Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế của HOẠT ĐỘNG sản XUẤT lúa vụ hè THU ở THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.69 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn
TS. PHẠM LÊ THÔNG

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4066241
Lớp: Kinh tế học 02- Khóa 32

CẦN THƠ- 2010


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập vừa qua, em đã có được sự hướng dẫn và giảng dạy
tận tình của các thầy cô thuộc khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Đồng thời, em
cũng có được điều kiện tiếp xúc với các phương tiện học tập tiến bộ, hiện đại từ phía
Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa kinh tế- Quản trị kinh doanh. Chính
từ những điều đó đã tạo cho em động lực hoàn thành tốt chương trình học, cũng như
có được những kiến thức vô cùng quý giá, làm nền tảng cho việc tiếp xúc với thực
tiễn và cho công việc tương lai. Em xin chân thành cảm ơn.


Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn thực tập:
thầy Phạm Lê Thông đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho em trong quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Huỳnh Việt Khải,
cô Huỳnh Thị Đan Xuân, cô Nguyễn Thị Thu Duyên đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt quá trình thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khoẻ, luôn đóng góp
tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày 24 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phương Thảo

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

i

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Phương Thảo

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

ii

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

iii

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

iv

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

MỤC LỤC
Trang
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

v

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ……………………………………………………. 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ……………………………………………………… 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………… 2
1.2.1. Mục tiêu chung …………………………………………………………...2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………...3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………….. 3
1.3.1. Phạm vi không gian ……………………………………………………… 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ………………………………………………………... 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………… 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU……………………………………………………………………………….4
2.1. Phương pháp luận …………………………………………………………… 4
2.1.1. Khái quát về cây lúa …………………………………………………….. 4

2.1.2. Khái niệm về hiệu quả ………………………………………………….. 4
2.1.3. Hàm lợi nhuận …………………………………………………………. 6
2.1.4. Đo lường hiệu quả kinh tế ………………………………………………. 8
2.1.4.1. Hàm số giới hạn và hiệu quả………………………………………… 8
2.1.4.2. Hàm số giới hạn ngẫu nhiên………………………………………….. 9
2.1.4.3. Đo lường hiệu quả bằng phương pháp đôi…………………………… 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 12
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin…………………………………. 12
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 12
2.2.3. Phương pháp phân tích ............................................................................... 13
CHƯƠNG 3 :TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU......................................... 14
3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................... 14
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 14
3.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 14
3.1.2.1. Sông ngòi ............................................................................................. 14
3.1.2.2. Khí hậu.................................................................................................. 14
3.1.2.3. Địa hình................................................................................................. 14
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

vi

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
3.1.2.4. Khoáng sản............................................................................................ 15
3.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................... 15
3.2. Tình hình kinh tế- xã hội thành phố Cần Thơ................................................... 15
3.2.1. Dân số và lao động...................................................................................... 15
3.2.2. Cơ sở hạ tầng...............................................................................................15

3.2.2.1. Đường bộ …………………………………………………………… 15
3.2.2.2. Đường thủy ………………………………………………………….. 16
3.2.2.3. Đường hàng không…………………………………………………… 16
3.2.2.5. Nước …………………………………………………………………. 16
3.2.2.4. Điện ………………………………………………………………… 17
3.2.2.6. Viễn thông……………………………………………………………. 17
3.2.3. Kinh tế......................................................................................................... 17
3.2.3.1. Nông nghiệp.......................................................................................... 17
3.2.3.2. Công nghiệp …………………………………………………………. 17
3.2.3.3. Thương mại - Dịch vụ……………………………………………….. 18
3.2.4. Văn hóa xã hội............................................................................................ 18
3.3. Tình hình phát triển nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ……………………... 18
3.3.1. Tình hình trồng trọt ở Thành phố Cần Thơ................................................ 20
3.3.2. Tình hình trồng lúa ở Thành phố Cần Thơ................................................. 22
3.3.3. Tình hình chăn nuôi ở Thành phố Cần Thơ............................................... 22
3.4. Tình hình sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố Cần Thơ……………………… 23
CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT LÚA VỤ HÈ THU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ… ……………………25
4.1. Mô tả tình hình chung của nông hộ………………………………………….. 25
4.1.1. Nhân khẩu……………………………………………………………….. 25
4.1.2. Kinh nghiệm……………………………………………………………… 26
4.1.3. Tập huấn………………………………………………………………….. 26
4.1.4. Diện tích đất……………………………………………………………… 27
4.1.5. Mùa vụ…………………………………………………………………… 28

