Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

GIẢI PHÁP đảm bảo ổn ĐỊNH NGUỒN NGUYÊN LIỆU đầu vào của CÔNG TY cổ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY sản LONG TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.44 KB, 94 trang )

Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------oOo-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NGUỒN
NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN

Giáo viên hướng dẫn:
TRẦN THỊ BẠCH YẾN

Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ HỒNG NGUYÊN
MSSV : 4084200
Lớp: Kinh Tế Học K34

Cần Thơ, 2012
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian 4 năm học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em đã được
quý Thầy cô ở trường nói chung và quý Thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh


Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến
thức xã hội vô cùng quý giá. Những kiến thức đó chính là nền tảng giúp em vững
chắc vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc và cả trong cuộc sống
sau này. Thầy cô đã tạo mọi cơ hội để em có thể vận dụng những kiến thức đã
học vào áp dụng với thực tế các công ty, doanh nghiệp. Em xin gửi đến quý Thầy
cô lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Bạch
Yến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này về mặt nội dung
lẫn hình thức trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng toàn
thể các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học hỏi công việc thực tế,
giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn!
Ngày…. tháng….. năm 2012
Sinh viên thực hiện

HUỲNH THỊ HỒNG NGUYÊN

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày…. tháng….. năm 2012
Sinh viên thực hiện


HUỲNH THỊ HỒNG NGUYÊN

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..........................
Ngày …. tháng …. năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)


GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
• Họ và tên người hướng dẫn:…………………………………………………........
• Học vị:…………………………………………………………………………….
• Chuyên ngành:…………………………………………………………………….
• Cơ quan công tác:………………………………………………………………....
• Tên học viên: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
• Mã số sinh viên: 4084200
• Chuyên ngành: Kinh Tế Học
• Tên đề tài: Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty Cổ
Phần Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
……………………………………………………………………………………
…………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
……………………………………………………………………………………

…………………………………………
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
……………………………………………………………………………………
…………………………………………

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

6. Các nhận xét khác
……………………………………………………………………………………
…………………………………………
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa, …)
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Ngày …. tháng …. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TRẦN THỊ BẠCH YẾN

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..........................
Ngày …. tháng …. năm 2012
Giáo viên phản biện

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

MỤC LỤC
Trang


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ....................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4.1. Không gian.................................................................................................. 2
1.4.2. Thời gian ..................................................................................................... 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 3

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 4
2.1.1. Thị trường yếu tố đầu vào và thị trường nguyên liệu đầu vào ................... 4
2.1.2. Khái niệm nguyên liệu đầu vào .................................................................. 4
2.1.3. Vai trò của nguồn nguyên liệu đầu vào đối với quá trình sản xuất ............ 5
2.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của nguồn nguyên liệu đầu vào .................. 5
2.1.5. Giới thiệu về tôm nguyên liệu ở Việt Nam ................................................ 7
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 8
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................... 8

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên



Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN ............................................ 11
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN
LONG TOÀN ..................................................................................................... 11
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 11
3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ chính ..................................................................... 12
3.1.2.1. Tiêu chuẩn thu mua tôm nguyên liệu .................................................... 12
3.1.2. 2. Các sản phẩm chế biến và quy trình chế biến tôm đông lạnh .............. 14
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban ....................................... 16
3.1.3.1. Ban giám đốc ......................................................................................... 16
3.1.3.2. Phòng tổ chức hành chính...................................................................... 16
3.1.3.3. Phòng Kinh doanh-Kế toán ................................................................... 17
3.1.3.4. Phòng kỹ thuật công nghệ ..................................................................... 17
3.1.3.5. Ban quản đốc ......................................................................................... 18
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN............................... 18
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long
Toàn từ 2009-2011 ............................................................................................. 18
3.2.2. Phương hướng hoạt động của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long
Toàn .................................................................................................................... 22

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHẬP NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN
TỪ NĂM 2009-2011 ................................................................................. 24
4.1. THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TÔM Ở ĐBSCL ..................................... 24
4.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY
SẢN LONG TOÀN ............................................................................................ 29

4.2.1. Vai trò của nguồn nguyên liệu đầu vào trong hoạt động sản xuất của Công
ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ............................................................ 29

