Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tranh chấp giữa Anh và Iceland về việc mở rộng quyền khai thác thủy sản của Iceland

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
I.

Nội dung vụ tranh chấp...............................................................................................4

II. Lập luận của các bên...................................................................................................5
1. Lập luận về thẩm quyền...........................................................................................5
1.1.

Về phía Vương quốc Anh..................................................................................5

1.2.

Về phía Iceland..................................................................................................6

1.3.

Phán quyết và phân tích phán quyết về thẩm quyền của Tòa.............................9

2. Lập luận về nội dung..............................................................................................14
2.1.

Về việc mở rộng phạm vi độc quyền khai thác lên đến 50 hải lý....................15

2.2.

Về quyền đơn phương loại trừ tàu cá ra khỏi khu vực tranh chấp...................19

III.

Nhận định, đánh giá của nhóm...............................................................................22



IV.

Bài học cho Việt Nam............................................................................................23

4.1.

Hiệu lực của các hiệp ước quốc tế được kí kết bởi các quốc gia:........................23

4.2.

Việc bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế và không xuất hiện tại các buổi

có mặt của..................................................................................................................... 24
4.3.

Việc cáo buộc một quốc gia đe dọa sử dụng vũ lực để đạt được thỏa thuận cần phải có

dẫn chứng.....................................................................................................................25
4.4.

Sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản để chấm dứt một hiệp ước phải dẫn đến sự chuyển đổi

cơ bản mức...................................................................................................................26
4.5.

Vấn đề xem xét một quốc gia phụ thuộc đặc biệt vào nghề cá............................26


I.


Nội dung vụ tranh chấp
Vào ngày 14/4 và ngày 5/6 năm 1972, Vương quốc Anh và Cộng hoà Liên bang Đức đã khởi

kiện Cộng hòa Iceland về vấn đề tranh chấp đề xuất mở rộng giới hạn khu vực khai thác thủy hải sản
của Iceland. Theo đó kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1972, Iceland kéo dài giới hạn độc quyền đánh bắt cá từ
12 lên đến 50 hải lý và có hành động loại trừ tàu cá của Anh ra khỏi vùng biển này. Anh cho rằng, việc
này “không có cơ sở trong luật pháp quốc tế” 1 và đã kiện nộp đơn kiện Iceland. Tuy nhiên, Iceland đã
tuyên bố rằng Tòa án không có thẩm quyền xét xử và từ chối tham gia tố tụng hay nộp khiếu nại.
Liên tiếp nhiều lần Iceland đã không xuất hiện hay đệ trình bất cứ bản tự bảo vệ nào trước Toà
án: từ phiên điều trần được tổ chức vào tháng 8/1972 liên quan đến yêu cầu của Anh đưa ra các biện
pháp bảo vệ tạm thời; đến các phiên liên quan đến thẩm quyền của Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Bản án của Tòa án ngày 02/02/1973, trong đó Tòa án quyết định rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết
đơn của Anh, vẫn có hiệu lực. Trong bức thư ngày 11/01/1974, Iceland tuyên bố rằng "không chấp
nhận bất kỳ tuyên bố hoặc các cáo buộc hay sự xung đột pháp luật nào có trong các Bản Đệ trình của
các bên liên quan"
Sau khi kết thúc Hội nghị về Luật biển lần thứ nhất vào năm 1958, Iceland ra một thông báo sơ
bộ về ý định của mình nhằm bảo vệ quyền đánh bắt cá trong một khu vực kéo dài 12 hải lý từ đường cơ
sở và chỉ dành cho ngư dân Iceland, mở rộng vùng đánh bắt vì lý do sửa đổi đường cơ sở, và sau đó
vào ngày 30/6/1958 ban hành các quyết định mới là "Các Nghị quyết liên quan đến Giới hạn khai thác
ngoài Iceland”. Nghị quyết này nhấn mạnh rằng giới hạn 12 hải lý được khẳng định trong Nghị quyết
năm 1958 là một bước tiến mới trong tiến trình của Iceland đối với mục tiêu của mở rộng khu vực đánh
cá trên toàn bộ vùng biển của quốc gia này. Tuy nhiên, Anh không chấp nhận hiệu lực Nghị quyết này,
và các tàu đánh cá của Anh tiếp tục đánh bắt bên trong khu vực về sau là khu vực tranh chấp. Nhiều nỗ
lực đã được thực hiện để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng nhưng đến cuối cùng thì tranh chấp
vẫn chưa được giải quyết.
Sau Hội nghị về Luật Biển lần thứ hai vào năm 1960, Anh và lceland bắt tay vào một loạt các
cuộc đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt của họ liên quan đến khu vực 12 hải lý và các đường cơ
sở do Iceland quy định năm 1958. Hồ sơ của các cuộc đàm phán khẳng định rằng Iceland, như một
quốc gia đang trong tình trạng đặc biệt, "sẽ nhận được ưu đãi thậm chí xa hơn 12 hải lý". Các biện pháp

bảo tồn nghề cá nằm ngoài giới hạn 12 hải lý, bao gồm các khu vực dành cho đánh bắt cá ở Iceland, đã
1 Theo Đơn kiện của Vương quốc Anh

1


được thảo luận. Nhưng Anh khẳng định rằng không có thoả thuận nào về nghề cá bên ngoài giới hạn 12
hải lý đã được quy định trước đó. Trong các cuộc thảo luận này, Anh nhấn mạnh vấn đề việc mở rộng
quyền khai thác thủy sản trong tương lai của Iceland và một điều khoản thỏa hiệp về giải quyết tranh
chấp sau đó được đưa vào Trao đổi Ghi chú đã được các Bên nhất trí vào ngày 11/ 3/1961.
Ngày 12/7/1972, Iceland tuyên bố rằng các quy định mới sẽ cấm tất cả tàu nước ngoài câu cá
trong vùng biển giới hạn 50 hải lý sau ngày 01/9/1972.
Theo yêu cầu của Anh, vào năm 1973 Tòa án đã xác nhận các biện pháp tạm thời để hạn chế
Iceland sử dụng tàu đánh bắt cá, áp dụng các quy định mới về việc mở rộng quyền khai thác thủy sản,
và hạn chế việc đánh bắt hàng năm của tàu thuyền trong khu vực tranh chấp đến mức tối đa.
Trong các phán quyết ngày 25 tháng 7 năm 1974, Tòa đã nhận ra rằng các quy định của Iceland
về việc mở rộng giới hạn quyền khai thác độc quyền nghề cá lên 50 hải lý không hoàn toàn hạn chế
quyền khai thác của Vương quốc Anh hay Cộng hoà Liên bang Đức, cho rằng Iceland không có quyền
đơn phương loại trừ tàu cá của các quốc gia trên ra khỏi khu vực tranh chấp, và các bên phải cùng
chung một nghĩa vụ để tiến hành đàm phán trong thiện chí, giải quyết hợp lý sự khác biệt của họ.
II.

Lập luận của các bên

1. Lập luận về thẩm quyền
1.1.

Về phía Vương quốc Anh

Khi kết thúc tranh tụng, các văn bản đệ trình sau đây đã được đệ trình lên Ban Thư ký Toà án

bởi Anh Quốc:
“Bên phía Anh Quốc tranh luận rằng:
(a) Bản ghi chú về Trao đổi năm 1961 vẫn còn có hiệu lực cho tới hiện tại
(b) Thế nên, theo khoản 1 điều 36 của Quy chế Tòa án, Bản ghi chú có hiệu lực, và một đệ
trình của cả hai bên về thẩm quyền của Toà án trong trường hợp tranh chấp liên quan
đến một yêu cầu của Iceland để mở rộng khu vực khai thác thủy sản của mình vượt quá
các giới hạn đã thoả thuận trong Ghi chú
(c) Vì thế, Vương quốc Anh từ bác bỏ tính hợp lệ của hành vi đơn phương của Iceland về ý
định mở rộng giới hạn nghề cá trong Nghị quyết của Iceland 1972, tranh chấp tồn tại
2


giữa Iceland và Vương quốc Anh cấu thành tranh chấp thuộc các điều khoản của thỏa
thuận trong Ghi chú về Trao đổi ngày 11 tháng 3 năm 1961
(d) Rằng ý định chấm dứt hiệu lực của Ghi chú vào ngày 11 tháng 3 năm 1961 của Iceland
nhằm loại bỏ thẩm quyền của Toà án không có hiệu lực pháp lý; và
(e) Vậy, căn cứ vào đơn Yêu cầu đã nộp cho Tòa ngày 14 tháng 4 năm 1972, tòa có thẩm
quyền xét xử.”.
Trong bản ghi nhớ: “Chính phủ Vương quốc Anh đệ trình lên Toà án rằng họ có quyền tuyên bố
và cho rằng rằng Toà án có thẩm quyền đầy đủ để tiến hành giải quyết đơn yêu cầu của Anh về nội
dung của vụ tranh chấp.”.
Để xác định thẩm quyền của Tòa, Anh căn cứ vào khoản 1 điều 36 Quy chế của Tòa án Công lý
Quốc tế: “Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được
nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành.”.
Trong phụ lục của Ghi chú năm 1961 giữa Anh và Iceland cũng đã chỉ ra rằng: “Chính phủ
Iceland sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện Nghị quyết ngày 5 tháng 5 năm 1959 về việc mở rộng thẩm
quyền về khai thác thủy sản ở Iceland, nhưng sẽ thông báo cho Chính phủ Vương quốc Anh sáu tháng
về việc mở rộng, và trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc mở rộng, sẽ được chuyển tới tòa
án quốc tế, nếu có yêu cầu của một trong hai bên.”.
Về hoàn cảnh mà Iceland đưa ra là sự thay đổi cơ bản dẫn đến việc Ghi chú 1961 không có hiệu

lực nữa, Anh cho rằng cho rằng những thay đổi và tiến bộ trong kỹ thuật đánh bắt cá chưa phát triển ở
vùng biển xung quanh Iceland và do đó thay đổi không phải là một yếu tố cơ bản hoặc quan trọng. Bản
ghi nhớ chỉ ra rằng, về năng lực của đội tàu, sự tăng hiệu quả đánh cá đã được cân bằng bởi việc giảm
tổng số tàu trong đội tàu cá quốc gia đánh cá trong vùng biển xung quanh Iceland, và số liệu thống kê
cho thấy tổng số lượng loài cá đánh bắt hàng năm đã thay đổi rất nhiều từ năm 1960.
Anh cũng đưa ra cơ sở để phản bác lại hành động của Iceland về việc bác bỏ hiệu lực của Ghi
chú năm 1961 trên cơ sở hoàn cảnh đã thay đổi cơ bản do Iceland đưa ra, đó là căn cứ vào điều 65 và
66 của Luật Điều ước Quốc tế 1969 quy định rằng Nếu trong vòng 12 tháng sau ngày có sự phản đối về
hiệu lực của Điều ước mà không đi đến một giải pháp nào chiểu theo khoản 3 Điều 65, thì sẽ áp dụng
thủ tục đưa ra cơ quan tài phán để giải quyết.