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

vii

SVTH: Trần Thị Phương Thảo



Luận văn tốt nghiệp
4.2. Phân tích chi phí và thu nhập của hoạt động trồng lúa vụ hè thu ở thành phố Cần
Thơ……………………………………………………………………………….. 28
4.2.1. Phân tích chi phí………………………………………………………….. 28
4.2.1.1. Chi phí lao động……………………………………………………… 28
4.2.1.2. Chi phí giống………………………………………………………… 29
4.2.1.3. Phân bón……………………………………………………………… 29
4.2.1.4. Thuốc nông dược…………………………………………………….. 31
4.2.1.5. Chi phí khác………………………………………………………….. 32
4.2.1.6. Tổng hợp chi phí sản xuất……………………………………………. 33
4.2.2. Phân tích thu nhập……………………………………………………….. 34
4.2.2.1. Năng suất…………………………………………………………….. 34
4.2.2.2. Giá bán……………………………………………………………….. 34
4.2.2.3. Thu nhập…………………………………………………………….. 34
4.2.3. Khả năng sinh lợi của hoạt động trồng lúa………………………………. 35
CHƯƠNG 5:PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU Ở THÀNH
PHỐ

CẦN

THƠ………………………………………………………………………..

37

5.1. Mô hình lợi nhuận Cobb- Douglas…………………………………………… 37
5.2. Phân tích hàm lợi nhuận OLS và MLE………………………………………. 38
5.2.1. Giá giống…………………………………………………………………. 40

5.2.2. Giá phân bón (N, P, K)…………………………………………………... 40
5.2.3. Giá thuốc nông dược…………………………………………………….. 41
5.2.4. Diện tích………………………………………………………………….. 42
5.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa……………………………………. 42
5.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu………….. 45
5.4.1. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu... 45
5.4.1.1. Thuận lợi…………………………………………………………….. 45
5.4.1.2. Khó khăn……………………………………………………………... 46

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

viii

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
5.4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động trồng lúa vụ hè thu tại
Thành phố Cần Thơ………………………………………………………………..47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………... 49
7.1. Kết luận………………………………………………………………………. 49
7.2. Kiến nghị……………………………………………………………………... 50
7.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước……………………………………………….. 50
7.2.2. Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu……………………… 51
7.2.3. Đối với nông dân…………………………………………………………. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 54
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 55

GVHD: TS. Phạm Lê Thông


ix

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Trang
 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ năm 2006 – 2008 ..........19
 Bảng 3.2: Diện tích một số loại cây trồng năm 2006 – 2008....................... 20
 Bảng 3.3: Sản lượng trồng trọt của Thành phố Cần Thơ qua các năm 2006 –
2008 ……………………………………………………………................. 21
 Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thành phố Cần Thơ năm
2006 – 2008……………………………………………………………….. 22
 Bảng 3.5: Số lượng gia súc, gia cầm của Thành phố Cần Thơ năm 2006 –
2008.............................................................................................................. 23
 Bảng 3.6: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vụ hè thu của Thành phố Cần
Thơ năm 2006 – 2008…………………………………………………… 24
 Bảng 4.1 Tình hình chung của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ…………… 25
 Bảng 4.2 Chi phí giống trung bình trên ha………………………………… 29
 Bảng 4.3 Chi phí phân bón trung bình trên ha…………………………….. 30
 Bảng 4.4 Chi phí thuốc nông dược trung bình trên ha…………………….. 31
 Bảng 4.5 Chi phí khác trung bình trên ha......…………………………….. 32
 Bảng 4.6 Tổng chi phí sản xuất trung bình trên ha……………………….. 33
 Bảng 4.7 Thu nhập trung bình trên ha…………………………………….. 35
 Bảng 4.8 Phân tích lợi nhuận trung bình trên ha………………………….. 35
 Bảng 5.1 Giá cả trung bình của các yếu tố đầu vào……………………….. 38
 Bảng 5.2 Kết quả ước lượng OLS và MLE……………………………….. 39
 Bảng 5.3 Bảng phân phối mức hiệu quả kinh tế ………………………….. 42

