Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐỂ SỞ HỮU MỌI KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ BẠN MUỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 70 trang )

CUỐN EBOOK CỦA MỘT NÔNG DÂN.

HOÀNG BÌNH

Ebook:

ĐỂ SỞ HỮU MỌI
KỸ THUẬT BÓNG
ĐÁ BẠN MUỐN
NHỮNG QUY TẮC ĐƯỢC CÁC VĨ NHÂN ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG CỦA HỌ


Giới thiệu.
Mọi người hay nghĩ rằng để đá bóng tốt và sở hữu nhiều kỹ thuật khó trong bóng
đá như động tác giả, pakenka, rabona, xoay com - pa hay những đường chuyền
chuẩn xác đến từng milimet… thì người đó hoặc là có khả năng đá bóng bẩm
sinh hoặc là do luyện tập chăm chỉ trong một khoảng thời gian dài.
Có thể bạn biết nhiều người như vậy, họ sinh ra trong một môi trường mà bóng
đá là cuộc sống và có thể nhiều người trong số bạn biết có tố chất đá bóng bẩm
sinh hay có điều kiện tập luyện thường xuyên và thậm chí là luyện tập chuyên
nghiệp. Nên những kĩ thuật của họ có thể chân chu, điêu luyện.
Còn bản thân tôi, tôi không hề có hai thứ trên: Không có năng khiếu bóng đá bẩm
sinh cũng chẳng được tập luyện quá nhiều, vậy do đâu tôi có thể thực hiện được
những động tác kỹ thuật khó như gắp bóng qua đầu, động tác giả (đảo bóng)
rabona… và những ai từng gặp tôi ngoài đời đều biết rằng tôi tuy là người nhỏ
con nhưng nhãn quan đá bóng của tôi lại khá tốt. Tôi từng đá cho nhiều đội bóng
nghiệp dư, có đội thì trình độ trung bình nhưng có những đội chiến thuận lẫn kỹ
năng của các cầu thủ là tuyệt vời. Mỗi đội khác nhau tôi được thu xếp đá ở những
vị trí khác nhau, có đội thu xếp tôi đá vị trí hậu vệ cánh, đội thu xếp tôi đá tiền
đạo chủ lực và có nhiều đội cho tôi đá giữa, thòng hay thậm chí là thủ môn. Tuy
rằng vị trí này tôi yếu hơn vị trí kia một tẹo như đá giữa thì tôi không thể thể xuất


sắc như đá hậu vệ cánh, nhưng dù đá ở vị trí nào thì đồng đội vẫn tin tưởng tôi và
tôi cũng ít khi làm họ phải thất vọng.
Tại sao tôi có thể đá bóng được khá tốt và đá tốt ở nhiều vị trí?
Để tôi kể một chút về tôi:
Tôi không hề sống trong một môi trường bóng đá, ở quê tôi nhiều người coi bóng
đá là một tệ nạn, nhiều bậc cha mẹ cấm con cái họ đá bóng vì sợ gãy chân gãy tay.
Và dành thời gian đá bóng thì tốt hơn là nên đi bắt cua bắt cá ngoài sông hay là
nằm xem ti vi cả chiều còn thú vị hơn. Tôi nhớ có một lần tôi ngồi xem chương
trình thể thao, khi chương trình phát đến một trận đấu ngoại hạng anh, cha tôi xuất
hiện và ông luôn miệng lẩm bẩm: “đấy! cái đấy là tệ nạn đó, gãy chân gãy tay và
thậm chí chết người đó,…”. Tôi đứng dậy âm thầm đi về phía xa. Thật không may
ông lại là một trong những người rất uy tín trong làng nên những gì ông quảng bá
được bà con rất tiếp thu và vì lẽ đó giờ đây ở quê tôi, thanh niên và trẻ em trong


làng không còn hào hứng với môn bóng đá nữa. Cả làng gần trăm thanh niên cũng
chỉ đếm trên đầu ngón tay những người biết đá bóng.
Thứ nữa, tôi cũng k hề biết đá bóng bẩm sinh, tôi sẽ kể ở phần sau. Và thứ 3 tôi
chưa bao giờ được đá bóng thường xuyên, chưa hề ăn tập một cách có ý thức cả,
bởi làng tôi bây giờ không hề có mảnh đất nào để đá bóng. Anh em chỉ được đá
bóng khi những thủa ruộng đã thu hoạch và không có nước. Rất may là nhiều thủa
ruộng không đủ nước làm hai mùa.
Sống trong một môi trường như thế? Vậy tại sao những kĩ năng bóng đá của tôi
không hề mất đi mà ngược lại ngày càng tiến bộ?
Thực ra có một lí do, một nguyên tắc mà tôi đã vô tình áp dụng cho mình mỗi
ngày… nguyên tắc đã được chứng minh và được nhiều quyển sách phát triển bản
thân, được nhiều diễn giả trên thế giới cũng như nhiều vĩ nhân nhắc đến, đó chính
là: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG.
Vì sao tôi lại viết ra những điều này?
Tôi từng đi khá nhiều nơi, đá bóng ở nhiều chỗ và tôi rất hay gặp những câu hỏi

quen thuộc – những câu hỏi về kỹ thuật bóng đá: làm thế nào để thực hiện được
động tác này, động tác nọ? Hướng dẫn cho họ với? Những người mới gặp mặt
mà thấy tôi thực hiện được các động tác khó đó thì nghĩ: “Chắc có năng khiếu
bẩm sinh chứ còi cọc thế này thì đá bóng sao được!” Nhiều người từng nói thẳng
vào mặt tôi: “bé con thế này thì đá bóng gì” nhưng đến khi ra sân thì họ mới nhận
ra mọi thứ không như vẻ về ngoài.
Những người từng quen biết thời cấp 1 cấp 2 đến khi gặp lại thì họ sửng sốt, họ
nói: Cấp 2 mày đá bóng kém, nhưng giờ khác quá… do mày có đam mê, tập luyện
nhiều.
Những người hay bảo tôi chỉ cho họ cách làm động tác mà họ muốn, tôi luôn nhiệt
tình hướng dẫn nhưng không nói ra nguyên tắc mà tôi trình bày trong quyển ebook
này, bởi tôi biết rằng họ sẽ nghi ngờ vào những điều tôi nói. Còn những người hỏi
quá nhiệt tình và tôi cảm nhận họ tin tưởng tôi thì tôi nói với họ nguyên tắc mà
tôi vô tình áp dụng, một thời gian sau họ tiến bộ rõ rệt thậm chí còn giỏi hơn cả
tôi.
Có vài người trong đó, thời bé tôi biết họ cũng không có nhiều năng khiếu, thậm
chí thân hình của họ còn nhiều thiệt thòi như người thấp lùn hoặc thậm chí là còi
xương như tôi. Những người không có năng khiếu này khi áp dụng nguyên tắc mà


tôi chia sẻ, sau một thời gian gặp lại tôi thấy họ tiến bộ hẳn, làm động tác giả và
những động tác khác rất thành thạo dù họ chỉ là nông dân suốt ngày bận bịu với
việc đồng áng.

Nếu bạn được biết những nguyên tắc đơn giản này và áp dụng nó vào niềm đam
mê bóng đá của bạn thì tôi tin chắc rằng một ngày nào đó bạn sẽ tiến bộ rõ rệt,
thậm chí bạn phải bất ngờ về khả năng của mình.
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong bóng đá mà trong tất cả các lĩnh vực
trong cuộc sống của bạn. Những gì bạn khao khát sở hữu, những tài năng bạn
muốn phát triển đều có thể áp dụng nguyên tắc này và đạt được nó một cách không

tưởng. Đây là những nguyên tắc đã được các nhà khoa học, nhiều nhà thông thái,
những người làm công việc phát triển bản thân trên thế giới chứng minh là hiệu
quả với tất cả mọi người.

Tôi chỉ là một người viết lách nghiệp dư, một nông dân nghèo, một thanh niên
thất thế, là dân tộc thiểu số,… không địa vị, không tiền bạc, không danh tiếng nên
có thể các bạn sẽ khó tin những điều trong này. Nhưng tôi vẫn sẽ viết nó ra, bởi
tôi đã từng trải qua một thời gian rất khó khăn, không lối thoát (mà tôi sẽ không
kể cụ thể ở đây)… tôi thấy bế tắc và đã đi bộ mỗi ngày 5 tiếng đồng hồ trong
nhiều ngày liền, đi không phương hướng chỉ để nghĩ và nghĩ. Tôi thực sự “nghĩ
ngắn” rằng: “tôi không biết mình sẽ chết vào lúc nào, và tôi luôn sẵn sàng để chết
nếu cái chết lựa chọn tôi, còn nếu nó không chọn tôi thì dù tôi có đang chạy dưới
biển đạn đi nữa cũng không thể chết được. Vì vậy tôi sẽ làm những thứ mà tôi
thực sự đam mê và tôi không biết mình có sống được với nó không. Nếu như tôi
không thể sống được với nó thì tôi cũng chẳng cần sống làm gì, vũ trụ muốn tôi
kết thúc ở đây… tôi tính đến cái chết, thứ mà tôi đã suýt được hưởng rất nhiều lần
trước đây… nhưng nếu kết thúc tôi vẫn muốn cuốn ebook mà tôi đã viết từ rất lâu
này đến với mọi người”.
Không tính toán, không sợ hãi nên các bạn hãy tin chắc rằng nhiều câu văn ở trong
này sẽ không thực sự đúng cấu trúc, sử dụng ngôn từ không được hoa mỹ, chấm
phẩy chưa thực sự chuẩn mực… tôi thừa nhận sự kém cỏi đó, nhưng mong các
bạn đừng để ý quá nhiều đến hình thức mà hãy tập trung vào nội dung của cuốn
ebook này. Những gì tôi viết sẽ xuất phát từ trái tim đầy cảm xúc hơn là lí trí đầy
tính toán. Vì vậy tôi tin những câu văn sẽ luôn dễ hiểu, tôi chỉ cần ở các bạn một
chút TƯỞNG TƯỢNG mà thôi.


Mục I: Câu chuyện của tôi
Nhiều người biết tôi thì chắc không cần phải đọc đoạn này, nhưng nhiều người
không biết thì tôi xin tự thuật lại tuổi thơ của mình một chút, để chứng minh cho

các bạn một điều…
Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo, siêu nghèo thì đúng hơn. Ngôi làng
nằm cô độc ven một con sông, nằm phía tây bắc của tổ quốc. Ở đó, cuộc sống tự
cung tự cấp là chính, đốt rừng làm nương là sở trường của nhiều thế hệ trong làng.
Cá sông lúc nào cũng bơi tung tăng dưới ánh nắng ấm áp xuyên qua những tán lá
và hoa cỏ ven sông, nhiều cá đến mức bạn có thể nhìn rõ con cá nào chuẩn bị “dậy
thì” hay chưa – nhưng phải nhìn lúc nắng lên. Rau và măng rừng lúc nào cũng sẵn
sàng: “sáng ra bờ suối, tối vào hang. Cháo bẹ, rau măng, vẫn sẵn sàng…”. Y như
thời của bác nhưng chúng tôi không ở trong hang mà ở nhà sàn lập ranh và không
biết thế nào gọi là sử sách.

Một góc quê tôi bây giờ (đã di dân)

Một năm, thường thường người ta chỉ đi chợ một lần. Mỗi lần đi chợ phải mất
nguyên một ngày đi bộ nên họ chỉ dám ăn một bát phở và mua khoảng 10 cân
muối, vài gói mì chính, thêm vài bộ quần áo cho trẻ con và rồi đi bộ trở về làng
tiếp tục cuộc sống sơn hào hải vị của núi rừng. Thức ăn không thiếu bởi khu rừng
sau làng và dòng sông phía trước luôn luôn dồi dào, vấn đề có tiền mà không biết
tiêu vào đâu (không ai buôn bán gì cả, mọi thứ đều có thể sản xuất ngay cả là
men nấu rượu, chỉ trừ quần áo và muối mì. Mà không, quần áo vẫn có thể tự làm
nhưng vào thời của tôi, người ta không còn có hứng làm cho tụi trẻ con nữa).


Cuộc sống bọn trẻ chúng tôi cũng theo đó mà lớn lên: Sau mỗi buổi học qua loa
của cái lớp duy nhất trong làng, chúng tôi lại vào rừng phụ cha mẹ kiếm thức ăn
hay chăn con trâu, con ngựa… hoặc tắm sông, ngịch cát cả ngày. Tuy mới chập
chững lớp 1, lớp 2 nhưng chúng tôi được thoải mái chơi đùa ven sông mà không
một người lớn trông nom, dù vậy tất cả chúng tôi đều lớn được – ý tôi là không
ai chết đuối, vẫn có người chết vì này nọ nhé.


Lớp học duy nhất trong làng (hình ảnh mang tính chất minh họa)

Nói về bóng đá, vì quá nghèo nên một quả bóng bán ở chợ với chúng tôi là thứ xa
xỉ, tiền không biết tiêu vào đâu thì tất nhiên cũng rất ít cách kiếm tiền rồi. Thời
đó trưởng bản là người giàu nhất vì luôn có lương mỗi tháng, vài chục nghìn. Tôi
biết điều đó vì bố tôi là trưởng bản, nhưng ông sẽ không bao giờ trích tiền cho tôi
mua bóng. Với ông bóng đá là một tệ nạn xã hội.
Tuy không có bóng đá nhưng chúng tôi cũng biết thế nào là đá bóng – học từ các
anh hơn tuổi. Quả bóng chúng tôi tự sản xuất là những miếng rẻ nhặt được ở bất
kỳ nơi đâu – chủ yếu là ven sông, do nước sông mang xuống. Chúng tôi mang về
cuộn lại thành nắm và dùng dây lạt buộc thật chặt, làm sao để vừa tròn vừa chắc.
Và với trái bóng tự thiết kế đó, tụi trẻ chúng tôi cùng sô - lô nửa làng trên và nửa
làng dưới, đó là những trận đấu ngang el clasico (siêu kinh điển giữa barca vs real
madrid) bây giờ. Khán giả “đông ngịt” hai mép sân – ba hoa một chút, chứ lấy
lâu ra nhiều khán giả vậy. Tôi thuộc cầu thủ nửa làng trên nên được cử làm đội
trưởng…..


….. đội dự vị ………
……..thật quá tự hào!

Trận đấu ở làng
Đôi khi không có rẻ chúng tôi lại dùng bưởi, chọn những quả to, tròn, đều. Bưởi
quá cứng nên chúng tôi phải dùng gậy hoặc đá đập thật khéo quả bưởi, làm sao
để bưởi mềm nhũn mọi chỗ mà không bị vỡ, như vậy mới có thể đá nổi. Bưởi đá
thích hơn so với rẻ, sút có lực hơn nhưng mỗi tội là bưởi toàn của hàng xóm nên
lúc người ta không có nhà mới lẻn vào trong vườn “mượn” là chính.

Một thể loại bóng mà chúng tôi hay dùng để thi đấu (bóng bưởi)



Tuổi thơ dữ dội trôi nhanh!
Lớp 4, tôi may mắn được đi bộ liền tù tì gần nửa ngày đường – từ 6h sáng đến
16h chiều để bắt xe đến trường học, những chiếc xe khách hôi và xóc đến mức cứ
mỗi lần xuống xe là tôi nôn ra mật mới cắt được cơn nôn. Ấy vậy mà phải may
mắn lắm mới được lên cái xe đó vì cả ngày chỉ một chuyến, hoặc là quá đông
hoặc là đi bộ ra đến quốc lộ thì nó đi qua cách đó vài phút rồi – nhỡ xe. Dù vậy,
được ra thị trấn học là một niềm mơ ước với bất kỳ ai trong làng tôi và tôi là một
tên cực kỳ may mắn.
Từ giờ tôi phải tạm xa bạn bè thời trần truồng tắm sông, xa luôn quả bóng rẻ và
bưởi được thiết kế một cách siêu nghệ thuật, xa cha mẹ trong một khoảng thời
gian không hề ngắn. Mỗi năm tôi chỉ được về nhà vào dịp tết với hè, thời gian
còn lại phải cắm mặt ở trường với mỗi ngày ba buổi học một cách giả vờ chăm
chỉ và ngoan ngoãn.
Nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ bạn bè thực sự là một cực hình chứ chưa kể đến cơ thể
ốm yếu, bệnh còi xương và đặc biệt là mái tọc bạc từ bé khiến bạn bè kị thị tôi
hơn cả một ông già ăn mày xấu xí sắp sang thế giới bên kia và bị trẻ con khinh
thường… họ cho tôi cái biệt danh là Bình già, dù tôi là thằng bé nhất trường.
À! Nói đến bóng đá, thời gian này có vài người bạn trong lớp có mua bóng nhựa,
thứ mà tôi rất hiếm khi được chơi khi ở làng. Mỗi buổi thể dục hay những buổi
chiều bạn bè ra sân đá bóng, tôi cũng bâu bâu theo tụi nó ra sân và những lúc một
trong hai đội thiếu người tôi được vào thế chỗ. Tôi còi, bé và đá bóng cũng không
hơn ai nên kiếp dự bị cũng không có gì oán trách, kém từ trong làng ra rùi.
Dần dần học cao hơn, lớp 6 rồi lại lớp 7, lớp 8 chúng tôi vẫn tiếp tục với trái bóng
nhựa. Mỗi lần sút căng một chút quả bóng không còn đi đúng quỹ đạo của nó nữa,
đôi khi hình cầu vồng, đôi khi quả chuối, đôi khi lại giống con rắn đang di chuyển
(xạo đó, làm gì bóng đi hình chữ s bao giờ)... Chợt nhận ra chúng tôi đã lớn nên
cần phải chuyển đá những quả bóng dành cho người lớn hơn chứ không thể suốt
ngày bóng nhựa nữa.



Bóng nhựa huyền thoại
Trong thời gian này, tôi cũng a dua theo các anh xem bóng đá vào mỗi tối thứ 7
bằng cái ti vi duy nhất của trường. Tôi thấy ấn tượng anh Ronaldo tóc xoăn xoăn
mà thời đó tôi chẳng biết anh ấy ở nước nào nữa. Tôi chỉ biết anh ta đá cho
Manchester United – đội bóng mà trường tôi có rất nhiều phan hâm mộ, nhưng
không có tôi. Người tiếp theo tôi thấy phê là anh Ronaldinho, tuy chưa nhìn thấy
anh thi đấu nhưng mấy cái chương trình quảng cáo trước khi vào giờ phim mười
tám giờ, lúc nào cũng có anh xuất hiện với những kỹ năng mà tôi chưa từng thấy
ngoài đời. Ôi! Những kỹ thuật đó quả là có một không hai. Tôi sống ở đó nhiều
năm nay cũng đi xem nhiều giải bóng đá do huyện tổ chức nhưng chưa một ai
thực hiện những động tác mà hai bác ở trên thực hiện ngoài thực tế…


Lớp tám, lớn hơn một chút nhưng bóng đá vẫn không thuộc về tôi, quả bóng duy
nhất của nhà trường dành cho đội tuyển trường tập luyện là chính, còn ngoài đội
tuyển thì hạn chế được chạm vào bóng. Ngoài giờ tập, quả bóng duy nhất đó cũng
được các lớp trên cất giữ, lẽ ra chúng tôi nên tự mua một quả bóng nhưng chỉ đủ
tiền ăn mì tôm chống đói – phụ cho bữa ăn chính nhà trường nấu nhưng không
bao giờ đủ no. Cũng trong năm đó, tôi nhận ra mình bị bệnh tim (tự tôi chẩn đoán),
tôi không biết có chính xác không nữa, nhưng vị trí mà người ta nói là trái tim đặt
đó đau đớn đến mức tôi không thể cười nổi.
Cuối năm học, tôi vô tình đọc qua một tờ báo có cái tựa đề giật tít: “THỂ THAO
CÓ THỂ CHỮA KHỎI BỆNH TIM” và nội dung có câu: “khoa học đã chứng
minh tập thể thao có thể tự chữa khỏi bệnh tim… đặc biệt là đá bóng…”. Uả!


Khoa học chứng minh đàng hoàng mà, không tin không được! Thời ấy, tôi rất tin
vào khoa học, đặc biệt là tin không có ma – một niềm tin đối lập với những người
dân trong làng, vì làng tôi bao quang là rừng núi và sông. Nên họ rất tin vào ma

quỷ, nhưng tôi thì không bởi tôi rất tin khoa học – thời đó nhé.

Đá bóng có thể chữa khỏi bệnh tim!

Từ đó tôi bắt đầu lao vào đá bóng như là một niềm đam mê thực thụ. Tôi hay ra
sân sớm và khi người ta nghỉ rồi tôi mượn bóng ngịch một chút bởi bạn biết rằng
khi đội tuyển trường xuống sân tập thì sẽ không còn suất cho tôi nữa.
Lớp tám, tôi thực sự phê một anh lớp chín – không phải phê theo kiểu đó nhé, phê
bởi khả năng đá bóng của anh. Trong huyện, tôi nghĩ ít ai có khả năng đá được
như anh. Dù mới chỉ học cấp hai nhưng khả năng đi bóng, qua người, kiểm soát
bóng, chuyền bóng và nhãn quan của anh không khác nào ronaldo mà tôi thấy
trong ti vi, với tôi anh là tài nhất ngoài đời thực dù chưa một lần anh làm động
tác giả như ronaldo.
Nhưng rồi anh ra trường và hàng loạt trụ cột đội tuyển trường ra trường. Ơn trời,
chúng tôi được lên lớp, từ giờ chúng tôi là lớp 9 – lớn nhất trường rồi. Đội tuyển
trường chủ yếu là lớp chín chúng tôi, nhưng chắc rồi không hề có tôi vì quá còi
và khả năng đá bóng cũng không hơn ai, thậm chí tôi còn chưa một lần nằm
trong đội tuyển lớp. Tuy không nằm trong tuyển nhưng vì có nhiều thành phần
trong lớp nằm trong tuyển trường nên quả bóng chủ yếu được giao cho lớp


chúng tôi cầm và tôi là người có trách nhiệm trông coi nó vì mỗi chiều đá bóng
tôi hay nghỉ muộn hơn mọi người.
Thế đó, đến hết lớp 9 tôi chưa bao giờ nằm trong biên chế đội tuyển lớp, điều đó
có đủ để chứng minh rằng tôi không hề có khả năng đá bóng bẩm sinh? Ngoài
cái thân hình còi cọc và mái tóc bạc nửa đầu thì tôi chẳng có bao nhiêu ấn tượng
ở ngoài sân cỏ cả.

Học hết lớp 9, tôi chưa bao giờ là thành viên của đội bóng đá lớp


Lên lớp 10, tôi chính thức nằm trong đội tuyển lớp nhưng không phải thi đấu một
giải bóng đá nào cả vì năm đó chúng tôi được gửi lại một trường khác thay vì học
ở trường chính của mình – trường chúng tôi đang xây dựng, không kịp hoàn thành.
Tôi được nằm trong tuyển lớp vì sự thật trong lớp cũng chỉ có bốn người biết đá
bóng, những thành viên còn lại…sau khi lớp 9 kết thúc thì mỗi người mỗi ngả và
chỉ những người hiếu học một chút như chúng tôi mới được lên trường Tỉnh học,
những người đá bóng hay thì ít khi học giỏi mà – họ được vào học nhiều trường


khác nhau trừ trường Nội Trú Tỉnh mà nhiều học sinh dân tộc như chúng tôi khao
khát nhưng không phải dành cho tất cả.
Lên 11, tôi đá bóng tiến bộ hơn, tôi bắt đầu được coi trọng trong lớp. Tôi có những
người bạn cùng đam mê, cùng chơi bóng một cách thường xuyên hơn và quen
những người đá bóng cực hay. Tôi cực kỳ ấn tượng một anh có dáng người thon
thon, đẹp trai, hát hay, học giỏi, con nhà giàu và đá bóng thì phải nói là phê. Anh
đúng là một “soái ca” thực sự của rất nhiều cô nàng trong trường, dù tôi không
biết soái ca nghĩa là gì. Còn với tôi anh là một thần tượng mới trong bóng đá. Một
năm trước, tuy chỉ là học sinh lớp 11 (lúc tôi lên học thì anh đang học 12) nhưng
anh đã là thành viên của đội tuyển tỉnh và từng tham gia nhiều trận đấu giải bóng
đá phong trào cấp quốc gia - thành tích quá đáng nể cho một anh chàng cấp ba.
Anh có khả năng kiểm soát bóng đáng khâm phục, đôi chân nhanh như cắt và
chuyền bóng chuẩn từng milimet (theo đúng nghĩa đen), khi nào anh quyết định
sút bóng vào ngôn thì có thể đoán trước được bàn thua của đội bạn – trong những
trận đấu chơi mỗi chiều nhé.
Trong những trận bóng vui mỗi buổi chiều, anh với tôi hay đá cùng đội. Tôi biết
anh khá thích cách đá của tôi vì cách đá của tôi cũng khá giống anh - đá đồng
đội hơn là cá nhân, dù tôi và anh đều sở hữu kỹ thuật cá nhân khá tốt nhưng ít
khi rê dắt. Trong những trận đấu cùng anh, anh rất hay chuyền bóng cho tôi và
tất nhiên tôi cũng cố gắng để không phụ lòng tin của anh.
Nửa cuối năm lớp mười một, tôi có biên chế trong đội tuyển học sinh của trường

tham gia hội khỏe phù đổng - thật đáng tự hào khi mình thuộc tốp hai mươi
người đá bóng hay trong tổng số hàng trăm học sinh.
Anh không được tham gia vì đã quá tuổi và quá nổi tiếng, trong ban tổ chức tất
nhiên ai cũng biết đến anh. Không có anh trong đội thực sự là một điều đáng
tiếc cho tôi bởi không được phối hợp bóng với anh, và không có mặt anh là điều
thiệt thòi cho đội bóng của trường.
Nhưng…
Mùa giải đó tôi cũng chỉ được đá vẻn vẹn ba phút bù giờ trong một trận đấu chẳng
quan trọng là mấy rồi tự lên khán đài làm khán giả suốt cả mùa giải….
Lớp 12, tất nhiên rồi, tôi được gọi vào đội tuyển bóng đá trường có kiêm cả giáo
viên và công nhân viên trong trường, tham gia một giải đấu chuyên nghiệp hơn –
giải đấu cấp tỉnh, nhưng cũng chỉ thi đấu chưa đến ba mươi phút trong trận đấu
đầu tiên. Sự thất vọng của ban huấn luyện trong ba mươi phút tôi thi đấu đó đã
đẩy tôi lên ghế dự bị cả mùa giải một lần nữa. Nhưng đâu có sao khi thầy cô tạo
điều kiện “thuận lợi” cho chúng tôi nhiều môn thi cuối kỳ, chưa tính được ăn uống
hả hê làm cầu thủ cũng có nhiều cái lợi ghê.


Thời gian học cấp ba tôi vẫn chỉ là một người biết đỡ bóng, chuyền bóng và sút
bóng chứ chưa bao giờ là một nghệ sĩ với động tác giả, gắp bóng qua đầu hay
rabona gì cả, nhưng rồi…

Kết thúc cấp ba, tôi may mắn thi qua đại học trước sự ngỡ ngàng của thầy cô và
bạn bè. Tôi chỉ là một học sinh yếu kỳ một năm mười hai và trung bình yếu năm
đó. Học sinh yếu nhưng tôi là người khá đặc biệt khi dám đăng ký lớp ôn thi đại
học cùng học sinh khá giỏi của trường, yếu nhưng tôi được học cùng lớp chỉ dành
cho những người chắc chắn thi qua tốt nghiệp - lớp A, lớp của những người giỏi.
Tôi không phải là con ông cháu cha hay có quan hệ đặc biệt với hiệu trưởng hiệu
phó gì, tôi nghĩ người ta đặc cách cho tôi bởi nể cái đầu bạc đến hơn một nửa của
tôi, ở trường những người có cái đầu như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất nhiên

hiệu trưởng hiệu phó bạc gần ngang tôi.

Học sinh cùi học lớp cao thủ, tôi hay đùa với thầy cô rằng tôi sẽ thi qua đại học,
thầy cô cười nhạt khuyến khích: “phải tự tin thế chứ”, nhưng tôi biết rằng họ
không muốn tin vào điều đó lắm.
Nhưng rồi niềm tin của tôi chỉ đúng với chính bản thân tôi, tôi thi qua đại học
trước sự ngỡ ngàng của thầy cô và bạn bè. Đó là một trường học viện mà những
thằng nhà quê như chúng tôi chẳng dám mơ ước chứ chưa nói đến đăng ký dự thi.
Xuống hà nội học, lớp tôi gọi đi đá bóng, tất nhiên là tôi không thể từ chối. Sau
vài tháng nghỉ hè, chạy hồ sơ và thi đại học, ngót ngét cũng gần bốn tháng tôi
chưa được chạm đến bóng. Tưởng chừng như cai luôn môn bóng đá thì hôm đó,
bỗng dưng tôi đá lên chân nhất đội. Mọi người bắt đầu ấn tượng về khả năng đá
bóng của tôi, họ giới thiệu vui trong lớp rằng: Tôi là cầu thủ của Hà Nội T và T,
vài đứa con gái trong lớp tưởng thật nên cứ nhìn tôi với con mắt khá “đáng yêu”.
Từ đó, cứ có trận bóng nào của lớp, dù có phải đi bộ hàng cây số vào sân thì vẫn
có đến chín mươi phần trăm các cô nàng ra sân cổ vũ, thật thú vịvà đáng khen cho
tinh thần đoàn kết của lớp tôi. Lớp có năm mươi sáu người thì bốn mươi là nữ.
Là một người hay đá bóng thì chắc bạn biết đó: anh em đá bóng mà chỉ cần một
người con gái đến sân cổ vũ thôi thì chỉ số sức mạnh, kỹ thuật và sức bền của bạn
đã tăng gấp bội rồi, còn chúng tôi có đến hơn ba mươi người con gái xinh đẹp đến
sân thì sao nhỉ...?


Có những người này chỉ số sức mạnh, kỹ thuật,… của bạn sẽ tăng gấp bội (hình
ảnh mang tính chất minh họa)

Năm đó, tôi cũng được đá cho đội của khoa, chỉ được đá vẻn vẹn hai trận duy
nhất và bị loại ngay từ vòng bảng bởi lý do không nên có: đội có quá nhiều ngôi
sao – trừ tôi, nên không phối hợp được với nhau. Trong hai trận thi đấu đó, tôi
có một trận tỏa sáng rực rỡ: vào sân từ băng ghế dự bị - nói vậy cho oai chứ làm

gì có băng với ghế. Đội tôi đang bị dẫn trước hai trái, nhiều thành viên trong đội
như muốn bỏ cuộc, tôi được tung vào sân chắc với mục đích chỉ để đủ thành
viên trong sân. Chưa đầy mười phút tôi có ngay một bàn thắng khá đẹp mắt.
Tiếp theo là một pha kiến tạo thành bàn rồi khi trận đấu chuẩn bị kết thúc tôi lại
ghi thêm một bàn ở một góc không tưởng ấn định cuộc đội ngược dòng thú vị
cho đội… Tôi nhận được rất nhiều lời khen của đồng đội và trở thành một cầu
thủ quan trọng của đội trong mùa giải đó.
Trận thứ hai tôi được ra sân ngay từ đầu, nhưng không thể hiện được nhiều vì
nhiều lý do… lý do chính là đội không chịu phối hợp vì “bệnh ngôi sao”.
Từ ấy…
Tôi dần bị chìm vào lãng quên.
Tất cả là do bản thân tôi lựa chọn: Tôi không hay tham gia những trận bóng của
lớp nữa vì nhiều lý do, mang danh là đi học nhưng thực ra tôi ít khi đến trường vì
quá tốn tiền xe buýt và lười đạp xe đạp. Tôi trọ xa trường đến gần hai chục cây
số để tiết kiệm chi phí phòng trọ, phải đi cả tiếng đồng hồ mới đến lớp nên đến


lớp cũng như đi đá bóng là một thứ tẻ nhạt khi phải di chuyển quá xa như vậy mỗi
ngày, dù di chuyển với bất kỳ phương tiện gì đi nữa tôi cũng không hứng thú đi
đá bóng. Chưa kể đến đá bóng lại phải hết tiền sân, tiền xe bus vài ba chặng nữa
(tôi không hay làm vé tháng xe buýt), rất khó cho hoàn cảnh gia đình tôi khi cha
mẹ tôivẫn phải sống ở làng quê mà tôi đã kể ở trên.
Không hay tham gia hoạt động của bất kỳ đội bóng nào, cũng ít khi đi học nên
thời gian của tôi chủ yếu là ở nhà suy nghĩ và vùi đầu vào những quyển sách mà
tôi thấy tò mò, lúc máy tính bạn bè không ai ngồi thì tôi cắm đầu vào đó với đủ
thứ trò. Tuy vậy, đôi lúc tôi cũng vẫn ra sân cùng lớp, trung bình khoảng một
tháng một lần, ngoài khoảng thời gian đó tôi không hề có điều kiện để tiếp xúc
với trái bóng.
Đến năm cuối đại học, hội đồng hương tổ chức gặp mặt, khởi động bằng một
trận giao lưu bóng đá trước khi chương trình nhậu nhẹt diễn ra. Tôi tham gia

trận bóng đó và thể hiện một cách khá ấn tượng. Sau trận đấu mọi người ai ai
cũng khen tôi đá hay, mỗi tội là hơi còi. Từ đó, hội bắt đầu thành lập đội bóng
để giao lưu với những đội bóng khác và tôi trở thành thành phần không thể thiếu
của đội.
Trong cái ngày giao lưu hội đồng hương đó, tôi cũng gặp mặt người anh đội tuyển
tỉnh thời cấp ba mà tôi nói đến ở trên. Bây giờ, anh trở nên béo hơn bao giờ hết,
tuy vẫn rất đẹp trai nhưng cơ thể như vậy khiến cho khả năng đá bóng của anh
gần như biến mất. Tôi thấy khá sốc, một cầu thủ đẳng cấp, tài năng như vậy…chỉ
trong vòng bốn năm đã thụt lùi gần như về số mo, thú thật anh đá bóng không còn
bằng một nửa của tôi nữa.
Là một trụ cột trong đội bóng hội đồng hương, tôi được mời tham gia vài đội
bóng nghiệp dư khác nhưng có chuyên môn cao hơn là đội của khoa hay là hội
đồng hương chúng tôi. Khi được tham gia nhiều đội bóng như vậy, tôi được ra
sân nhiều hơn, thi đấu nhiều hơn, ít thì cũng một tuần một trận. Những đội bóng
có tiềm lực tài chính thì tôi không còn phải lo về chi phí sân nước khi đội thua
trận, còn với hội đồng hương, thời gian này gia đình cũng khá rủng rỉnh tiền vì
được đền bù đất đai khi người ta lắp con sông ngay trước cửa sổ nhà tôi lên…
nên không cần phải lo chi phí sân nước như những năm đầu đại học.


Thứ cản trở người nghèo đến sân xịn (tiền)
Trong những trận đấu giao hữu như vậy tôi bắt đầu thể hiện những kỹ thuật mà ít
ai ngờ đến và tôi cũng chẳng thấy một ai thực hiện khi thi đấu ở ngoài thực tế bao
giờ. Những động tác đó tôi chỉ thấy trong ti vi, trên mạng internet chứ ngoài đời,
những người tôi gặp, những đội bóng tôi tham gia, đội chúng tôi giao lưu, những
đội mà tôi là khán giả đến xem họ thi đấu, nghiệp dư có, đẳng cấp cao có nhưng
chưa thấy một ai đảo bóng (động tác giả) hay rabona, xoay compa gì cả. Còn tôi,
tôi hay đảo bóng đến mức đồng đội mình cũng phải ngứa mắt, nhưng độ hiệu quả
thì đồng đội cũng phải trầm trồ. Sự thật, tôi không làm thừa những động tác đó,
khi thực sự cần thiết tôi mới thể hiện.

Tuy là người nhỏ bé nhưng vì có kỹ thuật, tốc độ, sức bền và nhãn quan khá nên
ở mỗi đội người ta lại giao cho tôi những vị trí khác nhau như đá trung tâm, hậu
vệ cánh (hỗ trợ hàng công khá tốt), đôi khi là trung vệ, thủ môn và đặc biệt là tiền
đạo duy nhất khi cả đội chơi tử thủ. Đá ở vị trí nào đi nữa tôi cũng vẫn thể hiện
phẩm chất kỹ thuật và sáng tạo của mình, tôi nhận ra càng ngày những kỹ thuật
đó càng phát triển trong tôi dù vài năm theo học đại học tôi không hề được chơi
bóng thường xuyên. Thứ duy nhất tôi áp dụng là một nguyên tắc đơn giản mà các
bạn sẽ được chia sẻ ở ngay phần tiếp theo.
Tôi kể câu chuyện của tôi không phải để khoe khoang về kỹ năng của mình mà
để khẳng định với các bạn rằng: Tôi có kỹ năng đá bóng, có những kỹ thuật mà
nhiều bạn mong muốn, không phải do tôi tập luyện thường xuyên và cũng không
phải do khả năng đá bóng bẩm sinh, vậy do đâu? nếu bạn đã đọc đến đây thì bạn
hãy cố gắng đọc phần tiếp theo nhé, với những nguyên tắc này tôi tin rằng bạn có
thể có được mọi động tác kỹ thuật mà các bạn muốn chỉ cần bạn có niềm đam mê
và khát khao sở hữu nó. Động tác đó có thể của các ngôi sao bóng đá thế giới mà


bạn thấy trên ti vi hay internet hay những động tác mà bạn chưa từng nhìn thấy
nhưng lại vô tình sáng tạo ra và biết đâu bạn lại được đặt tên cho một động tác
huyền thoại như panenka (người cho ra cú sút pen nổi tiếng mang tên ông) thì
sao?
Những quy tắc này không chỉ áp dụng trong bóng đá mà trong tất cả các lĩnh vực
trong cuộc sống của bạn. Nó có thể khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn, giàu
có hơn, thịnh vượng hơn, khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn. Tôi rất hi vọng bạn
sẽ tin tưởng ở tôi, cũng như tin vào chính bản thân bạn.
Những năm tháng theo học đại học thay vì đến giảng đường tôi đã dành gần như
toàn bộ thời gian để nghiên cứu về những người thành công, người giàu có, người
ảnh hưởng thế giới. Tôi luôn tự hỏi rằng tại sao họ lại thành công, sao họ lại có
khả năng này, khả năng kia và cũng luôn tự hỏi về chính cuộc đời mình: tại sao
cuộc sống của tôi lại diễn ra như vậy?

Tôi đọc hàng loạt quyển sách họ viết, xem video họ diễn thuyết, đọc tiểu sử của
những người đi lên từ tay trắng và cách họ tư duy, có thể họ là những nhà kinh
doanh bất động sản như Donald Trum, Robert kyoasaki; những người kinh doanh
giáo dục, chuyên viết lách như jack canfield, adam khoo, napoleon hill… dù họ
làm ngành nghề gì đi nữa kinh doanh hay thể thao, chính trị hay giải trí… những
người số một, những người dẫn đầu họ đều áp dụng cùng một nguyên tắc.


Các vĩ nhân đều áp dụng cùng một nguyên tắc


nguyên tắc này

Nguyên tắc có sẵn trong mỗi chúng ta, có sẵn trong vũ trụ,… họ sử dụng một cách
vô tình hoặc có ý thức để đạt được thành công tuột đỉnh. Còn bản thân tôi, tôi
cũng vô tình áp dụng nó với vài lĩnh vực trong cuộc sống mà bóng đá là một ví
dụ không thể bỏ qua. Tuy rằng tôi không có thành công và danh tiếng như họ,
nhưng những gì mà tôi cảm nhận thì tôi rất tin tưởng ở nguyên tắc mà các vĩ nhân
đã áp dụng.


Mục II: Những nguyên tắc làm thay đổi số phận…
Những lời chia sẻ từ trái tim:
Nếu một ai đó hỏi tôi làm thế nào để có thể thực hiện được động tác này động tác
kia hướng dẫn cho họ với?
Với những người mà tôi vừa quen biết tôi thường chỉ hướng dẫn bằng động tác
một cách máy móc – phần nổi của tảng băng, còn những người đã quen từ lâu và
tin tưởng ở tôi tôi lại hướng dẫn kiểu khác: “được rồi, hãy nhìn thật kỹ cách mình
làm nhé – tôi sẽ làm động tác đó cho họ xem một vài lần.
Giờ hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng những hình ảnh đó trong đầu.

Tưởng tượng sao cho những hình ảnh đó như thật, từng chi tiết một,
hãy ghi nhớ thật kỹ động tác tôi vừa làm – được chưa nào?
Nếu những gì mình làm đã được lưu trong trí nhớ của bạn rồi thì bạn không cần
phải luyện tập gì nhiều cả, hãy cứ để những hình ảnh đó chạy trong đầu mỗi
ngày một vài lần, rồi một ngày bạn sẽ tự làm được như những gì bạn nghĩ… ok.
Tuy bây giờ đôi chân của bạn không như ý muốn, nhưng hãy để trí tưởng tượng
làm việc trước, hãy nghĩ về nó trước rồi sau này đôi chân sẽ tự vâng lời”
Nhiều người tôi không nói với họ những điều trên vì tôi biết rằng có nói họ cũng
không tin là nó có tác dụng. Họ quá “trưởng thành” trí não của họ dường như đã
khép lại và không muốn mở rộng thêm để nhận thêm những bối cảnh mới và
những khả năng mới.
Nói như đùa vậy, nhưng đó là sự thật, những người mà tôi dạy cách họ tưởng
tượng trước gần như làm được mọi động tác mà họ mong muốn, đôi khi tôi cũng
phải ngạc nhiên khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn họ tiến bộ còn hơn cả
tôi nữa. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì bạn không cần phải đọc tiếp nữa rồi, nguyên
tắc đơn giản là TƯỞNG TƯỢNG thôi. Đúng là như vậy nhưng trong thâm tâm
bạn bây giờ có thực sự vững tin vào chính bạn không?
Nếu niềm tin của bạn vào những điều tôi nói chưa thực sự chắc chắn thì trí tưởng
tượng của bạn sẽ không bao giờ nhất quán, bạn sẽ không có đủ niềm tin vào chính
bạn. Và bạn cần thêm vài nhiên liệu để pha trộn cho trí tưởng tượng của bạn thêm
sống động tạo thành một trò chơi thú vị trong tâm trí bạn, thiết nghĩ là điều cần
thiết. Những người tôi gặp sân bóng và chỉ bảo một cách đơn giản rằng: “hãy
tưởng tượng trước, hãy giữ hình ảnh đó trong đầu… bởi đơn gian lúc đó là sân
bóng, tôi không đủ thời gian để chém gió với họ về sức mạnh siêu biệt của bộ óc
con người, về những khả năng tiềm ẩn con ẩn sâu bên trong họ. Không ngoại trừ


khả năng về bóng đá. Ngoài sân là vậy nhưng giờ tôi và bạn cùng có thời gian
nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, yên tâm là tôi sẽ ngắn gọn để không mất thời gian
của các bạn.

Thực sự tôi không muốn dài dòng, nhưng cũng không muốn quá thiếu xót, mọi
thứ vừa đủ thì tốt hơn. Nếu bạn không tin tưởng vào tôi, không tin vào trí tưởng
của các bạn có thể phát huy tác dụng đến mức kinh ngạc như tôi khẳng định thì
hãy để tôi chứng minh cho bạn ngay phần tiếp theo này. Bằng những gì tôi từng
đọc, xem và chải nghiệm hãy để tôi chỉ cho bạn những nhiên liệu cần thiết để
pha trộn với óc tưởng tượng tạo nên một “món ngon” thứ thiệt dành cho trong
tâm hồn bạn, trong những dòng suy nghĩ mỗi ngày của bạn.
Rồi một ngày bạn sẽ kinh ngạc về những gì bạn có có thể làm được chỉ bằng suy
nghĩ, bằng trí tưởng tượng.

1, Óc tưởng tượng – vũ khí lớn nhất mà tất cả chúng ta đều có sẵn.
Albert Einestein có câu: “logic sẽ đưa anh từ điểm A đến điểm B. trí tưởng tượng
sẽ đưa anh đến mọi nơi” hay: “trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”.
Đó là một trong những câu nói của một trong những thiên tài vĩ đại nhất mọi thời
đại. Có thể nhiều người trong chúng ta không biết ông là ai, và chúng ta cũng
chẳng cần biết. Không quan trọng biết ông hay không mà chúng ta chỉ tìm hiểu
về câu nói của ông: “trí tưởng tượng có thể đưa anh đến mọi nơi” và “trí tưởng
tượng quan trọng hơn kiến thức”.
Với bản thân tôi, câu nói của ông thực sự rất đáng suy ngẫm: thú thực tôi không
dám phủ nhận câu nói đó của ông. Kiến thức là những gì ta học được ở trường, từ
sách giáo khoa, từ thầy cô, từ cuộc sống, từ gia đình, bạn bè. Đó là tất cả kinh
nghiệm, những thứ đã có sẵn đã được biết và được khẳng định là đúng đắn, có thể
trong suốt hàng nghìn năm lịch sử nhân loại đều được đúc kết trong đó và nó trở
thành kiến thức. Chúng ta tiếp thu nó một cách máy móc ở trường hay ở bất kỳ ai
có tâm huyết dạy dỗ chúng ta một cách chủ động hoặc vô tình. Và chúng ta biết
càng nhiều những kiến thức đó thì thầy cô, cha mẹ, bạn bè nói rằng chúng ta là
người hiểu biết và thông minh.
Nhưng dù có nhiều kiến thức đến đâu, hiểu biết sâu rộng đến đâu thì tôi tin rằng
rất ít người trong chúng ta thắng được anh google – một phần mềm máy tính –
một sản phẩm của trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức như

lời Einestein thì sao? Tôi sẽ lấy google làm ví dụ minh họa cho sản phẩm của trí
tưởng tượng mặc dù có nhiều ví dụ khác hấp dẫn không kém, những sản phẩm
được con người tạo ra một cách khó tin nhờ khả năng tưởng tượng của họ.


Google là sản phẩm của trí tưởng tượng mà Larry Page và Sergey Brin là người
đã tưởng tượng và hoàn thành nó. Cái từ GOOGLE đó gần như tổng hợp rất nhiều
kiến thức của nhân loại trong đó, chỉ cần bạn đặt cho nó những câu hỏi chính xác
thì nó sẽ cho bạn những câu trả lời như bạn mong muốn. Google sẽ cho bạn biết
các sự kiện quan trọng trong lịch sử mà bạn không cần phải cố gắng để nhớ lấy
từng sự kiện như thời trước. Nó cũng có thể cho bạn những kiến thức về vũ trụ
bao la, những kiến thức đang nằm trong tầm hiểu biết của con người, cũng có thể
chỉ cho bạn những kỹ năng nhỏ trong cuộc sống hằng ngày như nấu ăn, là quần
áo, hay vệ sinh cá nhân thế nào cho phải. Có google khi cần thiết bạn có thể là
một bác sĩ, một kỹ sư, một luật sư, một nhà thiết kế, hay là một đầu bếp, ... Âý
vậy mà google là sản phẩm của chưa đến 5% khả năng của bộ não con người –
một sản phẩm của trí tưởng tượng.
Google tuyệt vời đến vậy nhưng nó cũng chỉ là phần nổi của tảng bang, là một
phần nhỏ của internet. Còn phần chìm, những thứ chúng ta chưa biết thì vẫn còn
nhiều hơn google có thể tìm kiếm rất nhiều. Như vậy chúng ta mới thấy được sức
mạnh siêu biệt của não bộ, của trí tưởng tượng. Chúng ta có thể tạo ra rất nhiều
thứ chỉ bằng sức mạnh của não bộ, sức mạnh của trí tưởng tượng.
2 vũ trụ
Vũ trụ bao la vô cùng tận, mỗi tối bạn nhìn lên bầu trời đầy sao và tự hỏi rằng
chúng ta đang ở đâu giữa vũ trụ này? Thú thực tôi rất hay như vậy, nên để tôi
chia sẻ một chút về bầu trời kia, biết đâu nó có thể cho bạn một suy nghĩ khác đi
về chính bản thân bạn, giống như tôi đã từng nghĩ về bản thân mình.
Theo khoa học hiện đại, những ngôi sao trên bầu trời còn nhiều hơn những hạt cát
có trên các bãi biển ở trái đất này. Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao có kích
cỡ trung bình và tự tỏa sáng. Thủy tinh (sao thủy), kim tinh (sao kim), trái đất,

hỏa tinh (sao hỏa), mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh và hải vương tinh… là
những hành tinh quay xung quanh mặt trời. Mặt trăng là một vệ tinh quay xung
quanh trái đất, trong hệ mặt trời nhỏ bé của chúng ta có khoảng hai trăm bốn mươi
vệ tinh tự nhiên hay còn gọi là mặt trăng của các hành tinh.
Vậy đâu là sự khác biệt giữa sao và các hành tinh? Đơn giản thôi, những ngôi sao
thì tự tỏa sáng như mặt trời và ngôi sao thì không chuyển động, còn các hành tinh
quay xung quanh ngôi sao và không thể tự phát sáng mà nó nhận ánh sáng từ ngôi
sao chủ như thủy tinh, kim tinh, trái đất, hỏa tinh nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt
trời. Còn các vệ tinh quay xung quanh hành tinh phản chiếu ánh sáng mặt trời đến
hành tinh chủ như mặt trăng của chúng ta phản chiếu ánh sáng mặt trời đến trái
đất.


Hệ mặt trời

Mặt trời to lớn hơn trái đất của chúng ta rất nhiều, bạn tưởng tượng nếu mặt trời
của chúng ta to bằng cái sân vận động thì trái đất của chúng ta chỉ như một quả
bóng đá. To lớn vậy nhưng mặt trời của chúng ta cũng chỉ là một ngôi sao có
kích cỡ trung bình trong hàng tỉ tỉ ngôi sao khác.
Hệ mặt trời của chúng ta cũng chỉ là một trong hàng trăm triệu thậm trí hàng tỉ hệ
mặt trời tồn tại trong ngân hà này. Nếu mặt trời của chúng ta có kích thước bằng
dấu chấm (.) thì ngân hà của chúng ta to bằng cả nước mỹ, thật khó tưởng tượng
sự to lớn của nó. Âý vậy mà ngân hà của chúng ta với hơn hai trăm tỉ ngôi sao
cũng chỉ là một trong hàng tỉ ngân hà đang tồn tại trong vũ trụ bao la, sâu thẳm
này. Mỗi vì sao lấp lánh trên bầu trời, hầu hết không phải là những ngôi sao đơn
lẻ mà là một ngân hà với hàng trăm tỉ ngôi sao chứa trong đó. Bằng mắt thường
chúng ta nhìn thấy nó chỉ là một dấu chấm nhỏ vì nó ở quá xa chúng ta mà thôi.


Dải ngân hà


Các ngôi sao, các hành tinh được gắn kết với nhau bởi trọng lực một loại lực vô
hình nhưng luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Trọng lực, lực hấp dẫn tồn tại làm
cho trái đất luôn được mặt trời giữ lại để không bị bay một cách không phương
hướng ra ngoài không gian và chính trọng lực giữ cho đôi chân của chúng ta có
thể bám trên mặt đất. Lực li tâm của trái đất và tốc độ quay của nó khiến trái đất
của chúng ta không bị trọng lực của mặt trời hút lại quá gần rồi nuốt chửng và
chúng ta bị chìm vào quên lãng.
Thứ lực vô hình được phát hiển bởi Isaac Newton, khi trái táo rơi xuống đầu ông
này đã thay đổi cách nhìn của chúng ta về thế giới, về vũ trụ. Theo ông thì những
vật thể khổng lồ như hố đen, ngôi sao, hành tinh luôn có lực hấp dẫn rất lớn và
hút những vật nhỏ bé khác về phía tâm của chúng. Chính nhờ có thứ lực vô hình
đó mà trái đất luôn giữ cho đôi chân ta yên vị trên mặt đất, nếu không thứ lực vô
hình đó có thể chúng ta sẽ bay lơ lửng ngoài không gian và cưỡi lên các thiên
thạch và bay với tốc độ hàng triệu ki lô mét trên giờ (tất nhiên là chỉ chém gió
thôi, không bao giờ có khả năng đó, bởi sao chúng ta sẽ chết trước khi kịp ngồi
lên một cái thiên thạch)


×