Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHỦ đề NHỮNG đồ vật của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.88 KB, 7 trang )

NHỮNG ĐỒ VẬT CỦA BÉ

Đề tài: Cây bút chì thông minh
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu chuyện và đặt
tên câu chuyện.
Trẻ nhận biết và gọi tên các dạng hình học.
Trẻ nhận biết được các nhóm đồ vật có dạng hình học.
Giáo dục trẻ cẩn thận, ngăn nắp.
Biết hoạt động theo nhóm, chơi cùng bạn, vâng lời cô.
II. CHUẨN BỊ

Truyện tranh hoặc rối: Cây bút chì
Rổ có thẻ Các đồ vật ở nhà của bé
Các hình học lớn bằng nhựa.
Tranh vẽ tô màu khổ A4.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Kể chuyện: Cây bút chì
Đàm thoại:
Chuyện gì đã xảy ra với cây bút chì?
Bút chì đã nói gì với chuột?
Đầu tiên bút chì vẽ hình gì?
Sau đó bút chì vẽ hình gì?
Bút chì vẽ những hình gì nữa?
Cuối cùng bút chì vẽ gì nữa?
Bút chì vẽ bao nhiêu hình tròn, bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình
vuông?
Tại sao chuột sợ hãi bỏ chạy.



Hoạt động 2: Đồ vật có hình dạng gì?
Cho trẻ xem tranh một số đồ vật trong gia đình và cho trẻ nói: Chúng có


dạng hình gì?
Trò chơi: Về đúng ga nào!
Ở 4 góc lớp có 4 biển hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
Trẻ xếp thành vòng tròn, cùng hát bài và đi theo vòng tròn, khi cô hô:
Tàu lửa về ga, các bạn sẽ chạy tới các rổ để xung quanh lớp, chọn một tấm
hình có đồ dùng gia đình, sau đó chạy về hình hình học tương ứng.

Hoạt động 3: Chọn ô cho đúng
Trẻ ngồi theo nhóm, mỗi trẻ được phát một tờ giấy A4, bên trái là các
chữ số: 3, 4, 5, bên phải là các ô có chứa các đồ vật trong gia đình.
Trẻ đếm số đồ vật trong mỗi ô và nối ô với số lượng tương ứng.

Kết thúc: Nhận xét giờ học.
Đề tài: Bé chơi cùng hộp sữa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội giúp bé hoạt động tích cực với lon sữa.
- Khai thác tối đa các chức năng sáng tạo của lon sữa để ứng dụng vào
các hoạt động.
- Thông qua các hoạt động với lon sữa giúp trẻ phát triển năng lực:
+ Năng lực thể chất qua các hoạt động xếp, lăn, chạy theo nhặt lon sữa
lăn, bước, bật qua các lon sữa, đóng mở nắp hộp.
+ Năng lực nhận thức: Về cái hộp sữa, ôn nhận biết màu (nắp lon sữa).
+ Năng lực ngôn ngữ: Trò chuyện, chơi nói chuyện điện thoại.
+ Năng lực tình cảm xã hội: Làm dụng cụ âm nhạc hát múa, trang trí lon

sữa.
II. CHUẨN BỊ

- Lon sữa đủ cho số trẻ.
- Dán 3 màu xanh, đỏ, vàng vào các nắp lon sữa.
- Dây gắn vào lon sữa làm trống đeo cổ (dụng cụ âm nhạc), làm dây
điện thoại.
- Các vật liệu trang trí hộp sữa: Chấm tròn, hồ, bút màu, màu nước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


