Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản của trâu cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC N

NGUYỄN KHẢ TÚ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHA

Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NU

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đư

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa hề sử dụng cho một học vò nào. Mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong
luận văn này được ghi từ nguồn gốc trong phần phụ
lục và nhật ký thí nghiệm.
Thái Nguyên, tháng 11
năm 2017
Học viên
Nguyễn
Khả Tú



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này,
ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của
nhiều cá nhân, đơn vò và tập thể khác.
Nhân dòp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Đức Hùng - Đại
học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Văn Đại và Ths. Vũ
Đình Ngoan, Ths. Tạ Văn Cần, Ks. Nguyễn Huy Huân Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi
Miền núi, những người đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói
chung, khoa Chăn nuôi nói riêng đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền
núi và toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung
tâm, những người luôn sắn lòng giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và nghiên cứu tại Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền
núi.



ii

Thái Nguyên, tháng 11
năm 2017
Học viên
Nguyễn
Khả Tú


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài....................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................... 3
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục của trâu
cái
3
1.1.2. Sự rụng trứng và hình thành thể vàng..............................8
1.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu cái............................9
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của trâu
cái
16

1.1.5. Công nghệ thụ tinh nhân tạo và các giải pháp
nâng cao khả năng
sinh sản cho trâu................................................................ 19
1.1.6. Giới thiệu một số hormone sinh dục dùng trong nghiên
cứu 26
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.........27
1.2.1. Nghiên cứu trong nước......................................................... 27
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.................................. 32
Chương 2: ĐỐI TƯNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................34
2.1. ĐỐI TƯNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...............34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................... 34
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu...................................... 34


6

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI NGHIÊN CỨU...........................34
2.2.1. Đòa điểm nghiên cưu............................................................. 34
2.2.2 Thời gian nghiên cứu............................................... 34
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................. 34
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................35
2.4.1. Đánh giá thực trạng khả năng sinh sản của đàn trâu35
2.4.2. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho
trâu 37
2.4.3. Nghiên cứu ứng dụng CIDR, PMSG và PGF2a nhằm rút
ngắn tuổi
động dục lần đầu và nâng cao hiệu quả phối giống
nhân tạo.............................................................................. 39
2.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI.................40

2.5.1. Tuổi động dục lần đầu (tháng):........................................40
2.5.2.......................................Tuổi phối giống lần đầu (tháng):
40
2.5.3. Khoảng cách lứa đẻ (tháng):............................................ 40
2.5.4. Chu kỳ động dục (ngày):..................................................... 40
2.5.5. Thời gian động dục (ngày):................................................. 41
2.5.6. Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày):.............................. 41
2.5.7. Tỷ lệ động dục (%)...............................................................41
2.5.8. Tỷ lệ đậu thai (có chửa) (%)............................................. 41
2.5.9. Tỷ lệ đẻ (%).......................................................................... 41
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................. 41
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................42
3.1. Khả năng sinh sản của đàn trâu cái ở một số
đòa phương khảo sát............................................................. 42
3.2. Biểu hiện động dục và thời điểm động dục ở
trâu................................................................................. 48


7

3.3. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống đến kết
quả thụ thai....................................................................53
3.4. Ảnh hưởng của các phương pháp phối giống đến
kết quả thụ thai............................................................ 56
3.5. Ảnh hưởng của các phương pháp phát hiện
động dục, xác đònh thời điểm phối giống thích
hợp đến tỷ lệ phát hiện động dục và phối
giống
đậu thai của trâu.............................................................. 59
3.6. Kết quả ứng dụng CIDR, PMSG và PGF2a nhằm rút

ngắn tuổi động
dục lần đầu và hiệu quả phối giống đậu thai.........61
3.6.1. Kết quả theo dõi động dục tự nhiên và phối
giống............................................................................. 62
3.6.2. Kết quả sử dụng hormone sinh dục gây động dục
và phối giống............................................................ 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................69
1. Kết luận.................................................................................. 69
2. Đề nghò.................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................... 71
PHỤ LỤC................................................................83