3


1.2.

Về phía Iceland

Về phía Iceland, không có yêu cầu nào được nộp, cũng không có đại diện nào tại quá trình tố
tụng, và do đó không có đệ trình nào được trình bày. Việc này đã được gửi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Iceland ngày 29/5/1972, tức là vào ngày 14/4/1972 (ngày nộp đơn), không có căn cứ nào để Iceland
không thể trao thẩm quyền cho Toà án. Sau khi Toà án đã quyết định, bằng Phán quyết của mình của
ngày 02/02/1973, rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Iceland, bằng thư đề ngày 11/01/1974, đã đưa ra kết luận rằng:
“Với sự tham chiếu đến thời hạn nộp Bản Phản biện của Iceland do Tòa án ấn, chúng tôi xin thông
báo cho các bên biết rằng quan điểm của Iceland về vấn đề thủ tục tố tụng được đề cập vẫn không thay
đổi, và do đó, không có Bản Phản biện nào sẽ được đệ trình. Đồng thời, lceland không chấp nhận bất
kỳ lời tuyên bố, các cáo buộc hay sự xung đột pháp luật có trong Bản Yêu cầu của các Bên liên quan.”.
Lá thư kết luận rằng: “Sau khi các quy định trong Ghi chú năm 1961 hết hiệu lực, không có căn
cứ theo Điều lệ Tòa án để thực hiện quyền tài phán trong trường hợp Vương quốc Anh đề cập đến

Chính phủ Iceland cho rằng vấn đề này liên quan đến lợi ích thiết yếu của người dân Iceland, xin thông
báo cho Tòa án rằng họ không trao thẩm quyền cho Toà án trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới
phạm vi của các hạn ngạch nghề cá của Iceland và đặc biệt trong trường hợp được Chính phủ Vương
quốc Anh và Bắc Ailen đề cập vào ngày 14 tháng 4 năm 1972. Trên những cơ sở nêu trên, sẽ không có
cơ quan nào được chỉ định để đại diện cho Chính phủ của Iceland tham gia tố tụng.”
Ngày 29 tháng 5 năm 1972, Iceland gửi cho Cơ quan tiếp nhận đơn của Tòa bởi Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Băng Đảo có nội dung như sau: “Ghi chú năm 1961 diễn ra dưới tình hình cực kỳ khó khăn,
khi Hải quân Hoàng gia Anh đã sử dụng vũ lực để chống lại giới hạn đánh cá 12 hải lý được Chính phủ
Iceland ban hành năm 1958." Tuyên bố này có thể được diễn giải như một sự buộc tội Vương Quốc
Anh và được ghi trong Bản Ghi nhớ của Iceland.
Cũng trong lá thư ngày 29/05/1972 đó, Ice đưa ra quan điểm cho rằng thỏa thuận năm 1961
"không có tính chất vĩnh viễn" và bổ sung rằng: ”Cụ thể, việc cam kết giải quyết vụ án không thể coi là
có tính chất vĩnh viễn. Không có gì trong tình huống đó, hoặc theo bất kỳ nguyên tắc chung nào của
luật quốc tế hiện nay, biện minh cho bất kỳ quan điểm nào khác.”.
Quan điểm phản đối thẩm quyền của Tòa dựa trên các lập luận sau đây: “Vì điều khoản thỏa
hiệp không có điều khoản chấm dứt, nó có thể được coi là có tính chất vĩnh viễn; nhưng điều khoản
4


thỏa hiệp không thể có tính chất vĩnh viễn; do đó nó phải bị loại bỏ bằng cách thông báo đầy đủ cho
các bên.”.
Lý luận này dường như là nền tảng cho ý kiến phản đối thẩm quyền của Tòa của Chính phủ
Iceland trong văn bản của quốc gia này ngày 31 tháng 8 năm 1971: "Theo ý kiến của Chính phủ Băng
Đảo ... đối tượng và mục đích của điều khoản áp dụng để giải quyết các vấn đề nhất định được đề cập
trong đoạn văn được trích dẫn ở trên (nghĩa là, điều khoản thỏa hiệp) đã được thực hiện đầy đủ.”.
Việc đưa ra quan điểm trên của Iceland căn cứ trên việc Iceland mặc định cho rằng việc đạt được thỏa
thuận về giới hạn vùng lãnh hải là 12 hải lý theo Ghi chú năm 1961 đã được hoàn tất và đưa vào áp
dụng, vì vậy mục đích của Ghi chú năm 1961 đã hoàn thành đầy đủ dẫn tới các điều khoản về thẩm
quyền của Tòa về giải quyết tranh chấp không còn có hiệu lực. Cũng trong thư ngày 29/05/1972
Iceland gửi cho Cơ quan đăng ký, Bộ trưởng Ngoại giao của lceland đề cập đến “các hoàn cảnh thay

đổi do sự khai thác ngày càng tăng của các nguồn lợi thủy sản trong vùng biển xung quanh Iceland”.
Thông báo của cơ quan tư pháp cũng nên tuyên bố về chủ đề này trong các tài liệu do Iceland đưa ra
Tòa án. Như vậy, nghị quyết được Nghị viện chấp thuận ngày 15/02/1972 có tuyên bố rằng "do hoàn
cảnh thay đổi, các Ghi chú liên quan tới giới hạn nghề cá được trao đổi năm 1961 là không được áp
dụng nữa".
Trong những tuyên bố này, Chính phủ Iceland đang tự dựa trên nguyên tắc chấm dứt hiệp ước
vì lý do thay đổi hoàn cảnh. Luật pháp quốc tế thừa nhận rằng một sự thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh
là nếu nó có dẫn đến một sự chuyển đổi cơ bản về mức độ nghĩa vụ, trong một số điều kiện nhất định,
thì nó có thể buộc bên chịu nghĩa vụ coi như là nền tảng cho việc viện dẫn chấm dứt hoặc đình chỉ hiệp
ước. Nguyên tắc này, cùng các điều kiện và ngoại lệ mà nó phụ thuộc, được thể hiện trong Điều 62 của
Công ước viên về Luật Điều ước quốc tế, trong nhiều khía cạnh, có thể được xem như là pháp điển hóa
các tập quán về vấn đề chấm dứt mối quan hệ hiệp ước do thay đổi hoàn cảnh.
Một trong những yêu cầu cơ bản được thể hiện trong Điều khoản đó là sự thay đổi hoàn cảnh
phải là một điều cơ bản. Liên quan đến sự phát triển của nghề cá, Iceland đã ban hành ấn bản chính
thức về Thẩm quyền Nghề cá ở Iceland về việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản trong những
vùng biển xung quanh vùng đất lưỡng cư và với nguy cơ tiếp diễn khai thác vì sự gia tăng khả năng
đánh bắt cá của đội tàu. Các tuyên bố của Iceland nhắc lại sự đặc biệt phụ thuộc vào đánh bắt cá của
quốc gia cho sự tồn tại và phát triển kinh tế, vì vậy Iceland cho rằng cần có biện pháp để bảo tồn các
loài cá trong khu vực đánh bắt. Iceland khẳng định rằng họ có trách nhiệm trong vấn đề này, thế nên

5


Iceland cần có quyền quản lý độc quyền khu vực biển 50 hải lý kéo dài từ đường cơ sở của Iceland.
Trong thư ngày 29/5/1972, Iceland trưởng tuyên bố:
“Chính phủ Iceland, cho rằng về những lợi ích quan trọng của người dân có liên quan, trân trọng
thông báo cho Tòa án rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không muốn trao thẩm quyền cho Toà,
bao gồm phạm vi giới hạn đánh cá của Iceland. . .”
Lời kêu gọi về "những lợi ích quan trọng", không phải là vấn đề bảo đảm sự chấp nhận nghĩa
vụ về thẩm quyền theo Thỏa thuận Ghi chú năm 1961, được giải thích tại sao coi đây là nền tảng của

những thay đổi về kỹ thuật đánh bắt cá tồn tại trước đấy trong bối cảnh khẳng định rằng của những
hoàn cảnh cơ bản đã thay đổi. Giải thích này tương ứng với quan điểm truyền thống rằng những thay
đổi cơ bản và quan trọng của hoàn cảnh là nguyên nhân gây cản trở cho sự tồn tại hay sự phát triển
thiết yếu của một trong các bên.
1.3.