 Bảng 5.4 Bảng phân phối lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả……………... 44

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

x

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
 Đồ thị 2.1 Sự kết hợp giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí tạo ra mức
hiệu quả kinh tế………………………………………………………... 6
 Đồ thị 3.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ
qua các năm 2006- 2008……………………………………………….. 19
 Đồ thị 4.1 Cơ cấu chương trình tập huấn của nông hộ….…………… 26
 Đồ thị 4.2 Cơ cấu đất trồng của nông hộ………………………………. 27
 Đồ thị 4.3 Cơ cấu sử dụng phân bón trung bình trên ha của nông hộ…. 31
 Đồ thị 4.4 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ hè thu ở Cần Thơ………….. 33
 Đồ thị 5.1 Cơ cấu mức hiệu quả kinh tế của nông hộ…………………. 43

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

xi

SVTH: Trần Thị Phương Thảo



Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1.

SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Từ một quốc gia thiếu lương thực, gặp nhiều khó khăn trong việc giữ vững an

ninh lương thực, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam với nhiều nỗ lực đã vươn
lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, mang
về cho ngân sách quốc gia một lượng ngoại tệ đáng kể, hỗ trợ đắc lực cho quá trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành
một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới. Giai đoạn 1989-2008,
Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt
mức 5,2 triệu tấn vào năm 2005. Đến năm 2007, Việt Nam mới chính thức gia nhập
tổ chức Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu năm 2008 là năm đánh dấu mốc
kim ngạch xuất khẩu gạo vượt qua con số 2 tỷ USD thì năm 2009 là năm lập kỷ lục
về số lượng gạo xuất khẩu với 6,82 triệu tấn. Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam
ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có
khả năng cạnh tranh cao. Chúng ta đang tiến hành mở rộng thị trường. Tuy nhiên
chúng ta vẫn còn gặp nhiều trở ngại, như: khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng
gạo, tập quán canh tác, sức chứa kho dự trữ, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ
chế biến … Để khắc phục những trở ngại này sẽ cần một thời gian khá dài. Trong
quá trình đó, chúng ta cần duy trì xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, như:
châu Phi, Phillipine, Cuba, … đóng vai trò nền tảng (thu ngoại tệ từ xuất khẩu) giúp
ngành lúa gạo Việt Nam có thời gian hoàn thành quá trình thay đổi và cải tiến.
Với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất có
được điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa. Do đó ĐBSCL chính là vựa lúa lớn nhất
cả nước. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa cả nước và 80%

gạo xuất khẩu. Tại khu vực này có nhiều tỉnh thành đạt năng suất lúa rất cao như:
An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang … Trong đó Thành phố Cần
Thơ là một đại diện tiêu biểu. Mặc dù, Thành phố Cần Thơ đã trở thành đô thị loại
1- trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, đây chính là khu vực có truyền thống trồng lúa
lâu đời với một bộ phận người dân sống chủ yếu bằng nghề nông có trình độ hiểu
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

