Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Văn hóa công sở tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

I.

VÀI NÉT VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC CỦA VIỆN QUY
HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI.

Theo Quyết định số 23/2008/QĐ_UBND, ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND
Thành phố Hà Nội, Viện Quy hoạc xây dựng Hà Nội là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ:

Nghiên cứu, tư vấn với UBND Thành phố về hoạch định chiến lược quy
hoạch xây dựng tổng thể, chi tiết về phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội, quy hoạch bảo tồn các khu lịch sử, văn hoá, di tích khu phố cổ,
phố cũ mang nét đặc trưng Hà Nội.
-

Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố hoặc giúp UBND
Thành phố trình các cơ quan Trung ương và Chính phủ những cơ chế, chính
sách đặc thù phục vụ cho quy hoạch xây dựng phát triển cho Thủ đô Hà Nội.
-

Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học hoặc tham gia nghiên cứu các
đề tài phục vụ công tác quản lý chuyên ngành quy hoạch và kiến trúc hiện đại và
mang đậm nét dân tộc.
-

Tham gia và phục vụ công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng,
kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-

Tổ chức, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành quy hoạch, kiến
trúc đô thị và nông thôn.


-

-

Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn chuyên ngành quy hoạch- kiến

trúc.
II.

HIỆN TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG HÀ NỘI
1. Trình độ nhận thức.
Văn hóa xuất phát từ các nhận thức bên trong đến thể hiện qua các hoạt đông,

hành động bên ngoài. Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của
cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ nhận
thức của mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
nói chung và Viện Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội nói riêng. Muốn văn háo công sở,
giao tiếp ứng xử tốt ,văn minh hiện đại thì phải gắn liền với trình độ nhận thức, cụ thể
tạiViện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trình độ nhận thức được thể hiện ở:
1


Thứ nhất, công chức Viên chức, người lao động trong Viện đều nhận thức,
hiểu biết được về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Quy hoạch Xây
dựng Hà nội (được quy định tại Quy chế của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội). Qua
đó để đánh giá được vị trí, chức năng, nhiệm vụ thông qua công việc cụ thể, từ đó
nhận diện được rõ qua hành vi ảnh hưởng chức năng nhiệm vụ quyền hạn đó.
Thứ hai, trình độ nhận thức của các cán bộ công chức, viên chức người lao
động trong Viện được biểu hiện qua mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ, quyền và nghĩa vụ của bản thân, nhận thức được công việc, nhiệm vụ được giao.
Hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân dân, được thể hiện
qua thái độ và hành vi ứng xử. Các cán bộ, công chức, viên chức đều được đào tạo, bồi
dưỡng theo vị trí việc làm; bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh
đạo, quản lí; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển; đào tạo cán bộ, công chức
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá Mỗi một lãnh đạo, thành viên, cán bộ, trong Viện
đều biết được nhiệm vụ, quyền han của họ. Được quy định tại phần thứ ba của Quy
chế hoạt động cơ quan Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết
định số 1888/QĐ-VQH ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Viện trưởng Viện Quy hoạch
xây dựng Hà Nội)

Thứ ba, trong trình độ nhận thức của cán bộ công chức viên chức của Viện còn
được biểu hiện qua ý thức làm việc, mức độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định
làm việc của cơ quan.
2


Để đảm bảo ý thức kỷ luật chung trong cơ quan, Viện Quy hoạch xây dựng Hà
Nội đã đề ra nội quy:
1. Có mặt làm việc đúng giờ quy định:
Sáng từ 8h00 đến 12h00 Chiều từ: 13h00 đến 17h00
2. Làm việc trong cơ quan phải đeo thẻ, trang phục làm việc lịch sự. Thực hiện văn
hóa công sở, thái độ giao tiếp văn minh, hòa nhã. Mặc đông phục theo quy định
của Viện (vào thứ hai hàng tuần và các ngày có sự kiện lớn)
3. Giữ vệ sinh chung, thực hiện nếp sống văn minh công sở. Không khạc nhổ, xả
rác, kẹo cao su, gạt tàn thuốc lá…bừa bãi, hút thuốc đúng nơi quy định.
4. Giữ gìn trật tự, không gây ồn ào, văng tục, đùa nghịch hoặc làm hỏng các trang
thiết bị, tài sản của Viện, kết cấu của tòa nhà.
5. Tự bảo quản tài sản, đồ dung cá nhân như tiền, vàng, nữ trang, máy tính, điện
thoại di động, đồng hồ đeo tay…