Phán quyết và phân tích phán quyết về thẩm quyền của Tòa

Vào ngày 19/7/1972, Đại diện của Anh đã nộp đơn lên Ban Thư ký của Toà án yêu cầu chỉ định
biện pháp bảo vệ tạm thời theo Điều 41 của và Điều 61 của Quy chế của Tòa án Công lý Quốc tế đã
thông qua vào ngày 06/5/1946. Theo lệnh ngày 17/8/1972, Toà án chỉ ra một số biện pháp bảo vệ tạm
thời và theo một lệnh tiếp theo ngày 12/7/1973, Toà án xác nhận rằng các biện pháp này cần phải, như
đã đề cập, vẫn còn hiệu lực cho đến khi Toà án đã đưa ra phán quyết cuối cùng
Theo Lệnh ngày 18/8/1972, Toà án đã quyết định giải quyết các yêu cầu trước tiên về thẩm
quyền của Toà án để giải quyết tranh chấp, và ấn định thời hạn cho đệ trình Bản Đệ trình của Anh và
Bản Phản biện của Iceland. Tuy nhiên, Iceland liên tục trả lời Tòa và các bên liên quan khác bằng
những văn bản nhằm phủ nhận thẩm quyền của Tòa trong việc giải quyết vụ tranh chấp này. Việc Tòa
xem xét thẩm quyền xét xử của họ căn cứ vào khoản 1 và khoản 6 điều 36 của Quy chế Tòa án Công lý
Quốc tế:
1. Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng
trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành

6. Trong trường hợp tranh chấp về quyền xét xử được đưa đến Tòa án thì vấn đề đó sẽ được Tòa án
xác định và giải quyết.
6


Rõ ràng rằng, cả Anh và Iceland đều là thành viên của Liên hợp quốc trước lúc tranh chấp của
các bên diễn ra, vì vậy, trước tiên, tòa phải giải đáp được vấn đề tranh chấp của các bên về thẩm quyền
xét xử của Tòa trong vụ việc này.

Để trả lời cho các văn bản phủ nhận thẩm quyền của Tòa, Toà đã cho rằng theo quy định của
Quy chế Tòa và các quy tắc khác, phải xem xét về vấn đề thẩm quyền của mình trong việc xem xét
Đơn của Vương quốc Anh. Hơn nữa, trong vụ việc hiện tại, nghĩa vụ của Toà án thực hiện việc xem xét
này được củng cố bởi quy định tại khoản Điều 53 của Quy chế của Toà án Công lý Quốc tế:
1.

Nếu một trong các bên không trình diện trước Tòa án không đưa ra lý lẽ của mình thì bên kia

có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng có lợi cho mình.
2.

Trước khi xác nhận lời thỉnh cầu đó, Tòa án có nhiệm vụ phải biết rõ không phải sự cần thiết

của vụ án đối với Tòa án, theo các điều 36 và 37, mà cần phải thấy rõ là yêu sách đó có đủ cơ sở thực
tế và pháp lý hay không.
Theo quy định này, bất cứ khi nào một trong hai bên không xuất hiện trước Toà án, hoặc không
bảo vệ được quan điểm của mình, Toà án phải có nghĩa vụ tự đảm bảo thẩm quyền trước khi xem xét
nội dung của vụ việc. Điều này xuất phát từ việc Iceland không xuất hiện trong giai đoạn này của vụ án
và họ đã không tuân thủ các điều khoản của Điều 62 trong Quy tắc của Toà án:
1.

Nếu như một quốc gia nào đó thấy rằng phán quyết về vụ tranh chấp có thể động chạm đến lợi

ích nào đó có tính chất pháp lý của quốc gia đó thì nước đó có thể yêu cầu Tòa án quyết định cho tham
gia vào vụ việc đó.
2.

Quyết định một yêu cầu như vậy thuộc về Tòa án.

Thông qua lịch sử đàm phán giữa hai quốc gia trên, Tòa án đã phần nào xác định được thẩm

quyền giải quyết của Tòa trong các vụ việc phát sinh kể từ khi Ghi chú 1961 được kí kết, được bổ sung
các điều khoản về quyền tài phán của Tòa. Tòa án đã ghi nhận ý kiến sau trong bản ghi chú năm 1961:
“Chính phủ Iceland sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện Nghị quyết ngày 5 tháng 5 năm 1959 về việc mở
rộng thẩm quyền về khai thác thủy sản ở Iceland, nhưng sẽ thông báo cho Chính phủ Vương quốc Anh
sáu tháng về việc mở rộng, và trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc mở rộng, sẽ được
chuyển tới tòa án quốc tế, nếu có yêu cầu của một trong hai bên.”
7


Thực tế cho thấy, về vấn đề trên, các bên trong quá trình trao đổi Ghi chú năm 1961 đã liên tục
đưa ra các quan điểm khác nhau về việc giải quyết tranh chấp xảy ra. Iceland ban đầu giữ vững quan
điểm lựa chọn cơ quan tài phán là Trọng tài Quốc tế, thế nhưng về phía Anh, họ lại chọn giải pháp là
đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa án Quốc tế. Ngoài việc lựa chọn cơ quan tài phán, các bên trước đó cũng
đã không thống nhất được với nhau về vấn đề quyền đưa vụ việc trên ra cơ quan tài phán. Vào năm
1960, Iceland liên tục đưa ra quan điểm việc đưa vụ việc ra cơ quan tài phán cần có “sự đồng ý của các
bên”, về phía Anh luôn giữ vững lập trường là thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh khi “có yêu
cầu của một trong các bên”. Mãi cho đến năm 1961, hai bên đã thống nhất được với nhau về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp phát sinh. Cụ thể là vào ngày 06/08/1961, Ghi chú năm 1961 đã được đăng
kí với Ban Thư ký của Liên Hợp Quốc với nội dung cơ về giải quyết tranh chấp như sau: “ Chính phủ
Iceland sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện Nghị quyết ngày 5 tháng 5 năm 1959 về việc mở rộng thẩm
quyền về khai thác thủy sản ở Iceland, nhưng sẽ thông báo cho Chính phủ Vương quốc Anh sáu tháng
về việc mở rộng, và trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc mở rộng, sẽ được chuyển tới Tòa
án Quốc tế, nếu có yêu cầu của một trong hai bên.”`

Lịch sử về các đàm phán của các bên cũng đã củng cố lập luận rằng Tòa án có thẩm quyền
trong trường hợp này và nhấn mạnh rằng ý định thực sự của các bên là đưa ra cho Chính phủ Vương
quốc Anh một sự đảm bảo có hiệu quả tạo điều kiện quan trọng và không phải là điều kiện để chấm dứt
hiệu lực của thỏa thuận (cụ thể là việc bác bỏ hiệu lực của Ghi chú năm 1961 về việc việc mở rộng
thẩm quyền nghề cá của Iceland trước tòa trong vùng biển phía trên thềm lục địa giới hạn 12 hải lý đã
quy định). Do đó, việc thực thi thẩm quyền của Toà án để giải quyết yêu cầu này nằm trong điều khoản

thỏa hiệp và phù hợp với ý định và mong muốn của cả hai Bên khi họ thảo luận và đồng ý với điều
khoản đó. Do đó, xuất phát từ điều khoản của điều khoản thỏa hiệp, Toà án có thẩm quyền giải quyết
vụ việc trên. Tuy nhiên, nó đã được tranh cãi rằng thoả thuận ban đầu là vô hiệu hoặc đã hét hiệu lực.
Tòa án sẽ xem xét cụ thể những yếu tố khác được nêu ra bởi Iceland.

Để trả lời cho vấn đề ”Cụ thể, việc cam kết giải quyết vụ án không thể coi là có tính chất vĩnh
viễn. Không có gì trong tình huống đó, hoặc theo bất kỳ nguyên tắc chung nào của luật quốc tế hiện
nay, biện minh cho bất kỳ quan điểm nào khác”, “điều khoản thỏa hiệp về thẩm quyền của Tòa không
8


có giá trị sau khi các đối tượng của việc thỏa hiệp và mục đích của thỏa hiệp đã đạt được mục đích
cuối cùng (các bên đã hoàn thành và đạt được mục đích của Ghi chú năm 1961”, Toà án cho rằng, mặc
dù điều khoản thỏa hiệp trong Bản Trao đổi Ghi nhớ năm 1961 không có quy định rõ ràng về thời hạn,
nghĩa vụ liên quan đến một yếu tố thời gian điều chỉnh khả năng áp dụng. Do đó, nó không được coi là
có tính chất vĩnh viễn hoặc là một trong những yếu tố ràng buộc các bên. Ghi chú năm 1961 đã không
thiết lập một thời hạn nhất định để Iceland có thể đưa ra một yêu cầu trong quá trình thực hiện Nghị
quyết của Nghị viện Iceland về việc mở rộng thẩm quyền nghề cá. Do đó, có thể sẽ không có quy định
nào về thời hạn cho quyền tương ứng của Anh để phản kháng sự mở rộng này, dù cho mục đích và đối
tượng của Ghi chú năm 1961 đã đạt được, nếu không có thỏa thuận đạt được khác hay tranh chấp vẫn
tiếp tục, nhằm viện dẫn thẩm quyền của Toà án. Các quyền của Anh do đó sẽ kéo dài cho đến khi
Iceland có thể tìm cách thực hiện giải pháp. Điều này, tất nhiên, dưới sự kiểm soát của Chính phủ
Iceland mà trong năm 1971, mười năm sau khi Ghi chú được kí kết, đã đưa ra yêu sách về quyền độc
quyền nghề cá trên toàn bộ thềm lục địa xung quanh lãnh thổ và do đó, việc tự động áp dụng quyền của
Anh cầu viện Toà án là cần thiết.

