Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

hải quan điện tử, khái niệm và thực tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.09 KB, 16 trang )

Môn học: LOGISTICS
CHỦ ĐỀ: HẢI QUAN ĐIỆN TỬ, KHÁI NIỆM VÀ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM


MỤC LỤC.
MỤC LỤC.........................................................................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì ngoại thương trở thành
một hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Muốn hoạt động ngoại thương trở nên ngày càng hiệu quả thì đòi hỏi không chỉ chính
phủ mà còn các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các xu thế của thế giới, đặc biệt
trong lĩnh vực nghiệp vụ ngoại thương. Đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong
lĩnh vực này là việc hiện đại hóa ngành Hải quan hay nói cách khác chính là hải quan
điện tử.
Và hôm nay nhóm chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về khái niệm Hải quan điện tử và
tình hình thực tế của Hải quan điện tử tại Việt Nam. Với thời gian tìm hiểu có hạn cùng
với kiến thức hạn chế, nhất là kinh nghiệm đánh giá thực tế chưa sâu sắc và đầy đủ. Vì
vậy trong bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy và các bạn
đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những chuyên đề sau.


CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về hải quan điện tử
I.
Khái niệm hải quan
1. khái niệm: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng
hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với


hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.(Theo bách khoa toàn thư mở)
II.
Các quy trình thủ tục hải quan:
1. Đối với người khai hải quan
- Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải
quan hồ sơ hải quan.
1.1. Hồ sơ hải quan.
a. Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu, chủ hàng phải nộp:
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại:1 bản sao
- Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có
giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng mà trong trường hợp cần thiết Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quy định:
1 bản sao
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể mà
người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.


b. Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu, chủ hàng phải nộp:
Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 2 bản chính
Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 1 bản sao 9
Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có
giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính
Bản sao vận đơn: 1 bản loại copy
Bản kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng có nhiều chủng loại: 1 bản chính và 1
bản sao

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1 bản chính
Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hàng
hóa hoặc giấy thông báo của nhà nước về việc miễn kiểm tra về chất lượng ở cấp
nhà nước: 1 bản chính
Chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể
Trường hợp được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận, người khai hải quan được
nộp chậm các chứng từ sau đây:
Giấy chứng nhận xuất xứ - được nộp chậm không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ
ngày đăng ký tờ khai hải quan


• Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (trừ tờ khai hải quan) không quá 30 (ba
mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Ngoài ra, đối với các hàng hóa
khác, hồ sơ hải quan cũng suy từ hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu và hàng
nhập khẩu để quy định.
2. Đối với cơ quan hành chính nhà nước
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ
sơ và thông quan lô hàng miễn kiểm tra:
Công việc của bước này là công chức hải quan nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống
(có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế :
- Nếu không được phép đăng kí tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp
vụ cho người hải quan biết, trong đó nêu rõ lý do. 10
- Nếu được phép đăng kí tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan. Nếu
hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính, thông tin sẽ tự
động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra- có 3 mức độ khác nhau
(mức 1, 2 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ)
Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh)
Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng)
Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Mức 3 có 3 mức

độ kiểm tra thực tế:
+ Mức 3 (a): kiểm tra toàn bộ lô hàng
+ Mức 3 (b): kiểm tra thực tế 10% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết
thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận
được mức độ vi phạm.
+ Mức 3 (c): kiểm tra thực tế 5% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết
thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận
được mức độ vi phạm
Lưu ý: ở một số trường hợp, công chức hải quan đề xuất hình thức và mức độ kiểm tra
hải quan.
Bước 2: Nhân viên hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế:
Ở bước này, công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ mà doanh nghiệp xuất khẩu,
nhập khẩu nộp vào cơ quan hải quan. Nội dung kiểm tra ở bước này là kiểm tra tính giá
thuế, kiểm tra mã số thuế, chế độ chính sách thuế. Có các trường hợp:
- Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhân viên hải quan sẽ nhập thông tin
chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” với hàng hóa hải
quan theo luồng xanh thì thủ tục hải quan gần như kết thúc ở bước này.
- Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo
của người khai hải quan, thì nhân viên hải quan kí xác nhận , đóng dấu số hiệu
công thức vào ô “ xác nhận đã làm thủ tục hải quan” 11 trên tờ khai hải quan.
Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan đóng dấu “đã làm thủ tục hải
quan và trả tờ khai cho người khai hải quan”.


- Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của
người khai hải quan hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào lệnh hình thức, mức độ
kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện.
- Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp,
cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ
sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định:

1. Quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng
2. Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa
3. Tham vấn giá
4. Trưng cầu giám định hàng hóa
5. Lập biên bản chứng nhận hoặc biên bản vi phạm hành chính về hải quan
Ở bước này, công chức hải quan thực hiện thủ tục xét miễm giảm, xét giảm thuế (nếu
có) theo quy định của thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc kiểm
tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử…
hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm:
- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của
người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo
chi cục xem xét, quyết định (nếu có).
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:
• Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa
• Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm
12 tra nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC.
• Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp:
TH1: Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải
quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải
quan” trên tời khai hải quan.
TH2: Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai
hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét
quyết định:
 Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu.
 Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm.
 Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng
Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho
người khai hải quan.

Nhiệm vụ của bước này bao gồm:
- Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của ngân hàng/ tồ chức tín dụng về số thuế
phải nộp đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay.
- Thu lệ phí hải quan.
- Đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”


- Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan
- Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phục tập theo mẫu phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ
hải qua ban hành kèm theo (mẫu 02: PTN-BGHS/2006)
Bước 5: Phúc tập hồ sơ:
- Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quản
- Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do Tổng cục hải quan ban hành
III.

Khái niệm hải quan điện tử và thủ tục hải quan điện tử

1. Khái niệm: Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng
phương tiện điện tử.
2. Đặc điểm:
- Khai báo hải quan và xử lý hồ sơ được thực hiện qua mạng
- Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro
- Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ,
sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông
tin về hàng hóa, hành khách, trước khi phương tiện nhập cảnh.
- Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân
thủ cao
3. Thủ tục hải quan điện tử:
3.1. Những điểm mới của quy trình TTHQĐT
a. Chứng từ hải quan điện tử

- Chứng từ điện tử là là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận, và lưu trữ
bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính
- Là thông điệp dữ liệu
- Chứng từ HQĐT có giá trị làm thủ tục như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng
văn bản giấy
b. Quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro
- Trên cơ sở nguyên tắc chính của Công ước Kyoto sửa đổi 1999:
• Hạn chế kiểm soát hải quan ở mức cần thiết để đảm bảo tuân thủ Luật
HQ.
• Thủ tục hành chính đơn giản và mang tính thực tiễn.
• Mang tính ít xâm phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm cung cấp quy
trình xử lý vàthông quan tự động . Cán bộ HQ phải có sư tích hợp với các hệ
thống TM
- Hiệu quả hơn so với thủ tục hải quan truyền thống trước đây “ tiền kiểm”
3.2. Đối với người khai hải quan
1. Tờ khai HQĐT theo mẫu


2. Bản ĐT vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các
bản vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong
trường hợp hàng được người khai HQ đề nghị cơ quan HQ xác nhận thực xuất
3. Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều
chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất
4. Bản ĐT giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu 21
5. Bản ĐT hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật
liên quan

3.3. Đối với cơ quan hành chính nhà nước

Bước 1: Kiểm tra sơ bộ , đăng ký tờ khai điện tử
- Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng
hóa xuất nhập khẩu do DN khai báo
- Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên TK
- Xử lý thông tin khai báo Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: Chấp nhận
đăng ký TK điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ
đăng ký, phân luồng TK
• Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4
• Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ
khác: Thông báo cho người khai HQ xuất trình các chứng từ theo quy
định thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang
bước 2
- Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công
chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù
hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lỹ do bằng “ thông báo từ chối TKHQĐT”
- Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT
1. Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết
a. Hình thức, mức độ kiểm tra
- Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng từ
điện tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy);
b. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật Chi
tiết giống phần TTHQ thông thường
2. Xử lý kết quả kiểm tra


a. Phù hợp với quy định của Phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định

thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4
b. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng
từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm
tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn,
công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội,
lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền.
c. Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục.
3. Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Xem TTHQ thông thường
Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về bảo quản;
Hàng chuyển cửa khẩu
- Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, HQ lưu 01 bản, người khai HQ 01
bản, cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống.
Bước 5: Quản lý hồ sơ
3.4.

