Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’RE TẠI XÃ SƠN LINH, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ĐINH THỊ SÊ

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
H’RE TẠI XÃ SƠN LINH, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH
QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP BẢO TỒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ĐINH THỊ SÊ

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI
THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’RE TẠI
XÃ SƠN LINH, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
BẢO TỒN

Ngành: SƯ PHẠM SINH HỌC
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Đào

ĐÀ NẴNG – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Sê


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi
trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô, Th.S Nguyễn Thị Đào, người đã tận tình
giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận Tốt
nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các thầy lang trong cộng
đồng người H’rê tại năm thôn Gò Da, Làng Xinh, Làng Ghè, Bồ Nung và Ka La xã
Sơn Linh đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành đề tài một cách thuận
lợi.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Sê



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC.................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................10
a) Vị trí địa lí và phạm vi hành chính...................................................................10
b) Địa hình và địa thế................................................................................................11
c) Khí hậu......................................................................................................................11
d) Thủy văn...................................................................................................................12
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................12
a) Tình hình dân cư và phân bố.............................................................................12
b) Cơ sở hạ tầng.........................................................................................................12
c) Các hoạt động kinh tế..........................................................................................14
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................15
2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................15
2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................15
2.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................15
2.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................16
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần loài, bộ phận sử dụng, công
dụng và vùng phân bố của cây thuốc....................................................................16
a) Phương pháp phỏng vấn....................................................................................16



b) Phương pháp khảo sát thực địa.......................................................................16
2.5.2. Phương pháp xử lí số liệu..........................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN....................................................................19
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC DO NGƯỜI
H’RÊ SỬ DỤNG TẠI XÃ SƠN LINH, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI. .19
3.2. PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƯỜI H’RÊ SỬ
DỤNG TẠI XÃ SƠN LINH, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI....................19
3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc...........19
3.2.2. Đa dạng về số lượng cây thuốc trong các họ......................................22
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh.............23
3.2.4. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc......25
3.2.5. Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây
thuốc 27
3.3. DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT
NAM 30
3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
30
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của
người H’re.......................................................................................................................30
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của
người H’re.......................................................................................................................31
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người H’re đối với tài nguyên cây
thuốc 32
3.4.4. Một số nguyên nhân khác..............................................................................34
3.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC.....................................................................................................................34
3.5.1. Khai thác hợp lý.................................................................................................34
3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc..............................................................35
3.5.3. Công tác bảo tồn...............................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................43
PHỤ LỤC..........................................................................................................................46



DANH MỤC BẢNG
Số
hiệ
u
bản
g

Tên bảng

3.1

Danh mục các loài cây thuốc do người H’re sử dụng tại xã
Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

3.2

Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc do người H’r e sử
dụng

3.3

So sánh nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Sơn Linh so với
xã Hòa Bắc


3.4

Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt
kín

3.5

Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ

3.6

Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

3.7 Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
3.8

Thống kê các loài cây thuốc được người H’re sử dụng theo

nhóm bệnh
3.9

Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam

3.10

Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người H’r e

3.11

Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người H’r e


3.12

Thái độ của người H’re đối với tài nguyên thuốc

Trang


3.13

Thái độ của người H’re đối với việc bảo tồn tài nguyên
cây thuốc

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình vẽ
1.1

Tên hình vẽ

Trang

Sơ đồ vị trí xã Sơn Linh

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số hiệu
đồ thị

Tên đồ thị


3.1

Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

3.2

Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây
để làm thuốc

3.3

Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người H’rê

Trang


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á được

đánh giá cao về độ đa dạng, phong phú của hệ thực vật.Nước Việt Nam ta đ ược
thiên nhiên ưu đãi với những cánh rừng nguyên sinh chạy d ọc đ ất n ước. Do s ự
khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhi ệt đ ới, cùng
với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng v ề thiên nhiên. M ột dải rộng
các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã đ ược hình thành ở
các độ cao khác nhau [24].Nếu ở rừng nhiệt đới Amazon trung bình ta gặp đ ược

90 loài/ha thì ở Đông Nam Á ta đếm được 160 loài/ha [16].Chính s ự phong phú,
đa dạng mà thiên nhiên ban tặng ấy là một diễm phúc l ớn cho dân t ộc Vi ệt
Nam. Người Việt luôn sống hòa nhập với thiên nhiên, gắn bó gần gũi v ới cây cỏ.
Cây cỏ không phải “cỏ cây vô loại” mà là ân nhân nuôi d ưỡng, ch ữa b ệnh cho
chúng ta [16]. Từ khi khai thiên lập địa con người đã biết s ử d ụng lá cây đ ể
phòng và chữa bệnh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật kéo theo đó là s ự
phát triển của y học. Y học phát triển đã kéo theo công nghi ệp ch ế bi ến d ược
liệu phát triển với những máy móc, kĩ thuật tiên tiến.Theo Tổ ch ức Y tế Thế
giới (WHO) thống kê hiện nay có khoảng 80% dân số ở các n ước đang phát
triển trên toàn thế giới có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp cổ
truyền. Phần lớn phụ thuộc vào nguồn dược liệu hay d ược chất chi ết xu ất t ừ
các cây thuốc [26].
Ở nước ta lĩnh vực y học phát triển từ lâu đời và rộng lớn.Trong đại gia
đình 54 dân tộc thì mỗi dân tộc có một phương th ức, tập quán và văn hóa riêng
trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát tri ển.M ỗi dân t ộc tích lũy


