Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở MEKONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.87 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ MEKONG

Giáo viên hướng dẫn
LÊ QUANG VIẾT

Sinh viên thực hiện
BÙI THANH TÂM
Mã số SV: 4066153
Lớp: Kinh Tế Học 1

Cần Thơ -2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

i


LỜI CẢM TẠ
Với kiến thức cơ sở trong quá trình học tập ở trường, cùng với thời gian


nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp, em đã hoàn thành xong quyển luận văn này.
Để có được kết quả ngày hôm nay, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện thuận lợi của Ban giám hiệu, Quý thầy cô Khoa kinh tế và Quản trị Kinh doanh
cùng gia đình và bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Lê Quang Viết đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn.
Các thầy cô ở trường Đại học Cần Thơ, Khoa kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Ban giám đốc và các anh/chị ở các Phòng, Ban Chức Năng của QTDND
Mekong đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em và tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của tất cả Quý
thầy cô và bạn bè

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Thành phố Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Thành phố Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

iv


NHN XẫT CA C QUAN THC TP

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.. ngaứy thaựng naờm 2010
Cễ QUAN THệẽC TAP

v



MỤC LỤC
Chương I: GIỚI THIỆU

Trang

1. Đặt vấn đề nghiên cứu..........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ..............................................................................1
1.2. Căn cứ thực tiễn ................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
3.1. Không gian .......................................................................................................3
3.2. Thời gian nghiên cứu
3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
Chương II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận..............................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng (QTD) ................................................................6
2.1.2. Chức năng của QTD.......................................................................................6
2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng .....................................................................8
2.1.2.2. Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội..............................................................8
2.1.3. Hoạt động của QTD
2.1.3.1 Nguồn vốn hoạt động
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng......................................................................................12
2.1.3.3. Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ...........................................12
2.1.3.4. Các hoạt động khác ....................................................................................12
2.1.3.5. Một số sản phẩm và dịch vụ của QTDND Mekong....................................14
2.1.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND
Mekong.....................................................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................16

Chương III: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MEKONG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
vi


1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................17
2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...........................................................18
3. Những khó khăn và thuận lợi của QTDND Mekong ...........................................19
Chương IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN MEKONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của QTD........................................................23
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn...........................................................................................23
4.1.1.1 Vốn trong dân cư..........................................................................................25
4.1.1.2. Vốn từ QTDND TW ...................................................................................25
4.1.1.3. Vốn điều lệ ..................................................................................................27
4.1.2. Tình hình huy động vốn tại chỗ .....................................................................29
4.1.3. Tình hình cho vay...........................................................................................31
4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................56
4.2.1. Đánh giá tình hình thu nhập ...........................................................................59
4.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND Mekong
tại Cần Thơ ...............................................................................................................60
4.2.2.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn ....................................................61
4.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ....................................................................62
4.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ................................................................63
4.2.2.4. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có...................................................................64
4.2.2.5. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có .............................................................64
4.3. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
QTDND Mekong
4.3.1. Môi trường vi mô ...........................................................................................67
4.3.2. Môi trường vĩ mô ...........................................................................................68

Chương V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MEKONG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.1. Phương hướng chiến lược phát triển .................................................................69
5.2. Các mặt tồn tại trong hoạt động kinh doanh của QTD Mekong
vii


5.2.1 Trong công tác huy động vốn..........................................................................69
5.2.2 Trong hoạt động tín dụng ................................................................................71
5.2.2.1. Hoạt động cho vay.......................................................................................73
5.2.2.2. Nợ xấu .........................................................................................................73
5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTD
Nhân dân Mekong
5.3.1. Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực .........................................................74
5.3.2. Trong công tác quản lý ..................................................................................75
5.3.3. Trong công tác xử lý nợ quá hạn....................................................................76
5.3.4. Trong công tác huy động vốn.........................................................................77
Chương VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận ..............................................................................................................78
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................78
* TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Mekong tại Cần Thơ (2007- 2009)
Bảng 2: Thể hiện tình hình huy động vốn tại QTDND Mekong 2007 – 2009
Bảng 3: Thể hiện đầu tư tín dụng

Bảng 4: Đánh giá tình hình thu nhập tại QTDND Mekong tai Cần Thơ
Bảng 5: Thể hiện một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh
doanh ở QTDND Mekong tại Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn 2007 – 2009
Hình 1: Chi tiêu tín dụng tai QTDND Mekong năm 2007 – 2009
Hình 2: Thề hiện Lợi nhuận của QTDND Mekong trong 3 năm hoạt động

