Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

báo cáo CTXH cá nhân với trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.04 KB, 45 trang )

Báo cáo CTXH cá nhân

LỜI
NÓI
ĐẦU

“Trẻ em
là tương
lai đất
nước”

KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

TC

Thân chủ

CNKT

Công nhân kĩ thuật

BTXH

Bảo trợ xã hội

NVXH


Nhân viên công tác xã hội UBND

Ủy ban nhân dân

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ quan tâm lo lắng, quan
tâm đến giới trẻ qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập các em”. Trải qua nhiều thập kỉ, câu nói trên của
Bác vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Qua đây ta hiểu rằng chăm lo cho trẻ em là việc
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong thời kì
công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xu hướng mở cửa nền kinh tế, đất nước ta
giao thoa từ nhiều văn hóa và trẻ em những mầm non đất nước là người chịu ảnh
hưởng to lớn trước những ảnh hưởng đó, tuy nhiên sự giao thoa một phần làm
thoái hóa văn hóa giới trẻ, trẻ em rơi vào các tệ nạn xã hội đặc biệt là những trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn- Trẻ mồ côi cha,mẹ thiếu thốn tình cảm, sự chăm
sóc của phụ huynh. Do đó, xã hội chúng ta cần chung tay giúp đỡ, chia sẻ những
khó khăn mà các em đang gặp phải để các em lớn lên trở thành những người công
dân có ích cho đất nước, vì lẽ đó trong đợt thực hành môn Công tác xã hội cá nhân
lần này, tôi đã lựa chọn đối tượng của mình là trẻ mồ côi cha, mẹ.
Nhìn chung qua bài báo cáo này tôi mong mọi người có sự quan tâm đặc
biệt hơn tới trẻ em nói chung và trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói
riêng về các tệ nạn xã hội.Bài báo cáo có thể trình bày và diễn đạt chưa hoàn thiện
nhưng đây là những nỗ lực, trải nghiệm mà bản thân tôi cùng đối tượng của mình
đã thực hiện trong gần một tháng qua, rất mong sự góp ý sâu sắc nhiệt tình của quý
thầy cô cho tôi hoàn thành tốt hơn bài báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

1



Báo cáo CTXH cá nhân

I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Đặc điểm tình hình ở cơ sở thực hành
- Thời gian thành lập:
Trung tâm bảo trợ xã hội Hòa Bình là Trung tâm bảo trợ xã hội duy nhất
của tỉnh được thành lập sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình.
Ngày 04/01/1992 UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định thành lập Trung tâm
bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Hoà Bình.
Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghiề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020.
Ngày 25/11/2013 UBND tỉnh Hoà Bình ra Quyết định bổ sung chức năng nhiệm
vụ và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội ( tên
Tiếng Anh là Social work centre) trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh Hoà Bình.
- Lý do và hoàn cảnh thành lập:
+ Vì mục đích nhân đạo, nhiều quy chuẩn thành lập một trung tâm bảo trợ
xã hội, dựa vào tình hình thực tế tại tỉnh, nhiều người già cô đơn không nơi nương
tựa, trẻ em mồ côi, trẻ lang thang, người tâm thần, người lang thang trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa bình ra quyết định thành lập trung tâm bảo trợ xã
hội tỉnh Hòa Bình.
Đến năm 2013 cùng với sự chỉ đạo chung của Cục Bảo trợ xã hội về việc
thành lập các Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hoà Bình
được thành lập với tiền thân là Trung tâm Bảo trợ xã hội được đổi tên và bổ sung
thêm một số nhiệm vụ về cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.
+ Năm 1991 tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra làm 2 tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà
Tây. Sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình cùng với sự phát triển của đất nước, với nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu mà nền
kinh tế đem lại cũng có không ít mặt trái của nó đó là đất nghèo, là tệ nạn xã hội…

2


Báo cáo CTXH cá nhân

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc với hoàn cảnh khó khăn đặc biệt lao động
vô cùng vất vả, nhiều gia đình vợ mất chồng, chồng mất vợ, con mất cha mẹ dẫn
tới nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Mặt khác do là tỉnh miền núi ít được
tiếp cận với thông tin đại chúng nên dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng khó khăn
không thể nuôi được con cái.
Trong thời gian đó, cùng với xu hướng chung của đất nước nhiều tỉnh dưới
sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã thành lập các trung tâm bảo
trợ xã hội để thực hiện chức năng nuôi dưỡng đối với trẻ mồ côi, người già cô đơn
không nơi nương tựa, người lang thang, người tâm thần, người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn.
Hiện tại trung tâm có địa chỉ Khu 3, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Hòa Bình( Km 11+200 Quốc lộ 6)
2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
a) Chức năng
Trung tâm Công tác xã hội thực hiện chức năng tiếp nhận, nuôi dưỡng các
đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có vấn đề xã hội và cộng đồng như: trẻ em mồ
côi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, người tâm thần, người nhiễm
HIV/AIDS diện không nơi nương tựa; nuôi giữ người tâm thần, lang thang trên địa
bàn tỉnh; tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn
và thực hiện các dịch vụ chăm sóc ban đầu, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, trợ
giúp, phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng
bảo trợ xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội và cộng đồng.

b) Nhiệm vụ
1. Tổ chức tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người cao tuổi cô
đơn, người khuyết tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS diện không nơi
nương tựa, người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn và thực
hiện các dịch vụ chăm sóc ban đầu, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, trợ giúp,
phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng bảo
trợ xã hội, đối tượng có vấn để xã hội và cộng đồng. Liên kết, kết nối với các cơ sở
giáo dục đào tạo để tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ liên
quan ở địa phương trong tỉnh về nghề công tác xã hội.