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trâu là động vật nuôi rất quan trọng của
nông dân Việt Nam, là loài cung cấp chủ yếu sức
kéo, thòt, sữa chất lượng cao; đồng thời trâu còn
cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn
vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của
người nông dân. Đặc biệt, trâu có khả năng
chuyển đổi các loại thức ăn thô xơ kém chất lượng
thành sản phẩm thòt, sữa có chất lượng cao tốt hơn
so với bò, do vậy chúng là vật nuôi có vai trò
quan trọng ở những vùng khó khăn và với những
nông hộ nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ (Cruz, 2006)[54].
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có đàn
trâu lớn trên thế giới, nhưng nhìn chung trâu Việt Nam

có khả năng sinh sản thấp. Các nghiên cứu về sinh
lý sinh sản của trâu cho thấy khả năng sinh sản
của trâu nội hiện khá thấp. Số liệu công bố gần
nhất cho thấy, chỉ có 15% trâu cái tơ đẻ lứa đầu
dưới 4 năm tuổi; 14% trâu có nhòp đẻ dưới 18
tháng/lứa; tỷ lệ đẻ trung bình hàng năm thấp hơn
50%; tỷ lệ trâu có chửa trong đàn cái sinh sản là
42% (Nguyễn Đức Chuyên và cs, 2003[15]; Đào Lan Nhi
và cs, 2004[28]); thời gian động dục lại sau khi đẻ 5-7
tháng; trên 30% trâu cái có vấn đề về sinh sản.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh
sản của trâu thấp, trong đó đặc điểm sinh lý sinh
dục, sinh sản của trâu cái đóng vai trò rất quan
trọng. Tuổi động dục lần đầu của trâu cái muộn.


9
Trâu thường có biểu hiện động dục không không
rõ ràng, thời điểm động dục thường xuất hiện vào
ban đêm, khó nhận biết bằng các quan sát lâm
sàng, động dục của trâu mang tính mùa vụ rõ rệt,
sự liên quan của các biểu hiện động dục với thời
điểm rụng trứng chưa được xác đònh chính xác, thời
gian rụng trứng biến động lớn giữa các cá thể,
động dục lại sau đẻ muộn.... Vì vậy, việc thụ tinh
nhân tạo cho trâu cái thường


đạt hiệu quả thấp do việc việc phát hiện động dục
và xác đònh thời điểm phối giống thích hợp không

chính xác.
Phối giống nhân tạo đã trở thành kỹ thuật
phổ được ứng dụng rộng rãi trên bò, nhưng bò hạn
chế ở trâu do các lý do nêu trên. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng kỹ thuật phát hiện động dục, xác
đònh thời gian phối giống cho trâu cái là vấn đề
tồn tại chủ yếu trong việc nâng cao khả năng sinh
sản của trâu. Ngoài ra, việc cải thiện hoạt động
sinh lý sinh dục, hoạt động của buồng trứng cũng
góp phần quan trọng nâng cao khả năng sinh sản
của trâu cái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản của trâu
cái”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng khả năng sinh sản của
đàn trâu ở một số tỉnh miền núi và trung du phía
Bắc.
- Xác đònh hiệu quả của một số biện pháp kỹ
thuật (phát hiện động dục, thời điểm phối giống
thích hợp, phương pháp dẫn tinh và sử dụng hormone
sinh dục) trong việc nâng cao khả năng sinh sản của
trâu cái.
3. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghóa khoa học
- Bổ sung các số liệu khoa học về thực trạng khả
năng sinh sản của trâu cái nuôi tại một số tỉnh



