Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế của HOẠT ĐỘNG TRỒNG lúa vụ ĐÔNG XUÂN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------O0O------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
HOẠT ĐỘNG TRỒNG LÚA VỤ ĐÔNG
XUÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giảng viên hướng dẫn:
TS. PHẠM LÊ THÔNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN PHƯỚC TÀI
MSSV: 4076487
Lớp: kinh Tế Học A1 – K33

Cần Thơ 11/2010


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Lê Thông đã tận tình hướng dẫn tối
trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Thông qua những gì Thầy hướng
dẫn từ khi bắt đầu viết đề cương sơ bộ, chi tiết cho đến lúc hoàn thành luận văn, tôi
đã học hỏi thêm nhiều kiến thức quí báu để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt
đẹp. Và những kinh nghiệm này sẽ là hành trang cho tôi có thể làm các bài nghiên
cứu sau này cũng như ứng dụng vào thực tiễn làm việc.


Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên chắc chắn đề
tài nghiên cứu này khó tránh khỏi những sai sót cả về nội dung lẫn hình thức. Rất
mong nhận được những góp ý chân thành của Quý Thầy Cô để tôi có thể rút ra
nhũng bài học kinh nghiệm cho bản thân về sau.
Trân trọng kính chào !
Cần Thơ, Ngày 10 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực tập

Nguyễn Phước Tài

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do Tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả thu thập trong đề tài là trung thực thông qua quá trình thu thập số liệu
và tính toán lại, nội dung đề tài không trùng vơi bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học này.

Cần Thơ, Ngày 10 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực tập

Nguyễn Phước Tài

iii


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn: PHẠM LÊ THÔNG

Học vị: Tiến sĩ
Cơ quan cộng tác: Bộ môn KTNN & KTMT – Khoa Kinh tế & QTKD – ĐH Cần
Thơ
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phước Tài
MSSV: 4076487
Chuyên ngành: Kinh Tế Học

Khoá: 33

Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa vụ đông xuân ở
đồng bằng sông Cửu long.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo: ......................................................
2. Về hình thức: .................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp bách của đề tài: ..............................
.......................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ....................................
.......................................................................................................................
5. Nôi dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ....................
.......................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:.........................................................................................
.......................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa…): ....................................................................................
Cần Thơ, ngày ……tháng …… năm 2010
NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. PHẠM LÊ THÔNG
iv



XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


Cần Thơ, Ngày…… tháng …… năm 2010

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần thơ, ngày …… tháng …… năm 2010
vi


MỤC LỤC
Trang

Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi cần nghiên cứu .............................. 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ................................................................. 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.1 Không gian............................................................................................. 3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................ 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5 Lược khảo tài liệu ........................................................................................... 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 4
2.1.1 Thuận ngữ “hiệu quả”............................................................................ 4
2.1.2 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 4
2.2 Phân tích hồi quy và hàm sản xuất ................................................................. 5

2.2.1 Phân tích hồi quy ................................................................................... 5
2.2.2 Hàm sản suất .......................................................................................... 5
2.2.2.1 Định nghĩa hàm sản xuát .............................................................. 5
2.2.2.2 Trường hợp hàm sản xuất Cobb – Douglas .................................. 6
2.3 Hàm số giới hạn và hiệu quả .......................................................................... 7
2.4 Hàm số giới hạn ngẫu nhiên ........................................................................... 7
2.5 Cách tính một số chỉ tiêu và chỉ số dùng trong phân tích............................... 9
2.5.1 Cách tính ................................................................................................ 9
2.5.2 Chỉ số đánh giá ...................................................................................... 9
vii


2.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
2.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 9
2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 9
2.6.3. Phương pháp phân tích ....................................................................... 10

Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Khái quát về ĐBSCL .................................................................................... 11
3.2 Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 12
3.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 12
3.2.2 Địa hình................................................................................................ 12
3.2.3 Khí hậu................................................................................................. 13
3.2.4 Đất đai.................................................................................................. 13
3.2.5 Nguồn nước ......................................................................................... 14
3.2.6 Sinh vật ................................................................................................ 14
3.2.7 Du lịch.................................................................................................. 15
3.3 Xã hội............................................................................................................ 17
3.3.1 Dân cư và sự phân bố dân cư............................................................... 17