3


Báo cáo CTXH cá nhân

3. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng ngắn hạn,
dài hạn đối với người khuyết tật, người cao tuổi...trong trường hợp không thể sinh
sống ở gia đình và cộng đồng.
4. Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể
chất cho đối tượng. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa không để đối tượng rơi
vào hoàn cảnh khó khăn hoặc bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, hỗ trợ đối tượng hoà
nhập cộng đồng.
5. Tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Phối hợp
với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có liên
quan để bảo vệ, trợ giúp bằng các hình thức phù hợp. Xây dựng kế hoạch can thiệp
và trợ giúp đối tượng, giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp trợ giúp.
6. Tư vấn hỗ trợ địa phương đưa đối tượng xã hội đủ điều kiện vào nuôi
dưỡng tại trung tâm. Tổ chưc hoạt động phục hồi chức năng, lao động trị liệu. Kết
nối với gia đình, địa phương đưa các đối tượng tái hoà nhập cộng đồng. Giới thiệu

cho trẻ em mồ côi được quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm đi làm con nuôi trong
nước và ngoài nước. Tiếp nhận các đối tượng tự nguyện vào trung tâm theo hợp
đồng.
7. Tổ chức huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ về tài chính, hiện vật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động của Trung
tâm.
8. Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Sở, của UBND tỉnh.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội giao.
Tóm lại, Trung tâm chủ yếu có nhiệm vụ tư vấn, tiếp nhận, quản lí và nuôi
dưỡng các đối tượng yếu thế trong xã hội.

4


Báo cáo CTXH cá nhân

3) Cơ cấu tổ chức

Giám đốc

P.Giám
đốc

P.Giám
đốc

PhòngKhoa


quản
vấn và lí
tâm
Chăm
sócthần
đối tượng

Phòng
CTXH và
đào tạo

Phòng tổ
chức
hành
chính

Phòng Y
tế và
phục hồi
chức
năng

Cơ cấu tổ chức của trung tâm công tác xã hội Hòa Bình bao gồm có:
Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
- Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; Phó Giám đốc Trung tâm chiu trách
nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
- Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm, phụ trách
một hoặc một số lĩnh vực do Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiêm vụ được giao. Khi Giám đốc Trung tâm

vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền hoạt động điều hành của
Trung tâm.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực
hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức - Hành chính

5


Báo cáo CTXH cá nhân

- Phòng Công tác xã hội và Đào tạo
- Phòng Tư vấn và Chăm sóc đối tượng
- Phòng Y tế và Phục hồi chức năng
- Khoa Quản lý tâm thần
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chức năng,
nhiệm vụ các Phòng chuyên môn; bổ nhiêm; bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm.
Trong đó, Giám đốc chịu trách nhiệm phòng tổ chức hành chính, hai phó
Giám đốc chịu trách nhiệm về các phòng: Tư vấn và Chăm sóc đối tượng, CTXH
và đào tạo, Y tế và phục hồi chức năng và khoa quản lí tâm thần.
Hiện nay, tính đến ngày 28/10/2016 giữ chức vụ Giám đốc là đ/c Đỗ Anh
Chiến, phó Giám đốc là đ/c Đinh Thế Đức, đ/c Phạm Thị Loan:
Phó trưởng phòng tư vấn và Chăm sóc đối tượng: đ/c Bạch Thị
Thao và đ/c Bùi Văn Danh.
Trưởng phòng CTXH và đào tạo: đ/c Nguyễn Đức Huy.
Trưởng phòng tổ chức-hành chính: đ/c Nguyễn Quý Bình.
Phó trưởng phòng Y tế và phục hồi chức năng: đ/c Nguyễn Thị
Hồng Thắm.

Trưởng khoa quản lí tâm thần: đ/c Đinh Văn Nhật.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tương đối hoàn thiện, bộ máy tổ
chức quản trị theo cơ cấu quản tổ chức quản trị trực tuyến do đó trách nhiệm các
bộ phận trong cơ cấu rất rõ ràng. Tuy nhiên chính cơ cấu tổ chức này mà làm cho
bộ máy Trung tâm hạn chế sử dụng được các chuyên gia cần thiết trong lĩnh vực
CTXH.
4) Cơ sở vật chất
Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình có cơ sở vật theo qui định tiêu
chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: Tổng diện tích đất 16.272,5 m2.
Tổng diện tích xây dựng bao gồm:
+ 3 dãy nhà làm việc tầng 2( Khu hành chính, phòng công tác xã hộ và
Khoa quản lý tâm thần có diện tích 776 m2).
+ 5 dãy nhà ở một tầng cho đối tượng bảo trợ xã hội gồm 24 phòng, có
tổng diện tích 936 m2.
+ 3 dãy nhà cho đối tượng khuyết tật tâm thần đặc biệt nặng.
+ 1 nhà tang lễ.
6


