Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NƯỚC và các HIỆN TƯỢNG tự NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.69 KB, 5 trang )

NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Mưa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết nói lên những hiểu biết và cảm nhận của trẻ về mưa.
- Vận động sáng tạo theo giai điệu và tiết tấu bài hát Trời nắng trời mưa.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ và sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
II. CHUẨN BỊ

- Giấy vẽ, bút màu, nguyên vật liệu trang trí.
- Tranh vẽ mưa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Trời nắng trời mưa
Bé cùng cô hát và vận động theo nhạc bài hát: Trời nắng trời mưa.
Trò chuyện với trẻ về trời mưa?
Khuyến khích mỗi trẻ nói lên cảm nhận của trẻ về trời mưa:
- Con thấy khi sắp mưa trời như thế nào?
- Trời mưa thì điều gì xảy ra?
- Khi trời mưa có ông mặt trời chiếu nắng không?
- Khi đi ngoài mưa chúng ta phải làm gì?

Hoạt động 2: Mưa có ích lợi gì?
Cho trẻ quan sát một số bức tranh về hạn hán và trời mưa.
Trò chuyện với trẻ về ích lợi và tác hại của mưa đối với sinh hoạt và cuộc
sống của con người và thiên nhiên.

Hoạt động 3: Vẽ tranh mưa
Cô phát cho trẻ một số bức tranh có vẽ sẵn, trẻ tô màu và vẽ thêm mưa
vào bức tranh cho sinh động.


Triển lãm tranh của trẻ.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc


CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Giọt sương
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ và hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Nghe và hiểu ngôn ngữ truyện, biết trả lời, đặt tên câu chuyện và bộc
lộ cảm xúc của mình về các tình tiết, hình ảnh trong câu chuyện.
- Biết thể hiện cảm xúc của trẻ qua việc kể lại câu chuyện.
- Biết giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ

- Rối, tranh nhân vật rời.
- Giấy, bút tô màu giọt sương.
- Tranh thiên nhiên buổi sáng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Giọt sương
Trò chơi: Giọt sương buổi sáng.
Cô và trẻ cùng đưa tay thành hình vòng tròn trên đầu và làm giọt sương.
Trẻ vận động theo cô: Giọt sương đậu trên lá, hạt sương nhảy lên nụ hoa
v.v…
Cho trẻ xem tranh về buổi sáng sớm, trò chuyện với trẻ về bức tranh

buổi sáng sớm.
Buổi sáng bầu trời như thế nào?
Trên các lá cây có gì? Trông như thế nào?
Tại sao buổi sáng lại có giọt sương trên lá cây?

Hoạt động 2: Kể chuyện: Giọt sương
Cô kể cho trẻ nghe bằng tranh nhân vật rời.
Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện.
Cô kể lại câu chuyện bằng rối, vừa kể, vừa đặt câu hỏi về các tình huống
trong câu chuyện.

Hoạt động 3: Giọt sương long lanh
Bé tô màu các giọt sương bằng nhiều màu sắc khác nhau, sau đó cắt rời


các giọt sương và nối vào một sợi dây.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Mây đen xấu xí
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ và hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Nghe và hiểu ngôn ngữ truyện, biết trả lời, đặt tên câu chuyện và bộc
lộ cảm xúc của mình về các tình tiết, hình ảnh trong câu chuyện.
- Hiểu được tính cách của nhân vật: Mây trắng, mây đen.
- Biết giúp đỡ mọi người.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh phông: Cánh đồng khô héo, bầu trời, cây.
- Mặt nạ cô mây.
- Mũ nhân vật rời: Đám mây trắng và đám mây đen cho mỗi trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Mây và gió
Trẻ hát và vận động theo bài: Mây và gió.
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
- Bé vừa hát về điều gì?
- Mây có ở đâu?
- Khi bầu trời có nhiều đám mây đen kéo đến thì bầu trời sẽ như thế
nào?
- Khi bầu trời sáng, có nắng thì các đám mây có màu gì?
- Giới thiệu câu chuyện: Mây đen xấu xí.

Hoạt động 2: Câu truyện: Mây đen xấu xí
Cô kể chuyện theo tranh và trò chuyện cùng trẻ:
- Mây trắng đã nói gì với mây đen?


- Khi mây đen khóc thì chuyện gì xảy ra?
- Theo con có mây nào làm việc tốt?
Kể lại câu chuyện theo tranh nhân vật rời và trò chuyện với trẻ về ý
nghĩa câu chuyện.

Hoạt động 3: Bé cùng kể chuyện
Cô và trẻ mang mặt nạ, mũ nhân vật và cùng diễn lại câu chuyện: Mây
đen xấu xí.


Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Nước ở quanh bé
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cho trẻ làm quan đặc điểm, tính chất của nước: Trong suốt, lỏng, có
nhiều loại nước và nhiều nguồn nước khác nhau.
- Biết được lợi ích của nước cần thiết cho con người và động vật: Để ăn
uống, tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ uống nước khi khát, uống nước đã nấu chín, biết giữ vệ
sinh cá nhân.
II. CHUẨN BỊ

- 15 bao ni lông (nhỏ vừa) đã thổi treo trên trần, bên trong có thẻ hình
về giáo dục vệ sinh.
- Máy casset, băng nhạc tiếng nước chảy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về nước
Cho trẻ nghe âm thanh từ máy casset và đoán xem đó là âm thanh gì?
Trò chuyện với trẻ về nước: Khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của
trẻ về nước:
Bé biết những loại nước nào?
Nước nào dùng để uống?



Bé uống các loại nước nào?
Bé tắm bằng nước gì?

Hoạt động 2: Trò chơi: Đập bóng
Cô thả những quả bóng (thổi bằng bao ni lông) xuống, mỗi trẻ chọn một
quả bóng và đập bể để lấy thẻ hình bên trong. Quan sát thẻ hình của mình.
Trò chơi: Kết nhóm
Cho trẻ kết 2 bạn cùng 1 nhóm, sau đó từng nhóm sẽ kể cho các nhóm
khác nghe về thẻ hình của nhóm mình.

Hoạt động 3: Bé thích uống nước gì?
Trẻ đứng vòng tròn, chuyền bóng, khi dứt tiếng nhạc, bóng ở bạn nào thì
bé đó nói tên nước uống mà bé thích.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc



×