Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

1169 171709 061003 ICT101 CKTV28C NHOM2 BAI THU HOACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.21 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: ICT101 – NHẬP MÔN INTERNET VÀ ELEARNING

Lớp: VX17QKD_CKTV28C
Nhóm 2

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 1


ĐỀ BÀI:
Đề 4: Tự học là hình thức học tập là hình thức học tâp không thể thiếu được của
sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Anh/Chị và nhóm của mình hãy viết thu
hoạch trình bày về phương pháp học tập này? Theo các anh chị để tự học hiệu quả chúng
ta cần vượt qua những khó khăn gì và cần những kỹ năng nào?

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự bùng nổ của
Internet, con người tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ. Để theo kịp với xu thế
phát triển của thời đại, để không ngừng nâng cao kiến thức và phát triển những kỹ năng,
thì việc học tập có vai trò hết sức quan trọng. Vấn đề là chúng ta học tập như thế nào để
tiếp thu lượng thông tin vô cùng lớn đó?
Theo hình thức học truyền thống, học viên tiếp thu kiến thức từ giáo viên một
cách bị động, việc học tập phải theo khuôn khổ của giáo viên, do đó học viên không phát


huy được sự chủ động sáng tạo trong học tập và việc tiếp thu kiến thức đối với học viên là
rất hạn chế. Trong môi trường học tập tại các trường Đại Học, khối lượng kiến thức là vô
cùng lớn. Hình thức học tập bị động này thật sự không thực sự mang lại hiệu quả đối với
sinh viên.
Vì thế sinh viên cần phải thay đổi tư duy học tập để đạt hiệu quả cao trong môi
trường học tập tại các trường Đại Học. Hình thức tự học thực sự là một giải pháp tuyệt
vời để nâng cao hiệu quả học tập và kỹ năng của sinh viên. Trong khuôn khổ bài thu
hoạch này chúng ta sẽ tìm hiểu về hình thức tự học: Tại sao tự học là hình thức học tập là
hình thức học tâp không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học?
Những đặc điểm của hình thức tự học, để tự học hiệu quả chúng ta cần vượt qua những
khó khăn gì và cần những kỹ năng nào?

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ HÌNH THỨC HỌC TẬP BỊ ĐỘNG
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 3


1.1 HỌC TẬP BỊ ĐỘNG LÀ GÌ?
1.2 MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA HỌC TẬP BỊ ĐỘNG
1.3 CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỌC TẬP BỊ ĐỘNG

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ HỌC
2.1 TỰ HỌC LÀ GÌ?

Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học
không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi
nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan
trọng trên con đường học vấn của mỗi người.
Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp
có thầy giáo, đó là một quá trình “lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với có thầy

giáo hướng dẫn. Có thể nói quá trình tự học của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực,
quyết tâm, tích cực để đạt được mục tiêu học tập. Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không
thể đạt kết quả tốt, đây cũng chính là điều kiện để sinh viên nâng cao chất lượng học tập
của bản thân và các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay đa số các trường đại học tại Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo hình
thức học tín chỉ. Đào tạo theo hình thức tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế
so với phương thức đào tạo truyền thống.Với hình thức đào tạo này, sinh viên phải tự
học rất nhiều. Tuy có nhiều ưu thế nhưng xin được cảnh báo tình trạng tự học của sinh
viên Việt Nam.
Theo hình thức tín chỉ thì sinh viên là trung tâm, ngoài kiến thức giảng viên
truyền đạt trên lớp thì sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu. Việc tự học của
sinh viên giữ vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở
các trường đại học. Bên cạnh đó tự học còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của
sinh viên trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho sinh viên có cách độc
lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học, giúp sinh viên
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 4


tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống của mình, và thúc đẩy sinh viên lòng ham học,
ham hiểu biết, vươn tới đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, có ước mơ.
2.2 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học đại học của sinh viên.
Tự học nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu. Việc tự học đối với sinh viên có
vai trò hết sức quan trọng vì qua đó góp phần giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng tư
duy và sáng tạo của cá nhân. Hầu hết sinh viên đều nhận thức rằng vấn đề tự học là quan
trọng khi áp dụng theo học chế tín chỉ (83%), tuy nhiên việc tự học này đồng nghĩa với
hình thức học cá nhân (62,1%), không phụ thuộc vào người khác và không cần sự cộng
tác của bạn bè. Sinh viên cho rằng đây là yêu cầu tối thiểu của một sinh viên. Ngoài ra

phải giao lưu học hỏi ở các bạn khác ngành, các lớp đàn anh để nâng cao trình độ và
nắm bài tốt hơn. Học theo chương trình tín chỉ hóa nên việc tự học là rất quan trọng, tuy
nhiên để nhằm bổ sung thêm kiến thức sinh viên thường tạo ra những nhóm học để các
bạn dễ dàng trao đổi kiến thức và giúp đỡ nhau trong học tập. Có lớp cho rằng việc tự
học có nghĩa là học theo nhóm (61,3%). Sinh viên cho rằng tự học theo nhóm mang lại
hiệu quả cao nhưng cũng có ý kiến cho rằng vào học chỉ lo trò chuyện, cười giỡn không
thể tiếp thu được nhiều nên hiệu quả kém. Theo ý kiến của một số sinh viên muốn học
nhóm có hiệu quả cao thì cần tuân thủ một số điều quan trọng như không nói chuyện,
đùa giỡn trong khi học, phải có một trưởng nhóm có kiến thức vững và biết cách truyền
tải lượng kiến thức đó một cách hiệu quả nhất, biết điều tiết “nhiệt độ” học và biết phân
bố thời gian học hợp lý và sinh động để các thành viên học không bị chán.
Khi tự học sinh viên có thể chủ động được quỹ thời gian mà không bị ràng buộc,
có thể học bất cứ lúc nào. Từ đó giúp sinh viên nắm kiến thức vững chắc và có thể hiểu
sâu và nhớ kỹ hơn các vấn đề (tự học nên nhớ lâu hơn). Ngoài ra, việc tự học còn nâng
cao tinh thần trách nhiệm trong công tác làm việc theo nhóm, khi đó sinh viên có thể thể
hiện tính sáng tạo trong tư duy và linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ, điều quan trọng hơn
hết là sinh viên có thể đi sâu hơn so với thực tế nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích tình
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 5


hình và đưa ra quyết định, đây là một yếu tố cần và đủ để sau này khi rời khỏi ghế nhà
trường sinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc ở môi trường thực tế. Việc tự học giúp cho
sinh viên có thể tiếp thu tốt bài giảng trên lớp hay củng cố lại các kiến thức đã học, mở
mang thêm nhiều kiến thức mới qua sách vở và mạng Internet phục vụ cho chuyên ngành
nghiên cứu, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tạo môi trường học tập tiến bộ và tiên tiến,
….
2.3 TẠI SAO TỰ HỌC LÀ HÌNH THỨC KHÔNG THỂ THIẾU CỦA SINH VIÊN

Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, là con đường

nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết
để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của
sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Thực tế giảng dạy tại các trường đại học
cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến
thức bằng cách học tập độc lập thì các thầy giáo, cô giáo có dạy giỏi, có kiến thức sâu
rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng học tập cũng không thể cao.
Chỉ bằng con đường tự học và nhờ tự học thì người học mới có thể nắm vững tri
thức, thông hiểu tri thức, bổ xung và hoàn thiện tri thức cũng như hình thành những kỹ
năng, kỹ xảo tương ứng. Điều này đã được K.Đ.Usinxki nói: chỉ có công tác tự học mới
tạo điều kiện cho việc thông hiểu tri thức. Và như vậy hoạt động tự học sẽ quyết định chất
lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
Hoạt động tự học của sinh viên không chỉ nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện
thói quen, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức của bản thân vào cuộc sống mà còn giáo dục
tình cảm và những phẩm chất đạo đức của bản thân. Vì trên cơ sở những tri thức họ tiếp
thu được nó có ý nghĩa sâu sắc đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, niềm tin, rèn
luyện phong cách làm việc cá nhân cũng như những phẩm chất ý chí cần thiết cho việc tổ
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 6


chức lao động học tập của mỗi sinh viên; Bên cạnh đó còn rèn luyện cho họ cách suy
nghĩ, tính tự giác, độc lập… trong học tập cũng như rèn luyện thói quen trong hoạt động
khác. Nói cách khác hoạt động tự học hướng vào việc rèn luyện phát triển toàn diện nhân
cách sinh viên. Mặt khác hoạt động tự học không những là yêu cầu cấp bách, thiết yếu
của sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường để họ tiếp nhận tri thức, nâng cao trình độ
hiểu biết của bản thân mà còn có ý nghĩa lâu dài trong suốt cuộc đời mỗi con người, đó là
thói quen học tập suốt đời, bởi sau khi ra trường vẫn phải tiếp tục: Học, học nữa, học
mãi….. Vì vậy, việc tự học của sinh viên được đặt ra như một nhu cầu bức thiết.


PHẦN 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TỰ HỌC
3.1 VAI TRÒ CỦA VIỆC TỰ HỌC
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 7


Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời
đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi
người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự
học có vai trò vô cùng quan trọng
Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai trò hết
sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một
cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận
dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự
học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như
nề nếp làm việc khoa học. Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và
quyết định chất lượng học tập của chúng ta
Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết
và tiếp thu tri thức mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết
phải khéo léo tổ chức việc tự học cho sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã
tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý.
Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho
những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu thiếu
đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện
ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay)
Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân
cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc
lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn
trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham

học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão,
ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng
trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 8


Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng
định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến
cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm
thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ
mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề
nghiệp. Do đó, việc tự học không nên chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp, với sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ
năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ
lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
3.2 CÁC HÌNH THỨC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Để học tập tốt và đạt hiệu quả cao thì sinh viên cần nắm vững các hình thức tự học như
sau:


Tự học theo các tài liệu học tập được cung cấp như: Tài liệu giảng viên cung cấp

(pdf, Video, Audio, mp3,…).
• Trao đổi kiến thức học tập trên diễn đàn hoặc trao đổi với giảng viên hoặc trao đổi


với quản lý học tập hoặc trao đổi với các bạn cùng lớp.

Ngoài ra, sinh viên có thể tự học và vận dụng dựa vào các tình huống thực tế tại
nơi làm việc và các đồng nghiệp,…

3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Phương châm của việc học tập là học “mọi lúc mọi nơi” nên mỗi Sinh viên cần nắm rõ
các công cụ hỗ trợ trong phương pháp tự học để đạt hiệu quả cao như sau:


Mục tiêu của môn học: Giúp cho Sinh viên định hướng được các kiến thức của
từng môn học cần phải tiếp thu và vận dụng; chỉ ra được sự thay đổi về nhận thức,



kỹ năng và thái độ của từng Sinh viên đối với từng môn học cụ thể.
Kế hoạch học tập: Giúp cho Sinh viên nắm được kế hoạch của từng môn học, qua
đó sẽ giúp cho Sinh viên tập làm quen với việc sắp xếp, thứ tự ưu tiên trong học

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 9


tập cũng như vận dụng vào các tình huống công việc thực tế; với kế hoạch được
vạch sẵn ngay từ đầu sẽ là tiền đề cho việc tiếp thu và hoàn thành học tập cũng như
công việc đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao.
• Danh sách giảng viên, trợ giảng, quản lý học tập và bạn cùng lớp: Giúp cho Sinh
viên trao đổi các kiến thức học tập trong quá trình học tập của minh.
• Danh sách học liệu được cung cấp: Giúp cho Sinh viên nắm được các kiến thức cơ
bản cần có trong quá trình học tập và dựa trên những kiến thức cơ bản đó Sinh viên
có thể thảo luận và trao dồi thêm kiến thức thông qua các môi trường làm việc thực

tế, thảo luận, trao đổi,…
Ưu điểm của phương pháp tự học có thể giúp cho Sinh viên biết cách đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề, qua đó giúp Sinh viên nắm vững kiến thức hơn để vận dụng vào thực tiễn.
Vì vậy, để việc tự học đạt hiệu quả cao thì Sinh viên cần áp dụng các phương pháp tự học
cụ thể như sau:


Tiếp thu bài giảng: Thông qua các bài giảng được giảng viên cung cấp như: gặp
mặt trực tiếp, giáo trình in ấn, bài giảng đa phương tiện, bài giảng trực tiếp qua
mạng internet và các hình thức khác,… thì Sinh viên cần phải tiếp thu hiệu quả các
bài giảng nêu trên nhằm nắm vững kiến thức môn học cũng như trao đổi thảo luận



để giải quyết các vấn đề thắc mắc.
Thảo luận – giải đáp thắc mắc: Để thảo luận và trao đổi giải đáp thắc mắc Sinh
viên cần nắm được các hình thức trao đổi thảo luận gồm có trao đổi trực tiếp thông
qua các buổi gặp qua mạng internet với giảng viên và trao đổi thông qua các thư
điện tử, diễn đàn,… Nhờ có công cụ hỗ trợ là thảo luận và giải đáp thắc mắc sẽ
giúp cho Sinh viên giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, qua đó nâng cao hiệu quả
của việc tự học và rèn luyện cho Sinh viên mạnh dạn trong cách trao đổi học tập

cũng như công việc sau này.
• Thực hành và luyện tập: Để thực hành và luyện tập hiệu quả thì Sinh viên cần nắm
rõ kiến thức tiếp thu từ bài giảng. Điều này sẽ giúp Sinh viên vận dụng kiến thức
từ bài giảng vào các tình huống thực tế hoặc giả định, qua đó Sinh viên có thể nắm

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 10



rõ hơn được kiến thức của từng bài học. Giúp cho Sinh viên hứng thú hơn khi tự
học và đạt được hiệu quả cao.

PHẦN 4: LÀM SAO ĐỂ TỰ HỌC HIỆU QUẢ
4.1 NHẬN BIẾT NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN CỦA

VIỆC TỰ HỌC

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 11


Tự học ở nhà, không đi học thêm từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ với mỗi
chúng ta. Tự học giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà không đợi ai phải nhắc nhở đồng
thời cũng tạo cho bản thân tính tự giác và kiên nhẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể
tự học và cũng không phải cứ nói “Tôi có thể tự học” là có thể tự học. Vậy lí do là gì?
Những “khó khăn và cách vượt qua khó khăn trong tự học” được nói đến sau đây sẽ giúp
chúng ta hiểu thêm về vấn đề tự học


Động lực để tự học
Đây có lẽ là lí do lớn nhất của việc tự học. Vì tự học ở nhà nên bạn cần phải chủ
động trong tất cả các việc. Một số nguyên nhân khiến bạn mất động lực để tự học ở
nhà là:
 Bạn đang mệt mỏi và căng thẳng vì có quá nhiều việc phải làm.
 Ở nhà, bạn có nhiều thứ khác thú vị hơn để làm.
 Bạn không thích học môn này và thấy đây là môn học thật nhàm chán.
 Bạn thấy việc học ngay không quan trọng bằng việc khác
 Bạn không được khỏe, hoặc buồn ngủ.


Vì vậy, điều quan trọng nhất bạn phải làm trước khi bắt đầu việc tự học ở nhà là tự
tạo động lực phấn đấu, quyết tâm cho mình. Hãy nghĩ đến điểm cao, những lời
khen của gia đình, tờ giấy trúng tuyển vào trường đại học mà bạn chọn để tạo cho
mình thêm quyết tâm hay thậm chí là học thức của bản thân sẽ ở một tầm cao hơn.


Bạn bị phân tâm
Ngồi học nhưng không thể tập trung vì xung quanh bạn có nhiều thứ thu hút bạn
hơn. Ví dụ như vừa tra khảo kiến thức trên mạng, bạn lại bật thêm facebook hay

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 12


zalo, điều này làm bạn sao nhãn việc tìm kiếm thông tin mỗi khi có tin nhắn hay
một thông báo comment. Nếu bạn cảm thấy đang mất tập trung trong việc học tập
thì hãy chuyển một địa điểm khác, yên tĩnh và ít những chướng ngại mà có cử
động hay nhấp nháy, vì chúng sẽ thu hút tầm mắt của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên
tắt các ứng dụng chat chit trong lúc học. Như vậy bạn sẽ tập trung và đạt hiệu quả
học tập hơn thay vì ngồi trên bàn mà tâm hồn ở tầng 9 tầng mây


Bạn gặp vấn đề về khó nhớ số liệu và hình ảnh
Một vấn đề phổ biến của các học sinh khi tự học tại nhà là họ cảm thấy khó nhớ số
liệu, hình ảnh vì không thể tiếp cận qua các hình thức giảng dạy dễ hiểu hơn. Hãy
lên mạng và tìm hiểu kiến thức của mình dưới dạng video, hình ảnh, biểu đồ, bản
đồ để dễ hình dung ra kiến thức bạn đang học




Môn học nhàm chán
Chắc chắn trong thời đi học, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc phải học một môn
học mà mình chẳng có tí hứng thú nào. Không thích môn học dẫn đến việc bạn lơ
là, học hành hời hợt và không hiệu quả. Để học một môn học mình không thích,
bạn nên xác định cho mình trước về động lực khi học môn học này để chủ động
hơn trong quá trình học. Có thể những người khác cũng đang chán ghét môn học
đó gống bạn, vậy tại sao bạn không nghĩ mình sẽ thấy tự hào trước sự trầm trồ của
mọi người khi mình đạt điểm cao trong môn ấy.Hãy nghĩ về thành quả bạn sẽ đạt
được nếu học tốt môn này thay vì chán nản môn học đó.



Bạn thiếu tài liệu để học
Đây là vấn đề mà các học sinh tự học tại nhà hay gặp phải nhất. Học tập hiệu quả
phụ thuộc rất nhiều vào tài liệu học mà bạn có được. Hãy tìm kiếm thêm tài liệu
học tốt từ thầy cô giáo, thư viện hay Internet. Có nhiều tài liệu học tốt sẽ giúp bạn
có được nguồn kiến thức phong phú và tự tin hơn khi trình bày kiến thức của mình
trong bài thi

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 13




Nguồn tài liệu quá nhiều
Nếu ở lí do thứ 5, bạn gặp khó khăn vì thiếu tài liệu thì lí do ngược lại này cũng
khiến bạn phải khá đau đầu. Bởi khi bạn có một số lượng tài liệu quá đa dạng và
bạn không thể tham khảo tất cả chúng, cũng như không biết nên ưu tiên cái nào

trước cái nào sau, cái nào cần thiết và cái nào không cần thiết, những điều này sẽ
khiến bạn mất nhiều thời gian hơn cho việc tự học. Vậy tại sao bạn lại không tìm
đến những người đi trước, thầy cô, bạn bè, tham khảo trên các trang web, diễn đàn,
.., Sau đó tổng hợp lại và tìm cho mình những tài liệu phù hợp.



Một số câu nói giúp bạn vượt qua khó khăn trong việc tự học và giúp bạn học
tập hiệu quả hơn
 Sống càng lâu, tôi càng học được nhiều điều. học càng nhiều, tôi càng nhận

thấy mình càng biết ít.
 Sự giàu có không chỉ được đo bằng tiền bạc mà còn ở trí tuệ, kiến thức mà bạn

sở hữu
 Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ.
 Cố gắng và hối hận, cái nào đau đớn hơn?
 Tại sao không khiến mình trở nên ưu tú hơn để thu hút người khác mà lại phải

chạy theo đuôi người ta?
 Trong thời khắc đẹp nhất đời người, đừng chỉ biết cắm mặt vào di động ấn Like

cho kẻ khác.
 Đằng sau không ai chống lưng, tuyệt đối không thể ngã xuống được.

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 14


4.2 NHỮNG KỸ NĂNG CẦN ĐỄ TỰ HỌC TẬP HIỆU QUẢ


Mỗi cá nhân chúng ta học và luôn luôn học , ngoài trường lớp, thầy cô , bạn bè,…),
bản thân cũng phải tự học và phải biết phương pháp tự học như thế nào cho kết quả tốt
nhất và hiểu hệ quả của phương pháp học không tốt là gì:
 Lãng phí thời gian => thành tích học kém;
 Thất vọng và bất mãn học => mất ý chí phấn đấu bản thân.

Tự học đối với sinh viên là cuộc sống, là tương lai. Vì vậy thời gian học tập vô
cùng quý giá, không thể lãng phí được. Cho nên, ngay ngày hôm nay, hãy tạo và phát
triển cho mình một kỹ năng học tập hiệu quả.
“Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở”.


Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:
Trước khi làm chuyện gì, phải lập kế hoạch. Nếu có kế hoạch thì mình làm chủ
được thời gian và không giạn, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều
quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.



Học ở đâu:
Thời buổi kinh tế thị trường tất bật chạy đua với thời gian để chọn một nơi học lý
tưởng để học thì cũng khó. Vì vậy chúng ta có thể học bất kỳ nơi nào, quan trọng
là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của mình. Cho nên hãy làm việc lựa
chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập cho mình.



Khi nào nên học tập:
Chúng ta chỉ nên học khi tinh thần thoải mái, không phân tâm về công việc mình


đang làm (đúng thời gian đã lên kế hoạch hoặc có thời gian)
• Đọc đi đọc lại:
Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt
hơn. Có thể đọc tài liệu nhiều lần, mình nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì
và đọc theo đúng mục tiêu đó.
Đọc bài trước khi đến lớp để nắm sơ bộ bài mới.
 Chú ý nghe giảng.
Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 15


 Ghi chú những ý chính và đọc lại sau khi kết thúc buổi học.


Trích lược những chi tiết quan trọng:
 Đọc tiêu đề bài, xác định các ý chính trọng bài, các chi tiết trong ý chính;
 Phân tích nội dung trong các chi tiết;
 Liên kết giữa nội dung của các chi tiết trong các ý chính;
 Từ đó mình sẽ có dàn bài, dàn bài là nơi tổng hợp bài một cách ngắn gọn, xúc
tích nhất. Nắm chắc dàn bài đồng nghĩa với việc người học đã hiểu và nắm
vững kiến thức cần học cho nên tổng kết bài lại một cách trôi chảy nhuần
nhuyễn mà không khúc mắc. Trong quá trình học cần cố gắn đưa ra các ví dụ
liên hệ để hiểu rõ hơn.



Cách ghi chép:
 Ghi chép ở đâu dễ nhìn và dễ nhớ?
 Làm sao có thể ghi chép nhanh mà vẫn đầy đủ ý?

 Thông thường những thông tin quan trọng sẽ dược thầy cô nhắc từ hai đến ba
lần, vì vậy hãy vận dụng kết hợp với suy nghĩ của bản thân nên viết từ chính và
diễn đạt bằng câu văn của mình. Mình không thể nhớ hết và đừng bao giờ cố
nhớ hết, vì ko đủ thời gian và kịp phân tích và phải nghe thầy cô giảng, cho nên
chúng ta cần chú ý khi thầy cô giảng các nội dung mà sử dụng nhiều cặp quan
hệ



sóng

đôi

từ

đó



nội

dung

quan

trọng

(để

ghi


chép)

Tương tác và liên hệ thực tiễn
Chúng ta cần phải có sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, bản thân và bản
thân(tự đặt cho mình nhiều câu hỏi nhiều tình huống khác nhau và trả lời ngẫm
nghĩ và nghiên cứu lại) qua nhiều hình thức, đặt câu hỏi với đối tượng, giúp mình
học những kiến thức ta có được…Bên cạnh đó chúng ta vận dụng vào thực tiễn
hằng ngày sẽ nâng cao hiệu quả tự học rất khả quan.
Gieo suy nghĩ, gặt hành động;
Gieo hành động,gặt thói quen;
Gieo thói quen,gặt tính cách;
Gieo tính cách, gặp số phận.

Bài tập nhóm môn ICT101 – Lớp: VX17QKD_CKTV28C – Nhóm 2
Page 16



×