Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ MÌ Ủ CHUA BẰNG Bacillus subtilis TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.53 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ MÌ Ủ CHUA BẰNG
Bacillus subtilis TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI
Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Thu
Lớp: DH08TA
Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Niên Khóa: 2008 – 2012

Tháng 8/2012


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ MÌ Ủ CHUA BẰNG
Bacillus subtilis TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤTCỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI

Sinh viên thực tập
HOÀNG THỊ THU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu được cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
(chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH



Tháng 8/2012
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Hoàng Thị Thu
Tên khóa luận: “Khảo sát ảnh hưởng của bã mì ủ chua bằng Bacillus subtilis trong
khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 đến
8 tuần tuổi”.
Đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi khóa ngày………………........

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tiến Thành

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, con xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ – những người
đã có công sinh thành và dưỡng dục con nên người. Cha Mẹ đã luôn sát cánh bên con
và luôn ủng hộ con trên những bước đường con đã, đang và sẽ đi.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Chăn Nuôi
Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Dinh Dưỡng
Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành cùng những

kiến thức xã hội vô cùng quý báu để tôi có được một hành trang vững chắc khi bước
chân vào đời.
Thành kính gửi lời cảm ơn đến:
PGS. TS. Dương Nguyên Khang đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
TS. Nguyễn Tiến Thành – người thầy hướng dẫn nhiệt tình đã theo sát và chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận của mình. Bên cạnh đó,
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Trương Phước Thiên Hoàng – bộ môn công nghệ
sinh học đã cung cấp bã mì ủ chua giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn trong và ngoài lớp
DH08TA cùng toàn thể các cô chú, anh chị em trong trại bò sữa của trường đã sẻ chia,
giúp đỡ cũng như động viên tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người luôn mạnh khỏe
và hạnh phúc.
Hoàng Thị Thu

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung 0, 5, 10 và 15 % bã mì ủ chua
vào khẩu phần thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng chúng
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bã mì ủ chua bằng
Bacillus subtilis trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của gà
Lương Phượng từ 3 đến 8 tuần tuổi”. Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2012
đến tháng 4 năm 2012, tại Trại bò thuộc trung tâm Nông – Lâm – Ngư Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành nhập gà con lúc 1 ngày tuổi,
nuôi úm và chăm sóc thật tốt. Sau 3 tuần tuổi gà được phân vào 4 lô hoàn toàn ngẫu
nhiên, mỗi lô 30 con, đồng đều về trọng lượng, giới tính và khỏe mạnh. Từ tuần tuổi
thứ 4, bắt đầu bổ sung bã mì ủ chua vào các lô bố trí thí nghiệm. Bã mì ủ chua bằng

Bacillus subtilis (B. subtilis) được bổ sung vào thức ăn với các tỷ lệ như sau:
Lô I (Lô đối chứng): Cám hỗn hợp Con Cò.
Lô II: Cám hỗn hợp Con Cò + 5 % bã mì ủ chua bằng B. subtilis.
Lô III: Cám hỗn hợp Con Cò + 10 % bã mì ủ chua bằng B. subtilis.
Lô IV: Cám hỗn hợp Con Cò + 15 % bã mì ủ chua bằng B. subtilis.
Kết quả cho thấy trọng lượng trung bình của lô I; II; III và IV lần lượt là 1484;
1678; 1623,2 và 1609,7 g/con. Lượng thức ăn trung bình tiêu tốn cho 1kg tăng trọng
của các lô I; II; III và IV lần lượt là 2,97; 2,62; 2,72 và 2,79 kg TĂ/kg tăng trọng. Tỷ
lệ móc hàm (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 78,99; 80,56; 80,98 và 80,87. Tỷ
lệ quầy thịt (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 61,78; 63,09; 63,61 và 64,60. Tỷ
lệ ức (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 25,49; 26,66; 25,34 và 26,54. Tỷ lệ đùi
(%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 34,22; 34,49; 33,56 và 33,24. Hiệu quả kinh tế
của lô II; III và IV so với lô I lần lượt là 202; 133 và 85 %.
Kết quả trên đã cho thấy việc bổ sung bã mì ủ chua bằng B. subtilis với tỷ lệ 5
% đã cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế, ở tỷ lệ
bổ sung 10 % và 15 % cũng cho kết quả tốt hơn về sinh trưởng và năng suất so với
khẩu phần không bổ sung bã mì ủ chua.
iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH .............................................................. iix
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1

1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về tình hình thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam...............................3
2.2 Đôi nét về tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam ..................................4
2.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới ..............................................................4
2.2.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam ............................................................6
2.3 Một số đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm ............................................7
2.3.1 Tốc độ sinh sản nhanh ...........................................................................................7
2.3.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh ......................................................................................8
2.3.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn cao ..........................................................................8
2.3.4 Sản phẩm có giá trị cao ..........................................................................................8
2.3.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao ..............................................................9
2.4 Sơ lược về gà Lương Phượng ....................................................................................9
2.5 Sinh lý tiêu hóa ở gia cầm .......................................................................................10
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt .................................................11
2.6.1 Con giống .............................................................................................................11
2.6.2 Dinh dưỡng ...........................................................................................................11
2.6.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................12
v


2.6.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con ............................................................12
2.6.3.2 Nhiệt độ .............................................................................................................13
2.6.3.3 Ẩm độ ................................................................................................................13
2.6.3.4 Ánh sáng ............................................................................................................13
2.6.3.5 Sự thông thoáng .................................................................................................13
2.6.3.6 Nước uống .........................................................................................................14
2.6.3.7 Cách chăm sóc, quản lý .....................................................................................14