3.3.2 Thành phần dân tộc.............................................................................. 18
3.3.3 Mức sống người dân ............................................................................ 19
3.4 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 19
3.4.1 Hệ thống hạ tầng giao thông ................................................................ 19
3.4.2 Đường bộ ............................................................................................. 19
3.4.3 Đường thuỷ .......................................................................................... 20
3.4.4 Đường hàng không .............................................................................. 20
3.4.5 Thông tin liên lạc ................................................................................. 21
3.4.6 Năng lượng .......................................................................................... 21
3.5 Kinh tế........................................................................................................... 22
3.5.1 Nhận định chung .................................................................................. 22
viii


3.5.2 Nông – Lâm – Ngư nghiệp .................................................................. 23
3.5.3 Công nghiệp......................................................................................... 24
3.5.4 Dịch vụ................................................................................................. 25
3.6 Tình hình sản xuất lúa đông xuân của ĐBSCL ............................................ 26

Chương 4 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN Ở ĐBSCL
4.1 Mô tả đặc điểm chung của nông hộ .............................................................. 28
4.1.1 Nhân khẩu ............................................................................................ 28
4.1.2 Trình độ học vấn .................................................................................. 29
4.1.3 Kinh nghiệm trồng trọt của nông dân .................................................. 29
4.1.4 Tham gia tập huấn ............................................................................... 30
4.1.5 Diện tích đất canh tác .......................................................................... 31
4.1.6 Loại đất canh tác .................................................................................. 32
4.1.7 Thời vụ trồng rọt .................................................................................. 32
4.1.8 Dịch bệnh trong mùa vụ ...................................................................... 33

4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của vụ đông xuân tại ĐBSCL ............................ 34
4.2.1 Phân tích chi phí ................................................................................... 34
4.2.1.1 Chi phí lao động........................................................................... 34
4.2.1.2 Chi phí giống ............................................................................... 35
4.2.1.3 Chi phí vật tư phân bón ............................................................... 36
4.2.1.4 Chi phí thuốc nông dược ............................................................. 38
4.2.1.5 Chi phí cố định............................................................................. 39
4.2.1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất lúa đông xuân.................................... 40
4.2.2 Thu nhập từ hoạt động trồng lúa đông xuân của nông dân .................. 41
4.2.2.1 Năng suất ..................................................................................... 41
4.2.2.2 Giá bán ......................................................................................... 42
4.2.2.3 Thu nhập từ hoạt động trồng lúa đông xuân................................ 42
4.2.2.4 Lợi nhuận của hoạt dộng trồng lúa đông xuân ở ĐBSCL ........... 43
ix


Chương 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG LUA ĐÔNG XUÂN CỦA ĐBSCL
5.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật........................................................................... 45
5.1.1 Phân tích hàm sản xuất trung bình........................................................ 45
5.1.1.1 Mô hình hàm sản xuất trung bình Cobb-Douglas........................ 45
5.1.1.2 Kết quả ước lượng ....................................................................... 46
5.1.1.3 Biện luận kết quả ước lượng........................................................ 47
5.1.2 Hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier............................................. 49
5.1.2.1 Mô hình phân tích ........................................................................ 49
5.1.2.2 Biên luận kết quả hàm sản xuất Frontier ..................................... 50
5.1.3 Hiệu quả kỹ thuật của hoạt động trồng lúa đông xuân ......................... 52
5.2 Phân tích hiệu quả lợi nhuận......................................................................... 55
5.2.1 Phân tích hàm lợi nhuận trung bình...................................................... 55
5.2.1.1 Mô hình hàm lợi nhuận trung bình Cobb-Duoglas...................... 55