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
QTD:

Quỹ tín dụng

QTDND:

Quỹ tín dụng nhân dân

QTDND TW: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Kinh tế là một trong những yếu tố không thể thiếu của bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới. Thông qua sự tăng trưởng của một nền kinh tế mà người ta có thể
biết được quốc gia đó thuộc nhóm nước phát triển, đang phát triển hay thuộc nhóm

nước thứ ba. Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển, và đang trong quá trình
chuyển mình từ một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu sang một nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế vai trò của kinh tế đối với nước ta ngày càng
quan trọng hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế Việt nam đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc
cạnh tranh với nền kinh tế thế giới vốn đã phát triển mạnh mẽ và lâu đời. Tuy vậy
với sự hổ trợ tích cực từ lĩnh vực tài chính- ngân hàng đã góp phần đưa nền kinh tế
ta đi lên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Như vậy có thể nói sự tăng trưởng của
một nền kinh tế sẽ tồn tại song song với hệ thống ngân hàng. Bên cạnh hệ thống
ngân hàng còn tồn tại một hệ thống khác cũng không kém phần quan trọng,cũng
đóng góp phần nào quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của ta trong những thời
điểm khó khăn nhất, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế. Đó là hệ thống Quỹ Tín
Dụng Nhân Dân (QTDND). QTDND là một hình thức mới, hoạt động dưới cơ chế
của ngân hàng, nhưng đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế.
Đặc biệt đối với QTDND Mekong, một QTD nằm ở trung tâm Thành phố
Cần Thơ, tuy quy mô hoạt động tương đối hẹp so với ngân hàng nhưng QTD cũng
góp phần nào vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Thế nhưng, trước áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các QTD trong khu vực thì đòi hỏi bản thân
QTD Mekong phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể
giữ được vị thế kinh doanh và không ngừng phát triển. Muốn vậy, Hệ thống
QTDND nói chung và chi nhánh tại Cần Thơ nói riêng cần phải hoạch định một
1


chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập sắp
tới. Tuy nhiên, muốn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi Quỹ
phải hiểu rõ bản thân thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời cần
nắm bắt nhu cầu thực tế. Từ đó kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời
cơ và thách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,

QTDND Mekong mới thành lập 2007, nên hoạt động cơ chế hoạt động của Quỹ
chưa đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh
tế từ bên ngoài. Nên việc tìm “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của QTDND Mekong” là hết sức cần thiết.
1.2. Căn cứ thực tiễn
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay, xu thế chung của thế giới là hội nhập kinh tế. Thật vậy, thực tế đã
chứng minh điều này thông qua việc Việt Nam đã và đang gia nhập với những tổ
chức kinh tế thế giới như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đòi hỏi nền
kinh tế Việt Nam phải hòa nhập vào “luật chơi chung” của thế giới. Chính vì thế mà
áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho các doanh nghiệp, kể cả các cá nhân
có nhu cầu kinh doanh.
Tuy nhiên, đòi hỏi trước tiên cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhân là
nhu cầu vốn. Và để đáp ứng đòi hỏi đó thì ngày càng có nhiều xuất hiện nhiều hệ
thống ngân hàng, hệ thống QTDND trên cả nước. Mặc dù vậy không phải hệ thống
ngân hàng hay QTDND nào cũng thành công.
Điều đó đòi hỏi các ngân hàng và QTDND phải có chiến lược kinh doanh
đúng đắn. Bởi vì, chiến lược kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng trong quá
trình lãnh đạo QTDND, giúp QTDND có bước đi phù hợp nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND Mekong nhằm
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ
2


2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của QTD Mekong trong ba năm qua

2007, 2008, 2009
- Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian
Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cơ Sở Mekong
2B8 đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
3.2. Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 01/02/2010 đến 23/04/2010
Số liệu sử dụng trong luận văn được lấy từ 2007-2009
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh
doanh của QTD Mekong và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Quỹ
4. Luợc khảo tài liệu nghiên cứu

3


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng (QTD)
Quỹ tín dụng Nhân dân là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo mô hình kinh
tế tập thể, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã các
quyết định của Ngân hàng nhà nước về chính sách tiền tệ đều có tác động đến hoạt
động của Qũy tín dụng.
Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD)
hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng
hoá loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế

hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự
liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo,
hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn…Đây thể hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp - nông
thôn.
Vì QTDND là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động cũng sẽ
gặp phải những rủi ro phổ biến của một TCTD, như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín
dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro đạo đức, tài sản...
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác
hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã, theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ
yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy để
phát triển.
Quỹ tín dụng nhân dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu
riêng, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước thành viên và trước pháp
luật về hoạt động của mình.