2.7 Sơ lược về khoai mì và bã mì ..................................................................................14
2.7.1 Sơ lược về khoai mì ..............................................................................................14
2.7.2 Sơ lược về bã mì ...................................................................................................14
2.8 Sơ lược về Probiotic ................................................................................................14
2.8.1 Công dụng.............................................................................................................17
2.8.2 Cơ chế tác động của Probiotic ..............................................................................17
2.9 Giới thiệu về bã mì ủ chua.......................................................................................18
2.9.1 Thành phần của bã mì ủ chua bằng B. subtilis .....................................................18
2.9.2 Vi khuẩn Bacillus .................................................................................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................20
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................20
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................20
3.1.3 Nội dung ...............................................................................................................20
3.2 Phương pháp tiến hành ............................................................................................20
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................20
3.2.1.1 Con giống ..........................................................................................................20
3.2.1.2 Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm .......................................................................21
3.2.1.3 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .....................................................................22
3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ......................................................................................22
3.2.2.1 Bổ sung chế phẩm .............................................................................................22
3.2.2.2 Chăm sóc và quản lý..........................................................................................22
3.2.2.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ...........................................................................23
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................24
vi


3.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................24
3.2.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn................................................................................24
3.2.3.3 Chỉ tiêu về sức sống...........................................................................................24

3.2.3.4 Chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt ............................................................................25
3.2.3.5 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................25
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................................................26
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................26
4.1.1 Trọng lượng bình quân .........................................................................................26
4.1.2 Tăng trọng ngày ....................................................................................................28
4.2 Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ...............................................................................30
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần .........................................................................30
4.2.2 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ....................................................................31
4.3 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng....................................................................33
4.4 Giết mổ khảo sát ......................................................................................................33
4.5 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................36
5.1 Kết luận....................................................................................................................36
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37
PHỤ LỤC .....................................................................................................................39 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
∑:

Tổng

CFU:

Colony – forming unit (Đơn vị khuẩn lạc)


DAP:

Diaminophosphate

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương thế giới)

FCR:

Feed Conversion Ratio (Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng)

Kcal:

Kilo calori

LTĂTT:

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)

ME:

Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

ND – IB:

Newcastle Disease – Infectious Bronchitis (Bệnh Newcastle – Bệnh

viêm phế quản truyền nhiễm)

NN & PTNT:Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Pn:

Trọng lượng trung bình ở tuần n

Pn – 1:

Trọng lượng trung bình ở tuần n – 1

SD:

Độ lệch tiêu chuẩn

TĂ:

Thức ăn

TB:

Trung bình

TLBQ:

Trọng lượng bình quân (g/con)

TTN:

Tăng trọng ngày (g/con/ngày)

X:


Giá trị trung bình

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Trang
BẢNG
Bảng 2.1 Các nước có số lượng gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009 .............................5
Bảng 2.2 Số lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua các năm ......................................7
Bảng 2.3 Phân loại thức ăn cho gà ................................................................................12
Bảng 2.4 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 - 210C......................................14
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của bã mì trước khi ủ và bã mì ủ với B. subtilis ...........18
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................20
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ................................................21
Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa .............................................................................................24
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần khảo sát (g/con) .......................26
Bảng 4.2 Tăng trọng ngày của gà qua các tuần khảo sát (g/con/ngày) .........................29
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần) ................................................................... 30
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (kg TĂ/kg tăng trọng) ..........................32
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống tích lũy (%)...........................................................................33
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt của gà ở 8 tuần tuổi ..................................33
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 35
HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Khâu số vào cánh gà .......................................................................................21
Hình 3.2 Gà Lương Phượng lúc 1 ngày tuổi .................................................................23
Hình 4.1 Gà trống và gà mái Lương Phượng lúc 8 tuần tuổi ........................................28
Hình 4.2 Ức gà mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi ..................................................................34
Hình 4.3 Đùi gà mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi ...................................................................... 34


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì nó cũng kéo theo sự
phát triển của các ngành nghề khác. Một đất nước phát triển thì phải có một nền công
nghiệp giàu mạnh, nhưng không thể có một nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.
Chính vì vậy, vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế nước
nhà là vô cùng quan trọng. Và điều đó sẽ còn quan trọng hơn với một đất nước có nền
nông nghiệp truyền thống như nước ta. Nhắc đến nông nghiệp thì không thể không
nhắc đến ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng – một
ngành đã, đang và sẽ đóng góp những thành quả rất lớn vào sự phát triển của một nền
nông nghiệp bền vững (Chăn nuôi đóng góp khoảng 40 % tổng GDP nông nghiệp toàn
cầu).
Trong những năm gần đây, trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về
các sản phẩm gia cầm có chất lượng, các nhà chăn nuôi có xu hướng thúc đẩy sản xuất
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng lại gặp một vấn đề trở ngại là giá thức ăn
tăng cao (trong khi nó chiếm từ 60 - 75 % tổng giá thành chi phí sản xuất) mà giá sản
phẩm lại tăng không đáng kể. Điều đó dẫn đến một quy luật tất yếu rằng: khi giá thức
ăn chăn nuôi tăng đến chóng mặt như hiện nay thì hiệu quả thu được từ việc chăn nuôi
không thể nào cao được. Do đó, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà chăn nuôi mà vẫn
đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường là một vấn đề đang được quan tâm.
Có thể nói nguyên nhân chủ yếu khiến giá thức ăn tăng cao như vậy là do chúng
ta không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, phải phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nguyên liêu nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, biện pháp cấp bách nhất
hiện nay là phải tìm ra được những nguồn nguyên liệu đủ để cung cấp cho ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Và có lẽ một trong những biện pháp đơn giản và thiết thực

