Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BC tong ket DT hoa Lily(BAN IN 25 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 48 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “Xây dựng mô hình trồng hoa Lily thương phẩm tại xã Hướng
Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.
2. Mã số:
3. Thuộc chương trình: Đề tài KHCN cấp tỉnh năm 2016
4. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Bùi Thị Tân Diệu
Học hàm/học vị: Cử nhân Sinh học
Điện thoại cơ quan: 02333.561.901
Địa chỉ cơ quan: Đường Điện Biên Phủ, phường Đông Lương, thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ nhà riêng: Phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
5. Đơn vị chủ trì
Tên đơn vị: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị
Điện thoại:

02333.522509; Fax: 02333.553.404

Email:
Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị
6. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
7. Hợp đồng số: 02/2016/ĐT ký ngày 26 tháng 9 năm 2016
8. Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017
9. Tổng kinh phí:

800.000.000 đồng

Trong đó: - Từ ngân sách SNKH tỉnh năm 2016:
- Từ nguồn khác:


800.000.000 đồng
0 đồng

1


PHẦN THỨ NHẤT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Phân công nhiệm vụ thực hiện
TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị thực hiện

Người chủ trì

1

Xây dựng thuyết minh đề tài trình
Hội đồng KH-CN tỉnh phê duyệt

Trung tâm Ứng dụng

Lê Mậu Bình

2

Khảo sát, chọn địa điểm thực hiện
mô hình.


Trung tâm Ứng dụng,
Trung Đoàn 52; Khu Bảo
tồn TN Bắc H.Hóa

Lê Mậu Bình

3 Chọn địa điểm thực hiện.

Trung tâm Ứng dụng

Lê Mậu Bình

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục
vụ sản xuất (xây dựng nhà lưới, hệ
4
thống điện, hệ thống tưới, hệ thống
chiếu sáng…)

Trung tâm Ứng dụng

Đào Ngọc Hoàng
Lê Mậu Bình

Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến
5 bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản
xuất hoa Lily thương phẩm
6

Trung tâm Ứng dụng;

UBND xã Hướng Phùng; Bùi Thị Tân Diệu
Trung Đoàn 52

Phân công cán bộ hướng dẫn, chỉ
đạo mô hình

Trung tâm Ứng dụng

Đào Ngọc Hoàng

Tổ chức mô hình sản xuất hoa Lily
7
thương phẩm

Trung tâm Ứng dụng,
Lê Mậu Bình
Trung Đoàn 52, Khu Bảo
Bùi Thị Tân Diệu
tồn TN Bắc H.Hóa

8 Hội thảo đầu bờ

Trung tâm Ứng dụng,
UBND xã Hướng Phùng,
Đào Ngọc Hoàng
Trung Đoàn 52, Khu Bảo
tồn TN Bắc H.Hóa

9 Viết báo cáo tổng kết đề tài


Trung tâm Ứng dụng

Lê Mậu Bình

2. Đội ngũ cán bộ thực hiện đề tài
STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

A

Chủ nhiệm đề tài

1

Bùi Thị Tân Diệu

Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN Q Trị

B
1

Cán bộ tham gia
Đào Ngọc Hoàng

PGĐ phụ trách Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN QTrị

2


Nguyễn Quang Hùng

Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN QTrị

2


STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

3

Nguyễn Thị Minh
Huyền

Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN QTrị

4

Lường Tú Nam

Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng

5

Phan Quốc Chính


Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng

6

Lê Mậu Bình

Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN QTrị

7

Trần Ngọc Nhân

Chủ trang trại trồng hoa huyện Gio Linh

8

Phan Văn Mạnh

Cán bộ kỹ thuật Trung Đoàn 52

9

Nguyễn Ngọc Truyền

Cán bộ kỹ thuật Khu bảo tồn TNB Hướng Hóa

3. Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính
TT


Nội dung nhiệm vụ

1 Xây dựng thuyết minh đề tài

Thời gian

Tháng 7/2016 Thuyết minh đề tài hoàn chỉnh

Khảo sát vị trí chọn địa điểm thực
Tháng 8/2016
hiện đề tài

2

Kết quả chính

Chọn được địa điểm phù hợp

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ xây dựng mô hình (nhà
Xây dựng cơ sở vật chất 02
3
Tháng 8/2016
lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, châm
mô hình, quy mô 300m2
phân…)
Hai mô hình trồng hoa Lily
Xây dựng mô hình trồng hoa Lily Tháng 8/2016 –
4
thương phẩm, quy mô 6000 củ

thương phẩm
1/2017
giống/300m2/2 vụ
Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật tại
Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán
5
Tháng 10/2016 Đà Lạt – Lâm Đồng và 06 kỹ
bộ kỹ thuật
thuật viên cơ sở
6

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản
Tháng 11/2016
xuất hoa Lily thương phẩm

Tổ chức tập huấn chuyển giao
7 quy trình kỹ thuật sản xuất hoa Tháng 12/2016
Lily thương phẩm
8 Hội thảo đầu bờ
9 Báo cáo kết quả thực hiện đề tài

01 quy trình kỹ thuật
Trang bị kiến thức cho 50 hộ
nông dân

Tháng 01/2017

Báo cáo kinh nghiệm

Tháng 3/2017


Báo cáo tổng hợp

4. Sản phẩm đã hoàn thành
3


TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Quy cách, chất lượng

01 TM

Thuyết minh đề tài/dự án được Hội
đồng khoa học phê duyệt

01 QT

Phù hợp điều kiện của khu vực Bắc
Hướng Hóa. Tài liệu ngắn gọn, đầy
đủ, dễ hiểu và dễ áp dụng.

1

Thuyết minh đề tài/dự án


2

Quy trình kỹ thuật trồng hoa
Lily thương phẩm

3

Nắm vững quy trình kỹ thuật về nhân
Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật
04 người giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và
tại Lâm Đồng
bảo quản hoa Lily

4

Nắm vững quy trình kỹ thuật về
Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật
06 người trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo
tại cơ sở
quản hoa Lily

5

Tập huấn cho 50 hộ nông dân nắm
Tập huấn kỹ thuật cho các hộ
01 Lớp vững kỹ thuật sản xuất hoa Lily
dân
thương phẩm

6


Mô hình trồng hoa Lily thương
02 MH Hoa Lily thương phẩm đạt yêu cầu
phẩm

7

Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài

01 BC

8

Tổ chức hội thảo đầu bờ

01 Biên
Ghi ý kiến góp ý thảo luận đầy đủ
bản

9

Báo cáo khoa học tổng kết đề
tài

01 BC

Phản ánh tiến độ thực hiện dự án

Đầy đủ, có hàm lượng khoa học cao


5. Tài chính
Tổng kinh phí theo hợp đồng:

800.000.000 đồng

Đã sử dụng, đưa vào quyết toán:

800.000.000 đồng

Số kinh phí chưa sử dụng:

0 đồng

Tổng kinh phí thu hồi:

0 đồng

Tổng kinh phí phải nộp

0 đồng

PHẦN THỨ HAI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
4


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa thương phẩm theo hướng
công nghệ tiên tiến là một trong những hướng đi trong sản xuất nông nghiệp và là

xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hoa là sản phẩm không những mang lại giá trị thẩm mỹ và tinh thần mà còn
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Trong cuộc sống ngày càng cao
thì nhu cầu về hoa ngày càng lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, nhiều bà con nông dân
trong tỉnh đã chú trọng phát triển nghề sản xuất và kinh doanh hoa. Đặc biệt, một
số loại hoa cao cấp như Lily, lan Hồ điệp, lam Mokara...
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh
Quảng Trị. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1.150,86 km², dân số đến cuối năm
2013 là: 82 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều và
dân tộc Kinh.
Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22ºC, lượng mưa bình quân 2.262
mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau:
- Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện
(Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng
rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm là
24,90C.
- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân
Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của
chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối
ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 0C.
Đặc biệt, có biên độ nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm khá lớn (8 - 10 0C), độ
ẩm trung bình 83% nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa Lily
(Hoa Lily sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 25 – 28 0C, độ ẩm từ 80
– 85% - Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004), Công nghệ mới trồng hoa cho
thu nhập cao, Quyển 3, Hoa Lily, Nxb Lao động – Xã hội).
- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn nằm ở phía Tây nam của huyện. Là
vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu

như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 0C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo
5


cho huyện Hướng Hoá có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong
những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.
Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát
triển nông - lâm nghiệp nói chung và nghề trồng hoa nói riêng. Tài nguyên rừng
và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. Nguồn nước dồi dào từ
những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, ... đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Trong những năm gần đây, nhận thấy hoa là loại cây trồng mang lại lợi
nhuận cao nên các địa phương trong vùng tiếp tục mở rộng diện tích trồng
hoa theo thời vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế thì những hạn chế trong
phát triển nghề trồng hoa cũng rất nhiều, đặc biệt là việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật hệ thống canh tác.
Thứ nhất: Sản xuất độc canh, tự cung tự cấp đã ăn sâu vào tiềm thức người
nông dân, khi trồng hoa họ không mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên cây
sinh trưởng kém, sâu bệnh phát triển mạnh, đất trồng không được cải tạo hoặc cải
tạo kém, dẫn đến chất lượng sản phẩm hoa giảm, khó tiêu thụ.
Thứ hai: Kiến thức về hệ thống nông nghiệp công nghệ cao của người nông
dân còn thiếu. Người nông dân vùng trồng hoa chỉ nhận thức đơn giản rằng: trồng
hoa có hiệu quả kinh tế nên họ đưa những giống hoa phổ thông vào sản xuất như
hoa Cúc, Thược Dược... mà không chú ý đến việc phát triển những giống hoa cao
cấp như hoa Lily, Tuylíp rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng của địa
phương.
Thứ ba: Chính sách phát triển cụ thể cho ngành trồng hoa nói chung và hoa
Lily nói riêng chưa được coi trọng. Điều đó cho thấy, vị thế của cây hoa trong hệ
thống luân canh cây trồng chưa được các cấp, các ngành đánh giá đúng mức và
đầu tư phát triển.

Thứ tư: Chất lượng sản phẩm hoa Lily chưa thỏa mãn được nhu cầu thị
trường, tính cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Do vậy, các nhà khoa học cần tập
trung giải quyết tốt cơ cấu các loại hoa và thời vụ trồng thích hợp, giảm tình trạng
sản xuất theo phong trào và thiếu định hướng phát triển.
Để ngành sản xuất hoa nói chung và hoa Lily nói riêng ở khu vực Bắc
Hướng Hóa phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được rủi
ro trong sản xuất, chúng ta cần phải có quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch phù
hợp với địa phương, lựa chọn được những loại hoa có giá trị kinh tế cao, trên cơ

6


sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách hiệu quả, an toàn
cho môi trường và sức khỏe con người .
Từ yêu cầu thực tiễn và nhu cầu của người sản xuất, Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Ứng dụng
Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cùng với các đơn vị trên địa bàn xã Hướng
Phùng đề xuất thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình trồng hoa Lily thương phẩm
tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” Nhằm khuyến khích
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xác định một số giống hoa Lily
có khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch hoa Lily
thương phẩm phù hợp điều kiện của địa phương và khuyến cáo nhân rộng mô
hình trồng hoa Lily thương phẩm, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất
nông nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích,
góp phần vào quá trình xây dựng Nông thôn mới.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình trồng hoa Lily thương phẩm ứng dụng công nghệ cao
nhằm hoàn thiện và làm chủ quy trình sản xuất hoa Lily thương phẩm tại vùng
Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch

hoa Lily, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân trong vùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng thành công 02 mô hình trồng hoa Lily thương phẩm chất lượng
cao với quy mô 300m2 (6.000 củ giống hoa Lily/2 vụ) tại xã Hướng Phùng, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily thương
phẩm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao phù hợp vùng Bắc Hướng Hóa –
tỉnh Quảng Trị nhằm phổ biến cho người dân trong vùng, góp phần thúc đẩy nghề
sản xuất hoa tại địa phương, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập,
ổn định kinh tế hộ gia đình cho người dân.
- Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật tại Lâm Đồng và 06 kỹ thuật viên tại vùng triển
khai Đề tài về sản xuất hoa Lily thương phẩm chất lượng cao làm nồng cốt xây
dựng và phát triển mô hình. Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo
quan hoa thương phẩm cho 50 lượt nông dân tại vùng Bắc Hướng Hóa – tỉnh
Quảng Trị.
3. Địa điểm: Khu vực Bắc Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị
4. Thời gian thực hiện: Tháng 8/2016 đến 02/2017
7


5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Giống hoa Lily
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới chưa sản xuất được củ
giống hoa Lily đảm bảo tiêu chuẩn, nguồn giống chủ yếu vẫn phải nhập từ Đất
nước Hà Lan, Chi Lê. Mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 10 triệu củ giống hoa
Lily các loại để cung ứng cho sản xuất.
Trong tập đoàn các giống hoa lily nhập nội, giống Sorbonne và Concador là
giống chiếm ưu thế bởi màu sắc, hương thơm, khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu
thâm canh cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Nguồn gốc: Do Công ty TNHH cây cảnh Phúc Thanh Bình phân phối.

