưa ở nhiều vùng trên cả nước, Việt Nam đã sớm xây dựng và
ban hành cách kế hoạch, chương trình có liên quan đến phòng tránh thiên tai ngay
từ những năm 1970 của thế kỷ trước mà những chính sách này chỉ tập trung vào
đối phó với bão lũ lụt.
Vào những năm 2000, khi vấn đề BĐKH thu hút sự quan tâm ngày càng
nhiều trên trường quốc tế, thì Việt Nam đã tham gia vào một số hoạt động về
BĐKH nhằm thực hiện Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC) và Nghị thư Kyoto – với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan
đầu mối quốc gia của UNFCCC đồng thời là Cơ quan Thẩm Quyền Quốc gia về
Cơ chế Phát Triển Sạch (CDM). Các hoạt động chính trong giai đoạn khởi đầu
này là việc soạn thảo Báo cáo Ban đầu của Quốc Gia, xây dựng các dự án vá quy
trình quốc gia liên quan đến CDM. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách
quốc gia đã lồng ghép BĐKH vào như quản lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học và các chính sách liên ngành khác như chính sách giảm nghèo hay vì sự tiến
GVHD: PGS.TS Võ Thành Danh

24

SVTH: Trần Như Quỳnh



×