5.2.1.2 Kết quả ước lượng ....................................................................... 56
5.2.1.3 Biện luận kết quả ước lượng........................................................ 57
5.2.2 Hàm lợi nhuận Frontier......................................................................... 60
5.2.2.1 Mô hình phân tích ........................................................................ 60
5.2.2.2 Biện luận kết quả hàm lợi nhuận Frontier ................................... 60
5.2.3 Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa đông xuân .......................... 64
5.3 Đánh giá chung về điều kiện phát triển cây lúa và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế của việc trồng lúa đông xuân ở ĐBSCL .......................................... 66
5.3.1 Đánh giá chung về điều kiện phát triển cây lúa ở ĐBSCL................... 66
5.3.1.1 Thuận lợi...................................................................................... 66
5.3.1.2 Khó khăn...................................................................................... 67
5.3.2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động trồng lúa đông xuân ... 68
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận........................................................................................................ 70
6.2 Kiến nghị...................................................................................................... 70
x


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

xi


DANH MỤC BẢNG
...................................................................................... Trang
Bảng 3.1: Dân số ĐBSCL năm 2009......................................................................18
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng lúa đông xuân tại ĐBSCL năm 2009-2010 ..........26
Bảng 4.1: Tình hinh chung của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL ................................28
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ................................................................29

Bảng 4.3: Phân loại đất lúa ở ĐBSCL ....................................................................32
Bảng 4.4: Tình hình dịch bệnh trên ruộng lúa của nông hộ ở ĐBSCL ..................33
Bảng 4.5: Chi phí giống trung bình trên ha ............................................................36
Bảng 4.6: Chi phí phân bón N, P, K nguyên chất trên ha.......................................37
Bảng 4.7: Chi phí nông dược trung bình trên ha vụ đông xuân 2009-2010 ...........38
Bảng 4.8: Chi phí thuê trung bình trên ha ..............................................................40
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất trung bình trên ha ........................................................40
Bảng 4.10: Thu nhập trung bình trên ha .................................................................43
Bảng 4.11: Phân tích lợi nhuận trung bình trên ha .................................................43
Bảng 5.1: Kết quả xử lý hàm sản xuát trung bình Cobb-Douglas ..........................47
Bảng 5.2: Kết quả xử lý hàm Frontier so với hàm Cobb-Douglas .........................50
Bảng 5.3:Bảng phân phối hiệu quả kỹ thuật việc trồng lúa đông xuân..................53
Bảng 5.4: Bảng phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật .................54
Bảng 5.5: Kết quả xử lý hàm lợi nhuận trung bình Cobb-Douglas ........................57
Bảng 5.6: Kết quả xử lý hàm lợi nhuận Frontier so với hàm lợi nhuân trung bình
Cobb-Douglas .........................................................................................................60
Bảng 5.7: Bảng phân phối hiệu quả kinh tế của vụ đông xuân ..............................64
Bảng 5.8: Bảng phân phối lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả kinh tế....................65

xii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
- BVTV Bảo vệ thực vật
- ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
- N: phân đạm nguyên chất
- P: phân lân nguyen chất
- K: phân kali nguyên chất
Tiếng Anh:

- OLS: Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)
- MLS: phương pháp đánh giá tối ưu (Maximum Likelihood Estimation)

xiii


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU:
Nhìn chung Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam là nông sản, vơi kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm
trước. Do đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ lục trong tăng trưởng của
nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vựa lúa quan trọng với
tổng diện tích khoảng 4 triệu hecta, chiếm khoảng 12% tổng diện tích lãnh thổ
Việt Nam. ĐBSCL là khu vực có tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông nghiệp
hiện đại của đất nước. Hơn thế nữa, ĐBSCL đóng góp khoảng 55% đến 60%
trong tổng sản lượng nông nghiệp và khoảng 65% tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp quốc gia. Trong đó, sản xuất lúa gạo đạt 60% trong tổng sản lượng và
khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia (niên giám thống kê
2005). Trong năm 2009 vừa qua, Việt Nam lại đạt kỷ lục mới về xuất khẩu gạo
với con số lên đến 6 triệu tấn, nhiều hơn con số kỷ lục năm 2005 là 5,2 triệu tấn,
mang về cho quốc gia 2,7 tỉ USD.
Nhưng một điều đáng buồn thay, mặc dù nông dân là người làm ra hạt gạo
nuôi cả xã hội và mang về ngoại tệ làm giàu cho đất nước nhưng nông dân vẫn
còn nghèo.
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất với sản lượng lúa đứng