Điều khoản thỏa hiệp trong Bản Trao đổi Thỏa thuận năm 1961 có thể được coi như là một thỏa
thuận quy định về thẩm quyền của Toà án theo yêu cầu đơn phương của một trong hai bên, một loại
hình tranh chấp cụ thể đã được dự kiến và đoán trước bởi các bên. Quyền viện dẫn thẩm quyền của toà
án do đó đã được tạm thời không sử dụng tới, cho đến khi xảy ra các sự kiện rõ ràng trong tương lai mà

do đó dẫn đến tình trạng thẩm quyền của Tòa phát sinh. Nói cách khác, Thẩm quyền của Tòa phải có
điều kiện cụ thể để có hiệu lực, bất cứ lúc nào, nếu Iceland tuyên bố mở rộng giới hạn nghề cá của
mình và quyền yêu cầu Toà án giải quyết phản đối của Anh chỉ có thể được viện dẫn trong trường hợp
này.

Về vấn đề Iceland đưa ra rằng “Ghi chú năm 1961 diễn ra dưới tình hình cực kỳ khó khăn, khi
Hải quân Hoàng gia Anh đã sử dụng vũ lực để chống lại giới hạn đánh cá 12 hải lý được Chính phủ
Iceland ban hành năm 1958.", Có thể nghi ngờ, như được quy định trong Hiến chương của Liên hợp
quốc và được công nhận trong Điều 52 của Công ước Viên về Luật Điều ước và đồng thời theo luật
quốc tế hiện nay, một hiệp định được kí kết dưới sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là vô hiệu. Rõ ràng là
tòa án không thể xem xét một cáo buộc có bản chất nghiêm trọng như trên cơ sở một cáo buộc chung
9


chung mơ hồ không được minh chứng bằng bằng chứng cụ thể. Lịch sử đàm phán dẫn tới việc thiết lập
Ghi chú năm 1961 cho thấy những thỏa thuận giữa các bên này được các bên đàm phán một cách tự do
trên cơ sở bình đẳng và tự do quyết định của cả hai bên. Trên thực tế không có một sự kiện nào về quân
sự dù chỉ nhỏ nhất được trình ra trước Tòa án.

Tòa xem xét tuyên bố của Iceland, "do hoàn cảnh thay đổi, các Ghi chú liên quan tới giới hạn
nghề cá được trao đổi năm 1961 là không được áp dụng nữa", dưới khía cạnh trong mối liên hệ sự phụ
thuộc của Iceland vào hoạt động thủy sản của quốc gia này đối với sự tồn tại và sự phát triển được công
nhận rõ ràng trong Bản ghi nhớ của năm 1961, và Toà án, trong Lệnh ngày 17 tháng 8 năm 1972, tuyên
bố rằng “nó cũng là cần thiết để ghi nhận sự phụ thuộc đặc biệt của Iceland khi thủy sản ven biển cho
sự tồn tại và phát triển kinh tế của Iceland”

Quan điểm của Iceland, dưới cương vị là một quốc gia ven biển đặc biệt phụ thuộc vào nghề cá
ven biển cho cuộc sống hoặc phát triển kinh tế đã gây ra một đã tranh cãi trước Toà án rằng trong phạm
vi mà Iceland có thể khẳng định nhu cầu thiết lập một chế định bảo tồn nghề cá đặc biệt trong vùng
biển gần bờ biển, Iceland có thể theo đuổi mục tiêu một cách hợp pháp bằng cách hợp tác và thoả thuận

với các nước khác có liên quan, nhưng không phải bằng đơn phương cai trị độc quyền trong vùng biển
đó. Sự phụ thuộc ngoại lệ của Iceland vào nghề cá và nguyên tắc bảo tồn trữ lượng cá đã được công
nhận, vẫn còn câu hỏi liệu lceland có hay không thẩm quyền đơn phương để khẳng định thẩm quyền
độc quyền nghề cá, mở rộng thẩm quyền của mình vượt quá giới hạn 12 hải lý.
Hơn nữa, với mục đích rằng sự thay đổi hoàn cảnh có thể làm tăng cơ sở viện dẫn chấm dứt một
hiệp ước, cũng cần thiết rằng nó phải dẫn đến sự chuyển đổi cơ bản mức độ các nghĩa vụ vẫn phải được
thực hiện. Sự thay đổi phải tăng gánh nặng các nghĩa vụ cần thực hiện trong phạm vi đưa ra về các
nghĩa vụ cơ bản khác với những gì ban đầu được thỏa thuận. Đối với nghĩa vụ mà Tòa đang xem xét,
tình trạng này hoàn toàn chưa thuyết phục; sự thay đổi hoàn cảnh được đưa ra bởi Iceland không thể
nói rằng đã thay đổi hoàn toàn mức độ nghĩa vụ pháp lý được ấn định trong Trao đổi Ghi chú năm
1961. Điều khoản thỏa hiệp cho phép một trong các bên đệ trình Tòa án bất kỳ tranh chấp nào liên quan
đến việc mở rộng thẩm quyển nghề cá của Iceland. Tranh chấp hiện tại phù hợp với đặc tính được dự
đoán trong điều khoản thỏa hiệp của Trao đổi Ghi chú.
10


Tòa cũng đồng ý với quan điểm của Anh về việc phản đối tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Ghi
chú năm 1961 do Iceland đưa ra lý do có sự thay đổi cơ bản, căn cứ theo điều 65 và 66 của Luật Điều
ước Quốc tế năm 1969. Tòa đưa ra ý kiến, cho rằng một trong các bên không bao giờ được tự ý hành
động để tự động chấm dứt một hiệp ước hoặc để cho phép một bên đơn phương buộc tội; nó chỉ thực
hiện để trao quyền yêu cầu chấm dứt và, nếu yêu cầu đó gây tranh chấp thì phải đệ trình lên một số cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định các điều kiện cho phép thực hiện việc chấm dứt nói trên.
Iceland đã vô tình tự làm mất đi quyền áp dụng Điều 65 của Luật Điều ước Quốc tế để có thể
đưa ra tuyên bố rằng Ghi chú năm 1961 đã vô hiệu, vì trên thực tế, hành động đơn phương độc quyền
hóa khu vực khai thác chung của các quốc gia theo Ghi chú đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ từ các
quốc xung quanh, từ đó có thể thấy rằng, trong thời hạn 12 tháng đã có những sự phản đối liên quan
đến vấn đề nà. Do đó căn cứ theo khoản 1 điều 65 của Luật Điều ước Quốc tế, Có một tranh chấp tồn
tại rõ ràng trong vụ này và Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thể theo nguyện vọng của
các bên được nếu trong Ghi chú năm 1961
Từ những phân tích nêu trên, Tòa đưa ra phán quyết Thấy rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết

Đơn kiện của Chính phủ Vương quốc Anh và Iceland.

2. Lập luận về nội dung
Trong Đơn kiện của mình, Anh yêu cầu Tòa án xét xử và tuyên bố:
(a) Không có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế về yêu cầu của Iceland có quyền mở rộng phạm
vi khai thác bằng cách thành lập một vùng khai thác cá độc quyền kéo dài đến 50 hải lý từ đường cơ
sở. Điều đó là không hợp lệ;
(b) Do đó những vấn đề liên quan đến việc bảo tồn các loài cá trong vùng biển xung quanh
Iceland không do luật pháp quốc tế quy định vì sự mở rộng đơn phương phạm vi khai thác độc quyền
tại Iceland đến 50 hải lý so với các đường cơ sở nói trên, nhưng vấn đề là có thể được quy định, theo
thoả thuận thống nhất giữa hai quốc gia …
Sau đó, Anh bổ sung thêm một số yêu cầu Tòa án xét xử và tuyên bố:
(a) Việc Iceland được hưởng độc quyền khu vực khai thác thủy hải sản 50 hải lý từ các đường
cơ sở xung quanh bờ biển lceland là không có cơ sở trong luật pháp quốc tế;
11


(b) Do đó, Iceland không có quyền đơn phương khẳng định độc quyền khai thác vượt quá giới
hạn theo thoả thuận trong Trao đổi Ghi chú năm 1961;
(c) lceland không có quyền đơn phương để loại trừ tàu đánh bắt cá của Anh từ khu vực biển
quốc tế vượt quá giới hạn theo như thỏa thuận trong Trao đổi Ghi chú năm 1961 hoặc đơn phương áp
đặt những hạn chế về hoạt động trong khu vực đó;
(d) Những hành động của Iceland như được đề cập đến trong Phần V của Bản Yêu cầu, có
nghĩa là sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với tàu cá của Anh đang hoạt động trong khu vực
biển cả, là bất hợp pháp và do đó Iceland phát sinh nghĩa vụ bồi thường cho Vương quốc Anh (hình
thức và số tiền bồi thường được đánh giá, không theo thoả thuận giữa các Bên, mà theo cách thức mà
Toà án có thể biểu thị); và
(e) Về sự cần thiết đối với việc bảo tồn môi trường thủy sản, qua các bằng chứng khoa học, đã
nêu ra những hạn chế của hoạt động đánh bắt cá trong khu vực biển nói trên, Iceland và Vương quốc
Anh đang có nghĩa vụ cùng nhau ngay thẳng kiểm tra (song phương hoặc cùng với những quốc gia

quan tâm khác; thể hiện bằng sự thỏa thuận mới hoặc thông qua các cơ chế hợp tác quốc tế hiện có
trong vấn đề này, chẳng hạn như Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương) sự tồn tại, mức độ cần
thiết, sự tương tự để thương lượng nhằm thành lập của một quy tắc cho nghề cá của khu vực, liên quan
đến lợi ích của các quốc gia khác, sẽ đảm bảo cho Iceland có sự ưu tiên phù hợp như là một Nhà nước
đặc biệt phụ thuộc vào các nghề cá và cũng đảm bảo cho Vương quốc Anh một vị trí phù hợp với
truyền thống và các quyền có được và phụ thuộc vào những nghề cá đó."

Như vậy, những nội dung được Tòa Án giải quyết tranh chấp giữa Anh và Iceland xung quanh
mối bất đồng về mức độ phân bổ và phạm vi quyền của mỗi bên trong việc khai thác các nguồn lợi
thủy sản; và về việc bảo tồn và phát triển nguồn lực thủy sản.