trung du, miền núi phía Bắc và hiệu quả của một
số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng
sinh sản của trâu cái
- Góp phần xây dựng quy trình thụ tinh nhân tạo
cho trâu cái hiệu quả.
3.2. Ý nghóa thực tiễn
- Khuyến cáo với người chăn nuôi trâu về việc ứng
dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện động
dục và sử dụng hormone sinh dục nhằm nâng cao
khả năng sinh sản cho trâu cái.
- Phục vụ chương trình phát triển đàn trâu của
Việt Nam.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
của trâu cái
Sinh sản là chức năng đặc biệt của gia súc
cái. Đó là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp.
Vì vậy việc hiểu biết chắc chắn về cấu tạo và
chức năng cơ quan sinh dục trâu cái sẽ giúp thực
hiện thành công những biện pháp kỹ thuật, nhất
là trong các trường hợp can thiệp chậm sinh, mà
không làm ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của
chúng.
Bộ máy sinh dục của trâu cái nhìn chung
giống như của bò cái, nhưng cũng có một số
đặc điểm khác biệt so với bò. Nhìn từ ngoài

vào trong, cơ quan sinh dục trâu cái gồm các phần
chính là: Âm hộ, âm vật, âm đạo, tử cung, ống
dẫn trứng và buồng trứng (Nguyễn Xuân Trạch và
cs, 2008)[45]
1.1.1.1. Âm hộ
Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài, gồm có
tiền đình và những phần liên quan của âm môn.
Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, dài
10 – 12 cm, chỗ giáp giới giữa âm đạo và tiền
đình có lỗ ra của niệu quản và thường có một
cái mào (màng trinh). Âm môn gồm tiểu âm môn
và đại âm môn. Âm vật nằm ở góc phía dưới hai
mép của âm môn. Về cấu tạo, âm vật có các
thể hổng giống như dương vật con đực, trên âm vật
có nếp da tạo ra mũ âm vật (Nguyễn Đức Hùng
và cs, 2003)[23]. Âm vật có nhiều đầu mút thần
kinh giao cảm và có khả năng cương cứng khi động


dục. Trong thực tiễn, khi dẫn tinh cho gia súc cái, các
dẫn tinh viên thường xoa bóp nhẹ vào âm vật, kích
thích hưng phấn để tử cung nhu động, tạo ra các cơn
co thắt (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003)[23].
1.1.1.2. Âm đạo
Âm đạo trâu có hình ống, thành mỏng và rất
đàn hồi, có chiều dài từ 24
- 30 cm với nhiều lớp vách cơ. Cách mép âm hộ 10
cm phía trong dọc theo



đáy âm đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang
đổ vào trong âm đạo gần túi thừa niệu đạo
(Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2008)[45]. Âm đạo là cơ
quan đa chức năng, vừa là cơ quan giao cấu, vừa là
nơi đào thải nước tiểu và các chất dòch của cơ
đường sinh dục cái. Trong giao phối, tinh thanh không
được vận chuyển vào trong tử cung mà phần lớn
thải ra ngoài hoặc hấp phụ qua vách âm đạo; âm
đạo là con đường bài xuất các chất tiết của cổ tử
cung, nội mạc tử cung và ống dẫn trứng (Nguyễn
Đức Hùng và cs, 2003)[23].
1.1.1.3. Cổ tử cung
Cổ tử cung là nơi nối giữa âm đạo và tử cung.
Cổ tử cung có kích thước tăng dần với độ tuổi,
thường dài từ 3 – 10 cm, đường kính 1,5 – 6 cm, hơi
cứng hơn so với các bộ phận khác của cơ quan sinh
sản và thường được đònh vò bằng cách sờ nhẹ xung
quanh vùng đáy chậu (Nguyễn Xuân Trạch và cs,
2008)[45]. Vò trí của cổ tử cung sẽ thay đổi theo tuổi
của trâu, bò cái và giai đoạn có chửa. Nhìn chung,
cổ tử cung của trâu hẹp và khúc khuỷu hơn ở hơn
cổ tử cung của bò, số vòng nhẫn trong cổ thường
là 3 vòng và miệng cổ tử cung của trâu trong
thời kỳ động dục không mở rộng như của bò
(Nguyễn Tấn Anh, 2003)[3].
Cổ tử cung có đặc trưng là một thành dày và
một xoang chật hẹp, rãnh cổ tử cung được đặc trưng
bằng những mấu lồi. Ở động vật nhai lại, những
mấu này có dạng nằm ngang hoặc xếp lồng xoắn
vào nhau như những vòng nhẫn và phát triển với