nhất mà chúng ta có thể làm hiện nay là tận dụng được nguồn phụ phế phẩm từ ngành
nông nghiệp. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến bã mì nhiều hơn nữa, vì bã mì là
1


một trong những nguồn phụ phế phẩm dồi dào và rẻ tiền ở nước ta. Tuy nhiên, bã mì
còn khá nhiều hạn chế về mặt giá trị dinh dưỡng và khó bảo quản nên người ta thường
hay ủ chua trước khi cho thú ăn. Và khi ủ chua bã mì bằng B. subtilis kết hợp với việc
phối trộn các thành phần khác ta sẽ có được một sản phẩm là probiotic. Hiện nay
probiotic được sử dụng khá rộng rãi trong chăn nuôi, nó có tác dụng kích thích hệ tiêu
hóa, tăng sức đề kháng, tăng năng suất của vật nuôi..., từ đó nâng cao hiệu quả cho
ngành chăn nuôi. Để kiểm chứng xem bã mì ủ chua bằng B. subtilis có thật sự mang
lại hiệu quả như mong đợi hay không thì bản thân nó cần phải trải qua các cuộc thử
nghiệm. Trên thực tế, đã có khá nhiều cuộc thử nghiệm nghiên cứu về việc sử dụng bã
mì trong chăn nuôi heo cũng như chăn nuôi thú nhai lại, nhưng việc sử dụng bã mì
trong chăn nuôi gia cầm chưa được quan tâm nhiều. Xuất phát từ những yêu cầu thực
tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của bã mì ủ chua bằng
Bacillus subtilis trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của gà
Lương Phượng từ 3 đến 8 tuần tuổi” dưới sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Tiến Thành.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng dưới tác
động của bã mì ủ chua bằng B. subtilis trong thức ăn.
Tìm ra tỷ lệ bổ sung thích hợp nhất trong khẩu phần giúp tận dụng được bã mì
trong chăn nuôi gia cầm, góp phần giảm bớt chi phí thức ăn, cũng như hạn chế sự ô
nhiễm môi trường do bã mì gây ra.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung 0, 5, 10 và 15 % bã mì ủ chua bằng

B. subtilis trong thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 đến 8
tuần tuổi thông qua các chỉ tiêu như: khả năng tăng trọng , tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng trọng (FCR), tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về tình hình thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
Có thể nói chăn nuôi là một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của ngành nông
nghiệp. Không chỉ hứng chịu tác hại của dịch bệnh, nông dân còn phải đương đầu với
tốc độ phi mã của giá thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, thức ăn chăn nuôi luôn luôn là
một vấn đề nóng bỏng và khá là “nhức nhối” đối với người dân chăn nuôi. Là một đất
nước có ngành chăn nuôi truyền thống, nhưng xung quanh vấn đề thức ăn chăn nuôi
của Việt Nam lại luôn tồn tại đầy nghịch lý. Mặc dù là một quốc gia có nhiều tiềm
năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhưng lại không cung cấp đủ nguyên liệu
cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, khiến cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
trong nước lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thường xuyên phải nhập khẩu với số
lượng lớn. Theo thống kê của Cục Chăn Nuôi (Bộ NN & PTNT), hiện nước ta có
khoảng trên 240 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trên 50 % số lượng
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập từ nước ngoài như Mỹ, Ấn Độ, Argentina,
Ukraina… Theo số liệu của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ước tính năm 2010
nước ta phải nhập khoảng 1,6 triệu tấn bắp, tăng 350.000 tấn so với năm 2009. Các
loại nguyên liệu giàu đạm như đậu nành và khô dầu đậu nành phải nhập khẩu 90 - 95
%. Các loại premix khoáng, vitamin, các chất tạo màu, tạo mùi phải nhập khẩu 95 - 98
%, thậm chí là 100 % từ nước ngoài. Tính đến 9 tháng đầu năm 2010, ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi đã phải nhập khẩu gần 1,6 tỉ USD nguyên liệu. Và hiện Việt Nam là
một trong 5 nước phải nhập khẩu một số loại nông sản lớn nhất khu vực châu Á. Như
vậy, nguyên liệu đã trở thành “nỗi khổ” của thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi đã

trở thành “nỗi khổ” của ngành chăn nuôi.
Với tình hình nhập khẩu như trên thì một điều hiển nhiên là giá thành sản xuất
sẽ bị đẩy lên cao và giá thức ăn chăn nuôi liên tục bị biến động theo xu hướng tăng
vọt. Minh chứng cho điều đó là bình quân 3 tháng đầu năm 2011 giá thức ăn chăn nuôi
đã tăng gần 80 % so với năm 2009 và 35,5 % so với năm 2010 (giá bắp tăng 32,3 %,
3