Báo cáo CTXH cá nhân

+ 1 phòng học và phòng thư viện và một số công trình phụ khác.( khu vui
chơi, thể dục, thể thao, khu tăng gia sản xuất, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà
bếp, bếp ăn, tường rào, đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước.
Với cơ sở vật chất hiện có của Trung tâm có khả năng tiếp nhận, quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng cho 130-150 lượt đối tượng, hiện có và dự phòng một phần
công suất để tiếp nhận những đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp như: Người khuyết
tật tâm thần đặc biệt nặng, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán,
nạn nhân bị cưỡng bức lao động. Đặc biệt là những đối tượng tâm thần nặng chưa
đủ điều kiện theo qui định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ở ngoài cộng đồng rất

nhiều. Nhằm mục đích đầu tư, mở rộng Trung tâm Công tác xã hội để có khả năng
tiếp nhận các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng tâm thần nặng là cần thiết nhằm
cải thiện nâng cao điều kiện cho đối tượng và gia đình cũng như đời sống cán bộ
viên chức, người lao động.
Tóm lại, cơ sở vật chất của Trung tâm hiện nay khá khang trang và hiện
đại, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của đối tượng và cán bộ, công nhân viên chức
tại Trung tâm.
5) Đội ngũ cán bộ/nhân viên
Tổng số công chức, viên chức và người lao động hiện nay tại Trung tâm là
67 người.
Trong đó: Biên chế 53 người; Hợp đồng lao đồng theo nghị định 68/CP 13
người; Hợp đồng khác 01 người.
Nam bao gồm 26 người; Nữ 41 người.
- Trình độ chuyên môn Đại học: 32 người; Cao đẳng 05 người; Trung cấp
21 người; CNKT 03 người; Sơ cấp 02 người.
- Phụ cấp của cán bộ viên chức
- Phụ cấp độc hại: 0,1 đối với cán bộ gián tiếp; 0,2 đối với cán bộ trực tiếp
(mức lương cơ sở)
- Phụ cấp trách nhiệm 0,2
- Phụ cấp đặc thù: áp dụng theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016
của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên
chức và người lao đọng làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người
sau cai nghiện ma tuý và cơ sở trợ giúp xã hội.
- Phụ cấp trực: 65.000 đồng/ca ngày thường. 84.500 đồng/ca ngày thứ 7, chủ
nhật. 117.000 đồng/ca ngày lễ tết.
Về tổng quan, thấy rằng đội ngũ cán bộ nhân viên Trung tâm về mặt bằng
trình độ chuyên môn khá cao tuy nhiên cán bộ Công tác xã hội còn tương đối ít.

7



Báo cáo CTXH cá nhân

6) Qui trình tiếp nhận thân chủ
Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào Trung tâm theo qui định của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị được nuôi dưỡng tại các cơ sở
bảo trợ xã hội tại UBND cấp xã.
Cán bộ Thương binh xã hội hoặc văn hoá xã hội tiếp nhận và xem xét tính
đầy đủ, thống nhất của hồ sơ.
- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi tiếp
nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND cấp xã thẩm định, niêm yết công khai
tại trụ sở UBND cấp xã. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có
thắc mắc, khiếu nại thì UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng gửi Phòng
Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.
- Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc việc kê khai chưa đúng thì cán bộ tiếp nhận hồ
sơ thông báo cho đối tượng biết và hướng dẫn kê khai lại.
Bước 2: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ do
cấp xã gửi; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình
UBND huyện có văn bản gửi Sở Lao Động- Thương binh Xã hội xem xét, quyết
định (Trung tâm BTXH do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý).
Bước 3: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ do
cấp huyện gửi; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định xem xét, nếu đảm
bảo điều kiện thì ra quyết định tiếp nhận vào Trung tâm BTXH.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có
đề nghị của Trưởng thôn và UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú;

+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;
+ Giấy khám sức khoẻ của đối tượng; giấy khai sinh đối với trẻ em (trường
hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản
lý hộ tịch); văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng người
nhiễm HIV/AIDS;
+ Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; bản sao Sổ hộ khẩu; Bản sao giấy khai
sinh hoặc chứng minh nhân dân (đối với đối tượng là người khuyết tật).

8


Báo cáo CTXH cá nhân

+ Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng
của đối tượng;
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ
tịch UBND cấp xã (nếu có);
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết: 54 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong đó:
+ Tại UBND cấp xã: 37 ngày;
+ Tại UBND cấp huyện: 10 ngày;
+ Tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: 07 ngày.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động-Thương binh và Xã
hội.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; bản sao Sổ hộ khẩu; Bản sao giấy khai
sinh hoặc chứng minh nhân dân (đối với đối tượng là người khuyết tật).
+ Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng
của đối tượng;
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ
tịch UBND cấp xã (nếu có);
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết: 54 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong đó:
+ Tại UBND cấp xã: 37 ngày;
+ Tại UBND cấp huyện: 10 ngày;
+ Tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: 07 ngày.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động-Thương binh và Xã
hội.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

9


Báo cáo CTXH cá nhân

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ bảo trợ xã hội (Mẫu số 1c- Thông tư
số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội).