mức độ khác nhau tùy loài (Nguyễn Đức Hùng và
cs, 2003)[23]. Niêm mạc cổ tử cung có nhiều nếp


gấp ngang hoặc xoắn không đều nhau tạo thành
những thuỳ gọi là “thuỳ hoa nở” – “vòng nhẫn”.
Thuỳ ngoài cùng nhô vào âm đạo 0,5 – 1,0 cm nhìn
bên ngoài như hoa cúc đại đoá, các nếp nhăn này
tạo thành những van khép để bảo vệ vật lạ không
lọt vào tử cung (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2008)[45].
Cổ tử cung có vai trò rất quan trọng trong quá
trình sinh sản: Là nơi tiếp nhận tinh trùng, giúp tinh
trùng di chuyển vào xoang tử cung được dễ dàng
hoặc không cho tinh trùng xâm nhập nếu gia súc
không động dục; là nơi


hình hình thành các ổ chứa tinh trùng; chọn lọc tinh
trùng sống, ngăn cản sự vận chuyển của tinh trùng
chết và tinh trùng có khuyết tật; đồng thời tham gia
vào quá trình kiện toàn năng lực thụ tinh của tinh
trùng (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003)[23]. Khi gia súc
có chửa, cổ tử cung tiết ra một loại dòch nhờn có
độ nhớt cao, dầy, đặc, bòt kín cổ tử cung, có vai trò
chống lại sự xâm nhập của tinh trùng, vi khuẩn và
vật lạ vào tử cung. Chỉ khi đẻ cổ tử cung mới mở
ra bằng cách dòch nút cổ tử cung lỏng ra, cổ tử
cung dãn ra để cho thai và màng nhau đẩy ra ngoài.
1.1.1.4. Tử cung
Tử cung trâu bao gồm thân và 2 sừng tử cung,

nằm toàn bộ trong xoang chậu, khi đã đẻ nhiều lứa
thì tử cung lùi vào xoang bụng. Tử cung là nơi làm tổ
của hợp tử và phát triển của thai sau này.
Thân tử cung là phần nối giữa sừng và cổ tử
cung, dài khoảng 2 – 3 cm, sau đó tách ra thành 2
sừng. Khi sờ khám có cảm giác thân tử cung dài
hơn vì các sừng tử cung được liên kết với nhau bởi
dây chằng trong khoảng 10 – 12 cm, sau đó mới tách
ra làm hai (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2008)[45]. Nhìn
chung, thân tử cung của trâu ngắn hơn ở bò
(Nguyễn Tấn Anh, 2003)[3].
Sừng tử cung của trâu thuộc dạng chẻ đôi,
gồm sừng trái và sừng phải, có độ dài khoảng 30
- 40 cm, có đường kính từ 2 cm trở lên (Nguyễn
Xuân Trạch và cs, 2008)[45]. Ở trâu, 2 sừng tử cung
tiếp giáp với thân tử cung dính lại với nhau tạo
thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử
cung – gọi là rãnh giữa tử cung, dài 3 – 5 cm, có
tác dụng phân biệt tử cung lúc bình thường, lúc


có chửa hay bệnh lý. Sừng tử cung là nơi làm tổ
của hợp tử, sau đó phát phát triển thành phôi và
thai. Sừng tử cung có thành dày, đàn hồi và có
nhiều mạch máu để nuôi thai.
Tử cung có chức năng quan trọng trong sinh sản
của gia súc cái. Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003)
[23], tử cung có các chức năng chính sau:
- Vận chuyển tinh trùng: Lúc giao phối, sự co thắt
của tử cung là cần thiết giúp sự vận chuyển của

tinh trùng từ vò trí phóng tinh đến vò trí thụ tinh.


