Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

XÂY DỰNG CHI ĐOÀN PHẢI QUAN TÂM ĐẾN LỢI ÍCH VÀ NHU CẦU CỦA THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.92 KB, 5 trang )

XÂY DỰNG CHI ĐOÀN PHẢI QUAN TÂM ĐẾN LỢI ÍCH VÀ
NHU CẦU CỦA ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN
Nguyễn Đình Cơ
Chi đoàn Trường Chính trị
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là một bộ phận hợp thành tổ chức đoàn ở cơ sở, là
hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Tất cả mọi hoạt động của Đoàn đều bắt
đầu từ chi đoàn và được thực hiện ở chi đoàn.
Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác Đoàn không thể tách rời với nhiệm vụ xây
dựng chi đoàn vững mạnh, trong nhiều năm qua, Trung ương đoàn đã triển khai nhiều
giải pháp để xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của chi đoàn. Và đã đạt được những
kết quả đáng kể, những vấn đề về dân chủ, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, kinh phí
cho hoạt động của chi đoàn và cho cán bộ chi đoàn,... đã được nhìn rõ.
Tuy nhiên, việc xây dựng chi đoàn cũng còn nhiều khó khăn, chưa tạo ra sự chuyển
biến đáng kể, có nhiều nơi, nhiều lúc còn “trắng” hoạt động chi đoàn. Phân tích thực trạng
nêu trên, có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là đoàn viên, thanh
niên chưa tìm thấy lợi ích của mình qua Đoàn Thanh niên, qua sinh hoạt và hoạt động của
chi đoàn. Vì vậy, quan tâm đến lợi ích đoàn viên, thanh niên là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác vận động thanh niên của Đảng, đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp thanh niên không ngừng trao dồi bản
thân, tiến tới làm chủ nền công nghiệp mới, công nghiệp 4.0.
Lợi ích là một phạm trù kinh tế - xã hội và là nhu cầu của con người. Đối với đoàn
viên, thanh niên cũng vậy, lợi ích là mục tiêu sống, giá trị xã hội, được biểu hiện dưới các
nhu cầu, nguyện vọng. Đoàn viên, thanh niên có đầy đủ các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại,
tình cảm, cống hiến, khẳng định bản thân,... Trong mỗi xã hội, nhu cầu và lợi ích đều có
khác nhau do trình độ phát triển sản xuất khác nhau và những quan hệ xã hội, dù trẻ hay
già, dù ở giai cấp nào đều có nhu cầu lợi ích. Phạm trù lợi ích bao giờ cũng gắn chặt với
các quy luật xã hội nói chung và các quy luật đặc thù của từng hình thái kinh tế - xã hội
nhất định. Do vậy, lợi ích và các giải pháp đặt lợi ích là động lực quan trọng trong sự phát
triển xã hội.
1