6. Không tụ tập đánh bài hoặc cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào.
7. Không tổ chức cúng bái, các hình thức mê tín dị đoan trong cơ quan, không đun
nấu trong phòng làm việc, không tàng trữ văn hóa phẩm có nội dung xấu, chất
nổ, chất kích thích gây nghiện, hoặc các hàng hóa thuộc loại cấm lưu hành.
8. Tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy. Khi phát hiện các nguy cơ gây
cháy, nổ phải báo cáo. Đội phòng cháy chữa cháy của Viện đề kịp thời có biện
pháp xử lý.
9. Khi làm việc ngoài giờ hành chính, gồm:
- Từ sau 17 giờ 00 các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ
Cán bộ, viên chức, LĐHĐ, các nhân viên thuộc các bộ phận hoạt động trong trụ
sợ Viện phải đăng ký, ghi tên và ký xác nhận vào sổ bảo vệ.
10. Các phương tiện giao thông cá nhân phải để đúng nơi quy định và theo sự hướng
dẫn của Bảo vệ tòa nhà, không được gây tiếng ồn (rú ga, bóp còi…); Trường hợp
đột xuất phải để lại qua đêm trong khu vực tòa nhà phải đăng ký với nhân viên
bảo vệ. Trường hợp cho người khác mượn xe đang gửi tại khi vực để xe thì khi
lấy xe ra phải có mặt người chủ xe.

3


Bảng Nội quy của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
Nhìn chung, công chức, viên chức và người lao động trong Viện thực hiện tương
đối nghiêm túc và tự giác các nội quy mà Viện đề ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn
chế, cụ thể là:
Một là, Viện có quy định là thứ hai hàng tuần (có lễ Chào cờ), mọi công
chức, viên chức và người lao động trong Viện phải mặc đồng phục. Tuy nhiên
quy định này mới chỉ thực hiện vào thời gian đầu khi mới ban hành quy định,
hiện nay đã không còn được thực hiện. Đồng phục cũng là một phần văn hóa


công sở. Mặc đồng phục thể hiện sự chăm chút đầu tư của cơ quan, doanh
nghiệp đối với người lao động và là yêu cầu phải tuân theo nội quy thống
nhất của tổ chức. Điểm nổi bật của việc mặc đồng phục giúp tổ chức xây
dựng hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng. Ngoài
ra khi mặc đồng phục còn tạo tinh thần đồng đội nhóm và tinh thần đoàn
kết vì vậy theo ý kiến cá nhân người khảo sát thấy Viện nên thiết kế riêng
đồng phục cho cán bộ nhân viên trong Viện nhưng phải hợp với tính chất
công việc và tạo sự thoái mái khi làm việc cho cán bộ, nhân viên.

Hai là, Tại Viện, để kiểm soát giờ giấc làm việc, Viện có lắp đặt thiết bị
chấm vân tay. Tuy nhiên, một số viên chức vẫn còn đi muộn. Để khắc phục
4


tình trạng này, thì Viện đã quy định trừ lương và phê bình những viên chức đi
muộn vào buổi chào cờ thứ hai.
Ba là, một số viên chức còn chưa thực hiện nghiêm túc việc đeo thẻ.
Việc đeo thẻ đôi khi chỉ mang tính hình thức đối phó, khi có lãnh đạo nhắc nhở
thì mới đeo.
Thứ tư, văn hóa công sở của cơ quan, tổ chức phụ thuộc vào khả năng nhận

thức, năng lực tổ chức, điều hành hoạt động công sở của công chức lãnh đạo tại
Viện. Qua bản quy chế hoạt động và quy định của Viện có thể thấy lãnh đạo
nhận thức rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở, có
sự quan tâm và nỗ lực cần thiết cho việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở
trong cơ quan, đơn vị mình, đồng thời có năng lực tổ chức, điều hành hoạt động
công sở bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi
hoạt động…
2. Phương pháp tổ chức điều hành.