- Điều hòa chức năng của thể vàng: Tử cung giữ
vai trò quan trọng trong việc điều khiển chức năng
của thể vàng. Các thí nghiệm trên bò, cừu, lợn cho
thấy thể vàng được duy trì hoạt động trong một thời
gian dài sau khi cắt bỏ tử cung. Nếu cắt bỏ còn sót
lại một ít mô tử cung, sự thoái hóa thể vàng xảy ra
và chu kỳ động dục mới được bắt đầu sau một
thời gian. Nếu cắt bỏ một bên sừng tử cung, thể
vàng cùng bên với sừng tử cung này thường được
duy trì lâu hơn so với thể vàng bên sừng tử cung
không bò cắt bỏ.
- Làm tổ và chửa đẻ: Tử cung là cơ quan chuyên
biệt hóa cao độ, nó được thích nghi để chấp nhận
và nuôi dưỡng các sản phẩm của sự thụ thai từ
lúc làm tổ cho đến lúc đẻ. Sau khi hợp tử làm tổ,
sự phát triển của phôi phụ thuộc vào sự cung cấp
máu đầy đủ trong nội mạc tử cung. Trong suốt thời
kỳ có chửa, các đặc điểm sinh lý học của nội mạc
tử cung và việc cung cấp máu có ý nghóa quyết
đònh sự sống còn và phát triển của thai. Khi đẻ, tử
cung co bóp mạnh để tống thai ra ngoài. Sau khi đẻ,
tử cung hầu như trở lại kích thước ban đầu bằng một
quá trính gọi là co dạ con (co tử cung).
Thời gian sau đẻ diễn ra quá trình phá hủy mô
nội mạc tử cung kèm theo sự có mặt của một số
lượng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp lòng
mạch nội mạc tử cung. Các tế bào cơ tử cung giảm

về số lượng và kích thước. Những biến đổi nhanh
chóng và không cân đối này có thể là một
nguyên nhân làm cho tỷ lệ thụ thai sau khi đẻ giảm
thấp.
1.1.1.5. Ống dẫn trứng


Ống dẫn trứng (hay vòi Fallop) nằm ở màng treo
buồng trứng gồm một đôi ống ngoằn ngoèo bắt
đầu từ cạnh buồng trứng kéo dài đến đỉnh của
sừng tử cung. Ống dẫn trứng dài khoảng 20 – 25 cm,
đường kính khoảng 1- 2 mm (Nguyễn Xuân Trạch và
cs, 2008)[45]. Một đầu ống dẫn trứng xuất phát từ
đầu chóp sừng tử cung, còn đầu kia gắn với loa
kèn. Ống dẫn trứng của trâu thô cứng và ẩn
sâu trong dây chằng rộng so với bò (Nguyễn Tấn
Anh, 2003)[3]. Loa kèn là một màng mỏng rộng 20
– 30 cm2 bao phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim
Giao và cs, 1997)[21]. Ống dẫn trứng được chia


thành bốn đoạn, có chức năng khác nhau, gồm:
đoạn tua diềm – phễu – phồng ống dẫn trứng và
đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh, 2003)
[3]. Ống dẫn trứng có chức năng như một chiếc
ống để tế bào trứng di chuyển và đồng thời cũng
là nơi tế bào trứng và tinh trùng gặp nhau để xảy
ra quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3
phía trên ống dẫn trứng.
1.1.1.6. Buồng trứng