đầu cả nước. Cho nên việc sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời
sống của các hộ nông dân. Trong đó, vụ lúa chính của đồng bằng là vụ đông
xuân. Vụ đông xuân luôn đem lại năng suất cao nhất trong năm so với các vụ
khác và cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nông. Tuy nhiên, sản xuất lúa
gạo vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Điều này là do
rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chủ yếu là do thiên tai, hạn hán, dịch bệnh
và một điều vô cùng quan trọng là do trình độ áp dụng khoa học kỷ thuật mới còn
nhiều hạn chế …
Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất là vấn đề hết sức cần
thiết và quan trọng. Và chính vì sự quan trọng này là lí do để tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa vụ đông
GVHD: Phạm Lê Thông

1

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

xuân ở đồng bằng sông Cửu long” để có thể tìm ra hướng đi tốt hơn cho nông
dân trong việc năng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu về tình hình sản xuất lúa đông xuân ở ĐBSCL trong những năm
vừa qua, sau đó tiền hành phân tích hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế
trong việc sản xuất lúa. Trên cơ sở đó đề xuất ra những giải pháp để nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đông xuân cũng như các vụ khác trong năm của các

tỉnh ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân
ở ĐBSCL trong vụ đông xuân.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và thu nhập của hoạt động
sản xuất lúa đông xuân ở ĐBSCL.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa
đông xuân của các hộ nông dân ĐBSCL.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng sản xuất lúa đông xuân ở ĐBSCL như thế nào?
- Hiệu quả kinh tế đạt được như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa đông
xuân tại ĐBSCL?
- Trong hoạt động sản xuất lúa đông xuân còn gặp những thuận lợi và khó
khăn gì?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Không gian:
Được thực hiện tại ĐBSCL mà cụ thể là ở bốn tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang,
An Giang và Sóc Trăng.
1.4.2. Thời gian:
Thời gian lấy số liệu là vụ đông xuân năm 2009-2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Là 469 hộ nông dân được phỏng vấn có tham gia sản xuất lúa đông xuân ở
bốn tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và An Giang.
GVHD: Phạm Lê Thông

2

SVTH: Nguyễn Phước Tài



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
Tài liệu sơ cấp: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết
kế phù hợp với nhu cầu nghiên cứu.
Tài liệu thứ cấp: Tham khảo các báo cáo về sản xuất lúa của các nông
dân ở ĐBSCL, các tài liệu nghiên cứu quá khứ có liên quan. Sử dụng các thông
tin từ báo đài và đặc biệt là internet.

GVHD: Phạm Lê Thông

3

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Thuật ngữ “Hiệu quả”:
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người
là: “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt,

trang 440-Viện Ngôn ngữ học 2002).
2.1.2. Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình
thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó;
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ
để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả
kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực
ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn
có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không
ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến
động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Thực tế cho thấy các khái niệm hiệu quả là một phạm trù được sử dụng
rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiệu quả kinh tế như
đã được khái niệm ở phần trên; với bản chất của nó, hiệu quả kinh tế là phạm trù
phải được quan tâm nghiên cứu ở cả hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy,
nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh
GVHD: Phạm Lê Thông

4

SVTH: Nguyễn Phước Tài



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả
kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân,
hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều
tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng ta chỉ
quan tâm tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
2.2. PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ HÀM SẢN XUẤT:
2.2.1. Phân tích hồi quy:
Phương pháp phân tích hồi qui nhằm nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của
một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích). Mô hình hồi
qui tuyến tính được hiểu là tuyến tính đối với các tham số, nó có thể có hoặc không
có tuyến tính đối với các biến có trong mô hình.
Mô hình hàm hồi qui tổng thể có dạng:
Yi = 1   2 X 2i  ...   k X ki   i

Với i = 1, 2, 3, …, n

Trong đó:
Yi : Biến phụ thuộc, biến cần được giải thích.
Xi : Các biến độc lập, giải thích cho biến phụ thuộc Yi.
1 : Hệ số của mô hình.
 : Sai số của mô hình.

