Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài soạn chủ đề: OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.04 KB, 19 trang )

Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ: OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
- Trình bày được cách lập công thức oxit.
- Nêu được các khái niệm về axit, bazơ.
- Trình bày được cách phân loại axit, bazơ, muối và tên gọi của chúng.
- Nêu được khái niệm về muối, cách phân loại muối và cách gọi tên muối.
Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân loại oxit, gọi tên một số oxit theo công thức hoặc ngược lại. Lập công
thức hoá học oxit khi biết hoá trị và ngược lại.
- Kĩ năng so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng viết CTHH của axit và bazơ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc tên muối, viết phương trình hóa học.
Thái độ
- Có ý trong học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Giúp HS có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phiếu học tập
- 2 bảng phụ kẻ trước có tên, CTHH của một số hợp chất axit, bazơ, muối.
2. Học sinh


- Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
- Xem trước bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
A. KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Hoàn thành các PTPƯ sau:
t
S + O2 ��

o

1


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8
t
Al + O2 ��

o

t
Na + O2 ��

o

t
P + O2 ��

Sản phẩm của các phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau? Gọi tên các chất đó?

o

Bài 2: Cho các chất sau: Na2O; SO2, P2O5, CaO, MgO, CO2
Em hãy phân loại các oxit đó rồi điền vào bảng sau:
Hợp chất tạo bởi kim loại và oxi

Hợp chất tạo bởi phi kim và oxi

Bài 3. Cho các hợp chất có CTHH sau: HCl, HBr, H2SO4, HNO3; H3PO4; H2S; H2SO3.
Phân tử các hợp chất trên có đặc điểm gì chung?
Bài 4. Cho các hợp chất có CTHH sau: NaOH, KOH; Ca(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)2;
Fe(OH)2; Fe(OH)3; Mg(OH)2;
Phân tử các hợp chất trên có đặc điểm gì chung?
 Gv củng cố lại khái niệm phản ứng hóa học. Dẫn dắt vào bài
-> Năng lực tái hiện kiến thức, năng lực quan sát, phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ hóa học, tư duy sáng tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU OXIT
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công - Tiếp nhận thông tin
thức hóa học oxit gồm những nguyên
tố nào? Cách gọi tên oxit như thế nào?
Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ
tìm hiểu.

Nl cần đạt

NL
hiện

tái

Nội dung 1: Tìm hiểu định nghĩa oxit
- Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản - Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi
phẩm tạo thành là những chất gì?
sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5,
Fe3O4 (hay FeO.Fe2O3)
- Em có nhận xét gì về thành phần cấu - Trong thành phần cấu tạo của các
tạo của các chất trên?
chất trên đều:
 Trong hóa học những hợp chất có + Có 2 nguyên tố.
đủ 2 điều kiện như trên gọi là oxit. Vậy + 1 trong 2 nguyên tố là oxi.
oxit là gì?
Giáo viên nhấn mạnh: các chất có đặc
2

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật ngữ
hóa học,
hợp
tác
nhóm.
NL phân
tích, tổng



Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên
điểm như vậy gọi là oxit
? Vậy oxit là gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
tập:
*Bài tập 1: Trong các hợp chất sau,
hợp chất nào thuộc loại oxit?
a. K2O
d. H2S
b. CuSO4
e. SO3
c. Mg(OH)2
f. CuO
*Bài tập 2: Trong các hợp chất sau,
hợp chất nào là oxit?
a, K2O
b, CaCO3
c, MgO
d, Na2S
e, SO2........
Giáo viên có thể hỏi: Tại sao CaCO 3,
Na2S... Không phải là oxit?

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt


hợp kiến
Kết luận: Oxit là hợp chất của 2 thức, rút ra
nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố KL
là oxi.
- Vận dụng kiến thức đã biết về oxit
để giải bài tập 1:
Đáp án: a, e, f.

Học sinh dựa vào định nghĩa về
oxit để làm
Đáp án: a, c, e.

I. Định nghĩa
Oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO.
Nội dung 2: Tìm hiểu CTHH của oxit
- Yêu cầu HS: Hãy nhắc lại công thức
chung của hợp chất gồm 2 nguyên tố
và phát biểu lại quy tắc hóa trị?
→ Vậy theo em CTHH của oxit được
viết như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2a SGK/91.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập
theo nhóm (trong 3 phút):
Phát hiện công thức viết sai trong các
công thức cho dưới đây. Sửa lại cho
đúng: AlO2, BaO, Ba2O, CuO, Cu2O,
CuO2


- CT chung:
- Quy tắc hóa trị: a.x = b.y
→ CTHH của oxit:
- Bài tập 2a SGK/ 91: P2O5
Học sinh thảo luận nhóm trong 3
phút. Báo cáo kết quả của nhóm
mình
CT oxit
AlO2
BaO
Ba2O
CuO
Cu2O
CuO2
3

Đúng, sai
Sửa lại
Sai
Al2O3
Đúng
Sai
BaO
Đúng
Đúng
Sai
CuO

NL phân
tích, tổng

hợp kiến
thức, rút ra
KL


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt

II. Công thức
Công thức chung của oxit:
Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y
Nội dung 3: Tìm hiểu cách phân loại oxit
- Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH ở
trên bảng, hãy cho biết Fe, S, P là kim
loại hay phi kim?
→ Vì vậy, oxit được chia làm 2 loại
chính:

- HS quan sát các CTHH, biết NL phân
được:
tích, tổng
+ S, P là phi kim.
hợp kiến
+ Fe là kim loại.
thức, rút ra

KL
- Năng lực
+ Oxit của các phi kim thường là oxit - HS nghe và ghi nhớ:
dụng
axit.
+ Oxit axit: thường là oxit của phi sử
ngôn ngữ,
+ Oxit của các kim loại thường là oxit kim tương ứng với 1 axit.
thuật ngữ
bazơ.
- GV giới thiệu và giải thích về oxit + Oxit bazơ là oxit của kim loại và hóa học,
hợp
tác
axit và oxit bazơ.
tương ứng với 1 bazơ.
nhóm.
Oxit axit Axit tương ứng
CO2
H2CO3
- Thảo luận theo nhóm để giải bài - Năng lực
giải quyết
P2O5
H3PO4
tập 4 SGK/91
vấn đề một
SO3
H2SO4
+ Oxit axit: SO3, N2O5, CO2
cách sáng
Oxit bazơ Bazơ tương ứng

+ Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO
tạo.
K2O
KOH
CaO
Ca(OH)2
MgO
Mg(OH)2
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91
- Nhận xét và chấm điểm.
III. Phân loại
Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ.
- Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit.
Ví dụ: P2O5; N2O5...
Chú ý: NO, CO là oxit trung tính không phải là oxit axit.
- Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
Ví dụ: Al2O3; CaO…
Chú ý: Mn2O7, Cr2O7, ... không phải là oxit bazơ.
Nội dung 4: Tìm hiểu cách gọi tên oxit

4


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn hs nghiên cứu SGK-T90

tìm hiểu cách gọi tên oxit bazơ (oxit
kim loại); oxit phi kim.
- Hướng dẫn hs cách gọi tên oxit kim - Nghiên cứu SGK, trả lời:
loại có hóa trị duy nhất?
Oxit kim loại có hóa trị duy nhất
- Hướng dẫn hs lấy ví dụ.
- Tên gọi: Tên kim loại + Oxit
- Thực hiện theo hướng dẫn.

Nl cần đạt

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật ngữ
hóa học,
hợp
tác
nhóm.
+ Đối với các oxit bazơ mà kim loại có - Nghiên cứu SGK T90 và tiếp - Năng lực
nhiều hóa trị → đọc tên oxit bazơ kèm nhận thông tin: Oxit của kim loại giải quyết
vấn đề một
theo hóa trị của kim loại.
có nhiều hóa trị
? Trong 2 công thức Fe2O3 và FeO → Tên gọi: Tên kim loại (Hóa trị) + cách sáng
tạo.
sắt có hoá trị là bao nhiêu?
Oxit
? Hãy đọc tên 2 oxit sắt ở trên


- HS lấy VD
- Fe2O3: sắt hóa trị (III)
sắt (III) oxit
Và FeO: sắt hóa trị (II)
Sắt (II) oxit

- Đối với các oxit axit → đọc tên kèm
theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi
kim và oxi.
Chỉ số Tên tiền tố
1
Mono (không cần ghi)
2
Đi
3
Tri
4
Tetra
5
Penta


- Yêu cầu HS đọc tên các oxit axit sau:
SO3, N2O5, CO2, SO2.
- Nhận xét, kết luận.

- Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit
phi kim:
Tên gọi:

Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim
+ tên phi kim + Tiền tố chỉ số
nguyên tử oxi + Oxit
- Lấy ví dụ theo hướng dẫn của GV.
+ SO3: Lưu huỳnh trioxit.
+ N2O5: Đinitơ pentaoxit.
+ CO2: Cacbon đioxit.
+ SO2: Lưu huỳnh đioxit.

5


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt

IV. Cách gọi tên
1. Tên gọi oxit bazơ
a) Oxit kim loại có hóa trị duy nhất
- Tên gọi: Tên kim loại + Oxit
Ví dụ: ZnO: Kẽm oxit; MgO: Mage oxit
b) Oxit của kim loại có nhiều hóa trị
- Tên gọi: Tên kim loại (Hóa trị) + Oxit
VD: FeO: Sắt (II) oxit; Fe2O3: sắt (III) oxit; CuO: Đồng (II) oxit
2. Tên gọi oxit phi kim
- Tên gọi:

Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit
Ví dụ:
+ SO3: Lưu huỳnh trioxit.
+ N2O5: Đinitơ pentaoxit.
+ CO2: Cacbon đioxit.
+ SO2: Lưu huỳnh đioxit.
Phiếu học tập
Bài 1
? Định nghĩa oxit
? Oxit được chia thành mấy loại? Nêu tên và cho ví dụ?
? Hãy gọi tên các oxit vừa cho ví dụ ở trên?
Bài 2. Gọi tên các oxit sau: Na2O; AlO ; BaO; CaO; MgO; CO; CO ; SO ; NO ;
NO ; NO; NO ; NO; SiO ; MnO

6


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Tiết 2, 3
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU AXIT - BAZƠ - MUỐI
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chúng ta đã làm quen với 1 loại hợp - Tiếp nhận thông in
chất có tên là oxit. Trong các hợp chất
vô cơ còn có các lọai hợp chất khác:
axit, bazơ, muối. Vậy thì chúng là
những chất như thế nào? Có công thức

hóa học và tên gọi ra sao? Được phân
loại như thế nào?

Nl cần đạt
- NL tái
hiện.

Nội dung 1: Tìm hiểu về axit
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về một số axit
đã biết.
? Em hãy nhận xét điểm giống và khác
nhau trong các thành phần phân tử
trên.
- Từ nhận xét hãy rút ra định nghĩa về
axit.
- Giới thiệu: Các nguyên tử H này có
thể thay thế bằng các nguyên tử kim
loại.

- Lấy VD: HCl, H2SO4, HNO3,
H3PO4
- Giống: đều có nguyên tử H.
- Khác: các nguyên tử H liên kết
với các nhóm nguyên tử (gốc axit)
khác nhau.
- Phân tử axit gồm 1 hay nhiều
nguyên tử H liên kết với gốc axit.

- Nếu gốc axit là A với hoá trị là n →
em hãy rút ra công thức chung của

axit.
- Hướng dẫn HS làm quen với một số
gốc axit ở bảng phụ lục 2/156 → viết
công thức của axit.
- GV: Giới thiệu axit tương ứng
Tên axit: HNO3(axit nitric). H2SO4
(axit sunfuric).
H3PO4 (axit photphoric).

- Công thức chung axit HnA

Gốc axit.
 NO3 (nitrat).
= SO4 (sunfat).
 PO4 (photphat).

7

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật ngữ
hóa học,
hợp
tác
nhóm.
NL phân
tích, tổng
hợp kiến

thức, rút ra
KL


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn HS phân loại axit.

- Dựa vào thành phần có thể chia
axit thành 2 loại:
+ Axit không có oxi.
+ Axit có oxi.
→ Hãy lấy ví dụ minh họa?
*Axit không có oxi
- Axit bromhiđic. (HBr)
- Axit clohiđric. (HCl)
* Axit có oxi:
- H3PO4 (axit photphoric)
- HCl ( axit clohiđric)
- H2SO3 (axit sunfurơ)

- Hướng dẫn HS gọi tên axit theo phân
loại: Axit không có oxi, axit có nhiều
nguyên tử oxi, axit có ít nguyên tử oxi.
- Yêu cầu Hs lấy ví dụ:


- Nghiên cứu SGK-T126, 127 nêu
cách gọi tên axit: Axit không có
oxi, axit có nhiều nguyên tử oxi,
axit có ít nguyên tử oxi.
VD: HCl (Axit clohiđric)
H2SO4 (Axit sunfuric)
H2SO3 (Axit sunfurơ)

Nl cần đạt

I. Axit
1. Khái niệm
Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro
này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hóa học
Gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro kiên kết với gốc axit
- Dạng tổng quát: HnA
+ n: là chỉ số của nguyên tử H
+ A: là gốc axit.
3. Phân loại axit
- Axit không có oxi.
VD: HCl, H2S.
- Axit có oxi.
VD: HNO3, H2SO4, H3PO4
4. Gọi tên của axit.
a) Axit không có oxi:
8


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt

Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.
VD: HCl (axit clohiđric); HBr (axit bromhiđric); H2S (axit sunfuhiđric)
b) Axit có nhiều oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 (Axit sunfuric); H2CO3 (Axit cacbonic); H3PO4 (Axit photphoric);
c) Axit có ít oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3: axit sunfurơ; HNO2: axit nitrơ;
Nội dung 2: Tìm hiểu bazơ
GV: Cho học nghiên cứu trả lời các
câu hỏi trong SGK.
Kể tên 3 bazơ mà em biết?
GV: Em có nhận xét gì về sự giống
nhau của các hợp chất bazơ trên?
GV: Những hợp chất đó gọi là các hợp
chất bazơ. Vậy theo em bazơ là gì?

HS: Nghiên cứu trả lời câu hỏi
trong SGK.
- Ví dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,
Cu(OH)2....
HS: Các bazơ trên đều có một
nguyên tử kim loại liên kết với một

hoặc nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
HS: Trả lời như SGK.

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật ngữ
hóa học,
hợp
tác
nhóm.
NL phân
GV: Nếu gọi kim loại chung có kí hiệu HS: Nêu công thức hóa học chung. tích, tổng
là M và hoá trị của M là n, thì công CTHH chung của các bazơ là: hợp kiến
thức, rút ra
thức hóa học của bazơ là gì?
M(OH)n.
KL
GV: Cho học sinh nghiên cứu tên gọi HS: Nghiên cứu ví dụ:
của các bazơ mà GV lấy ví dụ và yêu NaOH: Natri hiđroxit
cầu học sinh từ đó đưa ra tên gọi cho KOH: Kali hiđroxit.
hợp chất bazơ.
Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit.
GV: Cho học sinh nhận xét bổ sung - Vậy tên gọi của các bazơ là:
cho đúng.
Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối
với kim loại đa hoá trị) + Hiđroxit.
GV: Cho học sinh nghiên cứu SGK HS: Nêu cách phân loại:
nên cách phân loại các bazơ.

Bazơ được chia thành hai loại:
GV: Cho học sinh nhận xét, kết luận Bazơ tan và bazơ không tan.
như trong sgk.
II. Bazơ
1. Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit
(-OH)
9


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt

2. Công thức hoá học
Gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
CTHH chung của các bazơ là: M(OH)n.
3. Tên gọi.
Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + hiđroxit.
VD: NaOH: Natri hiđroxit
KOH: Kali hiđroxit.
Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit.
LiOH: Liti hiđroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
4. Phân loại các bazơ

Theo tính tan trong nước, Bazơ được chia thành hai loại: Bazơ tan và bazơ không tan
trong nước.
VD:
Bazơ tan trong nước

Bazơ không tan trong nước

NaOH; LiOH; KOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2

Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit.
Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit

Nội dung 3: Tìm hiểu muối
? Yêu cầu HS viết lại công thức một số
muối mà HS biết.
? Em có nhận xét gì về thành phần của
các muối trên.
? Hãy so sánh thành phần hóa học của
muối với bazơ và axit → tìm đặc điểm
giống và khác nhau giữa muối và các
loại hợp chất trên.
→ Yêu cầu HS rút ra định nghĩa về
muối.

HS: NaCl; ZnCl2; Al2(SO4)3;
Fe(NO3)3
Thành phần:
- Kim loại: Na, Zn, Al, Fe.
- Gốc axit:  Cl; = SO4;

 NO3
Giống:
 axit và muối
Có gốc axit
 bazơ và muối
Có nguyên tử kim loại
 phân tử muối gồm có một hay
nhiều nguyên tử kim loại liên kết
với một hay nhiều gốc axit.
10

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật ngữ
hóa học,
hợp
tác
nhóm.
NL phân
tích, tổng
hợp kiến
thức, rút ra
KL


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

? Gốc axit kí hiệu như thế nào.
? Bazơ: kim loại kí hiệu …

Hoạt động của học sinh
- Kí hiệu: - gốc axit:
- kim loại:

 Vậy công thức của muối được viết  công thức chung của muối
dưới dạng như thế nào.

MxAy.

- Hướng dẫn hs cách gọi tên muối qua
VD:
+ ZnCl2: Kẽm clorua.
+ Al2(SO4)3: Nhôm sunfat.
+ Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat.
+ KHCO3: Kali hiđrocacbonat.
+ NaHSO4: Natrihiđrosunfat.
?Các muối này sẽ được gọi tên như thế
nào → hãy gọi muối natri clorua.
(NaCl)
→ Sửa chữa → đưa ra cách gọi tên
chung:
Tên muối: Tên kim loại + tên gốc axit.
? Yêu cầu HS gọi tên các muối:

- Gọi tên.
- ZnCl2: Kẽm clorua.
- Al2(SO4)3: Nhôm sunfat.

- Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat.
- KHCO3: Kali hiđrocacbonat.
- NaHSO4: Natrihiđrosunfat.
- Rút ra cách gọi tên muối: Tên
muối: Tên kim loại (kèm hoá trị
kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc
axit.

Ca(NO3)2; MgCl; Al(NO3)3; BaSO4 ; HS gọi tên:
Ca3(PO4)2 ; Fe2(SO4
Canxi nitrat ; Magie clorua ; Nhôm

(chú ý: kim loại nhiều hoá trị phải gọi nitrat ; Barisunfat; Canxiphotphat;
tên kèm theo hoá trị của kim loại).
Sắt (III) sunfat
Hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit
và yêu cầu HS đọc tên 2 muối:
KHCO3 và K2CO3
?Vậy muối được chia thành mấy loại.
Bài tập: trong các muối sau muối nào
là muối axit, muối nào là muối trung
hoà:
NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4,
K2SO4, Fe(NO3)3

- Muối KHCO3 có nguyên tử hiđro
còn K2CO3 không có.
- Muối chia làm 2 loại.
(Muối trung hoà và muối axit).
HS:

Muối axit: NaH2PO4, Na2HPO4.
Muối trung hòa: BaCO3, Na2SO4,
K2SO4, Fe(NO3)3

11

Nl cần đạt


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nl cần đạt

III. MUỐI
1. Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay
nhiều gốc axit.
VD: NaCl; ZnCl2; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3
2. Công thức hoá học của muối
MxAy. Trong đó:
- M: là nguyên tố kim loại.
- x: là chỉ số của M.
- A: Là gốc axit.
- y: Là chỉ số của gốc axit.
3. Cách đọc tên muối
Tên muối: Tên kim loại (kèm hoá trị kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
VD:

- ZnCl2: Kẽm clorua.
- Al2(SO4)3: Nhôm sunfat.
- Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat.
- KHCO3: Kali hiđrocacbonat.
- NaHSO4: Natrihiđrosunfat.
- NaCl: natri clorua
- Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
- KHCO3: Kali hiđro cacbonat
- NaH2PO4: natri đihiđrophophat
4. Phân loại muối
a. Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử “H” có thể thay thế
bằng nguyên tử kim loại. VD: ZnSO4; Cu(NO3)2; …
b. Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng
nguyên tử kim loại. VD: NaHCO3; Ca(HCO3)2; …
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1. Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau : CaO, Fe2O3, SO2,
CO2, SiO2, SO3, ZnO, P2O5, MgO, K2O .
Bài tập 2: Viết công thức hoá học của các chất có tên sau:
Bari nitrat, Canxi clorua, Sắt (II) nitrat, Bari nitrat, Sắt (II) photphat, Sắt (II) sunfat.
Magie hiđroxit,; Sắt (III) hiđroxit; Đồng (II) hiđroxit

12


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

C. LUYỆN TẬP:
Nhấn mạnh lại trọng tâm
Yêu cầu học sinh làm bài tập
Bài 1: Hãy chọn ra oxit trong các chất cho sau và gọi tên các oxit đó:

HCl, CO2, CaCO3, NaOH, Fe2O3, FeO, N2O
Bài 2. Điền các thông tin còn thiếu
Tên bazơ

Công thức hoá học

Hoá trị của kim loại

Natri hiđroxit
Kali hiđroxit
Canxi hiđroxit
Sắt (II) hiđroxit
Oxit

Bazơ tương ứng

Tên gọi

Phân loại

Li2O
Fe2O3
CuO
Al2O3
HD:
Tên bazơ

Công thức hoá học

Hoá trị của kim loại


Natri hiđroxit

NaOH

I

Kali hiđroxit

KOH

I

Canxi hiđroxit

Ca(OH)2

II

Sắt (II) hiđroxit

Fe(OH)2

II

Oxit

Bazơ tương ứng

Tên gọi


Phân loại

Li2O

LiOH

Liti hiđroxit

B. tan

Fe2O3

Fe(OH)3

Sắt (III) hiđroxit

B. không tan

CuO
Al2O3

Cu(OH)2
Al(OH)3

Đồng(II) hiđroxit
Nhôm hiđroxit

B. không tan
B. Không tan


13


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Bài 1. Hòa tan hết 7,2 gam một oxit sắt vào HCl. Sau phản ứng thu được 12,7 gam muối
sắt clorua. Hãy chọn ra CTHH của oxit sắt đó trong các công thức cho sau đây:
a. FeO
b. Fe2O3
c. Fe3O4
Bài 2. Hoàn thành bảng sau
Bảng 1:

STT

Nguyên tố

1

Na

2

Ca

3

Mg


4

Fe(Hoá trị II)

5

Fe(Hoá trị III)

Công thức của
oxit bazơ

Tên gọi

Công thức của
bazơ tương ứng

Tên gọi

Bảng 2:

STT

Nguyên tố

1

S (Hoá trị VI)

2


P(Hoá trị V)

3

C(Hoá trị IV)

4

S(Hoá trị IV)

Công thức của oxit
axit

Tên gọi

ĐÁP ÁN

14

Công thức của axit
tương ứng

Tên gọi


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Bảng 1


STT

Nguyên tố

Công thức của
oxit bazơ

Tên gọi

Công thức của
bazơ tương ứng

Tên gọi

1

Na

Na2O

Natri oxit

NaOH

Natri hiđroxit

2

Ca


CaO

Canxi oxit

Ca(OH)2

Canxi hiđroxit

3

Mg

MgO

Magie oxit

Mg(OH)2

Magiehiđroxit

4

Fe (Hoá trị II)

FeO

Sắt (II) oxit

Fe(OH)2


Sắt (II)hiđroxit

5

Fe (Hoá trị III)

Fe2O3

Sắt (III) oxit

Fe(OH)3

Sắt (III)hiđroxit

Bảng 2
STT

Nguyên tố

Công thức của
oxit axit

Tên gọi

Công thức của axit
tương ứng

Tên gọi

1


S (Hoá trị VI)

SO3

Lưu huỳnh trioxit

H2SO4

Axit sunfuric

2

P (Hoá trị V)

P2O5

Điphotpho pentanoxit

H3PO4

Axit photphoric

3

C(Hoá trị IV)

CO2

Cacbon đioxit


H2CO3

Axit cacbonic

4

S(Hoá trị IV)

SO2

Lưu huỳnh đioxit

H2SO3

Axit sunfurơ

15


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
A. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành.
Loại câu
hỏi/bài tập

Nhận biết
(mô tả mức độ

cần đạt)
Câu
hỏi/bài - Nêu được:
tập định tính, + Định nghĩa oxit,
(trắc nghiệm, axit, bazơ, muối.
tự luận)
+ Công thức hoá
học chung của
oxit, axit, bazơ,
muối.
+ Cách gọi tên
oxit, axit, bazơ,
muối.
+ Khái niệm oxit
axit và oxit bazơ,
axit, bazơ, muối.
+ Nhận biết được
một chất thuộc
loại oxit, axit,
bazơ, muối.

Thông hiểu
(mô tả mức độ
cần đạt)
Lấy VD về CTHH
của oxit, axit,
bazơ, muối.
- Gọi tên oxit axit,
oxit bazơ, axit,
bazơ, muối. khi

biết CTHH và
ngược lại.
- Xác định được
gốc axit và hóa trị.
- Xác định hóa trị
của kim loại trong
CTHH của bazơ.

Câu
hỏi/bài Xác định được các
tập định lượng đại lượng đã cho,
(trắc nghiệm, cần tính.
tự luận)

Vận dụng
công thức
toán trong
học.

các
tính
hóa

Câu hỏi/ bài - Nhận biết được - Giải thích được
tập gắn với các hiện tượng thí các hiện tượng thí
thực hành thí nghiệm.
nghiệm.
nghiệm/ hiện
tượng gắn với
thực tiễn.


16

Vận dụng thấp
(mô tả mức độ
cần đạt)
- Phân biệt được
oxit axit, oxit
bazơ, axit, bazơ,
muối.
- Xác định hoá trị
các nguyên tố
trong CTHH của
oxit, axit, bazơ,
muối.
- Lập CTHH của
oxit, axit, bazơ,
muối khi biết hoá
trị các nguyên tố.
- Xác định công
thức nào sai, sửa
lại.
- Viết PTHH thực
hiện sơ đồ chuyển
hoá.
Tính theo PTHH
xác định các đại
lượng liên quan
đến oxit, axit,
bazơ, muối.

Biết sử dụng kiến
thức hóa học để
giải thích được
một số hiện tượng
trong thực tiễn

Vận dụng cao
(mô tả mức độ
cần đạt)
Tìm công thức
oxit khi biết:
+ Tỉ lệ về khối
lượng
các
nguyên tố trong
hợp chất.
+ Phần trăm khối
lượng
các
nguyên tố trong
hợp chất.

- Giải bài toán có
dư, toán hỗn hợp.

Giải thích được
sự tạo thành oxit,
axit, bazơ, muối.



Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

B. Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập chủ đề
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Bài 1: Hãy chọn ra oxit trong các chất cho sau và gọi tên các oxit đó
HCl, CO2, CaCO3, NaOH, Fe2O3, FeO, N2O
Bài 2. Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Bazơ gồm bazơ tan và bazơ không tan.
b. Các bazơ còn gọi là kiềm.
c. Kiềm là các bazơ tan trong nước.
d. Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều
nhóm hiđroxit.
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Bài 1: Viết CTHH của các chất theo tên gọi.
a. Silic đioxit
b. Nhôm oxit
c. Lưu huỳnh trioxit
d. Cac bon oxit
e. Cacbon đioxit
f. Đinitơ oxit
Bài 2: Viết CTHH của các bazơ ứng với các oxit sau: Na2O; BaO; Al2O3; Fe2O3
Bài 3: Cho các chất sau: Mg(OH)2, FeCl3, NH4NO3, CaCO3, Al(OH)3, ZnSO4, H2CO3,
Ca(H2PO4)2, BaO, KCl, SO2, H2S, Na2SO3, KNO2, MgSO4, NH4)2SO4 , H2SO4, SO3,
H2SO4, NaHCO3, K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. Gọi tên và phân loại các chất trên.
Bài 4: Cho các chất sau: Magie cacbonat, kẽm clorua, axit photphoric, bari hiđroxit, natri
sufat, kẽm đihiđrophotphat, nhôm sunfat, đồng (II) oxit, thuỷ ngân clorua, magie hiđroxit,
kali photphat, lưu huỳnh trioxit, magie oxit. Viết CTHH và phân loại các chất trên.
Câu 5: Hãy viết pthh khi cho các chất sau: K, Cu, Na, K2O, CaO, SO2 lần lượt tác dụng
nước?


MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Bài 1. Cho các chất sau: K2O; SO3, P2O5, BaO, N2O5, CO2
Em hãy phân loại các oxit đó rồi điền vào bảng sau:
Oxit bazơ

Tên gọi

Oxit axit

Bài 2: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4,
a. thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.
b. Tính khối lượng chất dư
17

Tên gọi


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

c. Gọi tên và tính khối lượng muối tạo ra.
Bài 3: Cho 7,8 gam K và 2,3 gam Na vào nước dư
a. Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.
b. Tính khối mỗi chất có trong sản phẩm. Gọi tên và phân loại sản phẩm đó.
Bài 4: Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất có CTHH sau: MgO, P2O5, HBr, H2SO3,
Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3 ; H3PO4, H2SO4, N2O5, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2 , Al2O3,
ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4
Bài 5: Để tổng hợp được 1,8g nước thì cần bao nhiêu lít các khí ở đktc?

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Vì sao vàng, bạc, bạch kim lại không bị gỉ?

Bài 2: Lập công thức đơn giản của các oxit có thành phần về khối lượng như sau:
a. 40% S và 60%O
b. mCu : mO= 4 : 1
c. 70% Fe và 30% O.
Bài 3: So sánh thể tích khí thu được ở đktc khi nung ở nhiệt độ cao cho đến khi khối
lượng không đổi của 100g mỗi chất sau: CaCO3 ; BaCO3. Cho PTHH:
CaCO CaO + CO ;
BaCO BaO + CO
Bài 4: Viết phương trình hoá học thực hiện nững chuyển đổi sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
a. KMnO4 ��
� O2 ��
� H2O ��
� H2 ��
� Fe ��
� FeCl2

(6)
Ca(OH)2 ��
� CaCO3
(1)
( 2)
(3)
b. K ��
� K2O ��
� KOH ��

� KCl

Bài 5: Cho hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Ngâm trong dd HCl dư, phản ứng xong thu được 4,48 lít khí H2 đktc.
- Phần 2: cho luồng khí H2 dư đi qua phần 2 và nung nóng thu được 33,6 gam Fe.
a. Viết pthh xảy ra.
b. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Bài 6: Đốt cháy 6,8 gam một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư, người ta
thu được 4,48 lít khí SO2 đktc. Hãy tính độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh trên.
Bài 7: Bằng pp hóa học hãy nhận biết các oxit sau đựng trong các lọ mất nhãn là:
Na2O, Al2O3, P2O5

18


Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

Nhận xét, rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

19




×