4


Vì vậy, QTDND thường huy động vốn từ các thành viên để hỗ trợ giúp đỡ
lẫn nhau, từ nguồn hỗ trợ của chính phủ, và từ cac hình thức huy động tiển gửi tiết
kiệm, hoặc vay từ các tổ chức khác.
2.1.2. Chức năng của QTD nhân dân
Do QTDND Mekong hoạt động dưới cơ chế của một ngân hàng nên nó cũng
mang chức năng giống như một ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc biệt và quan trọng nhất và có ý nghĩa đặc biệt trong

việc cải thiện đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảmn nghèo, ngăn chặn
tình trạng “tín dụng đen” ngoài xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của địa phương.
Quan hệ trực tiếp giữa chủ thể có vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng với
chủ thể có nhu cầu sử dụng nhưng không có vốn còn nhiều hạn chế .Hoạt động tín
dụng của QTDND Mekong góp phần khắc phục những hạn chế đó.
Để thực hiện chức năng này, một mặt QTDND Mekong huy động, tập trung
các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn
cho vay; mặc khác trên cơ sở vốn huy động được, Quỹ cho vay để đáp ứng nhu cầu
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế khác; góp phần đảm bảo sự
vận động liên tục của nguồn vốn tạo nên một chu kỳ tuần hoàn luân chuyển vốn
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, QTDND Mekong vừa là người đi
vay, vừa là người cho vay. Hay nói cách khác là nghiệp vụ của QDTND Mekong là
đi vay để cho vay. Đó chính là vay trò trung gian tín dụng - góp phần tạo lợi ích
cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay:
 Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới
hình thức lãi tiền gửi mà Quỹ trả cho họ. Hơn nữa Quỹ còn đảm bảo cho họ
sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi
 Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi,
chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều về sức
lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ.
5


Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá
trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất.
2.1.2.2. Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội
Thực hiện chức năng này, QTDND Mekong nhận tiền gửi của công chúng,
các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp

ứng nhu cầu rút và gửi của họ.
Đối với khách hàng, thông qua việc gửi tiền vào Quỹ, họ không những nhận
được đảm bảo an toàn về vốn mà còn thu được một khoản lợi tức từ Quỹ (tuy nhiên
cũng không thể loại trừ trường hợp rủi ro lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán, không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Đối với QTDND Mekong, thực hiện chức năng này tạo ra nguồn vốn chủ
yếu để Quỹ thực hiện chức năng trung gian tín dụng.
2.1.3. Hoạt động của QTD
2.1.3.1. Nguồn vốn hoạt động:
a. Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng là tổng số vốn do các thành viên góp và được
ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng. Việc tăng, giảm Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình hoạt động, Quỹ tín
dụng phải đảm bảo duy trì Vốn điều lệ không thấp hơn mức Vốn pháp định do
Chính phủ quy định đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
b. Vốn huy động:
Vốn huy động là nguồn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng cũng như
QTDND; do đo, hoạt động huy động vốn là mối quan tâm hàng đầu của Quỹ.
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động của Quỹ và đối
tượng mà QTDND Mekong quan tâm chủ yếu là:
 Quỹ tín dụng được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức
tín dụng;
 Quỹ tín dụng được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, của
các tổ chức tín dụng khác;
6


 Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, Quỹ tín dụng được vay vốn
của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;