Chèn sơ đồ quy trình HQĐT

1. Giới thiệu về cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử
Từ ngày 15/03/2017 Tổng cục Hải quan triển khai Cổng Thông tin tờ khai hải quan điện
tử để cung cấp thông tin tờ khai hải quan cho cơ quan liên quan theo quy định tại Quyết
định 33/2016/QĐ-TTg ngày 19/08/2016 về việc ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng
thông tin tờ khai hải quan điện tử (sau đây gọi tắt là Quy chế).
Việc triển khai Cổng Thông tin tờ khai hải quan giúp đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc sử
dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt
động xuất nhập khẩu. Góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường
sử dụng văn bản điện tử và dữ liệu điện tử, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị cũng như
lưu trữ hồ sơ, tài liệu, giảm chi phí cho việc in tờ khai hải quan, tiết kiệm chi phí hành
chính, thực hiện mục tiêu đặt ra tại các Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về

Chính phủ điện tử và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ.
a. Phạm vi:
Cổng Thông tin tờ khai hải quan cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực
hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua
ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu
thông trên thị trường.
b. Đối tượng sử dụng:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện
các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các thủ tục hành chính
khác; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
+ Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ
tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
+ Các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
c. Hình thức sử dụng:


1. Sử dụng bằng tài khoản do Tổng cục Hải quan cấp truy cập vào địa chỉ
để tra cứu thông tin.
2. Kết nối hệ thống thông tin với Cổng Thông tin hải quan để sử dụng thông tin tờ khai
dưới dạng dữ liệu điện tử;
3. Cơ quan kiểm tra có thể sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử dưới dạng tin
nhắn do Tổng cục Hải quan cung cấp từ số điện thoại 0869600633.
Các cơ quan kiểm tra bao gồm: Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị
trường, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các đơn vị, người có
thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động
nhập khẩu, xuất khẩu và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
d. Đăng ký sử dụng:
Việc đăng ký sử dụng được thực hiện thống nhất qua đầu mối đăng ký sử dụng của từng
cơ quan.
Các quy định liên quan đến việc đăng ký sử dụng được quy định tại Điều 9 của Quy

chế.
Các Thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký sử dụng Cổng Thông tin tờ khai hải
quan bao gồm:
- Thủ tục đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông
tin tờ khai hải quan điện tử.
- Thủ tục bổ sung nội dung cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử.
- Thủ tục đăng ký kết nối, hủy kết nối với Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử
e. Đối với người khai hải quan:
Người khai hải quan không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này nhưng có thể
tra cứu tờ khai của đơn vị mình bằng cách:
+ Sử dụng tiện ích “Tra cứu thông tin tờ khai hải quan” được cung cấp trên Cổng Thông
tin điện tử hải quan ();
+ Sử dụng thông tin tờ khai dưới dạng tin nhắn do Tổng cục Hải quan cung cấp từ số
điện thoại
f. Thông tin hỗ trợ:
- Liên hệ trực tiếp với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục hải quan;
- Thông qua đường dây nóng của bộ phận hỗ trợ (helpdesk) của Tổng cục Hải quan;
- Gửi thư điện tử vào địa chỉ:
( Trích thông báo của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 23/3/2017 )
CHƯƠNG 2: Thực tế hải quan điện tử tại Việt Nam
1. Lợi ích đem lại của hải quan điện tử
Sau một thời gian triển khai và thực hiện hải quan điện tử, khai báo từ xa tại một
số cục hải quan có lưu lượng hàng hoá lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình
Dương, Đồng Nai, Tp.HCM... Đã cho thấy, phương thức nay đang đem lại những lợi ích
thiết thực cho doanh nghiệp cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý xuất
nhập khẩu. Ngành hải quan Việt Nam đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong quy trình


thủ tục hải quan, ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia Hải quan điện tử, cụ thể như
sau:

- Khai hải quan: khai hải quan chủ yếu được thực hiện qua mạng tin học.
HQĐT được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ đơn giản,
hài hòa, thống nhất, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giảm thời gian thông quan
và chi phí cho DN. DN không cần phải đến cơ quan HQ mua mẫu hồ sơ kê khai mà chỉ
cần khai và gửi thông tin qua mạng đến hải quan, hệ thống thủ tục HQĐT sẽ trực tiếp
kiểm tra, đối chiếu thông tin sau đó phản hồi cho DN.
Cơ quan HQ dự kiến sẽ ban hành các quy chuẩn về mẫu hồ sơ để DN tự thực hiện
và tự chịu trách nhiệm với hồ sơ của mình, không phải tải mẫu hồ sơ của Tổng cục.
Ngoài ra, DN khi tham gia HQĐT được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần
mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí. Cả DN va cơ quan hải quan có khả
năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ
tục hải quan của nhân viên cấp dưới.
- Kiểm tra hàng hoá: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại
Tổng cục chỉ đạo cho toàn quốc. Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan
hàng hoá, dễ lưu trữ hồ sơ, chủ động khai báo, nâng cao tính minh bạch, công bằng
trong giải quyết thủ tục hải quan, giảm tiêu cực phát sinh, do vậy HQĐT được cộng
đồng DN đánh giá cao. Mặt khác, thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quan, chuẩn
hoá cả từ phía DN và hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của hải quan và DN
dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và thanh khoản hợp đồng gia công.
Xây dựng 3 Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá hiện đại và đạt tiêu chuẩn
quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50% các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải
giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phan tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu
phải là “cánh tay nối dài” của công tác kiểm hoa. DN tham gia HQĐT trong khâu này sẽ
được hưởng các quyền như:
• Được ưu tiên thực hiện kiểm tra trước so với đăng ký hồ sơ HQ bằng giấy.
• Được thông quan hoặc giải phóng hàng nhanh tren cơ sở tờ khai ĐT đối với
những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra. Cụ thể, thời gian thông quan đối với lô hàng
thuộc diện miễn kiểm tra hải quan trong khoảng từ 5 đến 10 phút, lô hàng phải kiểm tra
hồ sơ trong khoảng từ 20 đến 30 phút.
• Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai HQĐT (co đóng dấu và chữ ký của

đại diện DN) đối với lô hàng đã được chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng để
làm chứng từ vận chuyển.
- Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuất hiện đại như:
camera; hệ thống định vị toan cầu...
- Thu lệ phí hải quan: trong khâu này, DN được hưởng các quyền như:
• Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục HQ va các loại phí khác.
• Được cơ quan HQ cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu.
• Đối với công tác quản lý thuế, hệ thống khai báo HQĐT giúp kết chuyển tự động
số thuế phải thu sang chương trinh kế toán, bớt được công đoạn nhập thủ công chứng từ
số thuế phải thu…
- Bảng so sánh sự khác nhau giữa HQĐT với hải quan truyền thống:


Đặc điểm

Hải quan truyền thống

Hải quan điện tử

Thông tin
khai báo
Hồ sơ HQ

Yêu cầu khai báo trên các mẫu
văn bản cố định
Tập hợp các loại chứng từ đều
nằm trên giấy

Phương

thức
tiếp
nhận khai báo
Cách thức
xử lý
thông tin

Người khai HQ phải trực tiếp
đến trụ sở HQ để nộp hồ sơ

Yêu cầu khai báo dạng mã hoá vào
hệ thống máy tính
Tệp dữ liệu điện tử gồm các chỉ
tiêu thông tin khai báo và chứng từ
hỗ trợ được điện tử hoá. Hồ sơ
HQĐT được pháp luật chấp nhận
có giá trị như hồ sơ thông thường
nếu đáp ứng các điều kiện nhất
định
Người khai có thể gửi các chỉ tiêu
thông tin qua mạng đến hệ thống
thông tin ĐT của cơ quan HQ
Hệ thống thủ tục HQĐT trực tiếp
kiểm tra, đối chiếu một cách tự
động hoặc bán tự động đối với
cac chỉ tiêu thông tin

