Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHỦ đề cơ THỂ của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.36 KB, 3 trang )

CƠ THỂ CỦA BÉ

Đề tài: Bé biết gì về cơ thể mình
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Gợi ý để trẻ mạnh dạn biết tự giới thiệu những đặc điểm và công dụng
của các bộ phận trên cơ thể mình.
- Biết dùng bút vẽ chân dung về khuôn mặt và các bộ phận trên cơ thể
mình.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ

- Giấy, bút màu
- Một số tranh ảnh, câu chuyện về cách giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ,
an toàn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Mô tả về cơ thể mình
- Gợi ý để bé biết mô tả các bộ phận trên cơ thể của mình có những đặc
điểm nào nổi bật và công dụng của các bộ phận đó.

Hoạt động 2:
Tôi là ai?
- Cô tiếp tục cho bé tự giới thiệu và miêu tả về bản thân mình.
- Cho các bạn khác đặt câu hỏi để bé trả lời về bản thân.
- Cô đặt các câu hỏi nhằm khơi cho trẻ những ý tưởng thể hiện qua tranh
khi vẽ chính mình.

* Bé làm họa sĩ
- Cho trẻ hát và chơi trò chơi Hát to hát nhỏ.


- Cho trẻ vào bàn vẽ tranh. Cô quan sát và gợi ý thêm để trẻ hoàn thiện
bức tranh.

* Giải mã bức chân dung
- Cô cho trẻ giới thiệu về bức tranh của mình, gợi ý để trẻ nói lên được


cảm xúc khi vẽ chân dung chính mình, trạng thái và những đặc điểm nổi bật
các bộ phận của mình và các bạn khác.

Hoạt động 3: Hoạt động góc
Góc tạo hình: Bé vẽ chân dung, sử dụng những hộp giấy tròn làm khuôn
mặt.
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ bằng phấn dưới sân trường.
- Bé chơi tự do với cát, nước, tổ chức vận động cho trẻ béo phì.

Hoạt động 5: Hoạt động chiều
- Rèn cho bé cách sắp xếp dép gọn gàng ngăn nắp.
- Tổ chức xem truyện tranh và cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, an toàn.

Đề tài: Cái mũi và công dụng của nó
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giúp trẻ nhận biết được chức năng và công dụng của cái mũi trên cơ
thể mình.
- Biết cách phòng chống các bệnh qua đường hô hấp như: ho, hắt xì hơi,

sổ mũi bằng cách đưa tay che miệng, đeo khẩu trang, nhỏ nước muối vệ sinh
mũi.
- Dạy trẻ tuyệt đối không cho bất cứ vật gì vào trong mũi vì sẽ gây ngạt
thở và dẫn đến tử vong.
II. CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ còn thiếu các bộ phận.
- Giai điệu bài hát có tên Cái mũi.
- Một số hình ảnh phòng chống các bệnh qua đường hô hấp.
- Các đồ ăn có mùi thơm và không có mùi để trẻ phân loại.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Vẽ các bộ phận còn thiếu.
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm cùng tìm vẽ thêm những bộ phận


còn thiếu trong tranh.
- Chơi trò chơi: Oẳn tù tì

Hoạt động 2
* Bé biết gì về cái mũi?
- Trò chơi: Sự lớn lên của bé.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và công dụng của cái mũi.
- Giáo dục cho trẻ cách bảo vệ cái mũi không bị viêm nhiễm và lây bệnh
cho người khác.

* Hãy cùng hát với tôi
- Bé hát cùng cô và các bạn bài Cái mũi
- Cô tổ chức cho trẻ hát và vận động cùng cô theo giai điệu bài hát.
- Tổ chức cho trẻ hát theo các hiệu lệnh to, nhỏ, nhanh, chậm khác nhau.

- Gợi ý cho trẻ sáng tạo theo giai điệu bài hát từ các bộ phận khác trên
cơ thể.

* Trò chơi: Cái mũi biết ngửi
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cách chơi: Chia làm hai đội thi tìm những loại đồ ăn nào có mùi thơm
và ngược lại.

Hoạt động 3: Hoạt động góc
- Góc âm nhạc: Bé hát và vận động theo bài hát về bản thân.
- Góc tạo hình: Biết trang trí khuôn mặt, nặn bé trai, bé gái.
- Góc khám phá thiên nhiên (KPTN): Cô tổ chức cho bé thử nghiệm với
các giác quan ngửi, sờ, nếm.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
- Cô tổ chức cho trẻ dạo chơi và khám phá các mùi hương khác nhau từ
cây cỏ.
- Bé chơi tự do với cát nước, tổ chức vận động cho trẻ béo phì.

Hoạt động 5: Hoạt động chiều
- Ôn lại những kỹ năng rửa tay lau mặt cho các bé còn yếu.
- Chơi trò chơi: Nu na nu nống



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×