Trâu cái có hai buồng trứng hình trái xoan, kích
thước buồng trứng trâu thường nhỏ hơn so với
buồng trứng bò cùng lứa tuổi và tầm vóc. Kích
thước trung bình của buồng trứng ở trâu trưởng
thành khoảng 4 cm x 3 cm x 1,5 cm, thay đổi tùy thuộc
vào tuổi và giống. Buồng trứng có thể dễ dàng
sờ thấy dọc theo phía bên cạnh sừng tử cung. Những
người có kinh nghiệm có khả năng phát hiện các
cấu trúc trên buồng trứng (Nguyễn Xuân Trạch và
cs, 2008)[45]. Kích thước buồng trứng có biến động
giữa các trâu cái, buồng trứng hoạt động thì lớn
hơn buồng trứng không hoạt động.
Buồng trứng có hai chức năng chính là sinh sản
ra tế bào trứng và tiết các hormone tham gia điều
khiển chu kỳ sinh sản của trâu cái. Trứng được hình
thành ở buồng trứng từ những noãn bao nguyên
thuỷ, đó là sự diễn biến nối tiếp giai đoạn phát
triển khác nhau của nang trứng. Quá trình này được
nhiều tác giả miêu tả như sau: Các noãn bào
nguyên thuỷ tích luỹ chất dinh dưỡng, tăng kích
thước, khối lượng và hình thành các noãn bao sơ
cấp (Primary oocyte), có một lớp tế bào hình khối bao
bọc, lớn lên thành nang thứ cấp (Secondary oocyte)


có 2 lớp tế bào hạt bao bọc (Hafez và cs, 1987)[59].
Nang thứ cấp bắt đầu hình thành xoang nang chứa
dòch trong suốt rồi phát triển thành nang trứng cấp
3 (Tertiary oocyte), nang trứng này phát triển và trở
thành nang trứng chín (Graffian Follicular).

Trong mỗi chu kỳ, trâu cái thường chỉ có một
nang trứng phát triển thành nang chín (nang Graff).
Theo nhiều tác giả, đó là nang trứng nhạy nhất,
đang phát triển dở dang ở chu kỳ trước. Nang Gaff
là một nang có hốc, cấu tạo gồm: Vỏ ngoài nang
(là các sợi liên kết bọc lấy nang); trong lớp vỏ có
các


tế bào tuyến, màng tế bào hạt (có khoảng 10 –
15 lớp). Noãn trưởng thành chứa nhiều dòch nang.
Dòch nang có nhiều Estrogen (chủ yếu là 17bEstradiol), Progesterone khi sắp rụng trứng, một số
hoạt chất sinh học như histamim, plasmin và một số
enzym khác. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế gây rụng trứng.
Trứng phát triển trong các noãn bao (hay nang
trứng) nằm trên bề mặt của buồng trứng. Lúc
trứng sắp rụng, các bao noãn rất mềm và linh
động, với kích thước đường kính khoảng 2 – 2,5 cm
(Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2008)[45].
1.1.2. Sự rụng trứng và hình thành thể vàng
Dưới tác dụng của FSH và LH, thể tích noãn
bao tăng do lượng dòch trong xoang noãn bao nhiều
lên, làm noãn bao nổi trên bề mặt buồng trứng.
Do hiện tượng “cao áp” bên trong nang trứng cùng sự
phân giải màng Colagen của nang trứng, xảy ra hiện
tượng rụng trứng. Ngay sau khi dòch tiết đầy trong
xoang, trong nang trứng bắt đầu tăng tiết progesteron
và các


progestin

khác, sau đó



estradiol



prostagladin F2a (PGF2a). Progesteron tăng lên làm tăng
nhanh sự hoạt động của plasmin. Dưới tác động của
plasmin và collagenase, sợi collagen của lớp vỏ nang
bò phân giải. Hoạt tính của plasmin đạt tối đa tại
đỉnh nang. Vật chất sinh học như histamin tăng lên
nhanh chóng trong nang trứng làm tăng tính thấm
mạch quản. Lớp tế bào hạt bò “lutein hoá”, collagen
tan chảy trên phía đỉnh của nang, đồng thời PGF2a và
oxytocin làm co sợi cơ trơn trên vách nang, kết quả là
nang trứng bò vỡ, noãn nang được giải phóng ra khỏi
nang trứng, gọi là hiện tượng rụng trứng.