1

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
biết và phương thức sản xuất khác nhau. Mặc dù, đến năm 2007, kinh tế Việt Nam
mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất
gạo Việt Nam đã tham gia thị trường toàn cầu từ trước đó gần hai thập niên. Tuy
nhiên, việc sản xuất lúa gạo của người nông dân vẫn rất bấp bênh và khó khăn.
Trong đó, khó khăn có tác động lớn ảnh hưởng nhiều nhất đó là giá lúa bấp bênh,
năng suất và chất lượng không ổn định. Mặc dù vậy, năng suất lúa và chất lượng lúa
là một vấn đề mang tính quyết định mà bản thân người nông dân có thể chủ động
thay đổi được. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lúa
như: thời tiết, phân bón, giống, cách áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất lúa…
Hơn nữa tính hiệu quả trong sản xuất còn là một vấn đề rất quan trọng, vì nó phản
ánh kinh nghiệm và phương thức sản xuất của người nông dân để từ đó đạt được
mục tiêu lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt trong vụ hè thu là vụ lúa mà người nông dân
không đạt được hiệu quả sản xuất tối đa. Thứ nhất, vụ này có điều kiện tự nhiên
không thuận lợi. Thứ hai, vụ này người nông dân phải tốn chi phí khá nhiều và còn
tiêu tốn khá nhiều ngày công lao động. Tuy nhiên, những chi phí này có thể sẽ được
giảm thiểu khá nhiều nếu có được một mô hình đạt hiệu quả sản xuất cho vụ hè thu.
Thêm vào đó, giá lúa gạo giảm thì người nông dân sẽ thu lại lợi nhuận rất thấp vì chi

phí đầu vào khá cao. Chính vì vậy giảm chi phí và tăng tính hiệu quả sản xuất là một
trong nhiều giải pháp cần thực hiện nhằm giúp người nông dân hưởng lợi. Với
những lý do được trình bày ở trên, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU Ở THÀNH
PHỐ CẦN THƠ” để nghiên cứu với mục tiêu nhằm giúp tăng hiệu quả kinh tế lúa
trong vụ hè thu cho nông hộ ở Cần Thơ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm ước lượng hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa vụ hè thu và
đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lúa tại địa bàn
cho những năm sắp tới.

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

2

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Ước lượng hiệu quả về phân phối của việc sản xuất lúa vụ hè thu tại Cần
Thơ.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất lúa vụ hè thu tại Cần Thơ.
- Đưa ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất lúa vụ hè
thu ở Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian

Do hạn chế về thời gian và tài chính nên đề tài chỉ tập trung thu thập số liệu ở
hai phường Phước Thới và Thới An làm đại diện cho Cần Thơ, bởi vì đây là hai nơi
có tình hình phát triển cây lúa khá mạnh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất
lúa tại Cần Thơ trong vụ hè thu năm 2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu của nông hộ tại Cần Thơ.

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

3

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về cây lúa
Cây lúa ở Việt Nam chủ yếu là thuộc hai loài: Oryza sativa và Oryza
glaberrima trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu
vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng
calo tiêu thụ bởi con người.
Lúa là loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn,
với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100 cm. Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ
gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm. Hạt là
loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm.

Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc
đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên
ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ
mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát
bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu.
Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu
Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con
người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi
trong tiếng Tamil.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản
xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả
kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế, chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện,
phải biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo
không gian- thời gian- số lượng- chất lượng:
- Không gian: khi xét hiệu quả kinh tế không nên chỉ xét một mặt, một lĩnh
vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lý trong tổng thể chung.
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

4

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
- Thời gian: sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở từng
giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.
- Số lượng: hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu- chi theo
hướng giảm đi hoặc tăng thêm.

- Chất lượng: hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động và
lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so
sánh kết quả sản xuất được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra.
Khi xác định hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai,
các nguồn dự trữ vật chất lao động trong nông nghiệp, tức là phải sử dụng đến các
nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng này bao gồm: vốn, lao
động và đất đai.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là khả năng thu được lợi nhuận tối đa từ các mức giá cả đầu
vào và đầu ra nhất định, tính bằng:
EE= TE * AE
(trong đó: EE: hiệu quả kinh tế; TE: hiệu quả kỹ thuật; AE: hiệu quả phân phối)
– Từ số liệu thu thập về tình hình sản xuất của các đơn vị sản xuất (A, B và
B’), xây dựng được đường giới hạn khả năng sản xuất SS’ căn cứ vào các đơn vị đạt
hiệu quả cao nhất (best performance units).
– B và B’ nằm trên đường SS’ là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
cao nhất trong nhóm.
 B và B’ đạt hiệu quả kỹ thuật (TE)
– Xét A: không nằm trên SS’ nên không đạt TE
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật TE của đơn vị sản xuất A là: TE = OA/OB
+ Hệ số hiệu quả kỹ thuật TE của đơn vị sản xuất B và B’ là: TE = 1 =
100%