(Riêng người cao tuổi, thực hiện Mẫu số 01 - Thông tư số 17/2011/TTBLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
+ Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (Mẫu số 02- Thông tư số
09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ bảo trợ xã hội (Mẫu số 1c- Thông tư
số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội).
(Riêng người cao tuổi, thực hiện Mẫu số 01 - Thông tư số 17/2011/TTBLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
+ Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (Mẫu số 02- Thông tư số
09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số

10



Báo cáo CTXH cá nhân

67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội.
+ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính
phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày
27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội.
+ Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bình
Định về việc ban hành Quy định mức trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
+ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/211 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật người cao tuổi.
+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội
hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ
xã hội.
+ Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 26/5/2011 của UBND tỉnh Bình
Định về việc ban hành mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
+ Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010.
+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, ngày 10/4/2012 của Chính Phủ Quy đinh
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

+Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số
28/2012/NĐ-CP, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ Quy đinh chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
+ Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 10/5/2013 của UBND tỉnh Bình
Định về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
II. BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

1. Một số vấn đề chung về Thân chủ

11


Báo cáo CTXH cá nhân

a) Các thông tin cơ bản về thân chủ:
- Tên: G.
- Tuổi: 17.
- Giới tính: Nam.
- Ngoại hình: TC cao khoảng 1m70, cân nặng 52 kg.
- Sở thích: Đá bóng, chơi đàn guitar..
b) Đặc điểm tâm, sinh lí
- Thân chủ có sức khỏe thể chất và tinh thần bình thường, có đặc điểm tâm lí
lứa tuổi mới lớn. Tính cách khá bướng bỉnh, hay quậy phá và không chịu
nghe lời, dễ bị chi phối bởi bạn bè, khá nóng tính khi bị trêu tức nhưng nếu
TC đã thân thiết với ai đó thì G rất dễ chia sẻ mọi bí mật của mình, tiếp xúc
lâu thì thấy G bên ngoài nóng tính, bên trong G rất nhạy cảm dễ xúc động
bởi những cử chỉ quan tâm.
c) Thuận lợi, khó khăn

• Thuận lợi:
Theo như thông tin tôi thu thập được có thể thấy rằng TC hiện đang có
nhiều yếu tố thuận lợi như: sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, đang được đi học tại
trường học công lập, bản thân G thông minh, nhanh nhẹn và có nhiều tài lẻ ví dụ
như hát, nhảy... Bên cạnh đó G còn có sự quan tâm của bố mẹ nuôi, bạn bè thân
thiết.
• Khó khăn:
G có rất nhiều yếu tố thuận lợi, song cũng có các yếu tố khó khăn như sau:
vì G hiện đang học muộn so với các bạn nên G cảm thấy chán học, G có tính ngang
bướng, quậy phá và không nghe lời, G còn kết bạn với một số bạn ngoài trường
học... TC đang đi học nên thời gian tiếp cận và can thiệp giữa NVXH và TC rất ít.
d) Nhu cầu/mong muốn:
Sau quá trình tạo được mối quan hệ thân thiết với TC, G có chia sẻ với tôi
mong ước của TC là bản thân có thể tự lập nuôi sống bản thân, em trai và sau đó là
một công dân tốt có ích giúp đỡ lại Trung tâm vì đã nuôi dưỡng TC.

12


Báo cáo CTXH cá nhân

2. Tiến trình trợ giúp thân chủ
a) Hoàn cảnh tiếp cận
Sáng 8h00 ngày 30/11/2016 được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
Nguyễn Thị Thu Hoài và hai kiểm huấn viên tôi và các bạn khóa 2-CTXH học viện
Phụ nữ Việt Nam tiến hành tìm đối tượng cho hoạt động công tác xã hội cá nhân
của mình. Sau đó tôi vẫn chưa tìm được đối tượng mình cần, ngay chiều hôm đó
tôi tham gia hoạt động thể thao là đá bóng cùng các em nhỏ, tình cờ tôi đã tìm thấy
đối tượng phù hợp. Đối tượng mà tôi tiếp cận lần thực tập này là cậu bé 17 tuổi,
mồ côi cha, mẹ bỏ đi. Do thân chủ đã lớn, tâm lí ổn định và mọi thông tin của thân

chủ đều rõ ràng nên thu thập thông tin về thân chủ đối với tôi khá thuận lợi và đầy
đủ.
b) Sơ lược về thân chủ
- Mô tả thân chủ
Họ và tên: B.T.G.
Giới tính: Nam.
Ngày sinh: 19/06/1999.
Học lớp 7 trường THCS Xuân Hạ.
Quê quán: Yên Thủy- Hòa Bình.
Người thân:
Bố: Bùi Văn Dụ( đã mất)
Mẹ: Ngần Thị Kiều( bỏ đi)
Bác: Bùi Văn Hợi( là người đưa vào TT)
Em trai: Bùi Tiến Dũng( 15 tuổi)
- Hoàn cảnh gia đình
G sinh năm 1999, sau khi sinh G xong mẹ G bỏ đi chỉ còn lại bố và bà G
nuôi và chăm sóc G.
TC mất bố từ nhỏ, mẹ thì bỏ nhà đi từ đó TC được bà nội chăm sóc nhưng
hiện nay bà đã mất. Lúc 5 tuổi có gia đình nhận nuôi( ở Thanh Hóa) đến năm 2009
vì TC thương em( lúc đó em trai TC đang ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa
Bình) do đó TC ngỏ ý với bác trai thứ 3 làm thủ tục cho TC vào Trung tâm với em
trai. Kể từ ngày 30/10/2009 TC sống ở Trung tâm, hiện nay TC đang học lớp 7
trường tiểu học cơ sở và trung học cơ sở xã Xuân Hạ.
- Các mối quan hệ của TC:
• Với gia đình: Từ nhỏ TC đã sống với bà nội và rất quý mến bà nhưng
hiện nay bà đã mất tuy nhiên khi nhắc tới bà thì TC luôn tỏ thái độ
kính nể và là người chi phối các hành vi của TC đến hiện nay.
• Với Trung tâm: Đối với các cán bộ tại Trung tâm TC e ngại ít chia sẻ
khó khăn bên cạnh đó TC có xu hướng chống đối với các yêu cầu của
cán bộ. Đối với các đối tượng khác, TC thường có hành vi dọa nạn đối