Trực tiếp xử lý từng chứng từ
kàm theo tờ khai HQ, so sánh,
đối chiếu, kiểm tra tính chính

xác, thống nhất của nội dung
khai báo
Cách thức
Yêu cầu sự hiện diện của cả Xử lý thông tin ĐT, phản hồi trực
phản hồi
người khai HQ và công chức tiếp vào hệ thống CNTT của người
thông tin
HQ. Công chức HQ thông báo khai HQ các thông điệp ĐT
cho người khai HQ về kết quả
xử lý và hướng dẫn thực hiện
các bước đi tiếp theo của quy
trinh thủ tục HQ
Thời gian và chi Mất nhiều thời gian và chi phí Tiết kiệm tối đa thời gian và chi
phí
cho cả cơ quan quản lý và DN phí.
Xu hướng công Hầu như chưa được áp dụng, Áp dụng 100% CNTT vào tất cả
nghệ thông tin
khối lượng giao dịch trực tiếp các quy trình thực hiện hải quan,
(Cách mạng 4.0) lớn, thủ tục rườm rà, khó hiểu thủ tục nhanh chóng, thuận tiện
2. Cơ hội phát triển
- Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có mạng internet nên việc truyền tải thông tin
về hải quan đến các doanh nghiệp dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí; trao đổi thông
tin với hải quan các nước cũng thuận tiện hơn, xoá bỏ khoảng cách giữa hải quan Việt
Nam với hải quan thế giới.
- Hệ thống xử lý tự động hiện đại sẽ giúp cho cơ quan Hải quan hoạt động minh bạch,
hiệu quả, đánh giá rủi ro tốt hơn và tăng cường chống tham nhũng. Quá trình này còn
đem đến cho Hải quan cơ hội phối hợp tốt với các cơ quan của chính phủ và giữa các cơ
quan Hải quan các nước với nhau.
- Thông qua mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Hải quan nước khác, thực hiện Hải
quan điện tử giúp thủ tục hải quan có thể đến trước khi hàng hoá và người đến biên giới.

Mỗi bên liên quan trong dây chuyền thương mại có thể gửi thông tin tới Hải quan sớm


hơn. Việc này cho phép cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ và ra quyết định thông
quan nhanh hơn.
- Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn
từ những nước phát triển là thành viên của WTO. Do đó, tiếp cận được công nghệ hiện
đại nhanh chóng giúp hải quan điện tử phát triển nhanh hơn, đi từ thí điểm tới đại trà
trong thời gian ngắn.
3. Tình hình áp dụng hải quan điện tử tại Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
trong tháng 10/2017 đạt 38,4 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Trong đó, xuất
khẩu đạt 20,29 tỷ USD, tăng 4,9% và nhập khẩu đạt 18,11 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7%. Cán
cân thương mại hàng hóa trong tháng thặng dư 2,18 tỷ USD.
Tính đến hết 10 tháng /2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt
346,54 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu
đạt 174,55 tỷ USD, tăng 21,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 171,99 tỷ USD, tăng
21,6%.
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch XK, NK, cán cân thương mại theo tháng từ tháng 10/2016
đến tháng 10/2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Trong đó, bắt đầu từ Hệ thống thông quan điện tử vào năm 2005, đến nay 100%
đơn vị hải quan thực hiện thủ tục hải quan thông qua Hệ thống thông quan tự động
VNACCS/VCIS do Nhật Bản tài trợ trên tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước. Điều này
đồng nghĩa với việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử thay thế cho tờ khai hải quan giấy.


- Sau hơn 7 tháng đi vào hoạt động (từ tháng 3 đến hết tháng 9/2017) Cổng thông
tin tờ khai hải quan điện tử () đã có gần 36.000 lượt truy

cập, tra cứu thông tin tờ khai, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN).
- Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử
bước đầu đã góp phần tích cực thực hiện các nội dung "giảm giấy tờ, rút ngắn thời gian,
giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu" và "kết
nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với cơ
quan hải quan" như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết
36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.
CHƯƠNG 3: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HẢI QUAN ĐIỆN TỬ KHI ÁP DỤNG
VÀO VIỆT NAM
1. Ưu điểm
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
ngày càng lớn, loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng. Để tạo
thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và đầu tư phát triển,
đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ, đúng luật pháp,
ngành hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các kĩ thuật nghiệp vụ
hải quan hiện đại, các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh tốc độ
xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý.
Những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận rõ là HQĐT giúp
DN giảm bớt thời gian làm thủ tục, giảm chi phí. Luồng xanh ( những doanh
nghiệp được ưu tiên, không vi phạm pháp luật, chấp hành đầy đủ thủ tục và chính
sách của nhà nước ) giảm 5 -10 phút so với trước, giảm số lượng chứng từ phải
nộp xuống còn 50% vì chi phí phải khai tờ khai hải quan mà không phải xuất
trình, nộp hồ sơ hải quan. Luồng vàng ( những doanh nghiệp có ghi vấn, phải in
hồ sơ và đem đến cơ quan hải quan để đối chiếu, nếu không có vi phạm sẽ được
thông quan) giảm 20 -30 phút so với trước, chỉ xuất trình các chứng từ hải quan
yêu cầu. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hỗ trợ số liệu, hướng dẫn thủ tục
hải quan nhanh trên mạng
Đặc biệt. HQĐT giúp nâng cao tính minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ
tục hải quan, giảm thiểu các tiêu cực phát sinh do việc tiếp xúc trực tiếp giữa hải
quan và doanh nghệp, doanh nghiệp có thể thực hiện và khai báo hợp đồng, phụ