khoai mì lát tăng 26,7 %, cám gạo tăng 29,4 %, cám gà tăng 26,2 %, cám lợn thịt tăng
31,7 %). Hiện chúng ta vẫn phải nhập khoảng 60 % nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
(năm 2010 nhập tới 7,77 triệu tấn nguyên liệu). Dự báo nhu cầu nguyên liệu cho ngành
thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn tiếp tục tăng cao trong những năm tới và nhập khẩu
chiếm tỷ lệ cao, từ 8 triệu tấn đến 10 triệu tấn/năm (Bộ NN & PTNT).
Đứng trước những khó khăn hiện hữu cùng những nguy cơ tiềm ẩn cho ngành
sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, những nhà lãnh đạo cùng những nhà chức
trách cũng đã đưa ra những hướng đi, những biện pháp để khắc phục phần nào những
khó khăn ấy. Tại Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
và bàn các biện pháp kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn Nuôi – Bộ NN &
PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm thuế một số mặt hàng nguyên liệu như
bắp, lúa mì, thức ăn thành phẩm của heo, gia cầm xuống còn 0 %, tăng thuế suất xuất
khẩu đối với khoai mì lát từ 5 % đến 10 %. Mặt khác, cũng cần phải đầu tư hình thành
các vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất,
mạnh dạn sử dụng các giống có năng suất cao, kể cả các giống biến đổi gen để hạn chế
nhập khẩu. Bên cạnh đó, chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc tận dụng những
nguồn phụ phế phẩm dồi dào và rẻ tiền từ nông nghiệp để đưa vào phục vụ cho ngành
sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có như vậy mới phần nào giảm bớt được chi phí thức ăn
chăn nuôi, giúp người chăn nuôi yên tâm đầu tư cho ngành nghề của mình.
2.2 Đôi nét về tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ để có thêm ít thức

ăn hàng ngày. Trong vài ba chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát
triển nhảy vọt, chuyển từ phương thức chăn nuôi nông nghiệp sang phương thức chăn
nuôi công nghiệp. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng dụng nhanh
chóng trong chăn nuôi gia cầm. Nhờ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di
truyền, giống, dinh dưỡng... mà chăn nuôi gia cầm thế giới đã phát triển nhanh cả về
số lượng đầu con lẫn sản lượng trứng, thịt.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới năm 2009, số lượng
đầu gia cầm chính của thế giới như sau: gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là
1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới trong thời
4


gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1 % năm. Về chăn nuôi gà, đứng ở vị trí thứ
nhất là Trung Quốc với 4.702,2 triệu con, thứ nhì là Indonesia 1.341,7 triệu con, thứ ba
là Brazil 1.205,0 triệu con, thứ tư là Ấn Độ 613 triệu con và thứ năm là Iran 513 triệu
con. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới (Đỗ Kim Tuyên,
Cục Chăn Nuôi, 2010). Danh sách các nước có số lượng gia cầm lớn nhất thế giới năm
2009 được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các nước có số lượng gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009
STT
Tên nước
1
China
2
Indonesia
3
Brazil
4
India
5

Iran (Islamic Republic of Iran)
6
Mexico
7
Russian Federation
8
Pakistan
9
Japan
10
Turkey
(Theo FAO, 2010)
 Sản phẩm chăn nuôi

Số lượng (1000 con)
4.702.278
1.341.784
1.205.000
613.000
513.000
506.000
366.282
296.000
285.349
244.280

Thịt gia cầm: tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu
tấn, trong đó thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn... (Đỗ Kim Tuyên, Cục Chăn
nuôi, 2010).
Trứng gia cầm: tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn,

bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế
giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn/năm (chiếm trên 40 % tổng sản lượng trứng
của toàn cầu), thứ nhì là Hoa Kỳ 5,3 triệu tấn/năm, thứ ba là Ấn Độ 2,67 triệu tấn/năm,
thứ tư là Nhật Bản 2,5 triệu tấn/năm, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn/năm, thứ sáu là
Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazil 1,85 triệu tấn/năm, thứ tám là
Indonesia 1,38 triệu tấn/năm, thứ chín là Pháp 878 tấn/năm và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ
795 tấn/năm (Đỗ Kim Tuyên, Cục Chăn Nuôi, 2010).

5


 Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức
cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi
trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng
hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh
các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ
sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và
công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả
năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn
nuôi quảng canh, sản phẩm chăn nuôi đạt năng suất thấp nhưng được thị trường xem
như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát
triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn
liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21: không chăn nuôi gà công nghiệp trên
lồng tầng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng suất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi
cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách

thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ (Đỗ Kim
Tuyên, Cục Chăn Nuôi, 2010).
2.2.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2001 - 2005 đạt 2,74 % về số lượng đầu con,
trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02 % và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67
%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm
2003 với 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004 đàn gà giảm còn 159,23
triệu con, bằng 86,2 % năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9 %
so với 2004. Chăn nuôi gà chiếm 72 - 73 % trong tổng đàn gia cầm hàng năm. Nhìn
6


chung, từ năm 2000 đến năm 2010 số lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm của nước ta
phát triển theo xu hướng tăng dần (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Số lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua các năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010


Đàn gia cầm
(1000 con)
196.100
218.100
233.000
254.610
218.152
219.910
214.600
226.000
248.300
272.566
286.834

Đàn gà
(1000 con)
137.300
152.670
163.100
178.227
152.706
153.937
150.220
158.200
173.110
200.000
218.201

Thịt gia cầm
(tấn)

365.292
385.371
420.002
455.521
387.689
393.890
414.600
440.400
530.160
607.748
531.397

Thịt gà
(tấn)
295.692
307.971
338.402
372.721
316.409
321.890
344.400
358.800
448.200
528.548
456.637

Trứng
(1000 quả)
3.708.610
4.022.510

4.530.080
4.852.300
3.939.000
3.948.500
3.969.500
4.465.800
4.937.600
6.173.000
6.173.000