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

4.2.2. Vai trò của nguồn nguyên liệu đầu vào trong hoạt động kinh doanh của
Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ................................................... 32
4.3. CÁC NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG TY CP ĐÔNG
LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN .................................................................... 37
4.4. THỰC TRẠNG NHẬP LIỆU CỦA CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY
SẢN LONG TOÀN QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2009-2011 .................................. 40
4.4.1. Tôm sú nguyên liệu .................................................................................. 41
4.4.2. Tôm sắt nguyên liệu.................................................................................. 47
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN
NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN
LONG TOÀN ..................................................................................................... 53
4.5.1. Yếu tố mùa vụ và yếu tố thời tiết ............................................................. 53
4.5.2. Yếu tố giá thu mua tôm nguyên liệu......................................................... 56
4.5.3. Sự cạnh tranh giữa các loài thủy sản chủ hộ chọn nuôi ........................... 57
4.5.4. Yếu tố kỹ thuật canh tác ........................................................................... 58
4.5.5. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trường thu mua ......................... 60
4.5.6. Bộ phận thu mua của công ty .................................................................. 62
4.5.7. Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ...................................................................... 64
4.5.8. Yếu tố bảo quản cất trữ ............................................................................. 65


CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NGUỒN NGUYÊN
LIỆU ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY
SẢN LONG TOÀN .................................................................................. 67
5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ................................................................ 67
5.1.1. Điểm mạnh và điểm yếu của công ty ....................................................... 67
5.1.1.1. Điểm mạnh của công ty (Strengths) ..................................................... 67
5.1.1.2. Điểm yếu của công ty ( Weaknesses) .................................................... 68
5.1.2. Cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài ............................................... 68
5.1.2.1. Cơ hội từ môi trường bên ngoài ( Opportunities) .................................. 68
5.1.2.2. Đe dọa từ môi trường bên ngoài (Threats) ............................................ 69

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

5.1.3. Phối hợp chiến lược bằng ma trận SWOT ................................................ 69
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NGUỒN NGUYÊN LIỆU
ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG
TOÀN ................................................................................................................. 71
5.2.1. Đẩy mạnh công tác liên kết công ty với người khai thác, người nuôi trồng,
thương lái ............................................................................................................ 71
5.2.2. Xây dựng vùng nguyên liệu tự cấp ........................................................... 72
5.2.3. Tối thiểu hoá chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào để đảm bảo nguồn vốn
ban đầu mua được sản lượng nhất định cho nguyên liệu ................................... 73
5.2.4. Đẩy mạnh, cải thiện công tác thu mua nguồn nguyên liệu tôm biển ....... 74
5.2.5. Nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh công ty trong lòng nhà cung ứng
nguyên liệu đầu vào ............................................................................................ 74

5.2.6. Thiết lập mối quan hệ hợp tác hỗ trợ với các công ty khác ...................... 75
5.2.7. Liên kết 3 nhà: nhà doanh nghiệp- nhà nước- nhà nông .......................... 75

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 77
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 77
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 78

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật tôm nguyên liệu ................................................ 13
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn kích cỡ tôm nguyên liệu .................................................. 14
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản
Long Toàn giai đoạn 2009-2011 ........................................................................ 19
Bảng 3.4. Kế hoạch kinh doanh năm 2012 so với thực hiện 2011 của Công ty CP
Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ....................................................................... 22
Bảng 4.1. Sản lượng tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL qua 3 năm 2009-2011 ............ 26
Bảng 4.2. Tình hình sản xuất sản phẩm qua 3 năm 2009-2011 và kế hoạch sản
xuất năm 2012 của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ................... 30
Bảng 4.3. Tình hình kinh doanh qua 3 năm 2009-2011 và kế hoạch kinh doanh
năm 2012 của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ............................ 34
Bảng 4.4. Tình hình nhập tôm sú nguyên liệu các tháng trong 3 năm 2009-2011
của công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn .............................................. 42
Bảng 4.5. Tình hình nhập tôm sắt nguyên liệu các tháng trong 3 năm 2009-2011

của công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn .............................................. 48