2.2.2. Hàm sản xuất:
2.2.2.1. Định nghĩa hàm sản xuất:

Hàm sản xuất là biểu diễn số lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất được bởi
một hệ đầu vào nào đó, do công nghệ hiện tại mang lại. Yếu tố đầu vào bao gồm
yếu tố cố định (định phí) và yếu tố biến đổi (biến phí).
Hàm sản xuất có dạng:
Q = F (X1 , X2 , X3 , … Xm ; Z1 , Z2 , … Zn) (1.1)
Trong đó :
Q : là sản lượng đầu ra.
Xi : là các yếu tố đầu vào biến đổi (i = 1, 2, 3, ..., m).
Zi : là các yếu tố đầu vào cố định (i = 1, 2, 3, ..., n).
Hay cách định nghĩa khác theo toán học: “Hàm sản xuất biểu hiện toán học
của mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra”.

GVHD: Phạm Lê Thông

5

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

Hàm sản xuất có dạng:
Y = f (x1, x2, x3, … xm, xm + 1, … xn)
Trong đó:
Y là mức sản lượng đầu ra.
x1, x2, x3, ... xm, xm + 1, ... x1 là các yếu tố đầu vào.
Như vậy, hàm sản xuất mô tả một cách hình thức mối liên hệ giữa lợi ích
thục tế của sản lượng và lợi ích thực tế của việc sử dụng đầu vào với qui trình công

nghệ nhất định, số lượng sản phẩm có thể đạt được phụ thuộc vào số lượng đầu vào
sử dụng trong sản xuất.
Tóm lại, hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và
bất kỳ số lượng nguồn lực nông nghiệp đầu tư cho sản xuất Xi.
2.2.2.2. Trường hợp hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Hàm sản xuất Cobb-Douglas là hàm sản xuất quen thuộc và được sử dụng
rất rộng rãi. Hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng trong nghiên cứu
kinh tế sản xuất nông nghiệp. Cobb-Douglas nhận xét rằng logarit của các yếu tố
đầu vào Xi và sản lượng đầu ra Q có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Họ đã đưa ra
giả thuyết về hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:
lnQ = ln  0  1 ln X 1  ...   n ln X n
hoặc Q   o X 1 ... X n
1

n

Trong đó:
Q: là mức sản lượng đầu ra.
Xi: là các yếu tố đầu vào (i = 1, 2, 3, ..., n).
Hằng số  0 đại diện cho tham số hiệu quả từ các yếu tố đầu vào cố định Xi.
 0 càng lớn thì thu được đầu ra Q càng lớn từ các yếu tố đầu vào. Tham số  i đại

diện đo lường độ co giãn các yếu tố đầu vào biến đổi của hàm sản xuất. Họ giả định
rằng nó là một hằng số và có giá trị nằm trong khoảng (0,1). Độ co giãn được tính
bằng công thức như sau:
Q
 ln Q
Q X i
Q
i 




X

 ln X i
X i Q
i
Xi

Hiệu suất theo quy mô  1   2   3  ...   n    i (i = 1, 2, 3, ..., n)

GVHD: Phạm Lê Thông

6

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

2.3. HÀM SỐ GIỚI HẠN VÀ HIỆU QUẢ:
Theo định nghĩa, hàm sản xuất cho biết mức sản lượng đầu ra tối đa từ mức
độ đầu vào cho trước. Tương tự, hàm chi phí cho biết chi phí thấp nhất có thể sản
xuất được ở mức độ đầu ra với giá cả của yếu tố đầu vào. Cuối cùng, hàm lợi nhuận
cho biết lợi nhuận tối đa thu được từ giá cả đầu vào và đầu ra. Khái niệm về sự tối
thiểu và tối đa rất quan trọng. Thuật ngữ “giới hạn” được áp dụng một cách có ý
nghĩa trong mỗi trường hợp bởi vì nó đặt ra một mức giới hạn cho sự biến động của