13


Báo cáo CTXH cá nhân

tượng nhỏ tuổi hơn và thích chơi với các đối tượng bằng hoặc lớn
tuổi.
• Với trường học: TC khá khép mình vì mặc cảm về hoàn cảnh gia đình
nên TC ít giao lưu chia sẻ hay tâm sự với các bạn trong trường học.
TC thờ ơ trước sự quan tâm của giáo viên.
- TC đang được hưởng các chính sách cho trẻ em mồ côi và được nuôi dưỡng
tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình.
c) Vấn đề khó khăn thân chủ đang gặp phải
Sau quá trình tạo lập mối quan hệ với TC, nghe những chia sẻ từ TC và tìm
hiểu thông tin từ những bên liên quan đến TC, tôi xác định các vấn đề khó khăn TC
đang gặp phải là:
- Thiếu thốn tình cảm: Từ nhỏ thân chủ đã phải sống trong sự thiếu thốn
tình cảm của bố, mẹ thay vào đó chỉ có sự quan tâm, chăm sóc của bà nội nhưng bà
đã mất, hiện nay người thân TC quan tâm nhất chỉ còn em trai của TC.
- Chán học: Do trước đây TC lười học và thiếu trung thực nên TC bị học
muộn so với các bạn cùng trang lứa khiến cho TC có cảm giác tự ti, mặc cảm và
chán việc học.
- Dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tác động
của bạn bè và chưa có sự giáo dục đầy đủ về các tệ nạn xã hội nên TC dễ sa vào tệ
nạn xã hội.

14



Báo cáo CTXH cá nhân

d) Lập kế hoạch giúp đỡ
Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đều ưu tiên:
- Cây vấn đề:
Cây vấn đề của TC-G
Dễ bị dụ dỗ vào các tệ
nạn xã hội

Bạn bè phức
tạp

Trung tâm
chưa có sự
quan tâm đặc
biệt

Trường học

-Bạn- TC đang
bè ở
trongđộlớp.tuổi vị
thành niên.
-Bạn bè khóa

trên.-Chưa
nhận thức về
-Bạn

vấn đề.

ngoài trường

-Trung tâm
có nhiều đối
tượng.

-Chương
trình học
chính khóa
không có
môn học giáo
dục về vấn đề
tệ nạn xã hội.

-Trung tâm
chưa có sự
giáo dục đầy
đủ về các tệ
nạn xã hội.

Đặc điểm
tâm lí lứa
tuổi

Vấn đề ưu tiên của TC là dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội, theo như cây
vấn đề nguyên nhân của việc TC dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội bởi các nguyên
nhân: Bạn bè của TC có nhiều thành phần rất phức tạp trong đó có bạn bè trong
lớp, bạn bè khóa trên và đặc biệt TC kết bạn với khá nhiều bạn bè ngoài trường
học; Về phía Trung tâm do hiện nay trung tâm nuôi dưỡng rất nhiều đối tượng đa
dạng về lứa tuổi, văn hóa, ngôn ngữ...nên chưa có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt

đối với TC và Trung tâm thông thường mỗi năm chỉ có một lần học ngoại khóa về
kĩ năng sống chưa đáp ứng đủ về tri thức giáo dục về các tệ nạn xã hội; Về phía
trường học thì trong chương trình học chính khóa tại trường không có môn học nào
giáo dục về vấn đề tệ nạn xã hội; Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của TC sự phát triển về
nhu cầu giao tiếp bạn bè chiếm vị trí rất quan trọng và lớn hẳn so với các mối quan
hệ khác và sự phát triển về nhận thức nên đòi hỏi nhu cầu luôn tìm tòi hiểu biết về
15


Báo cáo CTXH cá nhân

thế giới xung quanh dựa vào đó nếu TC không có nhận thức rõ ràng về thế giới
khách quan dẫn đến tình trạng TC dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội. Qua đó, để hỗ
trợ TC cần tách TC ra khỏi nhóm bạn xấu, nâng cao nhận thức TC và phản biện xã
hội về chương trình giáo dục các cấp bậc học, giáo dục vấn đề xã hội tại trung tâm.
- Sơ đồ phả hệ:

G
Chú giải:
Nam

Nữ

Li dị

Đã mất

Thân thiết
Quan hệ một chiều
Quan hệ xa cách


Theo như sơ đồ phả hệ G với bà, bố đẻ , em trai và bác trai thứ 3 rất quí
mến nhau. Tuy nhiên hiện nay bà, bố đẻ và bác trai thứ 3 đã mất, TC chỉ còn em
trai là TC quí mến nhất, đặc biệt trong số những người thân đã mất TC yêu quý
nhất là bà nội người chăm sóc TC. Các mối quan hệ với những người khác trong
gia đình của TC chủ yếu là xa cách. Do đó để giúp đỡ TC trong vai trò NVXH cần
tác động TC theo hướng bà nội( đã mất) và em trai TC.