(Theo FAO, 2010)

Cơ cấu giống gia cầm có 80 % là các giống địa phương, chỉ có 20 % là các
giống cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản này được nuôi chủ yếu theo
phương thức chăn nuôi công nghiệp. Phân bố đàn gia cầm: đàn gà chủ yếu tập trung
tại các tỉnh phía Bắc chiếm 75 %, còn 25 % tập trung ở phía Nam, đàn vịt chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (55 %), còn lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và
miền Trung. Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ,
nuôi thả rông chiếm khoảng 70 % ở gà và 92 - 93 % ở vịt (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.3 Một số đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm
2.3.1 Tốc độ sinh sản nhanh
Sức đẻ trứng của một gà mái thật đáng kinh ngạc vì một gà mái nặng 1,8 kg
trong một năm có thể đẻ 290 đến 310 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng
lượng cơ thể của gà mái. Với tốc độ sinh sản cao như vậy, một gà mái hướng chuyên
trứng có thể cho ra đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm (gà trống con bị loại bỏ).
Còn một gà mái hướng chuyên thịt có thể sản xuất ra 150 đến 170 gà con trong một
năm để nuôi thịt. Tốc độ sinh sản cao cho khả năng tăng đàn nhanh (Lâm Minh Thuận,
2004).
7



2.3.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh
Một số loài gia cầm có tốc độ tăng trưởng rất cao trong 2 tháng tuổi đầu, đó
chính là sức sản xuất thịt của gia cầm. Gà con hướng thịt ở 1 ngày tuổi nặng 40 g, sau
6 - 7 tuần tuổi trọng lượng cơ thể có thể đạt 1,8 đến 2,3 kg. Vịt siêu thịt (super – meat)
nặng khoảng 70 g lúc 1 ngày tuổi và đạt 3,2 kg ở 8 tuần tuổi. Chim cút mới nở nặng 7
g, sau 3 - 4 tuần nuôi có thể xuất thịt với trọng lượng 100 đến 120 g. Tốc độ tăng trọng
nhanh như vậy sẽ rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng quay của vốn và từ đó giúp nhà
chăn nuôi thu được lợi nhuận cao hơn (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn cao
Trong chăn nuôi, lượng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sản phẩm sẽ quyết
định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt
hơn so với các thú khác. Để sản xuất ra 1 kg trứng hoặc thịt gia cầm, lượng thức ăn
tiêu tốn thấp, khoảng 2,4 - 2,5 kg thức ăn/1 kg trứng hoặc 2,0 - 2,2 kg thức ăn/1 kg
tăng trọng. Trong khi đó, nuôi heo thịt tiêu tốn 3,5 kg thức ăn/1 kg tăng trọng. Khả
năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn vào thịt và trứng của gia cầm rất cao, đặc
biệt là gà đẻ trứng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.4 Sản phẩm có giá trị cao
Ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 2 sản phẩm chính là thịt và trứng, đó là 2
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao của loài người. Thịt gia cầm nói chung đều có
hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp, dễ chế biến nên được ưa chuộng.
Hiện nay do nuôi ngắn ngày, năng suất thịt cao nên thịt gà là nguồn cung cấp protein
động vật với giá rẻ nhất cho loài người. Trứng gà, vịt là thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, dễ tiêu hóa và đặc biệt rất tốt cho cơ thể đang phát triển, hồi phục sức khỏe
sau khi bệnh, cơ thể lao động trí óc căng thẳng. Do khả năng chuyển hóa chất dinh
dưỡng thành trứng rất cao của gia cầm nên có thể nói trứng là sản phẩm sinh học tự
nhiên hoàn hảo nhất mà chúng ta có được (Lâm Minh Thuận, 2004).
Không chỉ có vậy, lông gia cầm cũng được sử dụng làm len mềm với tính năng
nhẹ và giữ nhiệt tốt. Lông thô làm bột lông vũ. Phân gia cầm dùng làm thức ăn cho cá,
heo, bò thịt, nguyên liệu cho hầm ủ khí sinh học làm nhiên liệu chạy nhà máy nhiệt

điện. Phân gia cầm còn được sử dụng làm phân bón và là môi trường tốt để nuôi cấy vi
sinh vật. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ đã giúp con người có
8


thể tận dụng tối đa lông và phân gia cầm, từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị ngày
càng cao (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hoá cao
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, 95 % thao tác trong chăn nuôi đã được cơ giới
hóa và tự động hóa như cho ăn, cho uống, thu lượm trứng và dọn phân. Khả năng cơ
giới hóa đã nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động của con người, từ đó
làm giảm giá thành sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4 Sơ lược về gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ vùng ven sông Lương Phượng thuộc tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc. Đây là giống gà thịt lông màu do thành phố Nam Ninh
(Quảng Tây – Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn 10 năm nghiên cứu sử dụng
dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng là giống
gà kiêm dụng, được du nhập vào nước ta năm 1997 và hiện nay đang rất được ưa
chuộng.
Gà Lương Phượng có màu lông đa dạng: Gà con có màu lông nâu đen hoặc tro
có đốm, nâu, nâu nhạt. Con trống lúc trưởng thành có màu lông nâu đỏ, điểm mút của
lông cánh, lông đuôi và lông cổ có màu đen, ngực nở, chân màu vàng hoặc xám nhạt.
Con mái có lông màu nâu với đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, điểm mút lông đuôi có
màu đen, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa, mỏ và chân có màu vàng nâu hay xám. Gà
Lương Phượng có phẩm chất thịt thơm dai, vị đậm và tỷ lệ phần thịt có giá trị cao, phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Về năng suất: ở 3 tháng tuổi trọng lượng gà mái đạt 1,7 - 1,9 kg, gà trống đạt
1,9 - 2,2 kg. Nếu nuôi theo hình thức công nghiệp hoàn toàn thì trọng lượng gà trống
lúc 10 tuần tuổi trung bình đạt 2,2 kg, gà mái trung bình đạt 1,7 - 1,8 kg. Trọng lượng
trung bình của gà trống lúc 12 tuần tuổi đạt đến 2,5 kg, gà mái đạt 1,9 kg. Tiêu tốn