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

5

SVTH: Trần Thị Phương Thảo



Luận văn tốt nghiệp
– Với x1, x2 là chi phí các đầu vào để xây dựng đường đẳng phí PP’ bao gồm
những đơn vị sản xuất phân phối sử dụng các đầu vào hợp lý với giá cả của chúng.
– Đơn vị sản xuất nào nằm trên PP’ là đạt hiệu quả phân phối AE (sử dụng
nguồn lực hợp lý với các mức giá cả)
– Xét B: không nằm trên PP’ nên không đạt AE
Hệ số hiệu quả phân phối AE của đơn vị sản xuất B là: AE = OR/OB
Hệ số hiệu quả phân phối AE của đơn vị sản xuất B’ là: AE = 1 = 100%
– Xét B’: đạt đồng thời TE và AE nên đạt hiệu quả kinh tế EE. Ta có: EE = TE x
AE

Đồ thị 2.1 Sự kết hợp giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí tạo ra mức
hiệu quả kinh tế.
2.1.3. Hàm lợi nhuận
Trong phạm vi của luận văn này, ta chỉ xét đến hiệu quả kinh tế chứ không
xét đến mặt hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất là một quá trình kết
hợp giữa các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ
nào đó. Đồng thời, mỗi quá trình sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất. Thêm
vào đó, một hàm sản xuất có thể cho biết được số lượng sản phẩm cao nhất tại mỗi

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

6

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp

mức đầu vào sử dụng. Do đó, ta hoàn toàn có thể dựa trên hàm sản xuất để có thể
đưa ra được một hàm lợi nhuận tương ứng.
Giả sử ta có hàm sản xuất:
Q= F(X1, X2, X3, …Xm; Z1, Z2,… Zn)
Trong đó:
Q: là sản lượng đầu ra.
Xi: là các yếu tố đầu vào biến đổi thứ i (i= 1, 2, 3,…, m).
Zi: là các yếu tố đầu vào cố định thứ i (i= 1, 2, 3, …, n).
Do hàm lợi nhuận được định nghĩa như là một hàm số của các giá cả đầu vào
biến đổi và giá cả đầu ra hay nói cách khác: khi tiếp cận lợi nhuận tối đa theo
phương pháp tổng, ta có: lợi nhuận được tính bằng hiệu số giữa các yếu tố đầu ra và
đầu vào. Từ đó ta có được hàm lợi nhuận tương ứng là:
m

 ,  pF ( X1, X2, X3, …, Xm; Z1, Z2, …, Zn) -  ci, X i

(3.1)

i 1

(trong đó ci’ là giá cả của các yếu tố đầu vào biến đổi thứ i, p là giá cả đầu ra).
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, nhà sản xuất sẽ chọn mức sử dụng đầu
vào khi:
ci,  p

F ( X i Z i )
X i

(i = 1,2, 3, …,n)


(3.2)

Gọi ci= ci’/p là giá chuẩn hóa của đầu vào biến đổi thứ i. Thế ci vào (3.2) ta
có:
ci 

F ( X i Z i )
X i

(3.3)

Do đó, ta có hàm lợi nhuận đơn vị là:
m
,

 F (X1, X2, X3, …, Xm; Z1, Z2, …, Zn) -  ci X i
i 1
p

(3.4)

Mặt khác, nghiệm của phương trình (3.3) là Xi* là hàm số của ci và Zi
Xi*= fi(c, Z)

(3.5)