Trong phạm vi nghiên cứu vụ tranh chấp, nhóm chọn vấn đề nội dung về mức độ phạm vi
quyền của mỗi bên trong việc khai thác các nguồn lợi thủy sản để phân tích và làm rõ lập luận của hai
bên và Tòa án. Dựa trên tình tiết vụ tranh chấp, phần phân tích của nhóm chia ra hai vấn đề cơ bản:
Về việc mở rộng phạm vi độc quyền khai thác lên 50 hải lý; và về quyền đơn phương loại trừ tàu cá
ra khỏi khu vực tranh chấp.
12


2.1.

Về việc mở rộng phạm vi độc quyền khai thác lên đến 50 hải lý

2.1.1.

Lập luận của Anh

Trước đây, Anh đã phản đối Nghị quyết của Iceland năm 1952 về khu vực đánh bắt cá có giới
hạn 4 hải lý cùng việc cấm mọi hoạt động đánh cá của nước ngoài trong vùng đó. Anh cho rằng điều
này đã vượt quá các nguyên tắc đã được Tòa án phê chuẩn trong một án lệ. Sau nhiều nỗ lực giải quyết

tranh chấp, hai bên có tiếng nói chung thông qua thỏa thuận năm 1956. Theo đó, Iceland không được
mở rộng thêm phạm vi khai thác trong khi chờ Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thảo luận về Luật Biển.
Phải cho đến sau Hội nghị lần thứ hai về Luật Biển, Anh và Iceland mới có những cuộc đàm
phán giải thích cho cách hiểu khác nhau của hai nước về giới hạn 12 hải lý và đường cơ sở. Theo đó,
Iceland khẳng định rằng Iceland, như “một quốc gia trong một tình hình đặc biệt, sẽ nhận được ưu đãi
thậm chí xa hơn 12 hải lý". Anh không có ý kiến gì về “tình hình quốc gia đặc biệt” của Iceland nhưng
lại khẳng định rằng “ưu đãi xa hơn 12 hải lý” là không tồn tại. Anh nhấn mạnh sự đảm bảo của quốc
gia này liên quan đến việc mở rộng quyền khai thác của Iceland trong tương lai.
Một điều khoản thỏa hiệp sau đó được đưa vào Trao đổi Ghi chú đã được các bên nhất trí vào
ngày 11/3/1961. Theo đó, Anh hoàn toàn đồng ý về việc: “Không còn phản đối khu vực nghề cá 12 hải
lý quanh Iceland đo từ các đường cơ sở”; “Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ba năm từ ngày thỏa
thuận, tàu của Anh sẽ không đánh bắt cá trong vùng 6 hải lý ngoài tính từ vùng 12 hải lý tại bảy các
khu vực cụ thể.”
Với thông báo về việc mở rộng tiếp theo của Iceland đến giới hạn 50 hải lý, Anh ghi nhận "sự
mở rộng khu vực đánh bắt cá như vậy không có cơ sở trong luật pháp quốc tế". Tiếp tục có những cuộc
đàm phán giữa hai bên. Anh tuyên bố rằng các mục tiêu của Iceland có thể đạt được bằng cách một
thỏa thuận hạn chế khai thác. Và Anh bày tỏ sự sẵn sàng đàm phán bất kỳ thỏa thuận về giới hạn khu
vực đánh cá, mà bằng chứng khoa học có thể cho thấy là cần thiết, trong đó có bất kỳ yêu cầu ưu đãi
nào của quốc gia ven biển phụ thuộc vào thủy sản sẽ được công nhận. Anh đề xuất một biện pháp tạm
thời để hạn chế việc đánh bắt cá dưới đáy hàng năm của Iceland ở mức 185.000 tấn. Tuy nhiên lúc này,
Iceland nêu ra quan điểm Trao đổi Ghi chú năm 1961 đã hết hiệu lực với nước này. Điều này không
được Anh chấp nhận. Quốc gia này tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình tại khu vực nằm ngoài giới hạn
12 hải lý và chờ Lệnh công bố về các biện pháp bảo vệ tạm thời từ Tòa án. Anh đã tuân thủ các biện
13


pháp bảo vệ tạm thời của Tòa án, hạn chế lượng đánh bắt cá hàng năm trong khu vực biển của Iceland
tại mức 170.000 tấn.

Một cuộc thảo luận đàm phán tranh chấp giữa Thủ tướng Iceland và Anh đã dẫn tới việc ký kết

một thoả thuận tạm thời trong tranh chấp khu vực đánh bắt cá, được thành lập thông qua Thỏa thuận
Ghi chú vào ngày 13/11/1973. Hiệu lực của thỏa thuận này kéo dài trong vòng hai năm. Anh hi vọng
ngay sau đó, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng và là “tuyên bố có thẩm quyền về các quyền và
nghĩa vụ của các bên theo luật pháp hiện hành và có thể tạo cơ sở để đàm phán các thoả thuận tuân theo
các điều khoản trong Thoả thuận Tạm thời”
2.1.2.

Lập luận của Iceland

Iceland cho rằng, nền kinh tế nước này phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt cá trong vùng
biển lân cận. Trong suốt quá trình lịch sử, trước khi xuất hiện khái niệm về thẩm quyền khai thác, thì
quốc gia này không áp dụng “vùng lãnh hải” và khẳng định độc quyền của mình đối với việc khai thác
là độc lập với vùng lãnh hải do có những hạn chế nghiêm trọng trong việc xem xét hai vấn đề với nhau.
Cho tới năm 1952, Iceland lần đầu tiên đưa ra cách tính phạm vi đánh bắt cá của mình là đường
cơ sở thẳng hướng ra biển dài 4 hải lý dọc theo các điểm ngoài cùng của bờ biển, đảo và đá và theo
hướng mở ra của các vịnh. Cơ sở cho việc này được Iceland bắt nguồn từ án lệ giữa Anh và Na-uy,
trong đó xác nhận tính hợp lệ của hệ thống đường cơ sở thẳng do Na-uy áp dụng ngoài bờ biển.
Sau Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển, Iceland ban hành mới "Các Nghị quyết liên quan đến
Giới hạn về Nghề cá ngoài Iceland", xác định giới hạn khai thác là 12 hải lý, được rút ra từ Công ước
Geneva 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải. Hội nghị lần thứ hai về Luật Biển cũng đã làm cụ
thể quyền ưu tiên đánh bắt ở các vùng biển lân cận mà có lợi cho quốc gia ven biển trong tình hình
quốc gia đó phụ thuộc đặc biệt với nghề cá ven biển. Theo đó, tình hình phụ thuộc đặc biệt là khi: (a)
Ngành thủy sản và sự phát triển kinh tế của quốc gia ven biển hoặc cuộc sống của người dân quốc gia
đó có mối liên hệ rõ ràng. Do đó, quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên của các vùng biển
trong khu vực ưu tiên khai thác thuỷ sản được áp dụng; (b) Cần thiết phải hạn chế sản lượng đánh bắt
của một loài hoặc nhiều loài cá ở các khu vực đó.
Trải qua một số mâu thuẫn trên thực tế, hai bên đã nhất trí chung, thể hiện ở bản Trao đổi Ghi
chú năm 1961. Trong đó có ghi: “Trong thời gian ba năm kể từ ngày Trao đổi Thỏa thuận, Iceland sẽ
14



không phản đối tàu đánh cá của Anh trong một số khu vực nhất định và trong một số tháng nhất định
của năm”. Khái niệm khu vực đánh cá 12 hải lý, mặc dù khác với quy định tại Công ước Geneva 1958,
nhưng đã được Iceland chấp nhận và Anh cũng đã áp dụng giới hạn đánh bắt tương tự cho vùng biển
ven bờ của mình kể từ năm 1964. Do đó vấn đề này đã không còn là tranh chấp. Bên cạnh đó, Iceland
sẽ tiếp tục công cuộc mở rộng khu vực đánh cá.
Quả thật như vậy, Iceland đưa ra vấn đề mở rộng khu vực khai thác thủy hải sản ra thành 50 hải
lý, sẽ được thực hiện vào năm 1972, nhằm “để đạt được giải pháp thiết thực cho các vấn đề liên quan”.
Tại thời điểm này, Iceland cho rằng quốc gia không còn nghĩa vụ ràng buộc nào với Trao đổi Ghi chú
năm 1961. Iceland tuyên bố rằng các quy định mới cấm tất cả tàu nước ngoài câu cá trong vùng biển
giới hạn 50 hải lý sau ngày 01/9/1972.
Quan điểm này được Iceland dựa trên việc làm mới công nhận quyền ưu đãi của mình trong khu
vực được trình bày tại cuộc họp lần thứ năm của Ủy ban Thủy sản Đông Bắc Đại Tây Dương. Trong Bị
vong lục, Iceland cho thấy sự cần thiết để áp đặt hạn ngạch nhằm hạn chế việc đánh bắt cá ở vùng biển
Iceland. Theo đó, vị trí ưu tiên của Iceland sẽ được tôn trọng theo các nguyên tắc quốc tế được công
nhận về các yêu cầu ưu đãi của Nhà nước ven biển mà kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt.
Yêu cầu này đã được Ủy ban thông qua, công nhận các quyền lợi ưu tiên đối với tàu đánh cá của
Iceland ngoài giới hạn 12 hải lý; cũng như việc thành lập giới hạn đánh bắt cá 50 hải lý. Mặc dù sau đó
Tòa án ra lệnh công bố một số biện pháp bảo vệ tạm thời (yêu cầu Iceland không thực hiện mở rộng
phạm vi khai thác lên đến 50 hải lý), nhưng Iceland không thực hiện vì cho rằng Tòa án không có thẩm
quyền xử lý vụ tranh chấp này.
Sau nhiều lần đàm phán, một cuộc thảo luận đã diễn ra giữa Thủ tướng Iceland và Anh dẫn tới
việc ký kết một "Thoả thuận Tạm thời trong Tranh chấp Nghề cá" được thành lập thông qua Thỏa thuận
Ghi chú vào ngày 13/11/1973.