a. Giống hoa Lily Sorbonne
+ Giống hoa Lily Sorbonne được chọn lọc từ tập đoàn giống hoa Lily nhập
từ Hà Lan được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời và cho phép sản xuất
thử (theo quyết định số 1973 QĐ/BNN-KHCN ngày 7 tháng 7 năm 2006).
+ Đặc điểm của giống: Giống Lily Sorbonne có chiều cao cây từ 85 – 90 cm,
lá to, dài, nhọn (dài 10 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm), có 5 – 7 nụ hướng lên trên, màu
hoa hồng đậm, mùi rất thơm. Thời gian sinh trưởng ở vùng có vụ Đông lạnh 90 –
95 ngày, vùng có khí hậu ôn đới 108 – 117 ngày, vùng có khí hậu nóng (khu vự
miền Trung) 75 – 90 ngày, Quảng Trị nóng nên khoảng 75 - 80 ngày. Khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định qua các năm, chất lượng hoa tốt, có khả
năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, đồng thời có hiệu quả kinh
tế cao cho người sản xuất và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên là giống
mẩn cảm với bệnh cháy lá sinh lý thường xảy ra thời kỳ cây phân hóa mầm hoa.
b. Giống hoa Lily Concador
+ Giống hoa Lily Concador được chọn lọc từ tập đoàn giống hoa Lily nhập
từ Hà Lan.
+ Đặc điểm của giống: Giống Lily Concador có chiều cao cây 85 - 90 cm, có
4 - 6 hoa trên cành, hoa màu vàng, lá hình lưỡi mác rộng 3 -3,5 cm, dài 10 -12cm.
Thời gian sinh trưởng ở vùng có vụ Đông lạnh 83 – 95 ngày, vùng có khí hậu
nóng (khu vự miền Trung) 75 – 82 ngày, Quảng Trị nóng nên khoảng 75 - 80
ngày. Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định qua các năm, ít sâu bệnh gây
hại, chất lượng hoa tốt, có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác
nhau, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và được người tiêu
dùng ưa chuộng.
5.3. Phân bón
8


Đề tài sử dụng các loại phân bón sau:
- Phân chuồng đã được ủ hoai mục với chế vi sinh (1kg chế phẩm vi sinh/1m 3

phân chuồng)
- Phân tổng hợp N:P:K Đầu trâu 13:13:13 + TE; phân đạm urê, phân lân Lâm
Thao, phân Kali, phân Canxi Nitrat.
- Phân nở Melfert để phối trộn trong giá thể (20 kg phân nở Melfert/1m 3 giá
thể)
5.4. Giá thể trồng hoa Lily
- Sử dụng đất sạch, phân chuồng, xơ dừa, trấu hun và bổ sung phân nở
Melfert để làm giá thể trồng hoa lily.
6. Mô tả công nghệ ứng dụng
* Chuẩn bị giá thể:
- Giá thể bao gồm đất sạch, xơ dừa, phân chuồng (hoai mục) và trấu hun với
tỷ lệ 2:1:1:1 (về thể tích), đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh
hại. Hàm lượng muối: EC = 0,5 - 0,8mS/cm, pH = 5,5 - 6,5.
- Trước khi trồng, giá thể được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha
theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 3 - 5 ngày.
* Nhà trồng:
- Nhà trồng sử dụng nhà màng, che lưới giảm nắng đến 75- 90% để che mát
cho cây, xung quanh cũng được che mát, nhưng thông thoáng (đảm bảo nhiệt độ
140C - 280C). Che mát khu vực trồng trước khi trồng củ 5-7 ngày để làm giảm
nhiệt độ của đất.
- Sử dụng hệ thống tưới tưới nhỏ giọt, hệ thống phun sương, quạt thông khí.
* Chọn giống và củ giống:
Sử dụng củ đã được bảo quản lạnh đúng kỹ thuật, không sâu bệnh, chu vi củ
giống từ 18 – 20cm và mầm củ dưới 3 cm.
* Xử lý củ giống trước khi trồng:
- Sau khi nhận củ giống, mở túi ny-lon bao bọc bên ngoài ra, đặt ở nơi
thoáng mát để rả đông trong 24 giờ. Lấy củ giống ra, phân loại và sắp xếp củ
giống không bị nhiễm bệnh riêng. Đối với củ bị nhiễm bệnh, tiến hành xử lý bằng
thuốc trừ nấm. Sau đó củ giống đưa vào xử lý phát rễ trong thời gian 4 – 5 ngày
(xử lý phát rễ là biện pháp giúp củ giống Lily ra rễ trong điều kiện thích hợp, sau

khi mọc rễ mới tiến hành đem trồng).
* Kỹ thuật trồng:
- Sử dụng loại chậu nhựa có kích thước đường kính 25cm, chiều cao 30cm,
đáy đục lỗ để thoát nước dễ dàng, trồng 5 củ/chậu.
9


- Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 5 cm), đặt củ sau đó phủ giá thể dày 8 –
10 cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong tưới nước đảm bảo độ ẩm cho củ và giá
thể đạt từ 80 – 85%.
- Mật độ để chậu: 300 chậu/100m2
- Mật độ trồng luống: 25 củ/m2
* Quản lý sau trồng:
- Điều chỉnh nhiệt độ: Khi trời nóng, nhiệt độ bên ngoài trên 30 0C, sử dụng
các biện pháp để hạ thấp nhiệt độ trong nhà, cách làm như sau:
+ Dùng lưới giảm nắng che 02 lớp;
+ Quạt thông gió;
+ Phun sương hạ nhiệt (cứ cách 30 phút đến 60 phút phun 5 – 10 lần)
- Kiểm tra cây sau trồng
+ Sau trồng 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của một số cây để kiểm tra sự phát
triển của rễ. Nếu thấy rễ trắng, ra đều xung quanh gốc là cây sinh trưởng bình
thường; ngược lại cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc
phục.
+ Đối với trồng chậu, kiểm tra để bổ sung giá thể nếu thấy rễ thân bị nhô lên
khỏi mặt giá thể.
- Kỹ thuật tưới nước: Luôn phải giữ ẩm (duy trì độ ẩm 80 – 85%) cho đất
trong suốt quá trình trồng. Tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt.
- Che phủ sau trồng: Che lưới đen: dùng 2 lớp lưới đen che cách mặt luống
(chậu) từ 2,0m. Sau 15-20 ngày bỏ 1 lớp lưới đen ra. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ
thì kéo lớp lưới đen còn lại ra. Những ngày nắng nóng thì che lưới đen lại (thời