Để giải quyết những nhu cầu lợi ích của thanh niên, có hiệu quả, vấn đề đặt ra là phải
điều tra, khảo sát tìm hiểu nhu cầu của họ và sự biến động của các nhu cầu đó trong sự
phát triển, để hướng dẫn đoàn viên, thanh niên đi đúng hướng, tạo điều kiện và khuyến
khích thanh niên bằng sức lao động, trí tuệ và nghị lực của bản thân mà tự tạo ra lợi ích,
không trông chờ vào người khác. Đoàn Thanh niên là tổ chức những người cộng sản trẻ
tuổi, nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn là giáo dục thanh niên, nhưng không thể giáo dục chay,
tách rời hành động và lợi ích. Phải giáo dục thanh niên trong thực tiễn, gắn giáo dục với
hành động và lợi ích chân chính.
Lý tưởng cách mạng và lợi ích thanh niên không đối lập nhau, lý tưởng phản ánh lợi
ích sâu xa, lợi ích lâu dài của thanh niên. Giáo dục lý tưởng mà không gắn với lợi ích,
không từ lợi ích mà giáo dục thì sẽ không vào nổi thanh niên, nhất là trong giai đoạn mới
hiện nay. Thanh niên là lứa tuổi đang hướng mạnh về tương lai nên có nhiều động lực
thúc đẩy thanh niên vươn lên, nhưng trong đó lợi ích là một động lực quan trọng.
Như vậy, câu hỏi đặt ra: Tổ chức đoàn, mà trực tiếp là chi đoàn có khả năng chăm lo
lợi ích thanh nhiên qua sinh hoạt và hoạt động của Đoàn không?
Từ thực tiễn chỉ ra rằng: đối với thanh niên, lợi ích của thanh niên (lợi ích không chỉ
dừng lại ở lợi ích vật chất). Chi đoàn thanh niên có thể chăm lo được một số lợi ích của
thanh niên. Chi đoàn là hạt nhân đoàn kết thanh niên ở cơ sở, thu hút được đoàn viên thì
tập hợp được thanh niên. Đoàn viên mà bỏ sinh hoạt thì thanh niên cũng không đến đối
với Đoàn. Mấu chốt của vấn đề là biết chú ý đến lợi ích của thanh niên.
Theo Luật Thanh niên: “Thanh niên là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30
tuổi”. Tuy nhiên, trong độ tuổi này cũng được chia ra nhiều lứa tuổi khác nhau, ở nhiều
nghề nghiệp, lĩnh vực và môi trường hoạt động khác nhau, nên tâm lý và nhu cầu cũng có
khác nhau. Theo nghiên cứu của Tâm lý học khi nghiên cứu về lứa tuổi chỉ ra rằng:
Với lứa tuổi 16 – 17, nhu cầu học tập, bạn bè, VHVN, TDTT và vui chơi giải trí là
cao nhất. Ở lứa tuổi này những suy tư về lợi ích vật chất chưa đến nhiều với họ. Nhưng họ
có nhu cầu tình cảm bạn bè chủ yếu. Từ 18 – 21 tuổi, ngoài những nhu cầu trên, còn
những nhu cầu về nghề nghiệp, lao động, việc làm, giao tiếp, thông tin, thẩm mỹ, tình
bạn, tình yêu, sinh hoạt,... Ở lứa tuổi này, tương lai, tiền đồ, sự tiến bộ của cá nhân đã

được nghĩ đến. Họ cũng chú ý quan tâm đến những hiện tượng bất công, sai trái trong xã
hội và muốn được lý giải. Từ 22 – đến 30 tuổi, thanh niên thực tế hơn đối với cuộc sống,
phần nhiều đã lập gia đình (xu hướng lập gia đình ngày càng muộn hơn), đã phải tự lập và
2


vật lộn trong cuộc sống. Bên cạnh những nhu cầu trên vẫn được phát triển, họ nghĩ nhiều
đến nhu cầu lợi ích vật chất, tính toán cá nhân. Trong tình hình như vậy mà sinh hoạt chi
đoàn cứ theo kiểu “cá mè một lứa” đánh đồng các nhóm tuổi lại với nhau hay vẫn duy trì
theo lối mòn: chỉ kiểm điểm, phổ biến công tác, hát vài bài hát rồi kết thúc; hoạt động chi
đoàn vẫn cứ triển khai làm đường dân sinh, thủy lợi, công tác tuyển quân, sinh hoạt chính
trị nghèo nàn về nội dung, xơ cứng về hình thức và cứ lặp đi lặp lại mãi thì thanh niên
không thích, đoàn viên không gắn bó cũng là điều không tránh khỏi.
Qua vận dựng tháp nhu cầu của Maslow cũng như xuất phát từ thực tiễn, nhu cầu
thanh niên tập trung ở những nội dung sau:
- Nhu cầu lợi ích vật chất (ăn, ở, mặc, đi lại), khởi nghiệp, tạo lập nghề nghiệp, công
ăn việc làm, sinh hoạt đời sống;
- Nhu cầu tiến bộ: được học tập nâng cao trình độ mọi mặt, được phát triển trài năng,
được xã hội coi trọng, đối xử công bằng và dân chủ, được khẳng định bản thân mình;
- Nhu cầu về văn hóa, văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh về: tình bạn, tình
yêu, hôn nhân, gia đình, tham quan, du lịch, về thẩm mỹ trong ăn mặc, trang điểm và
nhiều mặt khác của cuộc sống.
Những vấn đề trên có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Các loại nhu cầu đều là
nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên, nhưng ở mỗi người, mỗi lúc lại có những nhu cầu
lại nổi bật lên với mức độ đòi hỏi khác nhau. Cũng có khi, nhu cầu này đã thỏa mãn thì
nhu cầu khác lại nổi lên. Với những nhu cầu trên, đòi hỏi sự vào cuộc của cả Đảng, Nhà
nước và các ban ngành và từng bước chăm lo cho thanh niên phải trên cơ sở nền kinh tế,
văn hóa, xã hội phát triển. Nền kinh tế suy thoái, chậm phát triển thì lợi ích nhân dân,
thanh niên sẽ bị hạn hẹp và không thể tăng tiến được. Khi lợi ích thanh niên được xã hội
quan tâm, nghĩa vụ đi đôi với quyền lợi thì sẽ động viên thanh niên yên tâm phấn đấu, tạo