2.1.3.

Lập luận của Tòa

Tòa cho rằng: Việc phân định các vùng biển luôn là một khía cạnh của quốc tế, nó không thể

phụ thuộc vào ý chí của quốc gia ven biển được thể hiện trong luật của quốc gia của đó. Mặc dù hành
động phân định là cần thiết và là một hành vi đơn phương, bởi vì chỉ có quốc gia ven biển mới có thẩm
15


quyền thực hiện nó, nhưng tính hợp lệ của việc phân định đối với các quốc gia khác phụ thuộc vào luật
pháp quốc tế.
Điều này cũng được quy định rõ ràng trong Công ước Geneva về Luật biển năm 1958. Điều 1
định nghĩa thuật ngữ vùng biển quốc tế là "phần biển không có trong lãnh hải hoặc trong vùng biển
quốc tế của một quốc gia". Điều 2 cho rằng "Vùng biển quốc tế là khu vực mà không một quốc gia nào
có quyền đặt bất cứ phần nào của vùng biển quốc tế vào lãnh thổ của quốc gia đó”. Quyền tự do của
vùng biển quốc tế đối với các quốc gia ven biển và không ven biển được xác định là quyền tự do hàng
hải và quyền tự do đánh bắt cá. Tuy nhiên, quyền tự do tại vùng biển quốc tế được xem xét trong việc
"thực hiện hợp lý vì lợi ích của các quốc gia khác trong việc thực hiện quyền tự do trên vùng biển quốc
tế".
Việc này được thực hiện hóa thông qua Lệnh công bố một số biện pháp bảo vệ tạm thời năm
1972 dựa trên “sự phụ thuộc đặc biệt của Iceland vào hoạt động nghề cá ven bờ” và “nhu cầu bảo tồn
trữ lượng cá tại khu vực Iceland”. Không thể nghi ngờ gì về sự phụ thuộc đặc biệt của Iceland đối với
nghề đánh bắt cá. Tòa án cũng đã tuyên bố rằng "cần thiết phải lưu ý đến sự phụ thuộc đặc biệt của
quốc gia Iceland vào nghề thủy sản ven biển vì sinh kế và phát triển kinh tế" 2. Quyền ưu tiên khai thác
thủy sản cho Iceland đều căn cứ vào việc hạn chế khai thác loài cá trên biển – cụ thể là cá tuyết và cá
tuyết chấm đen. Nếu không đặt ra mức độ hạn chế khai thác, loài cá không được bảo vệ, cũng như tính
kinh tế không trở nên cấp thiết. Vậy nên, biện pháp bảo vệ tạm thời của Tòa án đưa ra là hành động
đúng đắn và kịp thời ngăn chặn mối đe dọa đến nghề cá của mỗi quốc gia liên quan.
Tòa cho rằng, việc Iceland mở rộng phạm vi khai thác thành 50 hải lý đã vi phạm nguyên tắc
được quy định trong Công ước Geneva 1958. Công ước này đòi hỏi tất cả các quốc gia, bao gồm cả các
quốc gia ven biển, thực hiện quyền tự do đánh cá của mình và phải có trách nhiệm hợp lý đối với lợi
ích của các quốc gia khác. Iceland cũng đã coi nhẹ các quyền của Anh có từ Trao đổi Ghi chú năm
1961. Vì vậy, Anh hoàn toàn có lý khi yêu cầu Toà án bảo vệ các quyền cho mình, đồng thời công nhận
quyền ưu tiên cho Iceland. Theo đó, Toà án kết luận rằng quy định của Iceland về việc thành lập một

vùng khai thác kéo dài đến 50 hải lý không chống lại quyền đánh bắt cá của Anh.Tiếp đó là không chấp
nhận việc Iceland đơn phương chấm dứt quyền khai thác thủy sản của Anh trong khu vực.
Toà án lập luận rằng: Để đạt được giải pháp công bằng trong tranh chấp hiện tại thì điều cần
thiết là các quyền ưu đãi đánh bắt cá của Iceland phải được đối chiếu với quyền đánh bắt cá truyền
thống của Anh. Sự đối chiếu không hề có căn cứ. Tuy nhiên vào một lần Anh chấm dứt hoạt động đánh
2 Báo cáo ZCJ 1972, trang 16, khoản 23

16


bắt (theo thỏa thuận trong Trao đổi Ghi chú năm 1961về vùng đánh cá 12 hải lý), thì tại vùng đó,
Iceland đã sử dụng quyền khai thác thủy sản độc quyền mà không phản đối sự tiếp tục khai thác của
các tàu Anh trong khi tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, tại các vùng liền kề bên ngoài khu vực đó, sự
đình chỉ quyền đánh cá của các quốc gia khác không thuộc quyền ưu đãi như đã được công nhận tại
Hội nghị Geneva năm 1958 và 1960, đặc biệt khi các quyền đó phát sinh từ sự phụ thuộc kinh tế và sự
phụ thuộc lâu dài vào các ngư trường. Vì vậy, quyền ưu đãi của quốc gia ven biển và quyền đã được
công nhận trước đó của các quốc gia khác phải xem xét trên nguyên tắc tiếp tục đồng thời tồn tại.

2.2.

Về quyền đơn phương loại trừ tàu cá ra khỏi khu vực tranh chấp

2.2.1.

Lập luận của Anh

Sau Hội nghị lần thứ hai về Luật Biển, Iceland tiến hành mở rộng thêm giới hạn từ 4 lên đến 12
hải lý. Anh không chấp nhận và các tàu cá tiếp tục đánh bắt trong phạm vi giới hạn mới. Điều này đã
dẫn đến một số sự cố đã xảy ra.
Bắt nguồn từ việc mở rộng vùng khai thác của Iceland, Anh cũng phải chịu nhiều tổn thất. Đáng

kể nhất trong số đó là đơn phương bị cấm đánh bắt trong khu vực đang tranh chấp. Và Anh thì không
thể chuyển hướng tới các vùng đánh cá khác ở Bắc Đại Tây Dương. Điều này có thể gây hậu quả ngắn
hạn tới các tàu bị ảnh hưởng và dài hạn cho nhiều ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan.
Anh đã chỉ ra rằng tàu của họ đã đánh bắt cá trong lãnh hải của Iceland trong nhiều thế kỷ với
một cách thức tương tự như hiện tại trong hơn 50 năm. Các số liệu thống kê được xuất bản cho thấy từ
năm 1920 trở đi, việc đánh bắt các loài cá của các tàu Anh trong khu vực tranh chấp đã diễn ra liên tục
từ năm này sang năm khác, ngoại trừ thời kỳ Thế chiến II. Tổng sản lượng đánh bắt của số tàu này đã
có sự ổn định đáng kể. Các số liệu thống kê tương tự chỉ ra rằng các vùng biển đang được đề cập là các
ngư trường đánh bắt cá xa bờ quan trọng nhất của Anh.
2.2.2.

Lập luận của Iceland

Iceland đã thông qua giải pháp đối với một số sự cố với tàu đánh cá của Anh sau khi mở rộng
thêm giới hạn của mình từ 4 lên đến 12 hải lý, được rút ra từ Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển. Theo
đó, Iceland cho rằng không thể chối cãi về giới hạn đánh bắt cá 12 cũng như nên thừa nhận quyền của
nước này ở toàn bộ thềm lục địa phù hợp với chính sách đã được thông qua. Vì vậy, tàu Anh không
được tiếp tục đánh bắt cá trong phạm vi Iceland có chủ quyền.
17


Iceland tuyên bố rằng: "Trong phạm vi hoạt động đánh bắt cá, các hoạt động đánh bắt cá của tàu
nước ngoài sẽ bị nghiêm cấm theo quy định của Luật số 33 ngày 19 tháng 6 năm 1922 về đánh bắt cá
trong phạm vi giới hạn khai thác" Điều 1 Luật 1922 quy định: "Chỉ có công dân Iceland có thể tham gia
đánh bắt ở lãnh hải của Iceland và chỉ có tàu thuyền hoặc tàu của Iceland mới được sử dụng cho việc
đánh bắt cá như vậy." Ngôn ngữ trong các quy định chỉ ra rằng mục tiêu của họ là thiết lập một vùng
đánh bắt cá độc quyền, trong đó tất cả các tàu cá đăng ký tại các quốc gia khác, kể cả Anh, sẽ bị cấm.
2.2.3.

Lập luận của Tòa


Đối với những tuyên bố trong Nghị quyết năm 1972 của Iceland thể hiện quốc gia này có độc
quyền khai thác, đồng nghĩa với việc ngăn cấm toàn bộ tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc đánh bắt,
bao gồm cả Anh: Tòa cho rằng việc này đã vượt quá khái niệm về các quyền ưu tiên và bất chấp những
biện pháp bảo vệ tạm thời mà Tòa đưa ra.
Tòa giải thích thêm: Khái niệm quyền ưu tiên không đồng nghĩa với việc loại trừ tất cả các hoạt
động đánh bắt cá của các quốc gia khác. Một quốc gia ven biển được hưởng các quyền ưu tiên sẽ
không phải tự do, đơn phương hay tùy theo quyết định của chính mình để xác định mức độ của các
quyền đó. Việc mô tả đặc tính quyền ưu đãi của quốc gia ven biển là đã có một sự ưu tiên nhất định,
nhưng không thể bao hàm việc hủy bỏ hoàn toàn các quyền đồng thời của các quốc gia khác. Cụ thể là
một quốc gia, giống như Anh, đã nhiều năm tham gia vào việc đánh bắt thủy sản ở các vùng biển đang
có tranh chấp, hoạt động đánh bắt như vậy rất quan trọng đối với nền kinh tế. Quốc gia ven biển phải
quan tâm đến vị trí của các quốc gia khác, đặc biệt là khi họ đã thiết lập một sự phụ thuộc về kinh tế
trên cùng một ngư trường. Theo đó, quyền ưu đãi của Iceland không đủ để biện minh cho yêu cầu đơn
phương của mình nhằm loại trừ các tàu cá của Anh khỏi tất cả các hoạt động khai thác ở vùng nước bên
ngoài đã thoả thuận trong Trao đổi Ghi chú năm 1961.