Thay (3.5) vào (3.4), ta có:
m

*


 *  F ( X 1 , X 2* , X 3* ,..., X m* ; Z1 , Z 2 ,...Z n ) -  ci X i

*

(3.6)

i 1

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

7

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
Như vậy, để có được lợi nhuận tối đa thì sự tác động của giá trị của các yếu
tố {c, Z} là quyết định. Từ các phương trình trên, ta có thể thấy rằng lợi nhuận là
hàm số của c và Z. Do đó, phương trình (3.6) có thể được viết lại là:
π*= G*(c1, c2, …, cm; Z1, Z2, …, Zn)

(3.7)

Hàm sản xuất Cobb- Douglas được viết như sau:
Q  A. X i i .Z ii

Do đó, hàm lợi nhuận được viết tương tự là:





1 n
 m c i   i (1   )
(1   )  1

1
*

(
1


)
(
1


)
(
)
i

 

Zi

A
i  1  i


i 1


(3.8)



m
Trong đó:     i 1
i 1
Hay hàm lợi nhuận có thể được viết lại như sau:

n *
*
* m *
ln   ln A    i ln ci    i ln Zi
i 1
i1

(3.9)

Trong đó:
A* A(1 )

1

m
(1  )

(  i




i ( 1  ) 1

)

i 1

 i*   i (1   )1  0
 i*   i (1   ) 1  0

Để ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình ta sử dụng hàm lợi nhuận đơn vị
(3.9). Phương pháp tính như thế nào được trình bày ở các phần tiếp theo.
2.1.4. Đo lường hiệu quả kinh tế
2.1.4.1. Hàm số giới hạn và hiệu quả
Như ta đã biết, hàm lợi nhuận cho biết lợi nhuận tối đa thu được từ giá cả đầu
ra và đầu vào nhất định. Hàm giới hạn sẽ cho ta thấy sự biến động của những mẫu
quan sát trong một mức giới hạn nào đó trong mỗi trường hợp cụ thể. Với hàm giới
hạn, khoảng cách mà một nông hộ từ một điểm quan sát nằm ở phía dưới hàm giới
hạn lợi nhuận và khoảng cách nằm ở phía trên đường giới hạn chi phí có thể được

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

8

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp

xem là thước đo phần kém hiệu quả trong sản xuất. Do vậy hàm giới hạn đã trở
thành công cụ chính để ước lượng phần kém hiệu quả trong sản xuất.
Trên thực tế, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) thường được sử dụng
khá phổ biến trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đưa ra ước
lượng giá trị trung bình của giá trị có thể đạt được chứ không phải là giá trị cao nhất.
Hơn nữa việc xây dựng phần sai số (ε) cũng là một sự phân phối cần thiết. Phép ước
lượng khả năng cao nhất (MLE) cho thấy sự thừa nhận riêng biệt, cụ thể về sự phân
phối của sự xáo trộn. Mặc dù, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cũng ước
tính nhất quán và dễ dàng hơn trong tính toán nhưng, ta thấy rằng những dự toán
được tối đa khả năng có ít giá trị về vấn đề này, vì nó không cung cấp hướng dẫn để
làm thế nào để xây dựng sai số chuẩn. Phép ước lượng khả năng cao nhất (MLE) có
thể hiệu quả hơn để ước lượng tất cả các thông số của hàm giới hạn bởi vì nó dựa
trên nguyên tắc không đối xứng của những phần sai số (ε). Phương pháp ước lượng
MLE cho biết giá trị lớn nhất của biến quan sát, nên các phần sai số (ε) của phép
ước lượng sẽ nằm một bên của đường giới hạn (bên dưới đối với hàm sản xuất và lợi
nhuận, bên trên đối với hàm chi phí). Phần sai số này dùng để ước tính hiệu quả của
hoạt động sản xuất.
2.1.4.2. Hàm số giới hạn ngẫu nhiên
Tuy nhiên, trên thực tế sẽ xảy ra tình trạng sai số đo lường trong mô hình ước
lượng giới hạn do mô hình không hoàn chỉnh (do thiếu biến, sai lệch) sẽ làm sai lệch
kết quả tính toán hiệu quả trong đo lường hiệu quả của nông hộ. Bên cạnh đó, tất cả
sự biến động được thực hiện là do sự biến động của hiệu quả so với giới hạn của
tổng thể. Việc nghiên cứu sẽ gặp khá nhiều khó khăn bởi vì nó bỏ qua sự tác động
của các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nông hộ cũng như các yếu tố nội tại (sự kém
hiệu quả). Để giải quyết vấn đề này, Aigner và Meesen Van Der Broek (1977) đã
đưa ra mô hình giới hạn ngẫu nhiên. Mô hình hàm giới hạn ngẫu nhiên là phần sai
số tổng hợp gồm hai phần: phần đối xứng giải thích sự tác động của yếu tố ngẫu
nhên, nằm ở hai phía của hàm giới hạn và nó chứa phần sai số do đo lường; phần
lệch một phía chứa phần kém hiệu quả so với hàm giới hạn ngẫu nhiên. Hai phần
này độc lập với nhau. Mô hình hàm giới hạn ngẫu nhiên được viết như sau:

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

9

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
Yi= f(xi)exp(vi-ui)
hoặc: ln Yi= ln [f(xi)]+ (vi-ui)
Trong đó ln Yi là hàm giới hạn ngẫu nhiên. Battese và Coelli (1988) đã đưa
ra rằng (ui) là phần kém hiệu quả kỹ thuật của hộ i so với hàm giới hạn ngẫu nhiên,
là phần sai số một bên exp(-u), u≥ 0, cho biết giá trị của biến số ngẫu nhiên:
ei= vi- ui
Điều kiện u≥ 0 đảm bảo rằng những điểm quan sát nằm dưới hàm giới hạn
ngẫu nhiên. Tuy nhiên khó có thể xác định được phần sai số do sự kém hiệu quả
hoặc do sự biến động ngẫu nhiên trong hàm giới hạn. Do vậy chúng ta không thể
ước lượng được phần kém hiệu quả bằng những mẫu quan sát. Cách tốt nhất mà
chúng ta có thể áp dụng là cách ước lượng kém hiệu quả trung bình của toàn bộ
mẫu.
Những phép ước lượng trực tiếp của hàm ngẫu nhiên có thể thực hiện bằng
phương pháp khả năng cao nhất (MLE). Vì vậy, mô hình giới hạn ngẫu nhiên đã
được ứng dụng rộng rãi để đo lường hiệu quả trong quá trình sản xuất.
2.1.4.3. Đo lường hiệu quả bằng phương pháp đôi
Theo hàm giới hạn lợi nhuận, thì phần hiệu quả lợi nhuận (hiệu quả kinh tế)
được định nghĩa là khả năng của nông hộ có thể đạt được lợi nhuận cao nhất ứng với
mức nhất định của giá cả và các yếu tố đầu vào của nông hộ. Phần kém hiệu quả
được xem là phần lợi nhuận bị mất đi do người nông dân không sản xuất được trên
hàm giới hạn.
Hàm lợi nhuận ngẫu nhiên được viết như sau:

Sj= f(pij, Zij, Dij)+ ej
Trong đó:
Sj: là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ thứ j.
pij: là giá chuẩn hóa của đầu vào biến đổi thứ i của hộ j.
Zij: là mức độ đầu vào cố định i của hộ j.
Dij: là biến giả của hộ j dùng để so sánh.
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

10

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
ej: là sai số của hộ thứ j.
j: là số nông hộ quan sát được.
Ta có:

ej= vj- uj

Trong đó vj có phân phối N(0, σv2) là phần sai số đối xứng. Và uj> 0 là phần
kém hiệu quả nằm một phía được tính bằng lượng thiếu hụt (Sj) so với giá trị tối đa
có thể đạt được (S^j) trong hàm giới hạn ngẫu nhiên. Phần kém hiệu quả được tính
bằng Sj- S^j. Tuy nhiên, theo cách tính này, e, bao gồm cả yếu tố ngẫu nhiên v; u là
phân phối nửa chuẩn.
Nếu u là phân phối nửa chuẩn và không có yếu tố ngẫu nhiên (v) thì theo
cách tính của Maddala ta có:
E (u )   u (2 /  )