QTDND Mekong huy động vốn dưới các hình thức sau:
 Tiền gửi không kỳ hạn
 Tiền gửi có kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm
c. Các nguồn vốn khác: bao gồm các nguồn vốn dịch vụ ủy thác, vốn tài trợ

của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại vốn và quỹ khác hình thành
trong quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng.
d. Quỹ tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng gửi tiền
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:
a. Quỹ tín dụng cho vay các khách hàng:
- Cho vay đối với thành viên;
- Cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt
động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Cho vay những khách hàng có tiền gửi tại Quỹ tín dụng dưới hình thức có
bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng phát hành theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
b. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước, tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Quỹ tín dụng.
c. Quỹ tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm
hoặc không có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Quỹ tín dụng không được cho vay trên
cơ sở bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
d. Khi cho vay Quỹ tín dụng tiến hành lập hồ sơ và thủ tục xét duyệt cho
vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lải suất
và lưu giữ hồ sơ cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
e. Được phép thực hiện các hoạt động tín dụng khác sau khi được Ngân hàng
Nhà nước cho phép.
2.1.3.3. Thực hiện dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

7


a. Quỹ tín dụng được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại Quỹ
tín dụng nhân dân Trung ương và các tổ chức tín dụng khác để thực hiện dịch vụ
thanh toán cho thành viên và khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b. Quỹ tín dụng được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chủ yếu
phục vụ thành viên.
2.1.3.4. Các hoạt động khác:
a. Quỹ tín dụng được dùng Vốn điều lệ và Quỹ dự trữ để góp vốn Quỹ tín
dụng nhân dân Trung ương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b. Quỹ tín dụng được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ
khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi có đủ điều kiện theo quy định hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, an toàn và phải được
Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2.1.3.5 Một số sản phẩm và dịch vụ của QTDND Mekong
a. Tiền gửi
Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở cung cấp nhiều loại hình tiền gửi với các kỳ
hạn huy động khác nhau cho khách hàng là các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín
dụng khác.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ giúp khách hàng linh hoạt sử dụng
vốn và tiện lợi trong việc sử dụng.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau và các hình thức
lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng, lãnh lãi hàng quý với nhiều kỳ
hạn đa dạng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
- Tiền gửi thanh toán cá nhân và tổ chức giúp khách hàng thuận tiện trong
việc thanh toán chuyển khoản theo nhu cầu.
- Tiền gửi bậc thang và tiết kiệm bậc thang: bao gồm các loại hình tiền
gửi bằng VND và USD. Khách hàng có số dư tiền gửi càng nhiều thì sẽ hưởng mức
lãi suất càng cao.

b. Hoạt động cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở cho vay đối với khách hàng là thành viên
QTDND với các thể loại cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
8


-Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp (vừa và nhỏ) : tài trợ vốn đối với khách hàng là cá nhân và các thành phần
hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
-Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn,
sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi,
chữa bệnh,... trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập
hợp pháp khác của khách hàng.
- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có
nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi
phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo.
- Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư
TK, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại QTDTW nhằm mục đích kinh doanh hoặc
tiêu dùng hợp pháp.
- Cho vay nông nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh
hàng hoá dịch vụ.
+ Thời hạn vay đa dạng phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của
khách hàng:
 Vay ngắn hạn từ 1 đến 12 tháng;
 Vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng;
 Vay dài hạn: trên 60 tháng
Nhưng tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn (1-12 tháng)
+ Phương thức vay linh hoạt:

Tài sản thế chấp đa dạng: động sản,bất động sản, giấy tờ có giá…
2.1.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND
a. Chỉ tiêu thuộc vốn tự có
Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời cũng là yếu tố tài chính
quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khaonr nợ đối với khách hàng. Chính vì
vậy, qui mô vốn tự có là yếu tố quyết định qui mô hoạt động của Quỹ.
9


Khi tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động thì các nhà quản trị thường phân
tích các chỉ số sau:
 Chỉ số 1: H1 = Vốn tự có/ Tổng số tiền huy động
Xác định qui mô hoạt động vốn của Quỹ đồng thời tính toán khả năng huy
động của đồng vốn tự có.
 Chỉ số 2: H2 = Vốn tự có/ Tổng tài sản có
Xác định độ an toàn của vốn tự có đối với qui mô hoạt động kinh doanh của
Quỹ, bên cạnh đó thì hệ số Cook cúng đánh giá mức độ an toàn của vốn tự có:
H = (Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro)x100%
Việc nâng cao vốn tự có có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó góp phần cũng
cố lòng tin của khách hàng đối với Quỹ. Hơn nữa nó đảm bảo bù đắp được những
rủi ro cho người gửi tiền.
Vốn tự có cao sẽ dẫn đến việc cạnh trạnh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng
trên thị trường cho vay. Vì thế khả năng sinh lời trên thị trường này giảm.
b. Các chi tiêu thuộc phạm vi tài sản có
Tài sản có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả
năng thanh toán của Quỹ, chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng
bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của Quỹ.
Tài sản có của QTDND Mekong bao gồm: Tiền mặt và tiền gửi ở QTDND
TW và các Ngân hàng, tiền cho các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư vay, các
thiết bị và tài sản cố định, các khoản phải thu,...