những mẫu có thể quan sát được. Với hàm giới hạn, khoảng cách mà một nông trại
từ một điểm quan sát nằm ở phía dưới hàm giới hạn sản xuất và hàm giới hạn lợi
nhuận và khoảng cách nằm ở phía trên đường giới hạn chi phí có thể xem là thước
đo phần kém hiệu quả trong sản xuất. Do vậy, hàm giới hạn đã trở thành công cụ
chính để ước lượng phần kém hiệu quả trong sản xuất.
Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm, mà sử dụng phép ước
lượng bình phương bé nhất (OLS), chỉ biểu diễn các mức đầu ra “trung bình” mà
không phải là mức tối đa. Để ước lượng các hàm giới hạn, phép ước lượng khả
năng tối đa (MLE) có thể hữu hiệu hơn bởi vì nó cho phép phần sai số  của các
hàm giới hạn không đối xứng và nằm một bên đường giới hạn.
2.4. HÀM SỐ GIỚI HẠN VÀ NGẪU NHIÊN:
Hàm giới hạn ngẫu nhiên (còn được gọi là hàm có sai số hỗn hợp) được
xây dựng bởi Aigner và cộng sự (1977) và Meesen và Van den Broeck (1977). Ý
tưởng cơ bản của hàm này là phần sai số được cấu thành bởi hai phần: phần đối
xứng biểu diễn sự biến động ngẫu nhiên thuần túy quanh đường giới hạn giữa các
nhà sản xuất và ảnh hưởng của sai số trong đo lường, hay “nhiễu thống kê”; và
phần sai số một bên biểu diễn ảnh hưởng của sự phi hiệu quả trong mô hình giới
hạn ngẫu nhiên. Hai phần này được giả định là độc lập với nhau. Do vậy, mô
hình hàm sản xuất giới hạn ngẫu nhiên có thể được viết như sau:
Yi  f  xi expvi  u i 

hay

lnYi  ln f  xi   vi  u i 

trong đó vi có phân phối chuẩn và đối xứng biểu diễn những nhân tố ngẫu nhiên.
Battese và Coelli (1988) cho rằng ui, mức phi hiệu quả của nhà sản xuất i so với
hàm giới hạn, là phần sai số một đuôi với exp u i ,u i  0.

GVHD: Phạm Lê Thông


7

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

Điều kiện ui  0 bảo đảm rằng các quan sát phải nằm một bên của đường
giới hạn ngẫu nhiên. Các tham số trong mô hình có thể được ước lượng bằng
MLE. Những phép ước lượng trực tiếp của hàm ngẫu nhiên có thể bằng phương
pháp khả năng cao nhất (ML) hoặc COLS. Và sự lựa chọn đó phụ thuộc vào
phân phối của (u). Hiện nay, các mô hình giới hạn ngẫu nhiên được sử dụng rộng
rãi để đo lường mức hiệu quả trong hoạt động sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật cũng được ước lượng từ hàm giới hạn khả năng sản
xuất, nó được ước lượng từ sự khác nhau giữa lượng đầu ra thực sự và đầu ra tính
toán. Tuy nhiên cách tính này bao gồm các yếu tố ngẫu nhiên vi.
Nếu u là nửa phân phối chuẩn và không có yếu tố ngẫu nhiên (v) thì theo
cách tính của Maddala ta có:
E (u )   u (2 /  )
V (u )   u (  2) / 
2

Vào năm 1982, Jondrow và cộng sự cũng đã trình bày cách tính hiệu quả
loại trừ yếu tố ngẫu nhiên. Họ cho rằng uj của mỗi quan sát được tính bằng phân
phối có điều kiện của u. Cho trước (u + v), ta có:
 f (.)
 e  

E (u j / e j )   
  j 
1  F (.)   

Trong đó:
  u / v
   u2   v2
f (.) và F(.) lần lượt là hàm mật độ phân phối chuẩn và hàm xác

suất tích lũy tại (

e j



).

Theo hai nhà thống kê học Battase và Corra thì tỉ số phương sai
  ( u2 /  2 ) luôn nằm trong giới hạn (0,1) và nó dùng giải thích phần sai số nào

sẽ tác động và làm biến đổi năng suất thực tế từ năng suất tối đa.

