Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHÓM CHỦ đề nước và HIỆN TƯỢNG tự NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.33 KB, 4 trang )

NHÓM CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ: BIỂN CẢ

Đề tài: Bé và biển
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết được một số nơi có biển và các hoạt động du lịch ở biển.
- Trẻ biết được các trang phục: Quần áo, mũ nón đi biển.
- Các hoạt động của bé khi đi biển.
- Lắng nghe âm thanh và cảm nhận cường độ âm thanh.
II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh về biển, về các hoạt động du lịch ở vùng biển.
- Các tờ giấy được cuộn thành hình phễu cho trẻ lắng nghe.
- Giấy vẽ các đồ dùng, bút chì.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Đố bé âm thanh gì?
Trò chơi: Gió thổi
Gió thổi mỗi bạn đi tìm một cái phễu giấy cho mình.
Các bé áp phễu giấy lên tai và lắng nghe xem có âm thanh gì?
Trò chuyện với trẻ xem trẻ nghe được âm thanh gì?
Trò chuyện với trẻ về tiếng sóng biển rì rào, giới thiệu về biển.

Hoạt động 2: Bé đi tắm biển
Cho trẻ xem tranh về các hoạt động của khách du lịch ở bờ biển.
Trò chuyện về các đồ dùng cần thiết để đi tắm biển.
Trò chuyện với trẻ về an toàn khi đi tắm biển.
Trò chơi: Bé đi biển.
Cô phát cho mỗi bé một tờ A4, mỗi bé khoanh tròn các đồ dùng cần
thiết khi đi tắm biển.



Hoạt động 3: Những âm thanh từ biển
Trẻ nghe âm thanh tiếng sóng biển và vận động theo tiếng sóng.
Nếu tiếng rì rào to trẻ cúi rạp xuống, nếu tiếng sóng nhỏ trẻ hơi nghiêng


người.

Kết thúc
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Nước để làm gì?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với con người, con vật và
cây cối.
- Nhận biết nước sạch, nước bẩn và nguồn nước bị ô nhiễm.
- Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động.
- Giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm
nước.
II. CHUẨN BỊ

- Cho trẻ xem tranh, phim của con người sử dụng nước.
- Màu thực phẩm, hoa huệ hoặc hoa cúc trắng.
- Li đựng nước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Nước để làm gì?
Trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
Trò chuyện với trẻ về nước: Các nguồn nước trong tự nhiên, nước trong

sinh hoạt, các hoạt động cần đến nước (Khuyến khích trẻ trả lời theo sự hiểu
biết của trẻ).
Nếu không có nước thì cây cối, loài vật và con người sẽ như thế nào?

Hoạt động 2: Nước sạch và nước bẩn
Cho trẻ xem tranh về một số nguồn nước sạch và nguồn nước bị ô
nhiễm.
Trò chuyện với trẻ:
Trong hai bức tranh, nước trong bức tranh nào có thể sử dụng để uống,
nấu ăn, tắm giặt được?
Nước trong bức tranh nào không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày


được? Tại sao không sử dụng được?
Nước sạch có màu gì?
Nước bẩn có màu gì?
Tại sao nước lại bẩn?
Làm gì để giữ các nguồn nước sạch?

Hoạt động 3: Nước và sự biến đổi màu
Cho trẻ về các nhóm, mỗi nhóm có một số cốc đựng nước, trẻ chọn màu
để bỏ vào cốc nước và quan sát sự đổi màu của nước.
Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi màu sắc của nước.
Mỗi trẻ chọn một cây hoa cắm vào các cốc nước màu trẻ vừa tạo ra. Sau
đó đem ra góc khoa học bỏ để quan sát sự thay đổi màu sắc của hoa mỗi
ngày.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Sông và suối
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết hai nguồn nước ngọt khác nhau là nước sông và nước
suối.
- Nhận biết sự khác nhau về độ lớn giữa sông và suối.
- Nhận biết vai trò quan trọng của nước đối với môi trường.
- Giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước.
II. CHUẨN BỊ

- Cho trẻ xem phim về sông và suối.
- Một số hình ảnh của con người trong sinh hoạt và gieo trồng cần đến
nước.
- Các hình ảnh mang tính giáo dục: Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn
nước.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Sông và suối
Cho trẻ xem phim về dòng sông và dòng suối.
Trò chuyện với trẻ về những gì trẻ quan sát được.
Con thấy sông và suối như thế nào?
Sông và suối có gì giống nhau?
Sông khác suối chỗ nào?
Gợi ý cho trẻ miêu tả theo sự quan sát của trẻ.
Đố trẻ nước suối ngọt hay mặn.


Hoạt động 2: Nước quan trọng như thế nào?
Cho trẻ xem tranh của con người trong sinh hoạt và gieo trồng.
Trò chuyện với trẻ về tranh:
Mọi người đang làm gì?
Nước cần cho con người làm gì?
Nước cần cho cây cối như thế nào?
Nếu tất cả các dòng sông và suối đều khô cạn thì con người, động vật
và cây cối sẽ như thế nào?
Khuyến khích trẻ nói lên tầm quan trọng của nước.

Hoạt động 3: Bảo vệ nguồn nước
Cho trẻ xem một số bức tranh về các việc nên làm và không nên làm để
bảo vệ nguồn nước.
Trò chuyện với trẻ về các bức tranh.
Trò chơi: Phân loại tranh
Cô chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhận một số bức tranh và dán lên
bảng nỉ, một bên là các việc nên làm và một bên là các việc không nên làm
để bảo vệ nguồn nước.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc



×