gian che nắng từ khoảng 9h sáng đến 4h chiều).
* Kỹ thuật bón phân:
Khoảng 3 tuần đầu sau khi trồng (củ đã qua xử lý phát rễ) không bón phân, chỉ
duy trì độ ẩm 80 – 85%. Sau khi mầm Lily cao 12 - 15 cm, tiến hành bón phân.
Biện pháp bón phân qua gốc: loại phân bón thúc chính được dùng là NPK Đầu
trâu 13-13-13 + TE, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân
đạm, lân, kali và Canxi Nitrat khác nhau, hòa phân với nước đưa vào bộ châm
phân để tưới đến từng gốc cây. Ngoài ra, sử dụng một số loại chế phẩm dinh
dưỡng qua lá như: Atonik 1.8SL, phân bón lá Đầu trâu NPK 30-12-10 + TE...
Phun sau trồng 15 - 20 ngày, phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần.
7. Phương pháp thực hiện

10


- Khảo sát chọn vị trí, địa điểm thích hợp xây dựng mô hình sản xuất hoa
Lily thương phẩm.
- Tiếp nhận quy trình công nghệ trồng hoa Lily thương phẩm tại Trung tâm
Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng.
- Xây dựng mô hình trồng hoa Lily thương phẩm: chọn 02 địa điểm tại Khu
vực Bắc Hướng Hóa để thực hiện; xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ
giọt, châm phân, phun sương, quạt thông gió, cấp giống, vật tư, vật dụng cần thiết
để tiến hành sản xuất hoa Lily thương phẩm.
- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của 02 giống hoa Lily tại 02 mô
hình sản xuất hoa Lily thương phẩm, thu thập số liệu, tính toán hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả kinh tế của 02 mô hình....
- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật: Tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật
trồng hoa Lily thương phẩm.
8. Nội dung thực hiện
- Khảo sát, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên khu vực Bắc Hướng Hóa

tỉnh Quảng Trị.
Đơn vị chủ trì phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ
Lâm Đồng; Trung Đoàn 52 – Đoàn KTQP 337; BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Hướng Hóa tiến hành khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên, xây dựng kế
hoạch triển khai, bố trí thời vụ.
- Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các mô hình
Trên cơ sở khảo sát, tiếp cận thực tiễn, đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu,
thổ nhưỡng, nguồn nước tưới..., sau đó áp dụng phương pháp mô phỏng các mô
hình, vạch ra các phương án triển khai thực nghiệm, thiết kế và xây dựng nhà lưới
phù hợp để trồng hoa Lily thương phẩm, đầu tư cơ sở vật chất (nhà màng, củ
giống hoa Lily, hệ thống tưới, phân bón...) xây dựng 02 mô hình trình diễn với
quy mô 300m2.
- Tiếp nhận quy trình công nghệ: Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm
Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng và 06 kỹ thuật viên cơ sở.
- Xây dựng mô hình trồng hoa Lily thương phẩm:
+ Mô hình tại Trung đoàn 52 – Đoàn KTQP 337: Quy mô 200m2 nhà lưới, bố
trí trồng 02 vụ (vụ Thu – Đông và vụ Đông – Xuân)
+ Mô hình tại BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa: Quy mô 100m2
nhà lưới, bố trí trồng 01 vụ (vụ Đông – Xuân)

11


- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển: Thu thâp số liệu, theo dõi quá
trình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại, chất lượng hoa của 02 mô hình trồng
hoa Lily thương phẩm.
- Tổ chức hội thảo khoa học.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất các giống hoa lily thương phẩm.
- Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật: Tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật
trồng hoa Lily thương phẩm.

- Viết báo cáo tổng kết đề tài.
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả mô hình.

12


B. CÁC KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VÙNG ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh
Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông
giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành
chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc
biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên
trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan,
Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156 km tiếp
giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1.150,86 km 2, dân số
đến cuối năm 2013 là: 82 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa
Kô, Vân Kiều và dân tộc Kinh.
1.2. Khí hậu thời tiết
Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 0 C, lượng mưa bình quân 2.262
mm/năm. Có thể chia ra các tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau:
- Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện
(Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng
rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu

ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối
cao (24,90C).
- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân
Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của
chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối
ôn hòa trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 0 C.
Đặc biệt, có biên độ nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm khá lớn (8 - 10 0C), độ
ẩm trung bình 83% nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa Lily
(Hoa Lily sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 25 – 28 0C, độ ẩm từ 80
– 85% - Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004), Công nghệ mới trồng hoa cho
thu nhập cao, Quyển 3, Hoa Lily, Nxb Lao động – Xã hội).
13


- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn nằm ở phía Tây nam của huyện. Là
vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu
như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 0C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo
cho huyện Hướng Hoá có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong
những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.
1.3. Thổ nhưỡng
Qua khảo sát, thu thập mẫu đất của các vùng tại xã Hướng Phùng và khu vực
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa cho thấy đất đai chủ yếu có hai loại: đất
cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp nói chung
và nghề trồng hoa nói riêng. Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm
năng khai thác lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các loại đất được kiểm tra đều cho thấy:
qua sản xuất nhiều năm không bón phân hữu cơ nên hàm lượng mùn và các chất
dinh dưỡng cơ bản khác thấp; nếu không có giải pháp về canh tác, nhất là tăng
cường phân hữu cơ, phân sinh học thì hiệu quả sản xuất sẽ thấp và sâu bệnh hại sẽ
gia tăng.
1.4. Kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt: 9,68%; Giá trị sản xuất bình
quân hàng năm đạt: 4.657,20 tỷ đồng; Tổng diện tích gieo trồng trung bình hàng
năm: 10.682,48 ha; Tổng thu ngân sách trung bình hàng năm: 364,31 tỷ đồng.
Sản xuất Nông - Lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế; các
ngành nên chăn nuôi phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia
cầm; Lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc thực hiện Chương
trình Bảo vệ và phát triển rừng; Thuỷ sản tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng đã
khai thác được thế mạnh tự nhiên để nuôi trồng và khai thác có hiệu quả.
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trung
bình hàng năm đạt: 1.652,31 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản giai đoạn
2011-2014 đạt 1.460,06 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 360,09 tỷ đồng; Giá trị
sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ - giao thông vận tải trung bình hàng năm đạt:
2.312,73 tỷ đồng; Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng năm ước đạt 6,5 triệu USD, nhập khẩu 4,6 triệu USD, hiện có 3.292 hộ
kinh doanh cá thể và 317 chi nhánh, doanh nghiệp. Hoạt động của Ngân hàng
ngày càng năng động, tạo ra thị trường vốn phong phú, đáp ứng nhu cầu vốn sản
xuất, kinh doanh. Triển khai ứng dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông - lâm nghiệp.
14