Phương pháp tổ chức điều hành văn hóa công sở ở Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội, để tổ chức cán bộ và nhân viện thực hiện tốt văn hóa công sở,
thường sử dụng các phương pháp sau:
- Tổ chức điều hành thông qua họp ( gồm họp giao ban và các cuộc họp;
khác có kế hoạch báo trước hoặc đột xuất);
- Điều hành qua văn bản hành chính ( văn bản riêng hoặc bút phê);
- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp;
- Điều hành thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và truyền
thông;
 Tổ chức điều hành thông qua cuộc họp
Điều hành thông qua họp là hoạt động được sử dụng thường xuyên khi
cần điều hành những việc có liên quan đến các vấn đề về quy chuẩn văn hóa
công sở. Họp để điều hành có nhiều loại, nhưng phổ biến là các cuộc họp giao
ban (để rà soát, đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao
và các khó khăn, vướng mắc khi thực thi công việc đồng thời phân công các
nhiệm vụ trong thời gian tới) và họp giao việc đột xuất sau khi lãnh đạo đi họp,
đi công tác về và phát sinh nhiệm vụ cần phân công giải quyết công việc. Các
cuộc họp giao ban thường được tổ chức vào thứ 2 hàng tuần để lập kế hoạch
công việc cho 1 tuần và đề cấp tới các vấn về về văn hóa công sở như các. Cách
ứng xử giao tiếp giữa cấp tên với cấp dưới và cùng cấp, trang phục công sở có
5


đúng quy định hay không? ngôn ngữ trong giao tiếp có chuẩn mực hay không?
Đây là hình thức dùng để đánh giá và nhắc nhở cũng như đưa ra những quy định
về văn hóa công sở của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội
 Tổ chức điều hành bằng văn bản.
Hoạt động này thường thấy khi cấp trên điều hành cấp dưới hoặc lãnh đạo
cơ quan giao việc dưới dạng bút phê cho các phòng và trưởng phòng giao việc
cho chuyên viên. Đây là phương pháp giúp lãnh đạo cơ quan ban hành các quy

định về tiêu chuẩn văn hóa công sở.
 Các phương pháp khác
- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp hoạt động này thường được áp dụng ở cấp
phòng, nhóm hoặc khi vấn đề có liên quan đến một số người. dùng khi kiểm tra
giám sát, hướng dẫn cơ bản về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới trong cùng
một cơ quan.
- Điều hành thông qua các phương tiên công nghệ thông tin và truyền thông
ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành văn hóa công sở. Như việc Viện
đã dùng mô hình máy kiểm tra dấu vấn tay trong việc kiểm tra sà soát các nhân
viện có đến đúng giờ làm việc hay không và để từ đó đưa ra các quyết định về
khen thưởng cũng như là xử phạt hợp lý. Hoặc qua internet Viện đang tải các
thông tin về quy định trong công sở ở trên trang thông tin điện tử nhằm giúp các
nhân viên cập nhận thông tin 1 cách nhanh chóng và nghiêm túc thực hiện.
Một số đánh giá nhận xét
Có thể thấy việc tổ chức điều hành ở Viện quy hoạch xây dựng còn mang
tính thủ công, phương pháp thường thấy là họp, ra văn bản hành chính và trao
đổi trực tiếp để tổ chức điều hành.
• Nhược điểm thường thấy của việc tổ chức điều hành thủ công là hiệu lực
và hiệu quả điều hành không cao do:
- Phản ứng thiếu linh hoạt và chậm
- Tình trạng quên và thiếu soát thường xuyên diễn ra
- Chi phí dành cho công tác điều hành cao (do phải tổ chức nhiều cuộc họp,
tốn kém cả về thời gian và kinh phí, do phải photo, in ấn nhiều..)
• Điều hành qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thời gian
qua mới đi vào thực hiện, tuy nhiên có thể thấy được các ưu thế nổi bật như là:
- Thông tin từ người tổ chức điều hành đến được trực tiếp tất cả cán bộ
công chức trong cơ quan, mệnh lệnh đưa ra là thống nhất, nhanh chóng do
không phải qua khẩu ngữ truyền đạt.
- Người điều hành thông qua mạng tin học có thể theo dõi dễ dàng, thường
xuyên diễn biến qua trình thực hiện quy định của các cán bộ và nhân viên

trong cơ quan.
6


3. Phương tiện, môi trường làm việc.

Giống như giao tiếp ứng xử, môi trường và phương tiện làm việc là biểu hiện dễ
thấy để đánh giá văn hóa công sở tại Viện Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội.
 Môi trường tự nhiên:
Viện Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội đặt trụ sở tại số B6A, Nguyễn
Chánh, Khu đô thị Nam Trung Yên, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.