Sau khi trứng rụng, tại chỗ rụng trứng hình thành
một xoang, từ ngày 1 đến ngày 4 gọi là thể huyết,
từ ngày thứ 5 trở đi trở thành thể vàng và có
khả năng tiết progesteron. Tại đây, các tế bào vỏ
lớp trong và các tế bào hạt bò thoái hoá nhanh
chóng hình thành 2 loại, là tế bào lớn và tế bào
nhỏ, gọi là sự “lutein hoá” (Nguyễn Tấn Anh và cs,

1995)[1]. Sự “lutein hoá” này trùng khớp với hiện
tượng tăng tiết progesteron, điều này được giải thích
là do sự


có mặt của các tế bào lớn và tế bào nhỏ của
thể vàng, trong đó tế bào lớn tiết nhiều progesteron
hơn.
Thể vàng là một thể rắn, màu vàng, có khả
năng sản sinh progesteron và các progestin khác, có
tác dụng an thai. Tuy nhiên thể vàng đang phát triển
của trâu có màu xám nhạt, vào cuối giai đoạn
chửa thể vàng có mầu nâu (Nguyễn Tấn Anh,
2003)[3]. Thể vàng khi thành thục có đường kính 20 –
25 mm (đạt kích thước tối đa sau rụng trứng 9-10 ngày).
Nếu trâu không thụ thai, thể vàng bắt đầu thoái
hoá vào ngày 17-18 của chu kỳ dưới tác dụng
của PGF2a. Nếu trâu được thụ tinh, có thai thì thể vàng
tồn tại gần hết thời gian có chửa.
Chức năng chủ yếu của thể vàng là tiết
progesteron. Các tài liệu nghiên cứu về động thái
progesteron đều chỉ ra rằng, hàm lượng progesteron
đạt thấp nhất vào ngày động dục, sau đó bắt đầu
tăng vào ngày thứ 3 – 4 của chu kỳ, tăng nhanh từ
ngày 9 – 18 của chu kỳ, rồi giảm dần đến trước
ngày động dục của chu kì sau (Chung Anh Dũng,
2001)[18]. Xuxoep A.A (1985)[49] cũng cho biết, hàm
lượng progesteron tăng dần từ ngày thứ 4 – 5 của
chu kỳ động dục, cao nhất vào ngày 13 – 15, sau đó
giảm rất chậm, đến ngày thứ 17 – 18 thì giảm rất

thấp, giảm rất nhanh từ sau ngày 18 và đạt mức
thấp nhất vào ngày 20 – 21 của chu kỳ.
Việc xác đònh động thái của progesteron trong
một chu kỳ động dục có ý nghóa rất lớn trong
thực tiễn. Nó phản ánh tình trạng hoạt động của
buồng trứng một cách rõ ràng và cụ thể, trên cơ


sở đó để đề ra các biện pháp nâng cao khả năng
sinh sản cho trâu cái.
1.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu cái
1.1.3.1. Sự thành thục tính dục
Tuổi thành thục tính dục (tuổi dậy thì – puberty)
ở trâu cái được xác đònh là độ tuổi động dục lần
đầu tiên có trứng rụng. Tuổi thành thục tính dục
được kiểm soát bởi những cơ chế nhất đònh về sinh
lý, kể cả các tuyến sinh dục và thùy trước tuyến
yên, do đó có thể chòu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, cả di truyền và ngoại cảnh (Nguyễn Xuân Trạch
và cs, 2008)[45]. Tuổi thành


×