2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY TẠI QUẢNG TRỊ
VÀ KHU VỰC BẮC HƯỚNG HÓA
2.1. Tình hình sản xuất hoa lily tại địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua
Hiện nay ở Quảng Trị có 2 địa phương đã phát triển hoa, cây cảnh đó là Tp
Đông Hà và huyện Gio Linh.
- Tại Tp Đông Hà, nghề trồng hoa đã trở thành một nghề truyền thống của
người nông dân ở vùng ven đô thị, tập trung ở phường Đông Giang và Đông
Thanh, với thu nhập chính từ nghề trồng hoa trung bình từ 10 triệu đến 150 triệu
đồng/năm. Thu nhập từ nghề trồng hoa đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo,

vươn lên khá giả. Diện tích trồng hoa các loại khoảng 5,5 ha, gồm hoa vườn và
hoa chậu các loại với hơn 210 hộ tham gia.
Hoa vườn chủ yếu là hoa cúc; hoa chậu với chủng loại khá đa dạng, trong đó
trồng các loại phổ biến như: hoa cúc, nho, hồng, thược dược, hướng dương, lá
cảnh, bước đầu đưa vào trồng loại hoa cao cấp như lily đem lại hiệu quả cao, trong
đó có nhiều hộ trồng hoa có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Thành phố phối hợp với tỉnh đã xây dựng một số mô hình trình diễn giống hoa
mới, có chính sách hỗ trợ giống hoa mới như hoa lily, loa kèn, mở lớp đào tạo nghề
trồng hoa, thường xuyên tổ chức tập huấn quy trình sản xuất hoa các loại cho các
hộ nông dân, đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa, tăng tính cạnh tranh
trên thị trường.
- Tại huyện Gio Linh, là nơi trồng hoa khá nổi tiếng với các chủng loại hoa
hồng, hoa cúc, hoa lily... hiệu quả từ trồng hoa ở đây thu nhập cao hơn các loại
cây khác từ 3-5 lần, điển hình như xã Gio Châu có những mô hình trồng hoa cao
cấp như hoa lily, lan hồ điệp cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm. Chất
lượng hoa tại đây được thị trường chấp nhận, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết.
- Ở các huyện khác của Quảng Trị cũng có 1 số hộ gia đình trồng hoa, nhưng
ở quy mô nhỏ, mang tính lẻ tẻ, tự phát, họ chủ yếu trồng các loại hoa giống cũ,
hiệu quả chưa cao và khá bấp bênh.
Phương thức trồng hoa lily ở Quảng Trị chủ yếu vẫn trồng ngoài tự nhiên, do
chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết nên năng suất thấp, chất lượng hoa
chưa đạt yêu cầu đề ra, đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, dẫn
đến hiệu quả sản xuất chưa cao.

15


2.2. Tình hình sản xuất hoa lily tại địa bàn huyện huyện HướngHóa trong thời
gian qua
Nghề trồng hoa ở khu vực Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị chưa phát triển,

quy mô nhỏ lẻ. Số lượng và chủng loại ít, chủ yếu là hoa Hồng và hoa Cúc. Trong
những năm gần đây tại xã Hướng Phùng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành trồng thử
nghiệm một số loài hoa có giá trị kinh tế cao như: hoa Lily, Cẩm chướng, Đồng
tiền, Layơn... bước đầu thu được kết quả khá khả quan; xác định được một số
giống hoa tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Từ năm
2014 đến nay, một số hộ dân và tổ chức (Trung đoàn 52 – Đoàn KTQP 337,...)
trên địa bàn xã Hướng Phùng đã đầu tư trồng hoa Lily thương phẩm, với diện tích
khoảng 0,1ha (tương đương 15.000 củ giống). Tuy nhiên, với quy mô nhỏ lẻ, chưa
áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc điều khiển quá sinh trưởng, phát triển nên hoa
nở chưa đúng dịp như mong muốn, do vậy nghề trồng hoa ở khu vực Bắc Hướng
Hóa chưa thực sự có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.

16


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. KHẢO SÁT CHỌN ĐỊA ĐIỂM, ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT XÂY
DỰNG MÔ HÌNH
1.1. Khảo sát chọn địa điểm thực hiện
- Vị trí, địa điểm: Chọn khu vực Bắc Hướng Hóa để thực hiện xây dựng mô
hình trồng hoa Lily thương phẩm.
- Điều kiện khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa
đông lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là
tháng 8, 9 và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này là khu vực có khí hậu của
Tây Trường Sơn, mùa khô và mùa mưa cũng đều đến sớm hơn. Nhiệt độ trung
bình năm vào khoảng từ 24 - 25oC, tương đương với tổng nhiệt năm khoảng 8.300
- 8.500oC. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa

Đông Bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng đồng bằng xuống dưới
22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400 - 500 m trở lên thường xuống dưới 20 oC
và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC.
Để có cơ sở lựa chọn đơn vị chuyển giao quy trình kỹ thuật. Đề tài đã khảo
sát điều kiện khí hậu huyện Đơn Dương – Lâm Đông, là huyện có diện tích trồng
hoa lily lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Đây là huyện nằm ở phía đông nam Tp Đà
Lạt, phía nam cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trên 1.000 m. Do chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu được
chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt
độ trung bình năm dao động từ 20 – 25 0C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm,
thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750
– 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%.
So sánh điều kiện khí hậu khu vực Bắc Hướng Hóa – Quảng Trị với huyện
Đơn Dương – Lâm Đồng có sự tương đồng nên chúng tôi chọn đơn vị chuyển
giao quy trình kỹ thuật là Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm
Đồng.