16


Báo cáo CTXH cá nhân

- Sơ đồ sinh thái:
Trường
học
Đội
Thiếu
niên Tiền
phong
HCM

Trạm y tế

TT
CTXH
Gia đình
nhận nuôi

Thân chủ

G

Hàng
xóm
Gia đình
bác thứ 3

CLB
gym

Bạn bè

Chú giải:
Quan hệ một chiều.
Quan hệ hai chiều.
Quan hệ xa cách
Trước có quan hệ, sau không có.
Đối với thân chủ G môi trường sinh thái của G bao gồm trường học, trung
tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình, gia đình nhận nuôi G trước đây có quan hệ mật
thiết với thân chủ đây sẽ là những nguồn lực cần được huy động nhất để giải quyết
vấn đề của thân chủ bởi tâm lí trẻ tuổi mới lớn sẽ chịu ảnh hưởng những yếu tố
khách quan rất nhiều.
Trong đó, ngoài các môi trường tên ta thấy rằng G còn quan tâm với một số
môi trường như là CLB gym, bạn bè...từ đó G có nhiều mối quan hệ rất phức tạp,
để giải quyết vấn đề đầu tiên cần tách G khỏi các môi trường phức tạp đó trước.

17


Báo cáo CTXH cá nhân


- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
Thân chủ

-Được đi
học.
-Sức khỏe
thể chất và
tinh thần
tốt.
-Nhanh
nhẹn,
thông
minh.

Mẹ đẻ

Bố, mẹ
nuôi

Điểm
mạnh
-Yêu
thương
TC.
-Đầy đủ về
mặt kinh tế
vật chất để
chăm lo
cho TC.


Điểm yếu
-Quậy phá. -Bỏ rơi TC -Ở xa.
đi từ nhỏ.
-Bướng
-Tuổi đã
bỉnh.
cao.
-Đang lứa
-Gia đình
tuổi mới
phức tạp.
lớn nên
chưa có
suy nghĩ
và hành vi
đúng đắn.

Bà nội

Bác ruột

-Yêu
thương,
quan tâm
chăm sóc
TC.
-Là người
nuôi
dưỡng TC

khi còn
nhỏ.

-Yêu
thương,
quí mến
TC.

- Đã mất.

-Không đủ
điều kiện
kinh tế để
chăm lo
cho TC.

Môi
trường
xung
quanh

-Hàng xóm
tốt bụng.
-Bạn bè
hòa đồng.
-Trung tâm
nuôi
dưỡng, bảo
hộ cho TC.


-Hàng xóm
nhiều
thành phần
phức tạp.
-Bạn bè
chưa có
hiểu biết.
-Trung tâm
có nhiều
đối tượng
nên không
thể chăm
lo đầy đủ
riêng cho
TC.
Như vậy qua bảng phân tích trên NVXH có thể thấy được các nguồn lực hỗ
trợ trong tiến trình giải quyết vấn đề đó là bố, mẹ nuôi, bác ruột và từ bạn bè,
Trung tâm, trường học. Nguồn lực to lớn nhất là bản thân G, TC là người có sức
khỏe tốt, giáo dục đầy đủ, nhanh nhẹn thông minh hơn nữa TC cũng mong muốn

18


Báo cáo CTXH cá nhân

vấn đề được giải quyết do vậy NVXH cần có những biện pháp củng cố, ủng hộ,
động viên khích lệ bản thân TC tự giải quyết vấn đề của mình tốt và hiệu quả nhất.
- Xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết:
Từ các vấn đề mà TC gặp phải thì tôi chọn vấn đề TC dễ bị dụ dôi vào các
tệ nạn xã hội là vấn đề ưu tiên cần được giải quyết trước nhất. Lý do tôi chọn vấn

đề TC dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội là bởi khi trao đổi cùng TC, TC đã tự thú
nhận rằng bản thân đã từng bị bạn bè rủ rê vào tệ nạn xã hội TC đã từ chối tuy
nhiên vẫn tiếp xúc với nhóm bạn đã từng rủ rê TC, khả năng TC bị dụ dỗ lần nữa là
rất cao vì bản thân TC chưa có nhận thức được mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến
TC:
+ Đối với bản thân TC: Hủy hoại sức khỏe dẫn đến cái chết, sa sút tinh
thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật...
+ Đối với xã hội: Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội, ảnh
hưởng đến truyền thống đạo đức, văn hóa dân tộc, suy thoái giống nòi, mất trật
tự an toàn xã hội....
Một lý do nữa là tôi cùng TC làm một kiểm tra xem TC có cần trợ giúp
trong vấn đề nào nhất thì TC cũng đã lựa chọn vấn đề dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã
hội.
Do đã lựa chọn được vấn đề ưu tiên giải quyết, tôi trong vai trò NVXH
cùng với TC đã cùng nhau lập kế hoạc để giải quyết vấn đề.

19


Báo cáo CTXH cá nhân

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề:
- Người thực hiện: G.
- Nhân viên xã hội: Bế Thị Hồng Chầm.
- Thời gian lập: 14h-16h ngày 3/12/2016.
- Vấn đề của Thân chủ: Tránh xa các tệ nạn xã hội.
Thân chủ tránh xa các tệ nạn xã hội
Mục tiêu Hoạt động

Người

thực
hiện

Thời gian

Nguồn lực

Kết quả dự
kiến

-TC tin tưởng
vào NVXH.
-TC sẵn sàng
chia sẻ mọi
khó khăn của
bản thân cho
NVXH biết.

Tạo lập
sự tin
tưởng và
mối
quan hệ
tốt đẹp
với TC

-Thu hút TC về sự NVXH
có mặt của NVXH. và TC
-Trò chuyện nói
lên sở thích của

bản thân TC và của
NVXH.