Do chức năng chủ yếu của Viện là nghiên cứu, tư vấn với UBND Thành
phố về hoạch định chiến lược quy hoạch xây dựng, ngoài ra Viện còn thực hiện
các hoạt động dịch vụ, tư vấn chuyên ngành quy hoạch- kiến trúc. Cho nên, trụ
sở làm việc vừa là nơi yên tĩnh để phục vụ hoạt động nghiên cứu đồng thời giao
thông thuận tiện để đảm bảo hoạt động đi lại với các đối tác.
Hầu hết dân văn phòng dành tới ít nhất 60% thời gian chỉ ở trong nhà,
điều này sẽ khiến cho thể trạng tinh thần, cách hành xử, khả năng và cách giao
tiếp của họ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc thiết kế môi trường làm việc cần tạo ra
bầu không khí tốt, ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ điều hòa, giảm tiếng ồn và màu sắc
tươi mới để giảm căng thẳng và nâng cao năng suất làm việc đối với người lao
động. Nắm bắt được nhu cầu này, trong thiết kế không gian làm việc, Viện Quy
hoạch xây dựng Hà Nội tạo không gian làm việc thoải mái cho cán bộ, nhân
viên.

7


Phòng Tổ chức – Hành chính

• Cảnh quan:
Mỗi chuyên viên được bố trí 1 bàn làm việc trong không gian chung, ưu
điểm giúp cán bộ nhân viên dễ dàng trao đổi công việc, không gian mở tạo sự
thoải mái, giảm áp lực, công việc cho cán bộ nhân viên cơ quan, tuy nhiên có
hạn chế là đặc thù công việc nghiên cứu cần yên tĩnh cho nên cách bố trí không
gian làm việc này đôi khi làm tiếng ồn từ hoạt động của người này làm ảnh
hưởng tới công việc của người khác làm giảm phần nào hiệu suất lao động. Ánh
sáng tự nhiên được tận dụng tối đa bằng việc thiết kế các ô cửa sổ kính rộng
trong phòng làm việc, không sử dụng hoàn toàn nguồn sáng điện giảm mỏi mắt
giảm căng thẳng. Sơn tường được sử dụng là màu trắng sữa, dễ dàng kết hợp với
nội thất văn phòng làm căn phòng sáng hơn nhưng dễ trở nên nhàm chán từ đó
dẫn đến tình trạng chậm tư duy, làm giảm ý tưởng.
Ngoài ra ở tùy sở thích mỗi nhân viên được đặt các đồ vật lưu niệm hoặc
cây cảnh nhỏ trên bàn làm việc (như xương rồng, cây bon sai…) tạo không gian
xanh, không gian cá nhân làm việc thoải mái nhất.
• Phương tiện làm việc:
Cán bộ nhân viên cơ quan đươc trang bị mỗi cá nhân một máy vi tính làm
việc, một máy in, riêng phòng hành chính có 1 máy photo và 1 máy hủy tài liệu,
văn thư cơ quan được bố trí 1 máy scan. Ghế ngồi của cán bộ nhân viên là ghế
xoay tùy chỉnh độ cao tạo thuận tiện cho di chuyển và phù hợp với tư thế ngồi
8


của người lao động. Bàn làm việc là loại bàn gỗ có ngăn tủ đựng giấy tờ có khóa
riêng.
Với chức năng quy hoạch của mình, tài liệu của Viện chủ yếu là tài liệu
Khoa học kỹ thuật có giá trị bảo quản vĩnh viễn, vì vậy các phương tiện phục vụ
cho công tác lưu trữ cũng được Viện hết sức quan tâm và đầu tư.

Phòng lưu trữ của Viện

Đối với phương tiện đi lại: cơ quan có xe ô tô công, phục vụ cho công tác
của cán bộ nhân viên.
Nhìn chung, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã đảm bảo tốt phương
tiện cũng như điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên cơ quan.
Đánh giá tổng thể môi trường tự nhiên tại Viện có thể thấy đã có sự quan
tâm và đầu tư để đáp ứng nhu cầu cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại
khá lớn đó là cơ quan chưa bố trí các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí cho công chức để
giúp họ giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ làm việc.
 Môi trường xã hội:
Quan hệ ứng xử giữa lãnh đạo với nhân viên cơ quan một mặt vẫn thể
hiện tính mệnh lệnh bắt buộc, mặt khác vẫn có sự thân thiện nhất định.