thức ăn cho 1kg tăng trọng từ 2,9 - 3,1 kg. Đến 6 tháng tuổi gà mái bắt đầu đẻ trứng,
năng suất trứng đạt từ 160 - 170 trứng/năm. Gà Lương Phượng dễ nuôi, thích nghi cao,
có thể nuôi nhốt hay nuôi thả vườn. Do có những ưu điểm trên nên hiện nay gà Lương
Phượng đã được nuôi ở các trang trại cũng như hộ gia đình và đang được các nhà chăn
nuôi ưa chuộng.
9


2.5 Sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm gồm miệng, thực quản và diều, dạ dày tuyến, dạ
dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng và hồi tràng), ruột già và lỗ huyệt.
Miệng có mỏ dùng để lấy thức ăn, lưỡi dùng để lựa chọn thức ăn. Miệng không
có răng, có rất ít tuyến nước bọt nên tiêu hóa nhờ α – amylase không đáng kể. Nuốt
thức ăn bằng cách ngẩng đầu lên, duỗi dài cổ tạo áp lực âm đẩy thức ăn xuống dưới.
Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn và
đẩy thức ăn xuống diều. Ở diều không có enzyme tiêu hóa, có chức năng lưu trữ thức
ăn. Ở thủy cầm không có túi diều như ở gà và chim, thực quản có độ giãn lớn chứa
thức ăn.
Dạ dày tuyến giống như dạ dày đơn nhưng có kích thước nhỏ, nối liền với dạ
dày cơ bằng một eo nhỏ. Dạ dày tuyến tiết dịch vị chủ yếu là acid chlohydric, pepsin
và musin. Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian thấm dịch tiêu hóa rồi chuyển
sang dạ dày cơ (Lâm Minh Thuận, 2004).
Dạ dày cơ dạng đĩa với hai khối cơ dày và chắc, cùng với lớp niêm mạc gồm
lớp biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học là
nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme và vi khuẩn trong thức ăn,
thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Dạ dày cơ co bóp nghiền thức ăn và đẩy thức
ăn đã được nghiền nát xuống tá tràng đồng thời kéo thức ăn từ diều xuống dạ dày
tuyến. Nếu có sỏi hay những vật cứng trong dạ dày cơ sẽ làm tăng biên độ co bóp.
Ở tá tràng, dưới tác động của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật, các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những phần tử có kích thước nhỏ nhất như

acid amine, triglyceride, đường đơn… các chất dinh dưỡng nhanh chóng được hấp thu
vào tĩnh mạch ở ruột non (Lâm Minh Thuận, 2004).
Ruột già của gia cầm gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Manh tràng có
chứa hệ vi sinh vật như Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột… tiêu
hóa một phần protein, lipid, glucid và tiêu hóa một lượng nhỏ chất xơ. Lỗ huyệt là nơi
tập trung chất không tiêu hóa ở ruột và nước tiểu, hấp thu nước, ion và thải phân ra
ngoài. Phân gia cầm thường chứa tinh thể màu trắng là acid uric được vận chuyển đến
lỗ huyệt bằng đường tiểu. Thành lỗ huyệt chứa túi fabricius là cơ quan bạch huyết
quan trọng ở gia cầm (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
10


Thời gian vận chuyển thức ăn: Tốc độ vận chuyển thức ăn tùy thuộc vào độ ướt
của nó, thức ăn nhão di chuyển nhanh, cứng sẽ di chuyển lâu; lượng thức ăn nhiều thì
thức ăn vận chuyển nhanh hơn. Dùng chất cản quang để xác định tốc độ vận chuyển
của thức ăn thì thấy khoảng 2,5 giờ sau khi ăn đã thấy thức ăn trong phân (Trần Thị
Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.6.1 Con giống
Con giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất vật nuôi. Gà hướng thịt
phải có những đặc tính tốt như: Trọng lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng cao, hệ số
chuyển hóa thức ăn thấp, khả năng kháng bệnh cao, chất lượng thịt tốt…
Sự tăng trưởng nhanh trong những tuần đầu là một ưu thế của sức sản xuất thịt,
hơn nữa có sự tương quan nghịch rất lớn giữa thể trọng và năng suất trứng. Người ta
thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng tốt về sinh trưởng (tốc độ
tăng trọng nhanh, tỷ lệ quầy thịt cao, khả năng chuyển hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt
tốt…) và dòng mái có thể trọng trung bình với những đặc tính tốt về sức sản xuất trứng
lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được những phẩm chất mong muốn
(Lâm Minh Thuận, 2004). Chọn con giống là những con khoẻ mạnh, lanh lẹ, lông
mượt khô và bóng, không bị khuyết tật như hở rốn, bụng xanh đen, bụng mềm căng