Khi tiến hành phân tích chất lượng nghiệp vụ tín dụng, các nhà quản trị
thường phân tích các chỉ số tài chính:
 Chỉ số 1: I1 = Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động
Chỉ số này so sánh khả năng cho vay của Quỹ với khả năng huy động vốn,
đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số này càng lớn, vốn
tồn đọng ít, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
 Chỉ số 2: I2 = Nợ quá hạn/Tổng dư nơ
Chỉ số này thể hiện chất lượng tín dụng. Theo qui định của QTDND TW thì
chỉ số này < 3% thì Quỹ có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao.
10


 Chỉ số 3:
I3 = (Tài sản sinh lời khác + Tài sản cố định khác) / Tài sản có
Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản có và ước
tính khả năng sinh lời của những tài sản khác
c. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, mọi tổ
chức kinh tế chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có hiẹu
quả.
Một số chỉ số thường dùng để đánh giá lợi nhuận:
ROA= (Thu nhập ròng/Tài sản có)x100%
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập trên tài sản có, được dùng để đo lường khả năng
sinh lời của tài sản có. Hệ số này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, lợi tức cao nhưng đồng thời thể hiện mức độ rủi ro cao.
ROE = (Thu nhập ròng/Vốn tự có)x100%
Chỉ tiêu này xác định khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng thu nhập .
Tỷ suất lợi nhuận = Lãi ròng/Tài sản có sinh lời
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
 Thu thập các số liệu trực tiếp từ QTDND Mekong
 Thu thập thông tin từ báo chí, internet,...
 Tiến hành phân tích số liệu
- Phương pháp mô tả thông qua bảng thống kê
- Phương pháp phân tích số liệu: so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối,
xử lý số liệu,...
 Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị
số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế
 Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

11


Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MEKONG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ MEKONG
(Gọi tắt: Quỹ tín dụng nhân dân Mekong)
Địa chỉ: 2B8, đường 30 -4, phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TPCT
Điện thoại:
Fax:
Cuối năm 2006 đầu năm 2007, tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn
từ môi trường thiên nhiên: thiên tai, địch họa,…Bên cạnh đó với áp lực chuyển đổi
cơ chế thi trường là một động lực to lớn để cho nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy
nhiên để một nền kinh tế phát triển mạnh chúng ta không chỉ tập trung dựa vào
những nguồn lực tài chính từ phía nhà nước, những nguồn trợ cấp từ nước ngoài
(ODA, FDI,..) mà chúng ta còn phải dựa vào nguồn nội lực bên trong mà xuất phát

là từ những cá nhân, hộ gia đình cá. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, thì
chúng ta phải xuất phát từ mục tiêu xã hội tức là phải tiến hành xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống người dân, ngăn chặn “tín dụng đen” ngày càng lớn mạnh ngoài
xã hội.
Nhận thấy được đều đó thì những thành viên đầu tiên của Quỹ tiến hành hợp
và trình xuất với Ngân Hàng nhà nước, và đã được ký quyết định thành lập QTDND
Mekong, đi vào hoạt động dầu năm 2007 với mục tiêu là tự nguyện, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về hoạt động của mình. Và chủ trương: vì nhân dân hơn là lợi nhuận;
tức là tập trung cải thiện tình hình cuộc sống, tăng thu nhập của người dân, ngăn
chặn tình trạng cho vay nặng lãi ngoài xã hội.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến này thì đã hơn ba năm và Quỹ cũng
đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.
3.2.