19h-21h
3/12/2016

-Phòng số
7- nhà nuôi
dưỡng trẻ
em chất
độc màu da
cam của
Trung tâm.

Thay đổi
nhận
thức lựa
chọn bạn
chơi
trong
cuộc
sống

-Tách TC ra khỏi NVXH
nhóm bạn xấu.
và TC.

14h0016h00
10/12/2016


-Phòng thư -TC
tách
viện
của khỏi nhóm
Trung tâm. bạn xấu.

-Cùng TC phân
tích mặt lợi/hại khi
chơi cùng nhóm
bạn tốt/xấu.

-TC
nhận
thức
được
tầm
quan
trọng
của
việc
chọn
bạn
ảnh
hưởng
đến
bản thân TC.

20



Báo cáo CTXH cá nhân

Nâng
cao nhận
thức của
TC
về
các
tệ
nạn xã
hội( Tệ
nạ
nghiện
ma túy)

-Bổ sung kiến thức -NVXH -14h00về các tệ nạn xã và TC
16h00
hội( Tệ nạn nghiện
17/12/2016
ma túy)
+Nguyên nhân.
+Hậu quả.
+Biện pháp phòng
chống.

-Phòng thư -TC có đầy
viện
của đủ kiến thức
Trung tâm. về tệ nạn
nghiện

ma
túy.
-TC
nhận
thức
được
mức độ ảnh
hưởng của tệ
nạn và có
hướng phòng
chống tệ nạn.

Kết nối
Trung
tâm và
Trường
học tăng
giáo dục
về tệ nạn
xã hội và
quản lí
chặt chẽ
hơn TC

-Lựa chọn phương
tiện liên lạc thuận
lợi nhất giữa Trung
tâm và trường học.
-Góp ý với Trung
tâm lồng ghép

nhiều tiết học kĩ
năng sống cho đối
tượng Trung tâm.

-Phòng
-Chọn được
CTXH của phương thức
Trung tâm. liên lạc tốt
nhất trao đổi
thông tin về
TC
giữa
Trung tâm và
nhà trường.
-Trung tâm
đồng ý tăng
số tiết học kĩ
năng sống là
2 lần/năm.

NVXH 7h00-9h00
Đại
19/12/2016
diện
Trung
tâm và
trường
học.

21



Báo cáo CTXH cá nhân

e) Triển khai kế hoạch giúp đỡ
Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ G, tôi đã tiến hành 5 buổi phúc trình, tuy
nhiên tôi trình bày 3 phúc trình cụ thể như sau:
Phúc trình lần thứ 1
Họ và tên: G. Tuổi: 17. Giới tính: Nam.
Địa chỉ đối tượng: phòng 7- nhà nuôi dưỡng trẻ em chất độc màu da cam.
Địa điểm thực hiện: Phòng thư viện Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa
Bình.
Thời gian: 19h-21h ngày 3/12/2016.
Lần thứ 1.
Mục tiêu cuộc vấn đàm: Tạo lập sự tin tưởng và mối quan hệ tốt đẹp với G.
Người thực hiện: Bế Thị Hồng Chầm, sinh viên CTXH-B học viện Phụ nữ
Việt Nam.
Mô tả phúc trình vấn đàm tại
hiện trường

Sau khi đã tạo lập được mối
quan hệ ban đầu với G. Nhận
được sự đồng ý của G và cán
bộ quản lí G ở trung tâm, tôi
bắt đầu tiến hành các hoạt
động đối với em.
NVXH: Chào G! Em hôm
nay có vui không? Còn nhớ
chị không nè!
G: À, chị Chầm chiều đi đá

bóng cùng em phải không ạ.
NVXH: Đúng rồi đó, từ ngày
4/12 đến ngày 22/12/2106
chị sẽ làm việc với em nhé,
như đã bàn trước thì nếu có
gì khó khăn em có thể chia
sẻ với chị, mọi điều em nói
chị sẽ giữ bí mật và em có
quyền quyết định nên nói
hay không, chị không bắt

Nhận xét cảm xúc,
hành vi của TC

Tự đánh giá
cảm xúc, kỹ
năng của học
viên

Trong lúc nói
chuyện TC hay nhìn Thiết lập mối
xung quanh khó tập quan hệ thông
trung vào vấn đề.
qua câu hỏi thể
hiện sự thu hút,
quan tâm để TC
có phản ứng trở
lại.
Sử dụng kĩ năng
tạo lập mối

quan hệ.
Sử dụng khơi
Nhìn chằm chằm rồi gợi trí tò mò
kích thích TC.
tự gật đầu.
Kĩ năng giao
tiếp ngôn ngữ
kết hợp với cử
chỉ thể hiện sự
phong phú, thu
hút TC vào
22


Báo cáo CTXH cá nhân

buộc nhé.
G: Vâng ạ.
NVXH: Thế chiều này đi đá
bóng về em có đau chỗ nào
không, chị bị bầm một xíu ở
đầu gối đây này( Tay tôi chỉ
vào đầu gối, vẻ mặt hơi méo
mó thể hiện việc đau).
G: haha( G cười lớn vui vẻ)
Chị đã bóng toàn trượt thôi,
đau là phải rồi, còn em á
truyền bóng liên tục không
ngã nên không đau, đá với
các chị em còn không đá thật