17


1.2. Chọn đơn vị thực hiện
- Tiêu chí lựa chọn:
+ Có diện tích đất để xây dựng nhà màng quy mô 100 - 200 m 2; có cán bộ kỹ
thuật có chuyên môn tương ứng để tiếp nhận quy trình kỹ thuật, theo dõi, ghi chép
số liệu, chăm sóc về mặt kỹ thuật trong thời gian thực hiện đề tài.
+ Có khả năng đáp ứng nguồn điện, nước đảm bảo thực hiện mô hình
- Dựa trên những tiêu chí đó, ban quản lý đề tài đã chọn 02 địa điểm gồm
Trung đoàn 52 – Đoàn KTQP 337 và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa tham gia xây

dựng mô hình trình diễn sản xuất hoa Lily thương phẩm để nông dân học tập,
nhân rộng phục vụ sản xuất.
+ Tại Trung Đoàn 52 – Đoàn KTQP 337 thuộc địa bàn xã Hướng Phùng có
độ cao 500 – 600m. Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa
Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc
thái á nhiệt đới, lượng mưa trung bình năm lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm.
+ Khu BTTN Bắc Hương Hóa là vùng núi thấp ở phía Nam của dãy Trường
Sơn Bắc. Là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với
dãy núi cao trên 1.000 m. Lượng mưa trung bình năm đạt tới 2.400 - 2800 mm tập
trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11.
1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xây dựng mô hình
- Đã xây dựng nhà lưới quy mô 300m2/02 mô hình (Trung đoàn 52 – Đoàn
KTQP 337: 200m2 và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa: 100m 2) phù hợp với điều kiện
trồng hoa Lily thương phẩm tại vùng Bắc Hướng Hóa.
+ Trụ nhà màng: ống kẻm fi 42; khung mái: ống kẻm fi 34; đòn tay: ống
kẻm fi 27; chiều cao nhà màng: 2,5 m; trụ chôn bê tông sâu: 0,5 m;
+ Lợp mái: Nilong chịu nhiệt và 02 lưới giảm nắng phía trên và trong nhà
màng;
+ Bao vây xung quanh 3 lớp: 1 lớp lưới giảm 50% nắng Thái Lan, 1 lớp lưới
chống côn trùng, 1 lớp nilong chịu nhiệt.
- Đầu tư lắp đặt 02 hệ thống tưới nhỏ giọt và 02 bộ châm phân, hệ thống
chiếu sáng, hệ thống phun sương và các thiết bị máy móc chuyên dùng.
- Đầu tư củ giống, chậu nhựa, phân bón, thuốc BVTV, kích thích sinh
trưởng...
18


2. CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
2.1. Công tác chuyển giao quy trình sản xuất hoa Lily thương phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất hoa Lily thương phẩm

Củ giống, mầm < 3cm
(kích thước củ 18 - 20cm)

- Xử lý củ giống trước khi trồng
- Xử lý phát rễ cho củ giống
Trồng trong chậu
(giá thể: Đất: xơ dừa: phân chuồng (hoai
mục): trấu hun với tỷ lệ 2:1:1:1)

Trồng trên luống
(Xử lý đất bằng Foocmalin, Viben C và
phủ giá thể dày 20cm)

- Che lưới đen giảm 70 – 80%
ánh sáng
Sau 3 tuần
(cây cao 15 – 20 cm)

85 - 87 ngày

- Che lưới đen giảm 30%
- Tưới ẩm thường xuyên
- Bón phân: lượng bón cho 200 chậu (5 cây/chậu) hoặc 50m2
+ Lần 1: sau 3 tuần: dùng NPK 1kg
+ Lần 2: sau 7-10 ngày: 0,1kg đạm + 1,5kg NPK
+ Lần 3: sắp xuất hiện nụ: 0,15kg đạm + 2kg NPK + 0,25kg
lân + 0,5kg Canxi Nitrat
+ Lần 4: đang xuất hiện nụ: 0,1kg đạm + 2kg NPK + 0,25kg
lân + 0,15kg kali + 0,5kg Canxi Nitrat
+ Lần 5: sau 7-10 ngày: 2kg NPK + 0,25kg lân + 0,15kg kali

+ Lần 6: sau 7-10 ngày: 2kg NPK + 0,2kg lân + 0,15kg kali
(Dùng phân NPK Đầu Trâu 13-13-13+TE, Đạm Ure, Lân
Lân Thao)

Thu hoạch

2.1.1. Chuẩn bị giá thể trồng hoa Lily
- Giá thể bao gồm: Đất sạch + xơ dừa + phân chuồng (hoai mục) + trấu hun
với tỷ lệ 2:1:1:1 (về thể tích). Giá thể đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt. Hàm lượng
muối: EC = 0,5 - 0,8mS/cm, pH = 5,5 - 6,5.
- Trước khi trồng, giá thể được xử lý nấm bệnh. Dùng Viben C 50BTN pha
theo tỷ lệ 1/400 lần tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 5 - 7 ngày.

19


2.1.2. Chuẩn bị nhà trồng
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, đề tài sử dụng nhà màng có mái
che mưa, che lưới giảm nắng đến 75- 90% để che mát cho cây, xung quanh cũng
được che mát, nhưng thông thoáng (đảm bảo nhiệt độ 14 0C - 300C). Che mát khu
vực trồng trước khi trồng củ 5-7 ngày để làm giảm nhiệt độ của đất.
- Sử dụng hệ thống tưới tưới nhỏ giọt, hệ thống phun sương, quạt thông khí.
2.1.3. Chọn giống và củ giống

Sử dụng củ giống Sorbonne và Concador đã được bảo quản lạnh đúng kỹ
thuật, không sâu bệnh, chu vi củ giống từ 18 – 20cm và mầm củ dưới 3 cm.
2.1.4. Xử lý củ giống trước khi trồng
- Sau khi nhận củ giống, mở túi ny-lon bao bọc bên ngoài ra, đặt ở nơi
thoáng mát để rả đông trong 24 giờ. Lấy củ giống ra, phân loại và sắp xếp củ
giống không bị nhiễm bệnh riêng.

- Đối với củ giống không bị nhiễm bệnh, tiến hành đưa vào xử lý phát rể.
- Đối với củ giống bị nhiễm bệnh, tiến hành xử lý theo các bước dưới đây:
+ Củ giống bị nhiễm bệnh quá nặng, nguyên củ bị thối rửa, bị đen chọn ra và
loại bỏ.
+ Những củ giống bị mốc chỉ loại bỏ những phần bị nhiễm bệnh, không cần
loại bỏ nguyên vảy
Sau khi đã xử lý những củ bị nhiễm bệnh, tiến hành đưa vào xử lý phát rể.
2.1.5. Xử lý phát rễ cho củ giống
Xử lý phát rễ là biện pháp giúp củ giống Lily ra rễ trong điều kiện thích hợp,
sau khi mọc rễ mới tiến hành đem trồng.
- Phương pháp xử lý phát rễ:
+ Sau khi rả đông, phân loại và tiến hành ngâm củ giống trong dung dịch xử
lý (thuốc Daconil 75WP, pha tỷ lệ 20 - 25g/10 lít nước + 15ml thuốc kích thích
Atinik) trong 10 – 15 phút.
+ Sắp xếp củ giống: Dưới đáy khay trải một lớp giá thể dày 2-3cm, sắp xếp
những củ giống đã xử lý theo từng hàng một, mầm hướng lên trên. Mỗi tầng đặt
80 - 90 củ. Sau khi sắp xếp một tầng, tiếp tục rải lên một lớp giá thể, lấp đầy chỗ
trống quanh củ giống, phía trên đặt thêm một tầng củ giống nữa, tránh các mắt
mần ở tầng dưới, đặt 3 tầng củ. Sau khi đặt xong phủ thêm một lớp giá thể dày 67cm. Độ ẩm của giá thể phải thích hợp (dùng tay có thể vắt ra vài giọt nước).