Cơ cấu bộ máy quản lý

Mặc dù QTDND Mekong hoạt động dưới cơ chế của một ngân hàng nhưng bộ
máy quản lý của Quỹ đơn gián hơn so với các ngân hàng nhiều
12


Sơ đồ bộ máy quản lý của QTDND Mekong:
Hội đồng Quản trị

Ban Kiểm soát

Ban Giám Đốc

Phòng Ngân Quỹ


Phòng Kế Toán

Phòng Kinh
Doanh

(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân Mekong)
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Hội đồng quản trị: có chức năng quản trị QTDND theo quy định của pháp
luật
b. Ban giám đốc:
 Giám đốc: phải là thành viên của Hội đồng Quản trị, là người lãnh đạo
bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc
hằng ngày của QTDND. Giám đốc QTDND không kiêm nhiệm các chức vụ ở các
tổ chức kinh tế, chính quyền và tổ chức chính trị – xã hội khác ở địa phương. Khi
vắng mặt, Giám đốc uỷ quyền cho một Phó Giám đốc điều hành công việc của Quỹ
tín dụng nhân dân. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức
bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên.
 Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Ban Giám đốc lãnh đạo bộ máy
điều hành. Phó Giám đốc phải là thành viên của QTDND và được Hội đồng Quản
trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
c. Ban kiểm soát: là bộ máy có chức năng thay mặt thành viên giám sát và
kiểm tra mọi hoạt động của QTDND theo Pháp luật và Điều lệ.
d. Phòng kinh doanh
13


- Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Kiểm tra giám sát các hồ sơ thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn… trình
lên Ban Giám Đốc ký các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra

tài sản, bảo đảm nợ vay theo dõi việc thu lãi, thu nợ.
- Có nhiệm vụ cập nhật các thông tin, các thông báo từ Trung Ương, theo dõi
tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu cần thiết từ đó trình lên
Ban Giám Đốc có kế hoạch cụ thể.
e. Phòng kế toán: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài
chính, chi tiêu nội bộ tại Quỹ. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm
đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên
theo đúng quy định của nhà nước và QTDND Trung Ương. Thực hiện nghiệp vụ tư
vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Quỹ.
f. Phòng ngân quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền
mặt theo quy định của NHNN và QTDND Trung Ương. Ứng và thu tiền cho các
quỹ tiết kiệm, thu chi tiền mặt cho các cá nhân, doanh nghiệp thu chi tiền mặt lớn.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn của QTD Nhân dân Mekong
 Khó khăn
 Địa bàn hoạt động:
Quỹ tín dụng nhân dân Mekong là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
của mình. Do QTDND là một mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ nên địa bàn hoạt động tương đối hẹp so với các ngân hàng thương mại
trong khu vực. Đối với QTDND Mekong hoạt động chủ yếu ở phường Xuân Khánh
và các phường liền kề như: phường Hưng Lợi, phường An Bình, phường An Hòa,
phường An Phú và phường An Nghiệp thuộc Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

14


 Vốn huy động: Do QTDND Mekong hoạt động chủ yếu các phường lân cận
với phường Xuân khánh trong Quận Ninh Kiều nên vốn huy động trong dân

còn thấp so với một số ngân hàng trong khu vực.
 Lãi suất cho vay
Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối
với mọi đối tượng có nhu cầu, kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản. Quỹ hoạt động
dưới sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh
hoạt. Việc hình thành lãi suất cho vay có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của Quỹ; vì QTDND Mekong tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn đối với cá
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lãi suất cho vay tương đối cao (hiện tại
1,55%/tháng đối với cho vay ngắn hạn, 1,6-1,65%/ đối với cho vay trung hạn) so
với một số ngân hàng.
 Thương hiệu
QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa bàn
nhiều vùng khác nhau cho nên việc tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh,
đồng thời khả năng “miễn dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế.
Do tính chất hoạt động riêng lẻ và mới đi vào hoạt động vào đầu năm 2007
nên Thương hiệu QTDND Mekong đối với các khách hàng là các cá nhân và các
doanh nghiệp còn xa lạ. Và đây cũng là một trở ngại không nhỏ cho hoạt động kinh
doanh của Quỹ.
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên
Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong QTDND Mekong là rất trẻ,
năng động, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên, QTDND là mô hình hợp tác xã
kiểu mới trong lĩnh vực tiền tề dưới cơ chế của một ngân hàng nên trình độ kỹ
thuật, nghiệp vụ cũng như chuyên môn của cán bộ nhân viên còn hạn chế so với các
cán bộ ngân hàng đã có trình độ nghiệp vụ chuyên môn lâu năm.
 Vốn vay sử dụng không đúng mục đích của khách hàng
Đây là vấn đề của khách hàng nhưng đối với Quỹ là vấn đề đáng phải quan
tâm. Nếu khách hàng vay vốn sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không đảm bảo

15



×