CHỦ ĐIỂM: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI : GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
LỚP : LÁ 3
GIÁO VIÊN : Nguyễn Kiều Thi
NGÀY DẠY :thứ tư/ 24/11/2010
I/- YÊU CẦU :
- Trẻ biết được vòng quay luân chuyển của nước.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện, làm quen với
cách đổi đại từ xưng hô, đặt vào vị trí của nhân vật trong truyện.
- Rèn vận động tinh qua hoạt động vẽ tranh.
- Biết được sự cần thiết của nước với con người, cây cối, động vật. Giáo
dục trẻ giữ sạch nguồn nước…tiết kiệm nước…
I/- CHUẨN BỊ :
- Hình ảnh trình chiếu minh họa nội dung truyện.
- Ly nước
- Giấy, bút màu.
III/ TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1 :
Tập trung chú ý trẻ : cho trẻ chơi trò chơi “Trời
mưa”.
Trẻ chú ý hát vận động cùng
cô.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thí nghiệm sự bốc hơi của nước:
- Cô cho trẻ quan sát ly nước nóng và ly nước lạnh.
- Cô sẽ cho các con quan sát 2 ly nước 1 ly nước
nóng và một ly nước lạnh, các con xem 2 ly nước
này như thế nào nhe!
- Các con nhìn xem ly nước nóng này có gì bay lên?
- Ly nước lạnh có hơi bay lên không?
- Bây giờ cô đậy nấp ly nước lại các con quan sát
xem có gì khác không nhé!
- Trên nắp nước lạnh có gì không nhỉ?
- Các con xem trên nắp ly nước nóng có gì?
- Nước này từ đâu mà có?
Cô liên hệ trong thiên nhiên :Đúng rồi nước trong ao
hồ, sông biển,nếu có sức nóng nung lên thì nước sẽ bốc
hơi và bay lên cao thành mây, gió thổi mây bay đi gặp
Trẻ thảo luận cùng cô.
…hơi bay lên
…ly nước lạnh không có
hơi…
…không có gì
…có nước
Do nước nóng bốc hơi lên.
.
hơi lạnh thì nước đổ xuống thành mưa.
Có một câu chuyện kể về những giọt nước các con có
muốn nghe không?
HOẠT ĐỘNG 3 : Kể chuyện diễn cảm:
Cô kể cho trẻ nghe toàn câu chuyện 1 lần kết hợp
xem hình ảnh minh họa nội dung.
Trẻ chú ý lắng nghe cô kể
chuyện.
HOẠT ĐỘNG 4: Đàm thoại làm rõ ý:
- Câu chuyện kể về ai?
- Tí xíu là giọt nước ở đâu?
Cô trích dẫn lại : “Chào các bạn….biển lớn”
- Họ hàngTí Xíu ở đâu những đâu?
Cô: mình có rất nhiều….dưới nước”
- Ông mặt trời gọi Tí Xíu đi đâu? Tí Xíu có đi
không? Tí Xíu đi như thế nào?
“Một buổi sáng biển lặng….cháu biến thành hơi”
- Những ai đã giúp anh em nhà Tí Xíu đi phiêu lưu?
+ Ông mặt trời giúp thế nào?
“ Nói xong ông mặt trời vén mây….bay theo ông mặt
trời bốc hơi”
+ Cô gió giúp thế nào?
“ Cô gió đưa anh em chúng mình lên cao tụ lại thành…
chuyến phiêu lưu”
- Chuyến phiêu lưu đã kết thúc như thế nào?
“Xế chiều…giọt nước rồi!”
- Trong chuyến phiêu lưu, Tí Xíu đem đến niềm vui
cho ai? Niềm vui gì?
“ Mính nghe thấy cây cỏ re lên…các bạn có nước dùng
là nhờ nình đó”
- Nếu là Tí Xíu con có thích đi phiêu lưu không? Đi
như thế nào? Con hãy đặt mình vào nhân vật trong
chuyện và hãy kể về chuyến phiêu lưu con thích?
- Cô cùng trẻ kể kết hợp xem tranh.
…Tí Xíu.
…giọt nước ở biển.
…ở biển cả, sông ngòi,ao
hồ,trên trời,cả dưới nước.
…đi vào đất liền.Tí xíu có
đi,Tí xíu biến thành hơi,
ông mặt trời và cô gió đã giúp
anh em nhà tí xíu đi phiêu lưu.
…chiếu thật nhiều ánh nắng
lên Tí xíu.
Cô gió đưa anh em T1 Xíu lên
cao,tụ thành đám mây trắng
xinh đẹp.
Cuối cùng Tí Xíu trở thành
giọt nước.
…đem niềm vui đến cho cây
cối và cả con người nữa…Tí
xíu đem nước đến cho mọi
người ,cây cối…
Trẻ trả lời theo suy nghĩ .
HOẠT ĐỘNG 5: Cho trẻ làm quen chữ viết qua tên
truyện.
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
Cô cho trẻ đọc tên truyện qua trình chiếu.
…giọt nước tí xíu
HOẠT ĐỘNG 6: Cho trẻ chơi xếp tranh theo qui
trình ( vòng quay luân chuyển của nước):
Cách chơi như thế này: Các con sẽ chia thành 3 nhóm.
Cô có các bức tranh về mây, mưa, nước biển,ông mặt
trời, suối. Các con sẽ về nhóm thảo luận và dán tranh
theo đúng qui trình ( vòng quay của nước).
KẾT THÚC :
Cho trẻ hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ hát cùng cô và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG GÓC
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
V. HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
- Cắm cờ.
- Trả trẻ.
Mây đen
Mưa Ông mặt trời
Mây trắng
Suối Nước biển