Tổng kết: Từ việc phân tích những lí do trên, Tòa Án đã đưa ra phán quyết như sau:
1/ Các quy định mở rộng vùng khai thác thủy sản ở Iceland do Chính phủ Iceland ban hành ngày 14
tháng 7 năm 1972 được coi như là một sự mở rộng đơn phương các quyền đánh bắt cá độc quyền của
Iceland (50 hải lý tính từ các đường cơ sở) được chỉ định trong đó không phải là chống lại quyền khai
thác thủy sản của chính phủ Anh

18


2/ Do đó, kết quả là Chính phủ Iceland không được quyền đơn phương loại trừ tàu cá của Anh khỏi
các khu vực giữa các giới hạn khai thác thủy sản đã được được thoả thuận trong các văn bản trước đó
(Ghi chú vào ngày 11 tháng 3 năm 1961 và các giới hạn được quy định trong Quy định của Iceland vào
ngày 14 tháng 7 năm 1972), hoặc đơn phương áp đặt những hạn chế đối với các hoạt động của tàu của

Anh trong các khu vực đó
3/ Chính phủ của hai nước phải có nghĩa vụ tiến hành đàm phán trong thiện chí để có thể đưa ra
được giải pháp công bằng và phù hợp nhất nhằm giải quyết sự không thống nhất của họ liên quan đến
quyền khai thác thủy sản tương ứng với các quyền của đôi bên
4/ Trong cuộc đàm phán, các bên phải xem xét đến các vấn đề sau:
a. Trong việc phân bổ các nguồn lợi thủy sản ở các khu vực đã được quy định, Iceland được hưởng lợi
trong phạm vi mức độ nhất định đặc biệt phụ thuộc vào hoạt động của người dân khai thác thủy sản ở
các vùng biển xung quanh bờ biển
b. Do các hoạt động khai thác thủy sản của nước Anh ở các khu vực đã quy định, nước Anh cũng đã
thiết lập quyền đối với các nguồn lợi thủy sản của các khu vực nói trên dựa trên các yếu tố rằng của
người dân phụ thuộc vào việc khai thác thủy sản
c. Nghĩa vụ phải quan tâm và đảm bảo đến lợi ích của các quốc gia trong việc bảo tồn và khai thác hợp
lí các nguồn tài nguyên ở khu vực này.
d. Các quyền và nghĩa vụ được nêu trên của Iceland và Anh Quốc nên cùng nỗ lực trong khả năng để
bảo tồn và phát triển các nguồn lực thủy sản trong khu vực đã được quy định và với đảm bảo công
bằng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác trong việc khai thác và phát triển các nguồn
lợi thủy sản.
e. nghĩa vụ cùng nhau theo dõi, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên và cùng nhau xem xét, dựa trên
thông tin khoa học và các thông tin có sẵn khác, các biện pháp cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển,
và khai thác hợp lý các tài nguyên đó, áp dụng Công ước về Thuỷ sản Đông Bắc Đại Tây Dương hoặc
các biện pháp khác có để có thể được thoả thuận dưới hình thức đàm phán quốc tế.

19


III.

Nhận định, đánh giá của nhóm
Vụ tranh chấp liên quan đến giới hạn phạm vi đánh bắt cá giữa Vương quốc Anh và Cộng hòa


Iceland là một trong những vụ tranh chấp điển hình liên quan đến chủ quyền vùng biển của mỗi quốc
gia cũng như quyền của các quốc gia khác trong khu vực giới hạn đó.
Thứ nhất, về thẩm quyền của Tòa án tham gia giải quyết tranh chấp vẫn được đảm bảo mặc dù
một bên không có mặt trong các buổi điều trần công khai hay các phiên tòa. Điều này có được do sự
tham gia của các bên trong một điều ước quốc tế chung có quy định. Từ đó cho thấy, Tòa án vẫn bảo vệ
quyền lợi của các bên cho dù thực tế có gây bất lợi cho tình hình giải quyết vụ án như thế nào. Mặc dù
đó là lý do vì hai bên đã chấm dứt một thỏa thuận trong quá khứ, thì với thẩm quyền và nghĩa vụ của
mình, Tòa án vẫn cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan.
Thứ hai, tuyên bố mở rộng phạm vi khai thác thủy sản của Iceland từ 12 hải lý lên con số 50 là
một hành vi đơn phương. Không có bất cứ điều luật quốc tế nào quy định về điều này. Iceland chỉ dựa
vào luật, nghị quyết trong nước cũng như các lý lẽ riêng để lập luận cho quan điểm của mình. Một khi
đã tham gia vào các điều ước quốc tế, các quốc gia cần tuân thủ đúng theo những điều đã được thống
nhất từ trước. Đây là điều căn bản Iceland cần thực hiện khi tham gia và phê chuẩn các đạo luật về Luật
Biển.
Tuy nhiên, Iceland có đưa ra “quyền ưu đãi đối với các quốc gia ven biển trong tình hình đặc
biệt” để bào chữa cho việc không tuân theo các điều luật quốc tế. Theo đánh giá của nhóm, đây không
phải là một khái niệm tĩnh. Theo đó mức độ ưu tiên của quốc gia ven biển được coi là cố định cho mọi
thời điểm. Ngược lại, các quyền ưu đãi là một trong các chức năng của sự phụ thuộc của quốc gia ven
biển vào thủy sản và do đó có thể thay đổi theo mức độ phụ thuộc đó. Hơn nữa, như đã được công nhận
rõ ràng trong cuộc trao đổi năm 1961 của Ghi chú, sự phụ thuộc của quốc gia ven biển vào thủy sản có
thể liên quan không chỉ đến sinh kế của người dân mà cả sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong các
trường hợp, căn bản của vấn đề là đánh giá sự phụ thuộc của quốc gia ven biển với nghề cá dưới sự
nghi ngờ của các quốc gia liên quan và đối chiếu chúng một cách công bằng nhất có thể.
Và ngay cả khi Toà án tuyên bố rằng việc Iceland mở rộng giới hạn về nghề cá của nó không
phải hạn chế quyền đánh bắt của Anh, thì không có ý nghĩa là Anh không có nghĩa vụ đối với Iceland
về đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp: trong vùng 12 hải lý đến 50 hải lý. Ngược lại, cả hai quốc
gia có nghĩa vụ phải xem xét đầy đủ quyền của mỗi bên và các biện pháp bảo tồn thủy sản cần thiết
được hiện hữu và thực thi trong vùng biển đó. Đây là một trong những tiến bộ của pháp luật hàng hải
20



quốc tế, là kết quả từ việc tăng cường đánh bắt cá, rằng các hành vi tự do kinh tế trước đây về thủy hải
sản tại các đại dương đã được thay thế bằng sự công nhận nghĩa vụ có liên quan đến các quyền của các
quốc gia khác và nhu cầu bảo tồn vì lợi ích của tất cả mọi người. Do đó, cả hai bên đều có nghĩa vụ
trong việc kiểm tra nguồn tài nguyên đánh bắt trên biển đang tranh chấp và cùng nhau kiểm soát, với
khoa học và các nguồn thông tin có sẵn khác, các biện pháp cần thiết cho việc bảo tồn, phát triển và
khai thác hợp lý tính đến bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có hiệu lực giữa chúng, chẳng hạn như Công
ước Thủy sản Đông Bắc Đại Tây Dương về Ngày 24 tháng 1 năm 1959, cũng như các thoả thuận khác
có thể đạt được tại các đàm phán trong tương lai.
Đây được coi là một trong những cuộc chiến “độc nhất vô nhị” – trận chiến cá tuyết. Trên thực
tế, theo tìm hiểu của nhóm, đến tháng 10/1975, sau khi Tòa án ra quyết định, Iceland tiếp tục nới rộng
khu vực đánh cá của nước này từ 50 dặm lên 200 dặm. Đồng thời, Iceland cũng cấm tàu thuyền đánh cá
của Anh hoạt động tại khu vực này. Khi đó, Anh triển khai hơn 20 tàu bảo vệ ngư dân xứ sở sương mù
an tâm hoạt động đánh bắt hải sản. Trong cuộc chiến này, Iceland giành phần thắng. Anh và các nước
đánh bắt cá lân cận khác đã đồng ý hành động của Iceland sau khi NATO và Mỹ can thiệp. Bởi lẽ,
Iceland trước đó đã đe dọa NATO phải đóng cửa căn cứ của họ tại Keflavik - một cơ sở quan trọng
chiến lược của NATO trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh tại quốc gia này.
IV.

Bài học cho Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu vụ tranh chấp này, nhóm đã rút ra được một số quan điểm và mạnh

dạn đưa ra bài học cần thiết áp dụng cho Việt Nam.
4.1.