khả năng cho thanh niên phát huy tài năng của mình.
Ở góc độ chi đoàn, cũng có thể chọn một số trong những nội dung trên mà chăm lo
lợi ích đoàn viên, thanh niên ở mức độ nhất định, phù hợp với khả năng của Đoàn, đồng
thời phối hợp với các ngành của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã
hội trong việc chăm lo lợi ích thanh niên. Vấn đề ở đây là chi đoàn cần phải chủ động,
không chỉ chịu trách nhiệm với Đoàn cấp trên, với cấp ủy mà trước hết là chịu trách
nhiệm với đoàn viên, thanh niên để giải quyết những vấn đề đoàn viên, thanh niên đặt ra,
không tự bó tay mình và không thờ ơ. Chi đoàn phải đi sâu, đi sát tìm hiểu cái mà đoàn
3


viên, thanh niên của mình đang suy nghĩ, làm cái mà thanh niên đang cần. Đó là tác
phong, phẩm chất mà người bí thư Đoàn, cán bộ Đoàn cần có.
Muốn vậy trước hết ở cấp độ chi đoàn cần đổi mới sinh hoạt và hoạt động của chi
đoàn, lấy việc giải quyết những nhu cầu và lợi ích đoàn viên, thanh niên thành một yêu
cầu và nội dung trong xây dựng chi đoàn.
Để đổi mới sinh hoạt và hoạt động chi đoàn, cần chú ý đến những vấn đề sau:
Một là, thực tế cho thấy, địa phương, đơn vị nào mà chi đoàn được cấp ủy quan tâm,
thường xuyên sâu sát, tăng cường công tác kiểm tra thì công tác Đoàn và phong trào thanh
niên ở đó có kết quả tốt, được xã hội thừa nhận, cán bộ đoàn trưởng thành nhanh chóng.
Những nơi cấp ủy không quan tâm đúng mức, thậm chí “khoán trắng” cho tổ chức đoàn
và cán bộ đoàn thì công tác đoàn và phong trào thanh niên gặp không ít khó khăn. Vì vậy,
một mặt, cấp ủy đảng cần xác định đúng vị trí, vai trò lãnh đạo đối với tổ chức đoàn như
Điều lệ Đảng đã quy định “Cấp ủy đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn cùng cấp về
phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ”. Mặt khác, chi đoàn cần chủ động,
tích cực làm tốt công tác tham mưu đối với đoàn cấp trên, cấp ủy đảng cùng cấp, sự phối
hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội khác để thúc đẩy sự phát triển công tác
đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương, đơn vị.
Hai là, nên định rõ sinh hoạt chi đoàn bao gồm sinh hoạt nội bộ của đoàn viên trong
chi đoàn và sinh hoạt đoàn viên với thanh niên. Loại thứ hai này được gọi là sinh hoạt