đầy nước, da bụng mỏng, mù mắt, vẹo mỏ, chân cong…
2.6.2 Dinh dưỡng
Bên cạnh yếu tố con giống thì yếu tố dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng
không kém quyết định khả năng sản xuất của gà thịt. Với đặc điểm tăng trọng nhanh,
thời gian nuôi ngắn thì các giống gà hướng thịt có nhu cầu cao về dinh dưỡng trong
thức ăn và các chất bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng. Do đó, nếu không cung
cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng thì gà sẽ kém phát triển và không đạt được trọng lượng
chuẩn của giống.
Thức ăn của gà phải có đủ các điều kiện sau:
* Năng lượng phù hợp.
* Protein phẩm chất tốt, cân bằng hàm lượng acid amin.
* Chất khoáng theo tỷ lệ cân xứng.
* Vitamin đầy đủ.
11


Tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng về thức ăn của
gà cũng khác nhau. Do vậy, thức ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho gà
(đặc biệt là năng lượng và protein). Theo Bảng 2.3, thức ăn của gà được phân loại như
sau:
Bảng 2.3 Phân loại thức ăn cho gà
Loại gà
Gà con (hướng
trứng)
Gà hậu bị
Gà đẻ

Giai đoạn

Đặc điểm sinh lý – nhu cầu


0 - 7 tuần

Gà tăng trọng chậm. Bổ sung kháng sinh

7 - 1 tuần
18 - 78 tuần

Nhu cầu Ca, P dự trữ cho giai đoạn sau
Đạm 18 – 19 %, Ca rất cao (3,5 %), sắc tố
Đạm, năng lượng cao (22 %, 3100 Kcal
ME/kg TĂ)
Giảm đạm (20 %, 3100 - 3200 Kcal ME/kg
TĂ)

Gà con (hướng thịt)

0 - 28 ngày

29 ngày xuất
(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
Gà thịt

Thức ăn cho gà nên chọn những thực liệu ổn định về chất lượng thì gà sẽ có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như
bắp, bánh dầu đậu phộng và các chất kháng dinh dưỡng (anti – trypsin) có trong đậu
nành. Khi sử dụng dầu hay mỡ phải bổ sung chất chống oxy hóa. Thức ăn cân đối các
acid amine giới hạn như lysine và methionine, cân bằng năng lượng và protein sẽ đem
lại hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Hiện nay ngành chăn nuôi gà theo hướng hướng an toàn sinh học (gà sạch) còn

có những quy định khác về thức ăn cho gà thịt như thức ăn sử dụng cho gà thịt phải
làm từ các nguyên liệu tự nhiên chứ không dùng những sản phẩm biến đổi gen, không
được trộn thêm các chất kích thích tăng trưởng, các acid amin tổng hợp… (Nguyễn
Dương Trọng, 2006).
2.6.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
2.6.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con
Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành
khoảng 2 - 3oC. Điều kiện bên ngoài như nắng gió, nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn, mầm
bệnh là những bất lợi đối với gà con vì các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể
gà con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong giai đoạn đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng
cao nhất trong suốt quá trình nuôi, lớp lông tơ sẽ được thay bằng lớp lông phủ nên nhu
12


cầu dinh dưỡng của gà con cao và giảm dần về sau. Vì vậy để đảm bảo gà có sức sống
và sức sinh trưởng cao cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo các điều kiện
thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.6.3.2 Nhiệt độ
Gà thịt thương phẩm trong tuần đầu cần phải được úm ở nhiệt độ 32 - 34oC, sau
mỗi tuần nhiệt độ được giảm bớt 2 - 3oC. Sau 3 tuần tuổi gà sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ
21 - 24oC (Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006). Nhiệt
độ chuồng nuôi cần ổn định trong chuồng nuôi cả ngày lẫn đêm. Đây là yếu tố quan
trọng đối với gà con, nhất là trong tuần đầu tiên. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà
con, về sau đàn gà phát triển không đều, dễ cảm nhiễm bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm
sút.
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng nước và thức ăn tiêu thụ hàng ngày
của gà. Khi nhiệt độ tăng gà ăn ít hơn và uống nước nhiều hơn từ đó ảnh hưởng đến
tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.6.3.3 Ẩm độ
Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp

mà đó lại là cách thải nhiệt chủ yếu của gia cầm. Khi nhiệt độ cao kết hợp với ẩm độ
cao sẽ gây tác hại nghiêm trọng hơn. Ẩm độ cao vi sinh vật sẽ phát triển, tăng cường
sinh các khí độc hại như amoniac, sulfur gây tình trạng kém vệ sinh trong chuồng
nuôi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, làm giảm sức sống và chất lượng quầy thịt (Lâm
Minh Thuận, 2004). Ẩm độ không khí tốt nhất trong chuồng nuôi từ 50 - 70 %.
2.6.3.4 Ánh sáng
Ánh sáng với cường độ vừa phải có tác dụng tăng quá trình trao đổi chất, tăng
chuyển hóa Ca và P làm tăng sự sinh trưởng xương ở gà con. Thời gian chiếu sáng cho
gà thay đổi theo tuần tuổi. Gà con cần chiếu sáng 23 - 24 giờ/ngày trong khoảng 3 tuần
đầu. Từ tuần 4 - 6 giảm xuống còn 16 giờ/ngày, từ tuần 7 - 18 còn khoảng 8 giờ/ngày
(Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006).
2.6.3.5 Sự thông thoáng
Trong quá trình nuôi, lượng khí O2 giảm đi, CO2 và các chất khí có hại được
sinh ra. Trong các khí độc trong chuồng thì khí amoniac đáng lưu ý nhất, vì nồng độ
khí này tăng cao khi điều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém, thông thoáng kém, chất độn
13