GVHD: Phạm Lê Thông

8

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp


Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

2.5. CÁCH TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ CHỈ SỐ DÙNG TRONG PHÂN
TÍCH
2.5.1. Cách tính
- Tổng chi phí gồm: chi phí nông dược, chi phí phân bón, chi phí giống,
chi phí lao động (không kể lao động nhà), chi phí cố định.
- Doanh thu = Giá sản phẩm chính + Giá sản phẩm phụ
- Giá trị sản phẩm chính = Sản lượng lúa (kg) * Đơn giá thị trường (đ/kg)
- Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
(Các mục trên chỉ tính trên diện tích 10.000m2/vụ)
2.5.2. Chỉ số đánh giá:
- Lợi nhuận/chi phí: Lợi nhuận cuối cùng chia cho tổng chi phí. Xem xét
một đồng chi phí đầu tư cho sản xuất thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập/chi phí: Đánh giá một đồng chi phi trong sản xuất sẽ thu
được bao nhiêu đồng thu nhập.
- Lợi nhuận/ngày công lao động gia đình: Đánh giá so sánh chi phí cơ
hội của lao động gia đình với lao động thuê ngoài. Qua đây sẽ cho thấy mức hiệu
quả của việc phân bổ nguồn lực lao động trong nông hộ và chỉ ra rằng nông hộ
nên sử dụng lao động nhà hay sử dụng lao động thuê.
2.6. Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi thiết kế dựa trên cơ sở khảo sát thực địa và các
nội dung nghiên cứu cần thiết. Đối tượng chọn mẫu là hộ nông dân có diện tích
0,1 ha trở lên.
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập trên báo, đài, internet và các báo cáo về
ĐBSCL cũng như các vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu:

Bảng câu hỏi sau khi điều tra được tập hợp và chuẩn hóa. Dữ liệu được
nhập vào bảng Excel. Sau đó, dùng phần mềm Stata phân tích hàm sản xuất và
lợi nhuận Cobb – Douglas theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS –
Ordinary Least Squares), cũng như hàm giới hạn khả năng sản xuất và lợi nhuận

GVHD: Phạm Lê Thông

9

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

Frontier theo phương pháp đánh giá tối ưu (MLE – Maximum Likelihood
Estimation).
1.6.3. Phương pháp phân tích:
- Thống kê mô tả và hồi quy tương quan.
- Phân tích lợi ích chi phí.
- Phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas.

GVHD: Phạm Lê Thông

10

SVTH: Nguyễn Phước Tài



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn,
phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực,
vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan
trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao
thương với các nước trong khu vực và thế giới.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ ở phía Tây
Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ,
hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.519 km2, chiếm khoảng 12,23%
diện tích cả nước. Trong đó có khoảng 18,43% diện tích đất được dùng để sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Dân số năm 2009 là 17.213.400 người,
chiếm khoảng 20% dân số cả nước.
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung
ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau).
ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía
Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam
giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu
sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
ĐBSCL là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản
xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 đạt 53.250,7 tỷ đồng

(theo giá so sánh năm 1994) dẫn đầu cả nước, chiếm 33% tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2008 đạt
186.897,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm khoảng 9,79% tổng giá trị

GVHD: Phạm Lê Thông

11

SVTH: Nguyễn Phước Tài


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động …

sản xuất công nghiệp cả nước, sau Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng
Sông Hồng.
Ngày nay, ĐBSCL được nhiều người biết đến với những cánh đồng cò
bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên
sông Tiền, sông Hậu, là quê hương của con cá ba sa, con tôm sú - những mặt
hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Người dân miền Tây sống giản
dị, chân thành, giàu lòng hiếu khách. Đây cũng là quê hương của loại hình nghệ
thuật cải lương đặc sắc.
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
3.2.1. Vị trí địa lý
ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Vùng Đông
Nam Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), giáp giới với Campuchia,
ba mặt Đông, Nam và Tây có biển bao bọc. Vị thế nằm trong khu vực có đường
giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á,
Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia,

Philippin, Indonesia …

Hình 1: Bản đồ ranh giới ĐBSCL
3.2.2. Địa hình
ĐBSCL nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ.
GVHD: Phạm Lê Thông

12

SVTH: Nguyễn Phước Tài


×