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Ma trận SWOT ....................................................................................... 9
Hình 2 : Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh tổng quát .............................. 15
Hình 3 : Sơ đồ tổ chức Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ............. 16
Hình 4: Biểu đồ thể hiện diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL qua 3 năm từ 20092011 .................................................................................................................... 24
Hình 5 : Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh ĐBSCL
qua 3 năm 2009-2011 ......................................................................................... 28
Hình 6: Sơ đồ cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho Công ty CP Đông Lạnh
Thủy Sản Long Toàn .......................................................................................... 37
Hình 7 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức cung ứng tôm nguyên liệu của
Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn ................................................... 39
Hình 8: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng thu mua tôm sú nguyên liệu
qua từng tháng của công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn qua 3 năm
2009-2011 ........................................................................................................... 45
Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng thu mua tôm sắt nguyên liệu
qua từng tháng của công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn qua 3 năm
2009-2011 ........................................................................................................... 51
Hình 10: Kết hợp chiến lược ma trận SWOT .................................................... 70

GVHD: Trần Thị Bạch Yến


SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

IQF

: Individual Quick Frozen

ISO

: The International Organization For Standardization

HACCP

: Hazard Anyalysis and Critical Control Point

ppt

: phần nghìn (o/oo)


GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xã hội ngày
càng tiến bộ, mức sống, cơ sở vật chất, các dịch vụ phục vụ cho người dân ngày
càng được nâng lên. Xã hội đang có chiều hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ
nét, nếu trước đây hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thì nay
tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chỉ còn 52% (tháng 7 năm 2011). Thêm vào
đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và những quốc gia khác
ngày một tốt hơn, vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng về mặt
chất lượng cũng như số lượng. Song song với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội, một số ngành nghề sử dụng sản phẩm trong nông-lâm-ngư nghiệp làm
nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề thiếu nguyên liệu sản xuất.
Riêng đối với các công ty doanh nghiệp chế biến thủy sản thì vấn đề này đã gây
ra những cơn sóng đe dọa đến sự tồn tại của các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này.
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến giữ vai trò quan trọng
và quyết định đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không chủ động được
nguồn nguyên liệu sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng các nhà máy chế biến thủy sản
sản xuất cầm chừng, công nhân chuyển sang công việc khác, làm ảnh hưởng đến
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Thêm vào đó là
doanh nghiệp chế biến thủy sản không thể kí kết các hợp đồng khi nguồn nguyên

liệu không đảm bảo. Chính vì vậy, đối với Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản
Long Toàn, làm sao để chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho
sản xuất là một vấn đề hết sức cấp bách. Với những lí do trên mà em xin chọn đề
tài “Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty Cổ
Phần Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn” làm đề tài tốt nghiệp.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
1


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào trong 3 năm
gần đây từ 2009-2011, tìm ra những tồn tại gây ra hiện tượng bất ổn và đưa ra
giải pháp nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty CP
Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình nhập nguyên liệu sản xuất trong 3 năm từ 2009-2011
của Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của
nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu
vào đạt chất lượng và số lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất xuyên suốt.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nguồn nguyên liệu đầu vào giữ vai trò như thế nào đối với quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn?

- Công ty nhập nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp nào?
- Nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất có ổn định hay không?
Sản lượng thay đổi như thế nào?
- Vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu chịu ảnh hưởng của những nhân tố
nào?
- Làm sao để chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Tại Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn. Các thông tin và số liệu
thu thập chủ yếu từ phòng Kinh doanh-Kế toán của công ty.
1.4.2. Thời gian
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2009-2011.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
2


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng nhập nguồn nguyên liệu
chính của quá trình sản xuất ra thành phẩm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu
đầu vào.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Kim Quyên (2009) “Phân tích tình hình thu mua thủy sản
nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex - Hậu Giang”. Đề tài tập
trung phân tích chi tiết về tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty CP

Thủy Sản Cafatex-Hậu Giang trong giai đoạn 2006-2008, sử dụng ma trận
SWOT đánh giá những thuận lợi, khó khăn để đưa ra giải pháp thu mua thủy sản
nguyên liệu tốt hơn trong thời gian tới.
Nguyễn Thành Bích Tranh (2007) “Phân tích nguồn cung cấp nguyên
liệu sữa tươi tại nhà máy sữa Cần Thơ ”. Bằng các phương pháp phân tích,
đánh giá, so sánh các nguồn cung ứng nguyên liệu sữa tươi, tác giả đã chỉ ra
những mặt thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nguyên liệu gần nhà
máy, và giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
3