ý, chứ ở trường em đá với
các bạn nam khác em đá
mạnh hơn nhiều, có lẽ lúc ấy
chị bầm hai chân luôn. Mà
chị ơi em chuẩn bị được đi
thi đá bóng cấp huyện đấy.
NVXH: Ồ, em giỏi vậy cơ,
chiều này thấy dáng vẻ em
đá khá điêu luyện chị cũng
nghĩ em đá giỏi mà( tôi nháy
mắt, tay đưa lên kí hiệu công
nhận việc đó là sự thật).
G: Hì hì, chị nói thật á, em
thấy các chị cũng đá hay
lắm, mỗi tội sân cỏ rậm nên
chị hay ngã thôi( G vừa kể
vừa nhìn tôi nghĩ rồi cười).
NVXH: Chị ở trường cũng
hay đá mà, chị thích đá bóng
lắm nha, lớp chị có hẳn đội
đá bóng nữ mà.
G: Vậy á, em cũng thích đá
bóng lắm( G giơ hai tay đập
vào tay tôi mừng rơn vì cùng
chung sở thích). Chị ơi, chị
thích đội bóng nào nhất.

NVXH.

Thái độ rất vui vẻ,

kể chuyện hăng say,
chân tay múa liên
hồi. Vẻ mặt kiêu
hãnh khi khoe thành Công nhận
thành tích TC
tích bản thân.
để TC tự tin vào
bản thân.
Kĩ năng ngôn
ngữ và phi ngôn
ngữ.

Thể hiện sự
đồng quan
điểm, sở thích
với TC.
Cười mỉm.

23


Báo cáo CTXH cá nhân

NVXH: Đội nào chị cũng
thích hết à, mà trong các đội,
chị thích nhất đội Việt Nam,
còn em thì sao, có giống chị
không?
G: Ôi giống nhau rồi chị ơi,
em cũng thích Việt Nam lắm,

mà đội Việt Nam đang đá
AFF cup này chị.
NVXH: Phải rồi, chị đánh
giá đội mình năm nay có
mạnh đấy em nhỉ, khả năng
thắng nhận được cup.
G: Em cũng mong như vậy à,
chứ chời cup lâu lắm rồi ý.
NVXH: Ngoài đá bóng ra,
bình thường em có hoạt động
gì khác không?
G: Em không chị ạ. Em chỉ
thích đá bóng, thích chút ít
đánh đàn guitar.
NVXH: Em đang muốn trở
thành lãng tử chứ gì. Hì hì.
Vậy việc học của em như thế
nào rồi?
G: Chán lắm chị à, em chẳng
buồn nói.
NVXH: Ngày xưa việc học
của chị cũng chán lắm, điểm
thì thấp, bố mẹ hay mắng
nữa, đến lớp thì bạn bè hay
trêu cười chị nữa à, đấy em
thấy có chán không chứ.
G: Không đâu, chứ như chị
em thấy chẳng có gì, như em
thì là chán thật.
NVXH: Vậy em nói chị

nghe, chán như thế nào?
Xem có giống chị không.

Hành động giơ tay
để đập vào tay tôi
rất thích thú.

Nhảy lên, cười
khoái chí.

Kĩ năng đặt câu
hỏi để tìm vấn
đề.
Mặt đăm chiêu suy
ngẫm.

Vừa trả lời vừa lắc
đầu.

Vừa nói vừa cúi
mặt.

Sử dụng kĩ năng
thấu cảm với
TC, mong TC
chia sẻ hơn nữa
về vấn đề đang
gặp phải.

Cúi mặt, hai tay đan

24


Báo cáo CTXH cá nhân

G: em ý..........chị à 17 tuổi
rồi, học có lớp 7, trong lớp ai
cũng ít tuổi hơn kiểu như lớn
nhất trường luôn. Em toàn
cầm đầu mấy bọn trong lớp
đi dọa bọn lớp khác, nhiều
lúc em phá cửa trường bị cô
bắt gặp lại bị nhà trường gọi
cô quản lí trung tâm lên
trường làm việc chị ơi, em
chẳng thích tẹo nào.
NVXH: Ừm, em cũng lớn
tuổi rồi các bạn lại ít tuổi hơn
một xíu, học cùng nhau cũng
hơi khó.
G: Đấy, thế nên em mới chán
chị ơi, Do đó em toàn chơi
với các bạn ở ngoài lớp,
ngoài trường thôi.
NVXH: Thế ngoài lớn tuổi ra
thì em chán gì nữa không nè?
G: Em chán học môn Tiếng
Anh nữa ạ, chứ mấy môn
khác em vẫn học tốt, văn biết
một xíu, toán biết một xíu,

với lại em cũng chỉ cần học
cấp 2 để đi làm công ty thôi.
NVXH: Em không có ý định
học lên tiếp nữa sao?
G: Em không chị ạ, bác em
bảo chỉ cần em có bằng cấp 2
là đi làm công ty kiếm được
tiền luôn.
NVXH: Vậy là em có định
hướng rõ ràng rồi đấy, chị
cũng mong em thực hiện
được mong muốn của mình
nhé. Nếu có gì khó khăn em
có thể nhờ chị giúp đỡ, chị
không hứa sẽ giúp được em

xem vào nhau.

Giọng nói nhỏ dần,
ngập ngừng, lảng
tránh ánh mắt của
NVXH.

Ánh mắt mừng rỡ,
hai tay vỗ vào nhau.
Sử dụng câu hỏi
mở để khai thác
thêm thông tin
khác của TC.
Giọng điệu than thở,

tay buông lỏng hai
bên.

Mắt nhìn thẳng, trả
lời quả quyết.

25


×