đoàn để khỏi lẫn với sinh hoạt chi đoàn. Việc xác định sự khác nhau giữa hai loại sinh
hoạt này là cần thiết, vì sinh hoạt chi đoàn chỉ nên bàn một số việc trong nội bộ chi đoàn
và theo định kỳ 1 tháng 1 lần như Điều lệ Đoàn đã quy định. Nhưng sinh hoạt đoàn lại là
loại hình sinh hoạt dân chủ giữa đoàn viên và thanh niên, chi đoàn làm hạt nhân trong việc
tập hợp, đoàn kết thanh niên, cùng với thanh niên hoạt động trên mọi mặt để phát huy hết
sức mạnh của thanh niên và chăm lo lợi ích cho thanh niên. Do đó, loại sinh hoạt này đa
dạng, phong phú, nhiều hình thức.
Ba là, hướng đổi mới sinh hoạt và hoạt động của chi đoàn phải đáp ứng nhiệm vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là đáp ứng việc thực hiện các chính sách kinh tế
mới, các phong trào quốc gia của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với trình độ,
tâm lý, nhu cầu, sở thích của thanh niên. Thực tế đã chứng minh rằng: nhu cầu và sở thích
đoàn viên, thanh niên nông thôn khác với đoàn viên, thanh niên đô thị, trong trường học,
4


trong cơ quan, khu công nghiệp. Sinh hoạt mà không phù hợp với tâm lý và sở thích thì
chẳng những không tập hợp được đoàn viên, đừng nói đến thu hút thanh niên.
Bốn là, việc đổi mới sinh hoạt và hoạt động của chi đoàn phải được xúc tiến trên cơ
sở đổi mới nội dung và hình thức trong sự thống nhất với nhau. Ở đây nói lên nội dung cụ
thể, hình thức phải phong phú, đa dạng. Nhưng phải từ yêu cầu của nội dung và đối
tượng. Chẳng hạn: ở nông thôn, các chi đoàn đều quan tâm đến thu hút đoàn viên tham
gia sinh hoạt đoàn, giữ chân đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương.
Nhưng vấn đề đặt ra là giải quyết công ăn, việc làm cho thanh niên nông thôn như thế
nào? Đó là nhu cầu và là lợi ích thiết thực của thanh niên. Đoàn thanh niên đã đề xuất và
hỗ trợ đoàn viên, thanh niên thực hiện Chương trình “Khởi nghiệp” trong lĩnh vực nông
nghiệp. Đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia và tạo ra công ăn việc làm và giữ chân được
nhiều đoàn viên, thanh niên làm giàu trên chính quê hương của mình. Như vậy, xuất phát
từ nhiệm vụ cụ thể, chúng ta phải biết chọn hình thức để đáp ứng nội dung và mang lại lợi
ích thiết thực thì mới thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia.
Bên cạnh lợi ích từ nhiệm vụ cách mạng còn những lợi ích cụ thể của thanh niên mà

chi đoàn còn có thể chăm lo được như văn hóa, văn nghệ, TDTT, vui chơi, giải trí, tình
bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình,... Những vấn đề trên cần được chi đoàn quan tâm, và
đưa vào nội dung và hình thức hoạt động thì thanh niên sẽ thấy hứng thú và tìm thấy lợi
ích ở đoàn. Những hình thức sinh hoạt chuyên đề, chủ đề, các loại hình câu lạc bộ, diễn
đàn đối thoại, sinh hoạt khoa học và các hình thức đã được phát triển ở nhiều địa phương
đã mang lại tác dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng những nhu cầu,
nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên- đoàn viên, thanh niên gắn bó với chi đoàn.
Những hình thức cần phải được tổng kết, bổ sung hoàn chỉnh, các hình thức sinh
hoạt và hoạt động cũng phải tính toán phù hợp với số lượng đoàn viên, thanh niên, tính
chất và nội dung công việc, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nơi. Trong
điều kiện hiện nay, ngoài sinh hoạt và hoạt động riêng lẽ từng chi đoàn cần mở rộng
hình thức liên kết, phối hợp hoạt động giữa các chi đoàn trong cùng một đơn vị, hệ
thống hoặc cũng có thể ngoài hệ thống; đổi mới sinh hoạt chi đoàn, coi trọng việc giải
quyết các nhu cầu và lợi ích của thanh niên là một trong những nội dung của xây dựng
chi đoàn vững mạnh./.

5



×