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Thị trường yếu tố đầu vào và thị trường nguyên liệu đầu vào
Thị trường nguyên liệu đầu vào có mối quan hệ chặt chẽ và là một bộ
phận của thị trường yếu tố đầu vào. Thị trường yếu tố đầu vào mang ý nghĩa
chung và rộng hơn thị trường nguyên liệu đầu vào.
Người ta còn định nghĩa thị trường yếu tố đầu vào chính là thị trường tư
liệu sản xuất. Cũng giống như thị trường tiêu thụ, thị trường yếu tố đầu vào tập
hợp những cá nhân, tổ chức mua và bán sản phẩm, nhưng sản phẩm ở đây không
phải là sản phẩm dành cho tiêu dùng mà là tư liệu sản xuất đầu vào, là những yếu
tố phục vụ cho quá trình sản xuất. Ví dụ như thị trường máy móc, thị trường
giống cây trồng, vật nuôi,… Ở thị trường yếu tố đầu vào, số lượng người mua

tham gia vào thị trường ít hơn thị trường tiêu thụ.
Mang ý nghĩa hẹp hơn thị trường yếu tố đầu vào, thị trường nguyên liệu
đầu vào là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán nguyên liệu sử dụng trực tiếp
để sản xuất, chế biến tạo nên sản phẩm mới. Thị trường nguyên liệu đầu vào là
thị trường phái sinh, chỉ khi nào có nhu cầu về sản xuất chế biến thì mới có thị
trường này. Ví dụ như thị trường nguyên liệu thủy sản, thị trường nguyên liệu
bông, thị trường nguyên liệu chè,…
2.1.2. Khái niệm nguyên liệu đầu vào
Yếu tố tự nhiên, vốn và lao động là ba yếu tố sản xuất quan trọng. Trong
đó, yếu tố tự nhiên hay còn gọi nguồn nguyên liệu được yếu tố lao động kết hợp
cùng với sự hỗ trợ của yếu tố vốn làm nên sản phẩm cho công ty.
“Nguyên liệu” có hàm nghĩa là sẽ thay đổi bản chất ( hóa học, vật lý, hình
dáng,…) để tạo ra sản phẩm khác. Được dùng khi muốn nói đến chủ thể là dạng
có trước, tồn tại trước so với sản phẩm được làm ra từ nó.
Nguyên liệu đầu vào khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành
thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khi nói đến nguyên liệu
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
4


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

đầu vào, người ta hay gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Ví dụ như
thủy sản nguyên liệu, chè nguyên liệu, bông nguyên liệu,…
2.1.3. Vai trò của nguồn nguyên liệu đầu vào đối với quá trình sản xuất
Sản xuất là khâu nền tảng trong hệ thống kinh tế. Ở bất cứ quốc gia nào,
nền kinh tế nào thì sản xuất cũng chiếm một vị trí quan trọng. Trong quá trình
sản xuất của các doanh nghiệp, nguyên liệu giữ vai trò quan trọng trong việc tạo

ra sản phẩm. Nguồn nguyên liệu không chỉ quyết định về mặt số lượng của sản
phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra.
Nguyên liệu là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản
xuất. Để có được nguyên liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp thì nguồn nguyên liệu chủ yếu là thu mua, do đó ở khâu này
đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, qui cách, chủng loại, chất lượng, giá
mua, chi phí thu mua, và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho hàng, bến bãi,
thực hiện đúng chế độ bảo quản, xác định định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho
nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng và giảm bớt tính bất ổn định của nguyên
liệu đầu vào.
Nếu nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu thì quá trình sản xuất
không thể diễn ra bình thường. Nếu quản lý và sử dụng tốt nguồn nguyên liệu
đầu vào thì sẽ tạo ra cơ hội tiêu thụ tốt cho sản phẩm.
2.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của nguồn nguyên liệu đầu vào
Nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào là nhu cầu của các công ty chế
biến, thị trường nguồn nguyên liệu đầu vào là thị trường phái sinh, vì nhu cầu
nguyên liệu đầu vào theo sau và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm. Công ty sẽ đạt hiệu quả kinh tế nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa
chi phí về thị trường nguồn nguyên liệu đầu vào khi:
Hiệu quả khi có sự phù hợp giữ sản lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của
công ty và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường tiêu dùng. Các công ty chế
biến dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa trên thị trường để
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
5



Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

tính toán mức đầu vào nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, hiệu quả kinh
tế của các công ty sẽ đạt được khi sản lượng và sự đa dạng của nguồn nguyên
liệu đầu vào phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiệu quả khi nguồn cung nguyên liệu vượt nhu cầu nguyên liệu của các
công ty. Bất cứ loại thị trường nào cũng đều có sự cạnh tranh, riêng đối với thị
trường nguồn nguyên liệu đầu vào, sự cạnh tranh của các công ty chế biến về nhu
cầu mua nguyên liệu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, phải tăng chi cho
nguồn nguyên liệu đầu vào. Chính vì vậy, khi số lượng nguồn cung nguyên liệu
tăng lên, giảm được áp lực cạnh tranh, các công ty chế biến không cần nâng giá
mua để thu hút nguyên liệu, giảm được chi phí nguồn nguyên liệu và giảm áp lực
về nguồn vốn mua nguyên liệu, các công ty cân đối và sử dụng nguồn vốn có
hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả khi sản lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định. Trên
thực tế, việc sản xuất nhiều loại nguyên liệu mang tính chất mùa vụ. Vào đúng
chính vụ, sản lượng nguồn nguyên liệu dư thừa để phục vụ sản xuất, nhưng đến
lúc trái vụ nguồn nguyên liệu trở nên thiếu và không cung cấp đủ cho sản xuất.
Vì vậy, nguồn nguyên liệu đầu vào cần phải được cất trữ để đảm bảo cho quá
trình sản xuất liên tục của công ty.
Hiệu quả khi chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào được đảm bảo. Chất
lượng nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
làm ra. Các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất cao khi thu mua được
nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Bên cạnh đó, công tác bảo quản nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất lúc trái vụ cũng rất quan trọng, các doanh nghiệp chế biến
phải có quy trình bảo quản, cất trữ nguyên liệu sao cho đảm bảo chất lượng.
Hiệu quả khi giảm được các chi phí cho việc thu mua, vận chuyển, dự trữ
nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu cũng là một sản phẩm trên thị trường,
nên việc đưa nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nhà máy chế biến phải qua rất nhiều
khâu trung gian. Nếu giảm được các khâu trung gian không quan trọng, công ty

chế biến sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
6


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

2.1.5. Giới thiệu về tôm nguyên liệu ở Việt Nam
Tôm đóng vai trò rất quan trọng trong ngành thủy sản nước ta, là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực chiếm vị trí số một trong kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản.
Tôm giàu chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon. Nghề chế biến tôm, đặc biệt là
tôm đông lạnh đang được phát triển, cung cấp thực phẩm trên thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Lãnh thổ Việt Nam với diện tích 331.212 km2, có trên 3.200 km bờ biển
với nhiều khu hệ sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú của
nguồn lợi thủy sản. Theo Công ước đa dạng sinh học năm 1992, tôm biển Việt
Nam có khoảng 225 loài. Trong đó, có trên 70 loài tôm được phân bố ở các tỉnh
ven biển Bắc, Trung, Nam. Mặt dù, điều kiện khí hậu ở miền Bắc khắc nghiệt đối
với nuôi tôm sú, nhưng hàng năm ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,… cũng có sản lượng tôm đáng kể. Miền Trung
là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta, theo
báo cáo của cục nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây, diện tích nuôi tôm ở
các tỉnh miền Trung đạt khoảng 42.000 ha, tập trung các tỉnh Khánh Hòa, Phú
Yên, Bình Định, Quảng Nam, Ninh Thuận,… Riêng khu vực miền Nam, điều
kiện thời tiết và thổ nhưỡng được thiên nhiên ban tặng thuận lợi cho sự phát triển
ngành nuôi tôm sú, nhiều mô hình nuôi tôm được áp dụng ở các tỉnh Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang,…

Mặc dù chủng loại tôm ở Việt Nam khá phong phú, nhưng nhìn chung các công
ty chỉ chế biến một vài loại tôm như: tôm sú ( Panaeus monodon ), tôm thẻ (
Penaeus merguiensis), tôm chì ( Metapenaeus ensis ), tôm sắt, tôm thẻ chân trắng
( Litopenaeus vannamei, hoặc penaeus vannamei).