Chỉ với lon sữa bột mà hằng ngày bé được thấy, được uống, ta có thể
dùng nó vào việc tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả.
Với lon sữa, cô đã suy nghĩ và đưa ra nhiều dạng cho bé hoạt động tích
cực với lon sữa đó.
Sau đây là một số dạng hoạt động với lon sữa:
- Trò chuyện về lon sữa: Hình dạng, kích thước các loại lon sữa mà bé
uống, lợi ích của việc uống sữa.
- Các hoạt động phát triển thể chất với lon sữa
Lăn và chạy theo lon sữa
Lăn lăn lăn
Đố bạn biết
Cái gì lăn thế?
Lăn lăn lăn
A! Hộp sữa lăn lăn
- Các hoạt động xếp
+ Thi xem ai xếp chồng cao nhất  Ngã  Chạy theo nhặt lại.
(Xếp cao lên nào anh chị em ơi!...).
+ Xếp bông hoa
+ Xếp theo ý thích

+ Xếp cạnh nhau liên tục thành một đường dài  Bước qua, bước lại; Bật
qua, bật lại.
- Các hoạt động phát triển nhận thức.
+ Phân loại hộp sữa theo màu (Chơi chạy về đúng nhà hộp sữa theo nắp
màu xanh, đỏ, vàng).
+ Đóng mở nắp hộp  Tự tìm đồ dùng bỏ vào và đóng lại (hạt, nút, đồ
chơi,…)  Lắc  Lắng nghe âm thanh phát ra từ vật bé để vào.
- Các hoạt động phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội.
+ Làm dụng cụ âm nhạc: Lắc hộp sữa có hạt phát ra âm thanh, làm
trống gõ, làm trống đeo vào cổ.
(Nào bạn ơi! Lại đây chơi, xem chúng ta đua nhau chơi trống.
Tùng cắc tùng, tùng cắc tùng, tùng cắc tùng, cắc tùng tùng tùng)
+ Trang trí hộp sữa làm dụng cụ âm nhạc: Dán chấm tròn trang trí,
khảm bằng đất nặn, vẽ trang trí, in dấu màu nước.


Đục lỗ sẵn  Cho trẻ nhìn vào hộp sữa và phát hiện có cái lỗ  Nhìn qua
cái lỗ  Để lon sữa lên miệng nói  Cô dùng sợi dây nối 2 lon sữa với nhau 
Gợi ý bé chơi làm cái điện thoại, trò chuyện qua điện thoại với nhau.
Dùng lon sữa chơi khuấy sữa cho búp bê uống, trò chuyện cùng búp
bê…

Đề tài: Chơi với đất sét
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Khám phá về đất sét khô thì cứng dễ vỡ, còn đất sét thì ướt mềm dính.
Đất sét ướt khi nung nóng lên thì sẽ khô cứng lại.
- Trẻ biết chơi với đất sét và tạo ra các con vật, đồ dùng mà trẻ thích.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi tay.
- Phát triển óc quan sát, khả năng tư duy.

- Phát triển sự khéo léo của đôi tay, óc thẩm mĩ.
- Giáo dục trẻ biết bảo quản và giữ gìn các đồ dùng.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Cậu bé và đất sét
Cho trẻ khám phá và gọi tên đất nặn, đất sét khô, bột.
Cô kể chuyện: Cậu bé đất sét

Hoạt động 2: Điều kì diệu từ đất sét
- Cô cho mỗi trẻ lấy một đĩa đất sét (đất sét khô, đất sét ướt).
- Trẻ quan sát và nhận biết được sự khác nhau giữa đất sét khô (cứng,
khô) và đất sét ướt (mềm, dẻo).
- Cho trẻ khám phá điều kì diệu từ đất sét khô là dễ vỡ, còn đất sét ướt
là dính lại.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện và nhận biết một số đồ dùng bằng đất sét.

Hoạt động 3: Bé chơi với đất sét
- Cho trẻ nêu ý tưởng nặn những đồ vật gì từ đất sét.
- Cho trẻ vào bàn nặn đất sét.
- Gợi ý hỏi trẻ để các sản phẩm này cứng lại thì mình sẽ làm gì?
- Cô cho trẻ đem các sản phẩm ra phơi nắng dưới sân trường.


Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ quan sát xem ở sân trường xem chỗ nào có nắng nhiều và tìm
vị trí để phơi nắng các sản phẩm của trẻ.
- Cho trẻ nhìn xung quanh ở sân trường, kể tên các đồ vật làm từ đất
sét.
- Trẻ chơi xúc cát, nặn bánh từ cát.


Hoạt động 5: Hoạt động góc
- Trẻ sử dụng các sản phẩm đất sét đã được phơi nắng xong đem vào
góc chơi kể chuyện sáng tạo.
- Trẻ nặn theo ý thích từ các nguyên vật liệu: Đất sét, đất nặn, bột.

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

Đề tài: Những chiếc giày tìm đôi
Lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết ghép hai đối tượng để tạo thành một đôi.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh sự giống nhau và khác nhau về hình
dạng, kích thước.
- Có ý thức đi đúng đôi giày, dép.
- Rèn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi học đúng, cách tô màu cho đẹp.
II. CHUẨN BỊ

- Tất cả những đôi giày của bé, cô.
- Kệ, bàn để trưng bày những đôi giày.
- Giấy A4 có vẽ hình những chiếc giày, bút chì màu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Thế nào là một đôi
Cô và trẻ cùng lên xe đi siêu thị. Các trẻ có thể lựa chọn phương tiện
giao thông tưởng tượng và cùng đi siêu thị.
Cô dắt trẻ đến chỗ bán giày dép. Ở đó có trưng bày các đôi giày. Một đôi
xếp đúng, hai đôi xếp sai (không phải là một đôi).



Cô và trẻ cùng quan sát.
Cô chỉ vào từng cặp giày và hỏi trẻ.
Đây có phải là một đôi giày không?
Tại sao con biết?
Yêu cầu hai trẻ, mỗi trẻ xếp lại một đôi giày cho đúng.
Cô cùng trẻ tham quan một gian hàng khác. Ở đây người bán hàng mới xếp
có bốn chiếc giày lên trên kệ. Còn bốn chiếc giày (còn lại ở dưới đất).
Cô hỏi trẻ: Bốn chiếc giày này có phải hai đôi không? Vì sao?
Cô cho bốn trẻ, nhặt bốn chiếc giày ở dưới đất đặt cạnh chiếc giày trên
kệ cho thành một đôi (cả lớp cùng kiểm tra).
Cũng có thể cho trẻ đếm số chiếc giày, số đôi giày.
Cô cũng có thể tăng số giày dép nếu trẻ đã thành thạo.
Cho trẻ quan sát và nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của hai
chiếc giày trong cùng một đôi.

Hoạt động 2: Chọn giày đúng đôi
Cô xếp từng hai chiếc giày với nhau (không cùng một đôi) mỗi trẻ chọn
hai chiếc giày đó và đi vào chân.
Cô cho trẻ đến vạch xuất phát và cùng đi theo đường hẹp về đích
(đường hẹp khoảng 1,5 đến 2m).
Sau khi về tới đích, cô trò chuyện cùng trẻ xem khi đi hai chiếc giày
không cùng đôi trẻ cảm thấy thế nào?
Trò chơi tìm bạn
Cô hô tìm bạn, tìm bạn, trẻ tìm các bạn để đổi giày sao cho ai cũng có
một đôi giày của mình.
Cô cho trẻ đi giày và đi theo đường hẹp trở về lại vạch xuất phát ban
đầu.
Cho trẻ nhận xét xem, khi đi giày đúng đôi của mình thì cảm giác thế
nào?
Vì sao phải đi giày đúng đôi, đúng kích thước chân? Có nên đi giày chiếc

nọ, chiếc kia ra đường không?
Cho trẻ xếp những đôi giày vào chỗ quy định.

Hoạt động 3: Tìm giày cho đúng
Cho trẻ về ngồi vào bàn. Mỗi trẻ được phát những tờ giấy A4 có vẽ nhiều


chiếc giày, trong đó chỉ có hai chiếc là một đôi.
Trẻ tìm và tô màu hai chiếc giày thành một đôi đó.

Kết thúc



×