kiện hợp đồng ( bao gồm các danh mục kèm theo ) và định mức mà không cần
phải trình xuất các giấy tờ có liên quan nêu trên để cơ quan kiểm tra. Đối với hải
quan, thủ tục HQĐT giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan…
2. Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm việc thực hiện HQĐT thời gian qua cũng bộc lộ những
hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi có giải pháp khắc phục kịp thời như giải quyết các


bước trong quy trình nghiệp vụ vẫn liên quan nhiều đơn vị hải quan, DN vẫn còn
phải đi lại, chờ đợi; hệ thống mạng xã hội đôi lúc trục trặc, phần mềm triển khai
vẫn còn phải điều chỉnh nhiều, hệ thống mạng HQĐT hiện chưa kết nối với các tổ
chức thương mại, cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng… nên
nhiều khâu vẫn còn phải thực hiện theo phương pháp thủ công, gây chậm chễ.
Hạn chế mà nổi bật là hệ thống mạng và tính kết nối với các hệ thống khác.
Khi giải quyết thủ tục doanh nghiệp, công chức phải mở cùng lúc nhiều chương
trình giống như hải quan thủ công ( hệ thống quản lý giá tính thuế GT22, hệ
thống kế toán KT 559, hệ thống thông tin vi phạm …) các hệ thống này không
được liên kết riêng cho hải quan điện tử nên không đồng bộ với hệ thống xử lý dữ
liệu hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu thông quan còn chậm. Bên cạnh đó hệ thống đường truyền
luôn báo lỗi, tỷ lệ các tờ khai phân luồng vàng, luồng đỏ còn rất cao, phần mềm
vừa chạy, vừa xây dựng nên còn trục trặc. Điều này khiến các doanh nghiệp chưa
mặn mà, thậm chí có DN nản, muốn quay lại với khai báo truyền thống
Gần đây mô hình thủ tục hải quan điện tử đang vận hành thí điểm tại TP.HCM và
Hải Phòng mới được xây dựng và hoạt động độc lập tại 1 Chi cục Hải quan điện
tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của các đơn
vị khác, nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các chi cục hải quan khác
không dễ dàng, khó đáp ứng yêu cầu khi số lượng doanh nghiệp và hàng hoá tăng
Một số DN chưa thật sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ về công nghệ thông tin, nên thực hiện thủ tục HQĐT còn nhiều sai sót

và chưa chính xác.


KẾT LUẬN
Ngày 8/1/2010, Cục Hải quan Lạng Sơn khai trương thủ tục hải quan điện tử tại cửa
khẩu quốc tế Hữu Nghị. Cục Hải quan Lạng Sơn là một trong 10 Cục Hải quan được lựa
chọn thí điểm thông quan điện tử trong cả nước. Năm 2009, Cục Hải quan Lạng Sơn đã
chọn 35 doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành thông quan thí điểm và đã đạt được những
kết quả nhất định. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng
100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ngày 1/4/2010, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt thủ tục hải quan điện tử
(TTHQĐT). Đây là bước đột phá của Cục Hải quan Bình Dương trong cải cách thủ tục
hải quan và trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành triển khai TTHQĐT tại tất cả các chi
cục ngay trong đầu tháng 4 này.
Theo Cục Hải quan TPHCM, sau 4 năm thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đơn vị đã
làm thủ tục cho hơn 100 nghìn tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch 11,15 tỉ
USD cho gần 350 doanh nghiệp.
 những thành công bước đầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để
các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách
nền hành chính quốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi
thương mại quốc gia và quốc tế.



×