Hiệu lực của các hiệp ước quốc tế được kí kết bởi các quốc gia:
Trong vụ việc trên, Iceland đã đưa ra luận điểm rằng Ghi chú năm 1961 được kí kết bởi Iceland,

Anh Quốc và một số quốc gia có liên quan khác đã chấm dứt hiệu lực kể từ khi quá trình thực hiện việc
mở rộng quyền khai thác thủy sản của Iceland lên 12 hải lý bởi vì đối tượng và mục đích của Ghi chú

trên đã được, dẫn đến việc các điều khoản thỏa hiệp trong Ghi chú cũng đồng thời chấm dứt. Tuy
nhiên, Tòa lại không cho rằng các điều khoản về giải quyết tranh chấp chấm dứt đồng thời cùng với
hiệu lực của Ghi chú.
Có thể thấy rằng, đúng là mục đích và đối tượng của Ghi chú đã đạt được, thế nhưng những vấn
đề hay tranh chấp phát sinh trong tương lai có nguồn gốc bắt nguồn từ những điều kiện hiện tại, cụ thể
là các điều kiện về việc mở rộng quyền khai thác thủy sản của các bên là không thể dự đoán trước. Vì
vậy, các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp là cần thiết và vẫn còn hiệu lực cho đến khi có một thỏa
21


thuận khác ra đời. Ngoài ra, các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trên là quyền lợi cũng như là nghĩa
vụ của các bên liên quan, đảm bảo cho các bên có những lợi ích nhất định khi kí kết một điều ước quốc
tế. Iceland đã có cho mình quyền mở rộng khu vực khai thác thủy sản, cùng với đó, Anh Quốc cũng cần
cho mình những biện pháp đảm bảo, là những điều khoản giải quyết tranh chấp, để có thể tạo cho mình
một lá chắn pháp lý khi có mâu thuẫn xảy ra trên vùng biển giữa hai quốc gia này cho đến khi Iceland
và Anh cùng nhau thống nhất đưa ra một phương án giải quyết khác để có thể thay thế cho thỏa thuận
trên.
Trong bối cảnh tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trên biển Đông hiện nay, việc cùng nhau
đưa ra một thỏa thuận nhằm dung hòa lợi ích các bên và tuân theo các quy tắc được thừa nhận bởi hệ
thống pháp luật quốc tế là điều hết sức cần thiết. Các thỏa thuận này được thể hiện dưới hình thức các
điều ước quốc tế được kí kết bởi các quốc gia. Đối với Việt Nam, cần phải quan tâm đặc biệt đến điều
khoản giải quyết tranh chấp. Các điều khoản giải quyết tranh chấp sẽ là con dao hai lưỡi, một phần sẽ
là cơ sở ràng buộc Việt Nam phải tuân theo các quy tắc trong thỏa thuận khi Việt Nam có những hành
động thể hiện động thái có lợi cho mình, một phần sẽ ràng buộc các bên còn lại. Đây sẽ là một công cụ
rất hữu hiệu khi xuất hiện các mâu thuẫn leo thang sau khi các bên đã đạt được thỏa thuận, đặc biệt
trong hoàn cảnh các nước ở khu vực xung quanh biển Đông sẵn sàng có những hành động thể hiện sức
mạnh quân sự trong vùng biển tranh chấp. Nội dung của các điều khoản này phải thể hiện rõ ràng ý chí
và nguyện vọng của các bên tham gia điều ước, đồng thời cũng nên quy định rõ thời hạn, thời hiệu và
cơ quan giải quyết tranh chấp của toàn bộ các quy định được nêu ra trong văn bản được kí kết để tránh
trường hợp phát sinh tranh chấp về vấn đề lựa chọn cơ quan tài phán.

4.2.

Việc bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế và không xuất hiện tại các buổi có mặt
của các bên không làm mất đi thẩm quyền của Tòa trong việc giải quyết tranh chấp
Trong vụ việc được phân tích ở trên, việc Iceland phủ nhận thẩm quyền của Tòa và từ chối có

mặt ở các phiên điều trần đều không thể bác bỏ được phán quyết của Tòa về vấn đề đang tranh chấp.
Căn cứ theo khoản 1 điều 53 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế: “Nếu một trong các bên không trình
diện trước Tòa án không đưa ra lý lẽ của mình thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng
có lợi cho mình.”, việc không có mặt của các bên sẽ đem lại một bất lợi lớn trong việc giải quyết tranh
chấp. Việc trình diện trước Tòa có thể giúp cho các bên trình bày được luận điểm của mình về các vấn
đề liên quan, có cơ hội để phản biện lại các ý kiến do bên đối lập đưa ra, tác động đến quan điểm và ý
chí của Tòa trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng.

22


Trong trường hợp cuối cùng, nếu các bên cảm thấy phán quyết của Tòa có động chạm đến lợi
ích của mình, các bên vẫn cần phải đệ trình yêu cầu tham gia vào vụ việc để đảm bảo quyền lợi của
mình theo khoản 1 điều 62 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế. Vì vậy, có thể thấy rằng, việc có mặt
trước Tòa đưa ra các quan điểm và lập luận của một quốc gia nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mình trong vụ việc tranh chấp đang diễn ra.
4.3.

Việc cáo buộc một quốc gia đe dọa sử dụng vũ lực để đạt được thỏa thuận cần phải có dẫn
chứng cụ thể
Iceland đưa ra ý kiến “Ghi chú năm 1961 diễn ra dưới tình hình cực kỳ khó khăn, khi Hải quân

Hoàng gia Anh đã sử dụng vũ lực để chống lại giới hạn đánh cá 12 hải lý được Chính phủ Iceland ban
hành năm 1958.", Có thể xem xét rằng, như được quy định trong Hiến chương của Liên hợp quốc và

được công nhận trong Điều 52 của Công ước Viên về Luật Điều ước và đồng thời theo luật quốc tế hiện
nay, một hiệp định được kí kết dưới sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là vô hiệu. Tuy nhiên ý kiến do
Iceland đưa ra đã bị bác bỏ vì Tòa cho rằng, trên thực tế, Iceland đã không đưa ra được các dẫn chứng
cụ thể hay không có ý kiến nào khác của các bên đưa ra được chứng cứ cho ý kiến trên.
Thực trạng hiện nay, trong tình trạng mâu thuẫn ở khu vực biển Đông leo thang, một sự thiếu
kiềm chế của các bên trong hoạt động giữ gìn an ninh ở khu vực có thể dẫn đến tình trạng sử dụng vũ
trang, vũ lực để giành lợi thế cho mình.
Việc sử dụng vũ trang trong thời điểm các quốc gia đang ra sức để gìn giữ hòa bình thế giới là
hành động bị cấm theo quy định tại khoản 4 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc. Căn cứ theo điều
52 của Luật Điều ước quốc tế thì “Mọi điều ước, mà việc ký kết đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ
lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc,
đều là vô hiệu.”. Tuy nhiên, để viện dẫn điều 52 Luật Điều ước Quốc tế thì các bên phải đưa ra những
dẫn chứng cụ thể để có thể chứng minh hành vi vi phạm của bên kia. Chứng cứ chứng minh có thể tồn
tại dưới nhiều hình thức như những băng ghi âm, ghi hình, những phóng sự, bài báo quốc tế được nhiều
bên thừa nhận, những văn bản làm việc giữa các quốc gia trao đổi về vấn đề sử dụng vũ lực trong khu
vực,… Vì vậy, trong mọi trường hợp, Việt Nam hay các quốc gia khác bị đe dọa sử dụng vũ lực trên
khu vực biển Đông, cần phải có những dẫn chứng hữu hình hoặc cần có sự ủng hộ của các quốc gia
khác trong khu vực để có thể đảm bảo luận điểm đưa ra trước Tòa được Tòa chấp thuận.
4.4.

Sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản để chấm dứt một hiệp ước phải dẫn đến sự chuyển đổi cơ
bản mức độ các nghĩa vụ vẫn phải được thực hiện
23


Một quốc gia nếu nên lên được sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh tại thời điểm
kí kết các điều ước có thể lấy đó làm lí do để có thể chấm dứt hoặc tạm đình chỉ một điều ước quốc tế
về vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, phải xem xét rõ thế nào là sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh. Sự thay đổi phải tăng
gánh nặng các nghĩa vụ cần thực hiện trong phạm vi đưa ra về các nghĩa vụ cơ bản khác với những gì

ban đầu được thỏa thuận. Hơn nữa, hoàn cảnh thay đổi nói trên phải là các hoàn cảnh mà sự tồn tại của
các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của thỏa thuận của các bên và là cơ sở để ràng buộc các bên vào
điều ước. Hoàn cảnh này có thể được hiểu là sự thay đổi bởi những lí do khách quan như sự biến đổi
của khí hậu, điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội khiến cho đối tượng và mục đích
cuối cùng của thỏa thuận bị thay đổi một cách đáng kể và làm cho một trong các bên phải gánh vác
trách nhiệm nặng hơn so với thỏa thuận ban đầu. Điều kiện về sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản mục đích
giúp các quốc gia tham gia điều ước có thể đảm bảo quyền lợi của mình khi có những sự thay đổi nhất
định trong việc tham gia điều ước quốc tế. Sự thay đổi cơ bản sẽ không được xem xét trong trường hợp
nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới hoặc nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự
vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa
vụ quốc tế khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
4.5.

Vấn đề xem xét một quốc gia phụ thuộc đặc biệt vào nghề cá
Hội nghị lần thứ hai về Luật Biển đã cụ thể quyền ưu tiên đánh bắt ở các vùng biển lân cận mà

có lợi cho quốc gia ven biển trong tình hình quốc gia đó phụ thuộc đặc biệt với nghề cá ven biển. Theo
đó, tình hình phụ thuộc đặc biệt là khi:
(a) Ngành thủy sản và sự phát triển kinh tế của quốc gia ven biển hoặc cuộc sống của người dân quốc
gia đó có mối liên hệ rõ ràng. Do đó, quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên của các vùng biển
trong khu vực ưu tiên khai thác thuỷ sản được áp dụng;
(b) Cần thiết phải hạn chế sản lượng đánh bắt của một loài hoặc nhiều loài cá ở các khu vực đó.
Căn cứ vào tình hình nghề cá tại Việt Nam cho thấy, với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài
nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài
sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn. Cùng với đó, các điều kiện thủy
văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát
triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Cụ thể hơn, ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt
hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện
24



×