V(u)= σu2(π- 2)/ π

Jondrow và cộng sự cũng đã trình bày cách tính hiệu quả loại trừ yếu tố ngẫu
nhiên. Họ cho rằng uj của mỗi quan sát được tính bằng điều kiện của uj. Cho trước
(u+ v), ta có:

*  f (.)  e j   
E u j e j 

1  F (.)    









Trong đó:
2

2

2

 *   u v 

2

 u v
2


2

  u  v
f(.) và F(.) lần lượt là hàm phân phối mật độ chuẩn và hàm tích lũy xác suất
e j 
.
tại 
  



Theo hai nhà thống kê học Battese và Corra thì tỉ số phương sai

'  2 2
    u   luôn nằm trong giới hạn (0,1) và nó được dùng để giải thích phần sai
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

11

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


Luận văn tốt nghiệp
số nào sẽ tác động và làm biến đổi lợi nhuận thực tế từ lợi nhuận tối đa. Nếu như λ’
dần đến 1, tức là phần kém hiệu quả này phần lớn do sự tác động của các yếu tố mà
nông dân có thể kiểm soát được như: mức sử dụng của các yếu tố đầu vào. Nếu λ’
dần tới 0 thì phần kém hiệu quả của nông hộ chủ yếu là do sự tác động của các yếu
tố ngẫu nhiên như: điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, dịch bệnh …
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
Số liệu, thông tin sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp từ 254 nông
hộ. Thực hiện điều tra trực tiếp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng
câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở khảo sát thực địa và các nội dung
nghiên cứu cần thiết, sau đó phỏng vấn thử kiểm tra. Bảng câu hỏi được chỉnh sửa
một lần và tiến hành điều tra lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu. Đối tượng chọn mẫu
là: nông hộ trồng lúa. Trong mỗi gia đình, lao động chính trong gia đình (người trực
tiếp trồng lúa) được chọn làm đại diện để phỏng vấn và việc phỏng vấn sẽ được tiến
hành trực tiếp, không thông qua sự tham gia tư vấn của người khác để tránh ảnh
hưởng đến câu trả lời và ý kiến của đối tượng được phỏng vấn.
Số liệu, thông tin thứ cấp: tham khảo các báo cáo về sản xuất nông nghiệp
(trồng lúa) của địa phương trong vùng nghiên cứu; các tài liệu nghiên cứu khác có
liên quan. Sử dụng các thông tin từ các tạp chí nghiên cứu khoa học và Internet.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Bảng câu hỏi sau khi điều tra được chuẩn hoá, xử lý, nhập dữ liệu vào phần
mềm Excel. Sau đó xử lý bằng công cụ phân tích hồi qui nhiều chiều theo phương
pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares) ước lượng dạng hàm sản
xuất Cobb-Douglas và các kiểm định. Phần mềm Stata dùng phân tích hàm giới hạn
khả năng sản xuất Frontier theo phương pháp đánh giá tối ưu (MLE-Maximum
Likelihood Estination).
2.2.3. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng của hoạt động
trồng lúa của vùng nghiên cứu, thống kê những khó khăn, thuận lợi mà các nông hộ
gặp phải trong quá trình trồng lúa.
GVHD: TS. Phạm Lê Thông

12

SVTH: Trần Thị Phương Thảo



Luận văn tốt nghiệp
Dùng biểu bảng để trình bày những số liệu cần phân tích.
Phần mềm Excel và phần mềm Stata được dùng để xử lý và phân tích số liệu.
Số liệu thu thập được dùng để ước lượng các hàm giới hạn.

GVHD: TS. Phạm Lê Thông

13

SVTH: Trần Thị Phương Thảo


×