20


+ Đặt khay củ giống ở nơi ẩm mát và dùng 02 lớp lười giảm nắng che tối, sau
4 - 5 ngày, mầm cao 5 - 6cm, bắt đầu xuất hiện rễ và trồng vào chậu hoặc luống.
2.1.6. Kỹ thuật trồng
* Đối với trồng chậu:
- Dùng chậu nhựa có đường kính 25cm trồng trồng 5 củ/chậu; chiều cao chậu
tối thiểu là 30cm.
- Cách trồng: Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 5cm), đặt mầm củ quay ra

phía ngoài thành chậu để khi cây mọc lên sẽ thẳng và phân bố đều trên mặt chậu,
sau đó phủ giá thể dày 8 - 10cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong tưới nước đảm
bảo độ ẩm cho củ và giá thể đạt từ 80 – 85%.
- Mật độ để chậu: 300 chậu/100m2
* Đối với trồng trên luống:
- Lên luống, phủ giá thể dày 20 cm, mặt luống rộng 1m rạch 5 hàng; rãnh sâu
10 - 12cm.
- Mật độ trồng: căn cứ vào kích cỡ củ. Giống Sorbonne và Concador có chu vi
củ 18/20cm, trồng 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20cm). Trồng xong lấp giá thể dày
8 - 10cm, tưới đẫm nước (cho nước ngấm cả phần củ).
2.1.7. Quản lý sau trồng
* Che giảm ánh sáng sau trồng: Dùng 2 lớp lưới đen che cách mặt luống
(chậu) 2,0m (che giảm ánh sáng từ 70 – 80%). Sau 15 - 20 ngày bỏ 1 lớp lưới đen
ra. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ thì kéo lớp lưới đen còn lại ra. Những ngày nắng
nóng thì che lưới đen lại.
* Điều chỉnh nhiệt độ: Khi trời nóng, nhiệt độ bên ngoài trên 300C, sử dụng
các biện pháp để hạ thấp nhiệt độ trong nhà, cách làm như sau:
+ Dùng lưới giảm nắng che 02 lớp;
+ Quạt thông gió;
+ Phun sương hạ nhiệt (cứ cách 30 phút đến 60 phút phun 5 – 10 lần)
2.1.8. Kỹ thuật bón phân
Ba (03) tuần đầu sau khi trồng (củ đã qua xử lý phát rễ) không bón phân, chỉ
duy trì độ ẩm 80 – 85%. Sau khi mầm Lily cao 12 - 15 cm, tiến hành bón phân.
Biện pháp bón phân qua gốc: loại phân bón thúc chính được dùng là NPK
Đầu trâu 13-13-13 + TE, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm
phân đạm, lân, kali và Canxi Nitrat khác nhau, hòa phân với nước để tưới.

21



Lượng bón cho 200 chậu (trồng 5 cây/chậu) hoặc 50m 2 đối với trồng trên
luống là:
- Lần 1: Sau trồng 3 tuần: 1kg NPK
- Lần 2: Sau lần 1 một tuần: 1,5kg NPK + 0,1kg đạm Urê.
- Lần 3: Sau lần 2 một tuần (sắp xuất hiện nụ): 2kgNPK + 0,15kg đạm Urê +
0,25kg lân + 0,5kg Canxi Nitrat.
- Lần 4: Khi đang xuất hiện nụ hoa: 2 kgNPK + 0,1kg đạm Urê + 0,25kg lân
+ 0,5kg Canxi Nitrat.
- Lần 5: Sau lần 4 từ 7 – 10 ngày (trước thu hoạch 3 tuần): 2kgNPK + 0,25kg
lân + 0,15 kg Kali.
- Lần 6: Sau lần 5 từ 7 – 10 ngày: 2kgNPK + 0,2kg lân + 0,15 kg Kali.
Ngoài ra, sử dụng một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá như: Atonik
1.8SL: 40ml/ 30 lít/300 chậu, Phân bón lá Đầu trâu NPK 30-12-10 + TE: 30g/30
lít/300 chậu.
2.1.9. Điều khiển sinh trưởng cho lily
- Biện pháp rút ngắn thời gian sinh trưởng: Khi đã ấn định thời điểm thu
hoạch, nếu trước khi thu hoạch 35 ngày, nhiệt độ dưới 18 0C, chiều dài nụ hoa vẫn
nhỏ hơn 3cm, dùng nilon vây kín và thắp điện vào ban đêm, phun chế phẩm Đầu
trâu 902 để rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily.
- Biện pháp kéo dài thời gian sinh trưởng: Muốn kéo dài thời gian sinh
trưởng của lily cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách
che lưới đen giảm nắng, hạn chế tưới nước, phun chế phẩm Đầu trâu 905 để kéo
dài thời gian sinh trưởng của lily.
2.2. Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật
- Đã ký hợp đồng số 01/HĐCGCN ngày 14/9/2016 chuyển giao quy trình
công nghệ sản xuất hoa Lily thương phẩm với Trung tâm Ứng dụng Khoa học
Công nghệ Lâm Đồng.
- Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật thực hành về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu
hoạch và bảo quản hoa Lily tại Đà Lạt – Lâm Đồng và 06 kỹ thuật viên cở sở tiếp
nhận quy trình trồng hoa Lily thương phẩm gồm 1) Quy trình công nghệ xử lý củ

giống Lily trước khi trồng; 2) Quy trình phòng trừ sâu bệnh hoa Lily; 3) Quy trình
trồng và chăm sóc hoa Lily; 4) Quy trình công nghệ điều chỉnh nở hoa cho Lily
đúng dịp Tết Nguyên Đán; 5) Quy trình công nghệ thu hái, bảo quản hoa Lily.

22


- Các cán bộ kỹ thuật được đào tạo làm nòng cốt tham gia xây dựng và phát
triển mô hình.
Đào tạo tại Đà Lạt – Lâm Đồng
- Thành phần tham gia: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị;
Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Trung đoàn 52.
- Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 10 năm 2016
- Nội dung: Kỹ thuật về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
hoa Lily thương phẩm.
Đào tạo kỹ thuật viên tại cở sở
- Thành phần tham gia: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị;
Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa; Trung đoàn 52 và hộ nông dân huyện
Gio Linh.
- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017
- Nội dung: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản hoa Lily
thương phẩm bao gồm 5 quy trình:
+ Quy trình công nghệ xử lý củ giống Lily trước khi trồng;
+ Quy trình phòng trừ sâu bệnh hoa Lily;
+ Quy trình trồng và chăm sóc hoa Lily;
+ Quy trình công nghệ điều chỉnh cho hoa Lily nở đúng dịp Tết Nguyên Đán;
+ Quy trình công nghệ thu hái, bảo quản hoa Lily.
2.3. Công tác tập huấn
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lily thương
phẩm cho nông dân trên địa bàn xã Hướng Phùng

- Số nông dân tham gia: 50 người/lớp
- Nội dung: Hướng dẫn kỹ thuật về xử lý củ giống Lily trước khi trồng, phòng
trừ sâu bệnh hoa Lily, trồng và chăm sóc hoa Lily, điều tiết sinh trưởng, phát triển
hoa Lily, thu hái, bảo quản hoa Lily.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2017
- Cơ quan chuyển giao công nghệ: Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công
nghệ Lâm Đồng
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ
Quảng Trị phối hợp, UBND xã Hướng Phùng và Trung Đoàn 52 – Đoàn KTQP
337.
- Kết quả thu được: Sau khi tham dự lớp tập huấn, cơ bản học viên nắm vững
và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất hoa Lily thương phẩm.
23


2.4. Công tác chỉ đạo kỹ thuật
Hợp đồng với Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng (đơn vị
chuyển giao quy trình công nghệ) cử 02 cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn về qui
trình sản xuất hoa Lily thương phẩm theo phương châm bắt tay chỉ việc. Theo dõi
các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết phân hóa mầm
hoa và nở hoa của hoa Lily.
Bao gồm:
Ông Lường Tú Nam
Học vị: Cử nhân Sinh học
Chức vụ: Phụ trách Trạm nghiên cứu rau hoa – Trung tâm Ứng dụng Khoa
học Công nghệ Lâm Đồng
Ông Phan Quốc Chinh
Học vị : Cử nhân Sinh học
Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật Trạm nghiên cứu rau hoa – Trung tâm Ứng dụng
Khoa học Công nghệ Lâm Đồng

- Quá trình chỉ đạo thực tế, các cán bộ kỹ thuật liên hệ phối hợp chặt chẻ và
hỗ trợ lẫn nhau.
- Thời gian: Cán bộ kỹ thuật có mặt tại mô hình để hướng kỹ thuật từ khâu
phối trộn giá thể, rả đông, xử lý củ giống, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại
và thu hoạch hoa Lily thương phẩm.
- Nội dung chỉ đạo, hướng dẫn:
+ Hướng dẫn khâu chuẩn bị giá thể, phối trộn và xử lý giá thể trồng hoa
Lily thương phẩm.
+ Hướng dẫn xử lý củ giống Lily trước khi trồng;
+ Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hoa Lily;
+ Hướng dẫn trồng và chăm sóc, chế độ bón phân cho hoa Lily;
+ Hướng dẫn điều chỉnh cho hoa Lily nở đúng dịp tết Nguyên Đán;
+ Hướng dẫn thu hái, bảo quản hoa Lily.
2.5. Hội thảo đầu bờ
- Tổ chức 01 buổi Hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất hoa Lily thương
phẩm, với 30 đại biểu tham gia.
- Thành phần: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị; Trung tâm Ứng dụng
Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo UBND xã Hướng Phùng; lãnh đạo và cán bộ
Trung Đoàn 52 - Đoàn KTQP 337; lãnh đạo và cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN

24


Bắc Hướng Hóa... Ngoài ra hội thảo đầu bờ cũng thu hút nông dân trên địa bàn xã
Hướng Phùng tham gia, học tập nhằm triển khai thực hiện nhân rộng mô hình
trong những năm tới.
* Kết quả Hội thảo đầu bờ:
Qua hội thảo đã có nhiều ý kiến tham gia bổ sung quy trình kỹ thuật chỉ ra
những khâu quan trọng đã nắm vững:
- Đề tài cơ bản đã làm chủ được quy trình công nghệ trồng hoa lily thương

phẩm phù hợp với điều kiện của vùng Bắc Hướng Hóa. Xây dựng 02 mô hình sản
xuất hoa lily thương phẩm tại 02 địa điểm khác nhau về độ cao ở xã Hướng
Phùng, ứng dụng được các biện pháp kỹ thuật công nghệ điều chỉnh nở hoa đúng
thời điểm.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng chỉ ra những khâu chưa nắm vững:
- Cần xác định thời gian xuống giống chính xác của từng giống của từng vụ
để không kéo dài thời gian can thiệp điều chỉnh nở hoa, đảm bảo màu sắc hoa
tươi, thân cứng và có bộ lá dày mượt.
* Một số lưu ý:
- Cần đa dạng thêm một số giống hoa khác như hoa Tulip, Lan hồ điệp ....
- Cần lưu ý hơn trong vấn đề lựa chọn đơn vị cung cấp củ giống hoa Lily
đảm bảo chất lượng, đặc biệt giống hoa Sorbonne rất mẫn cản với bệnh cháy lá
sinh lý và kỹ thuật xử lý phát rễ, biện pháp phòng bệnh cháy lá sinh lý.
2.6. Công tác kiểm tra, đánh giá mô hình
- Trong quá trình thực hiện dự án đề tài, Ban chỉ đạo có 03 đợt kiểm tra theo
chu kỳ sinh trưởng và phát triển của hoa Lily tại mô hình và tổ chức 02 cuộc
nghiệm thu nội bộ đánh giá quá trình thực hiện đề tài.
Thống nhất công nhận kết quả của 02 mô hình đi đến đánh giá kết luận:
- Giống hoa Lily Sorbonne và Concador bước đầu cho thấy thích nghi với
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng bắc Hướng Hóa.
- Sản phẩm hoa Lily thương phẩm có chất lượng, thân to, cây khỏe, màu sắc
hoa tươi và độ bền hoa cắt vào mùa đông trên 10 ngày.
3. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY THƯƠNG PHẨM
Mô hình sản xuất hoa Lily thương phẩm sử dụng các giống nhập nội, có
nguồn gốc từ Hà Lan. Cơ quan chủ trì điều hành triển khai mô hình, cùng đơn vị
25


×