9


VD: tại Phòng hành chính, Trưởng phòng hành chính là chú Trung ngoài
đưa các chỉ thị xuống nhân viên thực hiện, ngoài giờ làm việc có sự quan tâm
đến đời sống nhân viên trong đơn vị như thăm hỏi thành viên trong gia đình
của họ, lắng nghe những nguyện vọng của họ trong công việc cũng lắng nghe
như chia sẻ về những vấn đề trong cuộc sống; hay có những bữa cơm thân
mật cùng các thành viên đơn vị và các đơn vị khác…
Giữa nhân viên với nhân viên trong Viện tạo được mối quan hệ khăng khít
tương trợ. Có thể thấy qua cách họ xưng hô (chị - em; chú- cháu…) và sự chỉ
bảo trong công việc khi có nhân sự mới.
Đối với các đối tác hay người dân đến giải đáp thắc mắc, giao dịch nhân
viên cơ quan luôn tỏ thái độ lịch sự, niểm nở tế nhị. Biểu hiện qua thái độ, và
cách chào hỏi vị trí lễ tân và văn thư cơ quan, bởi đây là hai vị trí mà người
ngoài cơ quan khi đến có thể thấy đầu tiên.
Tóm lại, qua khảo sát phương tiện và môi trường làm việc tại Viện có nói
rằng lãnh đạo cơ quan đã có những sự quan tâm cần thiết tới môi trường tự

nhiên cũng như môi trường xã hội của công sở để phát huy tối đa hiệu suất
lao động của cán bộ nhân viên, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế.
Trong thời gian tới Viện sẽ chuyển trụ sở tới Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội,
với môi trường mới này Viện có thể sẽ khắc phục được các hạn chế nêu trên.
4. Đạo đức nghề nghiệp.

Theo Điều 3 – Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ban hành ngày
15/11/2010: Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù
hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quy định.
Thông qua khảo sát thực tế cho thấy, về vấn đề đạo đức tại Viện Quy hoạch
xây dựng Hà Nội được thực hiện dựa trên một số căn cứ trong đó có Luật cán
bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12. Bên cạnh
đó, một phần quan trọng là luôn noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, các cán bộ, viên chức, nhân viên tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà
Nội đã và đang thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức cơ bản như:

10


Một là: sống có lý tưởng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; hết
lòng phụng sự nhân dân, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
Hai là: chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn
vị và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Ba là: thực hiện tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó là cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư; chống chủ nghĩa cá nhân, giữ gìn tinh thần đoàn
kết.
Bốn là: không thực hiện những hành vi suy thoái về đạo đức, xây dựng lối
sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, trong sáng.

Năm là: luôn không ngừng trau dồi thêm đạo đức nghề nghiệp, có ý thức
giữ gìn danh dự, lương tâm của người cán bộ, công chức, viên chức.
Từ những chuẩn mực đạo đức cơ bản đó, các cán bộ, viên chức, nhân viên
tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở lòng
trung thành, sự phấn đấu của cán bộ, viên chức, nhân viên tại Viện; về thái độ
ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức của Viện; về phẩm chất đạo đức đối
với đồng nghiệp và bản thân mà cán bộ, viên chức, nhân viên của Viện cần nêu
gương thực hiện. Đó là:
1. Với Tổ quốc: trung thành, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”
2. Với công việc: hiểu biết, trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề, vượt khó để
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Với đồng nghiệp: đoàn kết, chân thành, thẳng thắn, hợp tác, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
4. Với bản thân: nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới hiện nay, việc
tu dưỡng, giữ gìn và rèn luyện đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói
riêng là yếu tố cốt lõi, là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong tiêu chuẩn của
người cán bộ, công chức, viên chức. Việc xây dựng và làm theo các chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, nhân viên tại Viện Quy hoạch xây
11


dựng Hà Nội đã và đang được quán triệt và thực hiện thống nhất đối với toàn thể
cán bộ, viên chức, nhân viên trong Viện.
5. Phong cách giao tiếp ứng xử
Tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội việc quy định về phong cách giao
tiếp ứng xử yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuân thủ đúng theo Quyết định