chuồng ẩm ướt và gây tác động xấu đến gia cầm, vì vậy việc thông thoáng trao đổi
không khí trong chuồng nuôi là rất quan trọng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.6.3.6 Nước uống
Nước là yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Đối với gia cầm, nước
chiếm khoảng 55 - 75 % trọng lượng. Thiếu nước có thể gây stress dẫn đến giảm ăn,
giảm tăng trọng và giảm năng suất. Lượng nước tiêu thụ tùy thuộc vào tính chất thức
ăn, nhiệt độ, lứa tuổi, giai đoạn sản xuất. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước sạch, tránh
để gà bị thiếu nước. Lượng nước tiêu thụ của gà được trình bày qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 - 210C
Mức tiêu thụ nước
Mức tiêu thụ nước
Tuần tuổi

(lít/1000 con/ngày)
(lít/1000 con/ngày)
1
7
82
2
8
90
3
45
9
99
4
55
10
107
5
64
11
117
6
72
12
124
(Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006)
Tuần tuổi

2.6.3.7 Cách chăm sóc, quản lý
Cho gà ăn đúng giờ, không để thức ăn thừa trong máng, điều đó sẽ có tác dụng
kích thích gà ăn nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. Vệ sinh máng ăn, máng

uống; thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt, hạn chế tham quan, thực hiện
nguyên tắc “cùng vào cùng ra”… có tác dụng giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh
nên gà sẽ đạt được trọng lượng xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất.
2.7 Sơ lược về khoai mì và bã mì
2.7.1 Sơ lược về khoai mì
Cây khoai mì có tên khoa học là Malihot esculenta, có nguồn gốc ở vùng châu
Mỹ nhiệt đới và đã được trồng cách đây trên 4000 năm. Theo Jalaludin (1997), thì
trung tâm phát sinh khoai mì chủ yếu từ các vùng Guatemala, Mexico, đông bắc Brazil
(Trích dẫn bởi Đoàn Vĩnh, 2007). Năm 2008, toàn thế giới có 105 nước trồng khoai mì
với tổng diện tích 18,69 triệu ha, năng suất 12,46 tấn/ha, sản lượng 232,95 triệu tấn (
FAO, 2009). Khoai mì được trồng nhiều nhất tại châu Phi với 11,98 triệu ha (chiếm 64
14


% diện tích khoai mì toàn cầu), kế đến là châu Á 3,96 triệu ha (21 %) và châu Mĩ La
Tinh 2,72 triệu ha (17 %). Nước có sản lượng khoai mì nhiều nhất thế giới là Nigeria
(44,58 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (27,56 triệu tấn) và Indonesia (21,59 triệu tấn).
Việt Nam là điển hình của châu Á và thế giới về tốc độ phát triển khoai mì, so với năm
2000 năng suất là 8,36 tấn/ha và sản lượng 1,99 triệu tấn thì năm 2008 năng suất đã
tăng gấp đôi và sản lượng đã tăng 4,72 lần. Nước có năng suất cao nhất là Ấn Độ
(31,43 tấn/ha), thứ hai là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất bình quân của thế
giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về sản lượng
khoai mì (9,39 triệu tấn) với diện tích thu hoạch năm 2008 là 555,70 nghìn ha, năng
suất bình quân 16,90 tấn/ha (FAO, 2009). Đến năm 2010, sản lượng khoai mì của
nước ta khoảng 8,52 triệu tấn (FAO, 2010).
Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Đặc điểm
của cây khoai mì: cao 2 - 3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và
tích lũy tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng tùy vào
giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Là loại cây dễ trồng trên đất xấu,
bạc màu, thích hợp trên đất pha cát, do đó khoai mì rất được người nông dân ưa

chuộng. Năng suất biến động khoảng 10 - 40 tấn/ha tùy thuộc khả năng đầu tư của
người trồng. Khoai mì sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng khoai mì lát phơi khô, bã
bột mì, bột lá khoai mì… Củ khoai mì tươi có khoảng 65 % nước. Củ khoai mì khô
chứa khoảng 83 % chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3 % protein thô và 3,7
% xơ thô. Khi giá cả thị trường không thuận lợi, người trồng khoai mì có thể kéo dài
thời gian cây mọc trên đồng mà năng suất củ không bị giảm (tuy nhiên khi kéo dài quá
lâu – khoai mì 2 năm tuổi, một phần củ sẽ hóa xơ không có giá trị dinh dưỡng) (Dương
Thanh Liêm và ctv, 2002). Nhược điểm của khoai mì là củ và lá có chứa độc tố HCN,
trồng khoai mì sẽ làm kiệt đất và khi chế biến sẽ gây ô nhiễm môi trường.
2.7.2 Sơ lược về bã mì
Ở Việt Nam, khoai mì là cây lương thực có sản lượng lớn thứ hai, chỉ sau cây
lúa và đang có xu hướng tiếp tục tăng về diện tích và sản lượng. Bã mì là phụ phẩm
chính của quá trình sản xuất tinh bột, nó chiếm khoảng 45 % so với khối lượng khoai
mì nguyên củ (Nguyễn Hữu Văn và ctv, 2008, Tạp Chí Khoa Học, Đại Học Huế, Số
46). Vì là phần còn lại của khoai mì sau khi chiết lấy một phần tinh bột, nên bã mì còn
15


×