2

riêng cho mình những tri thức, kinh nghiệm sử dụng th ực v ật trong ch ữa b ệnh,
bồi bổ sức khỏe. Những kinh nghiệm đó thường nằm rải rác trong cộng đ ồng và
được truyền từ đời này đến đời khác, từ người này sang ng ười khác, qua m ỗi
lần hoặc mỗi người lại thay đổi một tí. Có thể che giấu, xuyên t ạc do ng ười có
kinh nghiệm muốn giữ độc quyền và cũng có th ể bổ sung thêm nh ững kinh
nghiệm, hiểu biết mới về cây thuốc [18]. Bên cạnh đó vẫn còn m ột l ượng l ớn
kiến thức về cây dược liệu chưa được biết đến.Đặc biệt là kiến th ức của đồng
bào dân tộc ít người.Các kiến thức đó ngày càng hao mòn, m ất d ần đi làm cho
những giá trị về cây thuốc trong tự nhiên ngày càng giảm sút. H ơn n ữa, ng ười
dân miền núi vẫn có thói quen khai thác cây thuốc có sẵn trong t ự nhiên v ề s ử

dụng cũng như “săn lùng” những cây dược liệu quí, có giá tr ị kinh tế cao ph ục
vụ cho mục đích thương mại. Điều này có nguy cơ dẫn đ ến c ạn ki ệt nguồn tài
nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí có m ột số loài có giá tr ị kinh t ế cao,
quý hiếm bị tuyệt chủng. Chính vì vậy, cần thiết phải có các hoạt đ ộng b ảo t ồn
và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu do chính người dân sống g ần r ừng
thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
Người H’re còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Là đ ồng bào
dân tộc ít người trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Ng ười H’re sinh s ống
chủ yếu ở vùng núi và là dân tộc ít người duy nh ất tại xã S ơn Linh. H’re là tên
một khúc sông thượng nguồn của sông Trà Khúc sau này đã tr ở thành tên g ọi
của một tộc danh. Sơn Linh là một trong 13 xã miền núi còn nhi ều khó khăn c ủa
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.Tuy nhiên, nguồn kiến th ức bản đ ịa đ ược ng ười
dân tích lũy là vô cùng quý giá, nhất là nguồn kiến th ức về các loài cây c ỏ, th ực
vật được sử dụng làm thuốc.Mặc dù nguồn kiến thức này ch ưa đ ược khoa h ọc
công nhận nhưng qua việc sử dụng và kiểm nghiệm th ực tế đã mang lại hi ệu
quả rất cao. Tuy nhiên, hiện nay việc duy trì và phát tri ển ngu ồn d ược li ệu t ại
đây đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bởi s ự tác đ ộng m ạnh mẽ c ủa con


3

người vào hệ sinh thái rừng như: Cháy rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác g ỗ,…
Vì vậy, việc chú trọng đến nguồn dược liệu tại xã Sơn Linh và s ử dụng một cách
hiệu quả đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đ ề tài: “Điều tra
nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người H’re tại xã
Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp b ảo t ồn” làm đề
tài nghiên cứu.
2.


Mục tiêu đề tài

-

Điều tra, thu thập và sắp xếp có hệ thống các loài cây, cỏ ở xã Sơn Linh,

huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được người dân tộc H’re s ử d ụng làm thu ốc.
-

Phân tích sự đa dạng của cây thuốc về thành phần loài, bộ ph ận s ử d ụng,

công dụng và vùng phân bố của chúng.
-

Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xu ất

một số ý kiến về sử dụng, khai thác và bảo tồn, phát triển các loài cây thu ốc
hiện có, đặc biệt là loài cây thuốc quý có giá trị ch ữa bệnh tốt.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên th ế gi ới
Trải qua nhiều thế kỉ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì s ức
khỏe và hạnh phúc của cộng đồng người trên khắp thế giới.Các kinh nghiệm
dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở mức độ khác nhau
tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và t ừ đó, m ỗi châu l ục, m ỗi dân
tộc hình thành nên nền dược thảo mang nét đặc trưng riêng:

Nghiên cứu lịch sử dùng các cây làm thuốc của các dân t ộc vùng lãnh th ổ
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều bằng ch ứng xác th ực.
Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” (1878), Charles Pikering đã chỉ rõ: ngay từ
năm 4271 trước Công nguyên người dân khu vực Trung Cận Đông đã s ử d ụng
nhiều loại cây (sung, vả, cau dừa,…) để làm lương th ực và ch ữa bệnh[31].
Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng của y h ọc
truyền thống cổ điển.Người đầu tiên phải kể đến là Galen (131 – 200 sau Công
nguyên), một thầy thuốc của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.Ông đã viết hàng
trăm cuốn sách và đã được áp dụng trong ngành Y châu Âu h ơn 1500 năm[1]. Ở


5

thế kỷ I sau Công nguyên, thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides đã vi ết
một cuốn một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 lài thảo mộc, gây
ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây và là sách tham khảo chính đ ược
dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII[9].Sau này, Nicholas Culpeper (1616 - 1654)
đã kế thừa một số kiến thức từ Dioscorides và kinh nghiệm chữa bệnh của th ầy
thuốc địa phương cho xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”[1]. Vào
thời kