Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.99 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG HUỲNH ANH THƯ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẢI VÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG HUỲNH ANH THƯ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẢI VÂN

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN HÒA NHÂN



Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Duơng Huỳnh Anh Thư


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
5. Bố cục đề tài..........................................................................................2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ........................................................................................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................6
1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế.....................................................6
1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.............11
1.2. CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM...19
1.2.1. Bối cảnh kinh doanh và mục tiêu của hoạt động thanh toán tín
dụng chứng từ..........................................................................................19

1.2.2. Công tác tổ chức hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ............23
1.2.3. Các hoạt động triển khai thực hiện................................................23
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh toán tín dụng chứng
từ ............................................................................................................29
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng công tác thanh toán tín dụng chứng từ....31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN.........................................37


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN..........................................................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân..............................................38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Hải Vân...............................................................................40
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân..............................................41
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HẢI VÂN.........................................................................................44
2.2.1. Bối cảnh kinh doanh và mục tiêu hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Hải Vân.........................................................................................44
2.2.2. Công tác tổ chức hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân..........46

2.2.3. Các biện pháp BIDV Hải Vân đã triển khai thực hiện công tác
thanh toán tín dụng chứng từ...................................................................47
2.2.4. Kết quả thực hiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân..........56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN....................................................................65
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................65
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................70


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN.........................................71
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT....................................................................................71
3.1.1. Chiến lược kinh doanh BIDV Hải Vân năm 2015........................71
3.1.2. Định hướng BIDV Hải Vân đối với công tác thanh toán tín dụng
chứng từ...................................................................................................73
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN....................................................................74
3.2.1. Tăng cường nắm bắt nhu cầu của khách hàng...............................74
3.2.2. Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.....................................76
3.2.3. Áp dụng chính sách giá đa dạng, linh hoạt...................................77
3.2.4. Thực hiện chính sách quảng bá dịch vụ........................................77
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro...........................................78
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................81
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................82
3.3.1. Chính phủ......................................................................................82

3.3.2. Ngân hàng nhà nước......................................................................83
3.3.3. Trụ sở chính...................................................................................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN
NH
NHTMCP
TDCT
TSBĐ
TTQT
TTTN
TTTM
TTCNTT
XK
NK
XNK
XHTD

Doanh nghiệp
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tín dụng chứng từ
Tài sản bảo đảm
Thanh toán quốc tế

Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại
Trung tâm công nghệ thông tin
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuât nhập khẩu
Xếp hạng tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
3.1

Tên bảng

Trang


Tình hình huy động vốn tại BIDV Hải Vân
Tình hình cho vay tại BIDV Hải Vân
Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Hải Vân
Tình hình xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng từ năm

42
43
44

2011-2014
Doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề DN từ 2011
– 2014
Tình hình doanh số TTQT tại BIDV Hải Vân từ năm
2011 – 2014
Doanh số phát hành L/C, thanh toán L/C xuất khẩu,
thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV Hải Vân từ 2011 –
2014
Tình hình số lượng phát hành, thanh toán L/C và gửi
chứng từ xuất khẩu tại BIDV Hải Vân từ 2011 - 2014
Doanh số và tỷ trọng thanh toán L/C năm 2014 của một
số NHTM tại Đà Nẵng
Doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán tại BIDV Hải
Vân từ 2011 -2014
Cơ cấu đảm bảo nguồn thanh toán L/C tại BIDV Hải
Vân từ 2011 – 2014
Số món L/C xuất khẩu chưa được thanh toán của các
doanh nghiệp qua BIDV Hải Vân từ 2011 - 2014
Tình hình thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng
của BIDV Hải Vân từ 2011 – 2014
Kế hoạch kinh doanh 2015 TSC phân giao chi nhánh

Hải Vân

46
53
58
59
60
61
63
64
65
66
73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

Tên hình

Trang

Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Mô hình tổ chức tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát

15

triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân
Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK
tại BIDV Hải Vân năm 2011
Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK
năm 2012
Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK
năm 2013
Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK
năm 2014

41
53
54
54
54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng
thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng
chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán được sử
dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán. Không nằm
ngoài cuộc với các ngân hàng khác, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và

phát triển Việt Nam (BIDV) trong những năm qua xem công tác thanh toán
tín dụng chứng từ là một trong những hoạt động trọng tâm của ngân hàng.
Như bao hoạt động kinh doanh ngân hàng khác, nghiệp vụ thanh toán tín
dụng chứng từ mang lại rủi ro đối với ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến thu
nhập của ngân hàng nhất là trong điều kiện gia nhập quốc tế ngày càng sâu và
rộng lại đặt ra những vấn đề phức tạp trong thanh toán gây ra rủi ro tiềm ẩn
đối với ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán
tín dụng chứng từ đối với hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tư và phát triển Việt Nam nói chung và đối với BIDV Hải Vân nói riêng tôi
mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Hải Vân” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thanh toán tín dụng chứng từ
của Ngân hàng thương mại
 Phân tích thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Vân
 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động tại chi nhánh


2

Từ mục tiêu nghiên cứu trên luận văn tập trung giải quyết các vấn đề
sau:
 Về mặt lý luận, công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
thương mại bao gồm các nội dung gì ? Đánh giá công tác thanh toán tín dụng
chứng từ dựa trên những tiêu chí nào ?
 Công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân đang được

thực hiện thế nào ?
 BIDV Hải Vân cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác thanh toán
tín dụng chứng từ ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn bộ các vấn đề lý luận liên quan đến công tác
thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại và thực trạng công
tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân.
 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Chỉ nghiên cứu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
BIDV Hải Vân (không gồm các phương thức thanh toán quốc tế khác).
Về không gian: Thu thập và xử lý dữ liệu tại BIDV Hải Vân
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ của BIDV Hải Vân từ năm 2011 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu : thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp và các phương pháp khác, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải
quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
5. Bố cục đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, có bố cục gồm ba chương:


3

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác thanh toán tín dụng chứng từ của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ
tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hải Vân.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luận văn tham khảo dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có trước đó với
mục đích kế thừa những thành tựu đạt được từ các nghiên cứu, cụ thể:
Đề tài 1: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP An
Bình” năm 2010 của tác giả Võ Huỳnh Thanh Duyên.
Đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc
tế tại ngân hàng TMCP An Bình giai đoạn 2007 -2009 thông qua các chỉ tiêu
doanh số, tính đa dạng hóa, các ngân hàng đại lý đồng thời phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng này. Đề
tài nêu rõ những hạn chế và xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan từ
đó cơ sở đưa ra giải pháp. Một trong những thành tựu luận văn này là đưa ra
giải pháp “xây dựng chính sách khách hàng và đẩy mạnh công tác marketing”
nhằm thu hút và duy trì khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu. Giải pháp này
là cơ sở gợi ý cho tác giả khi đưa ra giải pháp ứng dụng marketing vào công
tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân.
Đề tài 2: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng” năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Tùng Ni
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ bằng
việc nêu ra các văn bản pháp lý, quy trình thanh toán, chính sách phí tại ngân


4

hàng, các biện pháp mà ngân hàng thực hiện nhằm tăng cường hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ như: tuân thủ quy trình quy định của trụ sở, thu
thập thông tin khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng, đáp ứng nguồn
ngoại tệ của chi nhánh, nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên, nâng cao
chất lượng dịch vụ tại chi nhánh. Phân tích kết quả đạt được bằng việc thống

kê và diễn giải doanh số thanh toán, số món theo từng loại dịch vụ, từng thị
trường...Mặt khác phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh toán
tín dụng chứng từ tại chi nhánh như: quy trình nghiệp vụ, công nghệ, mạng
lưới giao dịch, mạng lưới ngân hàng đại lý, uy tín của ngân hàng, trình độ cán
bộ, các chính sách và hoạt động khác liên quan của chi nhánh.
Luận văn đã dựa vào những gợi ý các nhân tố ảnh hưởng của đề tài này
là cơ sở cho việc đánh giá hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của chi
nhánh Hải Vân.
Đề tài 3: "Giải pháp mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng công thương Khánh Hòa" năm 2012 của tác giả Nguyễn Thu Trang.
Qua đề tài trên tác giả đã tham khảo được nội dung cơ sở lý luận về các
tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó. Trong phần
thực trạng, đề tài đã phân tích khá đầy đủ, toàn diện các chỉ tiêu đánh giá kết
quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Khánh
Hòa tuy nhiên đề tài chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các kết quả
đó. Trong phần giải pháp đề tài đã đề xuất khá nhiều giải pháp đa dạng, ứng
dụng thực tiễn trong nội bộ ngân hàng và những kiến nghị với các ban ngành
giúp cho hoạt động thanh toán chứng từ được hoàn thiện hơn. Đây là cơ sở để
tác giả học hỏi kinh nghiệm khi đề xuất giải pháp cho luận văn hoàn chỉnh
hơn.


5

Đề tài 4: “ Quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại
ngân hàng ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng” năm 2009 của tác giả Trần Thị
Thái Hằng
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tại VCB Đà Nẵng
bằng việc phân tích theo quy trình quản lý rủi ro. Điểm nổi bật trong luận văn

này là đưa ra các kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên
quan về việc thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế đây
chính là gợi ý cho luận văn của tác giả và là cơ sở đưa ra phần kiến nghị của
luận văn.
Hiện tại, các đề tài nghiên cứu tại Đà Nẵng đối với lĩnh vực công tác
thanh toán quốc tế là nhiều đặc biệt là các đề tài liên quan đến mở rộng, phát
triển, hạn chế rủi ro, quản lý rủi ro tuy nhiên việc tiếp cận đề tài theo hướng
hoàn thiện là còn ít và sơ khai, do đó trên cơ sở các nghiên cứu đã được công
nhận về lĩnh vực thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng
từ nói riêng kết hợp với việc tham khảo các nguồn tài liệu về marketing, quản
lý rủi ro, bài giảng, giáo trình từ nhiều nguồn khác nhau tác giả đã cố gắng
chọn lọc và phát triển ý tưởng nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại BIDV
Hải Vân để góp phần hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ.


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
a. Khái niệm thanh toán quốc tế
Về định nghĩa thanh toán quốc tế, theo giáo trình Thanh toán quốc tế,
trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, khoa tài chính – ngân hàng:
“Quan hệ thanh toán quốc tế có thể hiểu là quan hệ thanh toán (chi trả,
thu nhập, thụ hưởng) giữa các chủ thể của quốc gia này và các chủ thể của
các quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế”.

b. Vai trò thanh toán quốc tế
Vai trò của thanh toán quốc tế được xem xét đến ba chủ thể sau:
 Đối với Ngân hàng thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán
quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của
ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp
ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức
cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán
quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động
nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín
dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh


7

ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế khác…
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút
được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ
thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh
toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán
quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi
ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các
ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ

sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn
vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân
hàng.
 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Khi việc thanh toán được bảo đảm, giúp
doanh nghiệp giữa các nước tăng cường trao đổi hàng hóa từ đó tăng khối
lượng, doanh thu, lợi nhuận, và quan hệ giao dịch doanh nghiệp các nước.
 Đối với nền kinh tế
Để việc hội nhập toàn cầu được tốt - yếu tố bắt buộc của mỗi quốc
gia nếu muốn phát triển, nhất thiết cần có hệ thống thanh toán quốc tế tốt.
Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt
động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao
dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc


8

gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng
hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá
trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán
quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu
thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy,
hiệu quả hơn.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế
giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh
chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân
hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách
hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán
trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn

tin tưởng cho khách hàng.
c. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay bao gồm:
 Phương thức chuyển tiền
“ Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu NH của mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm quy định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.”
Phương thức chuyển tiền gồm phương thức chuyển tiền trả trước và trả
sau. Hình thức chuyển tiền có thể bằng thư hay bằng điện. Đối với hình thức
chuyển tiền bằng điện có thể chuyển tiền dưới dạng điện thông thường-telex
hay mạng swift


9

 Phương thức nhờ thu
“Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán
uỷ thác cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu
do người bán ký phát một cách có điều kiện hoặc không có điều kiện”
Căn cứ vào việc người bán (người xuất khẩu) giao cho ngân hàng bộ
chứng từ hàng hóa hay không, chia phương thức nhờ thu thành hai hình thức:
Phương thức nhờ thu trơn:chứng từ, hàng hóa gửi trực tiếp cho người
mua (người nhập khẩu) không qua ngân hàng
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: chứng từ hàng hóa được người bán
gửi qua ngân hàng đến người mua với điều kiện là nếu người mua trả tiền hay
chấp nhận trả tiền trên hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa
cho người mua để nhận hàng.
 Phương thức mở tài khoản
“Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán trong đó người

bán sau khi hoàn thành việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ thì mở một tài
khoản và ghi nợ cho người mua, định kỳ (tháng, quý) người mua sẽ trả tiền
cho người bán”
 Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD)
Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng nhà nhập
khẩu) mở một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi xuất
trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được
thanh toán.
 Phương thức thư bảo đảm trả tiền (L/G)
Phương thức thư bảo đảm trả tiền là phương thức trong đó ngân hàng
phục vụ người mua, theo yêu cầu của người mua, viết thư bảo đảm trả tiền
cho người bán, đảm bảo sau khi hàng của người bán đã được gửi đến địa điểm
do người mua quy định sẽ trả tiền và đảm bảo thanh toán cho người bán hàng


10

nếu người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh
toán của mình.
Phương thư thư bảo đảm trả tiền có ba loại:
Hàng đến trả tiền
Kiểm tra xong hàng hóa trả tiền
Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại sau khi kiểm tra xong thì trả tiền
 Phương thức ủy thác mua (AP)
Là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lý nước ngoài phát
hành một A/P trong đó cam kết sẽ mua hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát
với điều kiện chứng từ của người xuất khẩu xuất trình phù hợp với các điều
kiện đặt ra trong thư ủy thác (A/P).
Ngân hàng đại lý căn cứ vào những điều khoản quy định của thư ủy thác

mà quyết định mua hối phiếu
 Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận không
thể hủy ngang, trong đó một NH (NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng
(người yêu cầu mở L/C) cam kết sẽ thanh toán hoặc cho phép một NH khác sẽ
trả một số tiền nhất định cho người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh
của người này trong phạm vi số tiền của L/C với điều kiện người này xuất
trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với:
Các điều kiện và điều khoản đã đề ra trong L/C
Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (UCP600)
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo
UCP600 ( ISBP745 2013 ICC)
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán phổ biến
nhất và được trình bày cụ thể ở mục 1.1.2.


11

1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
a. Giới thiệu về thư tín dụng
 Khái niệm thư tín dụng
“L/C (Letter of Credit - L/C) là một chứng thư rất quan trọng của
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trong đó NH mở L/C cam kết trả
tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với
yêu cầu của L/C. Nếu không mở được L/C thì phương thức này cũng không
được xác lập và người xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho người nhập
khẩu”
 Các loại thư tín dụng
Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

Là L/C mà người mở có quyền đề nghị NH phát hành sửa đổi, bổ sung
hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo
trước của người thụ hưởng. Tuy nhiên, khi hàng hoá đã được giao, NH mới
thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị.
Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Là loại L/C sau khi đã được mở ra và thông báo cho người hưởng lợi thì
không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu
không đồng ý của các bên liên quan.
Thư tín dụng miễn truy đòi (Without Recourse L/C)
Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền, NH mở L/C
không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào.
Được sử dụng rộng rãi trong TTQT. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu
phải ghi trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người ký phát” (Without
recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy.


12

Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
Là loại L/C không hủy ngang được một NH khác xác nhận đảm bảo trả
tiền cho người hưởng lợi. Trách nhiệm trả tiền L/C của NH xác nhận là giống
như NH mở L/C, do đó, NH mở L/C thường phải ký quỹ tại NH xác nhận. Tỷ
lệ ký quỹ có thể lên đến 100% trị giá của L/C.
Thông thường người nhập khẩu phải chịu phí xác nhận. Do có 2 NH
đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất
khẩu.
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là L/C không huỷ ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi
tiền mà mình có được cho một hay nhiều người khác.

L/C có thể được chuyển nhượng chỉ khi NH mở ghi rõ “có thể chuyển
nhượng” (transferable) và phải chỉ định rõ NH chuyển nhượng.
Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà
xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp
mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban
đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ, L/C gốc (Master L/C, Backing
L/C)
L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay L/C đối, L/C phụ
(Counter L/C, Subsidiary L/C)
Người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.
Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào.
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở.


13

Trong 2 L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C chỉ có hiệu lực khi
người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”
Trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số...mở
ngày...tại NH...”
Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C)
Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó NH mở L/C cam kết với
người hưởng lợi sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời
hạn được quy định rõ trong L/C đó.
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó
hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục

được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi
tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn
và số tiền tối thiểu của mỗi lần.
Có 2 loại L/C tuần hoàn:
L/C tuần hoàn tích luỹ (cumulative revolving L/C): là loại L/C cho phép
chuyển phần thừa kim ngạch đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau nếu
đợt giao hàng trước chưa hết và cứ như vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng.
L/C tuần hoàn không tích luỹ (non-cumulative revolving L/C): không
cho phép chuyển số dư của đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau.
Có 3 cách tuần hoàn:
Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có
sự thông báo của NH phát hành cho nhà xuất khẩu biết.
Tuần hoàn bán tự động: nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C
hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NH phát hành không có ý kiến gì thì
L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.


14

Tuần hoàn hạn chế: là chỉ khi nào NH phát hành thông báo cho người
bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
Là một hình thức bảo lãnh của NH, là một loại tín dụng chứng từ mà
theo đó NH mở L/C cam kết với người thụ hưởng:
+ Trả khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C đã vay hoặc ứng trước của
người thụ hưởng.
+ Bồi hoàn những thiệt hại do người yêu cầu mở L/C không thực hiện
những nghĩa vụ của mình.
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Là loại L/C có các điều khoản đặc biệt.
Thông thường các điều khoản này là cho phép người xuất khẩu ứng
trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng để mua hàng hoá, nguyên liệu
phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở. Số tiền đó sẽ được trừ vào số tiền
thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ với NH.
“Red Clause” (điều khoản đỏ)
“Advance Clause” (điều khoản ứng trước)
“Special Clause” ( điều khoản đặc biệt)
Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng
thương mại, mà không phải là tín dụng của NH thông báo hay NH mở L/C.
NH mở L/C cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được
các chứng từ
+ Hối phiếu của số tiền ứng trước.
+ Hoá đơn.
+ Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.
+ Giấy bão lãnh của NH người hưởng (Advance Guarantee)


15

b. Quy trình thanh toán

Hinh 1.1. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
1) Ký kết hợp đồng
2) Căn cứ vào hợp đồng, người NK làm thủ tục đề nghị mở L/C gửi đến NH
3) NH tiếp nhận đề nghị, xem xét và phát hành L/C.
4) NH mở L/C gửi L/C đến NH thông báo.
5) NH thông báo kiểm tra và thông báo cho người XK.
6) Người XK kiểm tra nội dung L/C
7) Người XK giao hàng.

8) Người XK lập chứng từ và xuất trình cho NH.
9) NH kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán.
10) NH chỉ định chuyển bộ chứng từ cho NH mở L/C để đòi lại tiền.
11) NH mở L/C kiểm tra và thanh toán lại.
12) NH mở L/C thông báo cho người NK.
13) Người NK trả tiền và nhận bộ chứng từ.
14) Người NK nhận hàng.


16

c. Các văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế sử dụng trong hoạt
động thanh toán tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế được điều chỉnh theo trình tự hiệu lực
pháp lý giảm dần: luật quốc tế, hiệp định đa biên và song biên, luật quốc gia,
thông lệ và tập quán quốc tế . Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ được điều chỉnh bởi các thông lệ và tập quán quốc tế sau:
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng thương
mại quốc tế ban hành, số xuất bản 600 (UCP 600)
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo
UCP600 ( ISBP745 2013 ICC)
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng
từ do Phòng thương mại Quốc tế ban hành, số xuất bản 725 (URR725)
Quy tắc thống nhất về nhờ thu do Phòng thương mại Quốc tế ban hành,
số xuất bản 522 (URC522)
d. Ưu nhược điểm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều có ưu nhược điểm riêng, việc
lựa chọn phương thức nào tùy thuộc vào nhu cầu của nhà xuất nhập khẩu
trong thỏa thuận đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp hai bên. Theo đó,
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bên cạnh những ưu điểm còn tồn

tại những nhược điểm cụ thể:
 Ưu điểm
Đối với nhà nhập khẩu
Người nhập khẩu được đảm bảo chỉ phải trả tiền khi nhận được bộ chứng
từ chứng minh việc giao hàng của nhà xuất khẩu là đúng với quy định trong L/C.
Người nhập khẩu có thể tranh thủ các khoản tài trợ của ngân hàng mở
L/C trong các trường hợp mức kỹ quỹ nhỏ hơn 100% giá trị hợp đồng hay cho
vay để thanh toán cho nhà xuất khẩu…


×