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
7


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ phòng Kinh doanh – Kế toán của Công ty
CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn qua 3 năm 2009, 2010, 2011.
Số liệu thu thập từ những báo cáo thường niên của Tổng cục thống kê,
Tổng cục nuôi trồng thủy sản, báo chí, tạp chí kinh tế thị trường,…
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sau khi được thu thập, số liệu được xử lý trên phần mền Excel, kết quả
được phân tích dựa trên các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đánh giá,
phương pháp so sánh. Bên cạnh đó, để đưa ra chiến lược kinh doanh, đề tài còn
sử dụng ma trận SWOT.
Phương pháp thống kê mô tả: tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu trong các
biểu bảng để có được cái nhìn tổng quát về các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết hợp với
các phương pháp khác để làm rỏ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá: là phương pháp đánh giá các mặt hoạt động của
công ty. Phương pháp này cũng theo thời gian, từng hiện tượng, vấn đề riêng đến

tổng hợp đánh giá toàn diện.
Phương pháp so sánh: là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích
để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi so sánh,
ta nên chú ý các nguyên tắt sau:
Lựa chọn gốc so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một chu kỳ được
lựa chọn làm căn cứ để so sánh. Tùy vào mục đích nghiên cứu, ta chọn gốc so
sánh phù hợp. Có thể là: tài liệu kỳ trước, các mục tiêu đã dự kiến, các chỉ tiêu
trung bình, thông số thị trường,…
Điều kiện để có thể so sánh được là: thống nhất về phương pháp tính toán,
thống nhất về đơn vị đo lường, các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, phải
quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
8


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

Các hình thức so sánh: so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Ta có: ∆y = y1 - yo , với yo là chỉ tiêu kỳ gốc; y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích; ∆y là
phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị
số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Ta có: %y =

y1  yo

*100%, với yo là chỉ tiêu kỳ gốc; y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích;
yo

%y là tốc độ tăng trưởng của kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Sử dụng ma trận SWOT: lập một ma trận SWOT bao gồm các bước:
B1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức (S).
B2: Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức (W).
B3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức (O).
B4: Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức (T).

S (Strengths)

W (Weaknesses)

O (Opportunities)

SO

WO

T (Threats)

ST

WT

Hình 1 : Ma trận SWOT
B5: phối hợp chiến lược (như hình 2): (1)Chiến lược SO: là sử dụng những điểm
mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả
những nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ vào vị trí mà những điểm

mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của
môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược
WO, ST hay WT để có thể ở vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi
doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
9


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn

trở thành những điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa
quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội;
(2) Chiến lược WO: là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng
cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang
tồn tại, những doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác
những cơ hội này; (3) Chiến lược ST: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của
doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên
ngoài; (4) Chiến lược WT: là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những
điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
10


Giải pháp đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH
THỦY SẢN LONG TOÀN
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐÔNG LẠNH THỦY
SẢN LONG TOÀN
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn có tiền thân trực thuộc Công
ty Xuất Nhập Khẩu Trà Vinh, thành viên Tổng công ty Lương Thực Miền Nam.
Theo quyết định số 074/QĐ-HĐQT ngày 29 tháng 08 năm 2002 của Hội
Đồng Quản Trị Tổng công ty Lương Thực Miền Nam đã đổi tên thành Xí Nghiệp
Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn.
Ngày 09 tháng 07 năm 2004 theo quyết định số 4437/QĐ-BNN-TCCB
của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển bộ phận doanh
nghiệp nhà nước Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn chuyển thành
Công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn và chính thức đi vào hoạt động đầu
tháng 8 năm 2005.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5803000020 do phòng đăng ký
kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh cấp lần đầu ngày 03/08/2005
và lần thứ 3 ngày 07/05/2007.
Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy sản Long Toàn.
Tên giao dịch: LongToan Frozen Aquatic Products Joint Stock Company.
Tên viết tắt: LongToan Company.
Địa chỉ giao dịch: Trụ sở chính: Khóm 2, TT.Duyên Hải, H.Duyên Hải,
Tỉnh Trà Vinh.
Số điện thoại: 0743.832.022/ 832.771/ 832.053
Fax: 0743.832655
E-mail:


GVHD: Trần Thị Bạch Yến


SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nguyên
11


×