129/2007/QĐ-TTg Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước
của Thủ Tướng Chính Phủ được quy định tại Chương II Về trang phục, giao
tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và quy định chi tiết tại Mục 2
Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
Về quy tắc ứng xử tại Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội được quy định
thực theo Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 25/1/2017 Quy tắc ứng xử của cán
bộ công viên chức người lao động cơ quan Hà Nội được quy định chi tiết tại
Chương II và Chương III của Quyết định.
Ngoài ra với đặc thù của Viện là một đơn vị sự nghiệp có thu, ngoài việc
tham mưu cho UBND thành phố các vấn đề về quy hoạch thì Viện còn nhận các
hợp đồng tư vấn, cung cấp các số liệu kỹ thuật và chỉ giới đường đỏ cho các đối
tượng khác là khách hàng. Viện là một cơ quan vừa mang tính chất nhà nước
vừa mang tính chất doanh nghiệp nên phong cách giao tiếp cũng có sự giao thoa
giữa hai loại hình này.
Qua khảo sát thực tế người khảo khát thấy:
Về phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại Viện với
công dân và khách hàng:
Cán bộ ở Việṇ giao tiếp rất lịch sự và chu đáo, khi khách đến công chức, viên
chức, người lao động tại Viện luôn tươi cười chào hỏi đón tiếp khách một cách
rất thân thiện; khi thực hiện yêu cầu của khách cán bộ, công chức, viên chức tại
đây thực hiện nhiệm vụ của mình rất tận tâm luôn lắng nghe khách hàng khi
khách hàng đặt câu hỏi cán bộ sẵn sàng tư vấn một cách nghiêm túc và chu đáo;
trong trường hợp khách hàng cần phải giải quyết gấp công việc thì cán bộ tại
Viện giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhưng vẫn hoàn thành hiệu quả
công việc của mình để vừa thực hiện đúng yêu cầu của khách vừa hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Thực tế khảo sát có gặp một số trường hợp khi khách hàng phàn nàn
nhưng cán bộ vẫn giữ thái độ tôn trọng và lắng nghe sửa đổi để phục vụ yêu cầu
12



của khách một cách tốt nhất bên cạnh đó khi phải để khách chờ lâu mới tới lượt
cán bộ tiếp nhận yêu cầu nghiêm túc xin lỗi khách vì phải để khách hàng chờ
lâu. Qua đây thấy được công chức, viên chức, người lao động tại Viện có thái
độ, cử chỉ hành vi rất đúng mực, từ cử chỉ hành vi đến ngôn ngữ giao tiếp đều để
lại dấu ấn tốt đối với khách khi đến Viện.

Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động trong Viện
đối với khách đến gửi yêu cầu
Về phong cách giao tiếp ứng xử giữa công chức, viên chức, người lao động
trong Viện đối với nhau:
Trong khi đang thực hiện yêu cầu của khách các cán bộ thực hiện công
nghiêm túc không nói chuyện, cười đùa trong giờ hành chính, hỗ trợ nhau thực
hiện yêu cầu của khách nhanh chóng và hiệu quả.
Về phong cách giao tiếp ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới:
Khi nhận việc từ cấp trên cấp dưới tiếp nhận công việc một cách thoải
mái, cấp trên cũng tỏ ra thân thiện với cấp dưới.
Về mặt hạn chế:
III.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát thực tế tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, thông qua các
tiêu chí: trình độ nhận thức; phương pháp tổ chức điều hành; phương tiện, môi
13


trường làm việc; đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử, có thấy
văn hóa công sở ở đây được hết sức quan tâm và thực hiện một cách tự giác từ
công chức lãnh đạo đến các viên chức và người lao động. Với sự pha trộn giữa
tính chất nhà nước và doanh nghiệp, Viện là một cơ quan năng động trong việc

đề ra các quy định và thực hiện văn hóa công sở.
Trong thời gian tới, Viện cần phải đề ra các biện pháp để khắc phục những
điểm còn tồn tại như: ý thức thực hiện của một số nhân viên, môi trường và
phương tiện làm việc… cần phải đẩy mạnh hiện đại hóa công sở. Bên cạnh đó
cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC có trình độ, sử dụng thành
thạo trang thiết bị hiện đại, có phong cách làm việc mới, văn minh và chuyên
nghiệp. Đồng thời, cần kiên quyết chống lại các biểu hiện lãng phí, sử dụng
không đúng mục đích các tài sản công, một biểu hiện phi văn hóa trong tổ chức,
hoạt động của công sở, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan và xây
dựng một nếp văn hóa văn minh và chuyên nghiệp.

`

14



×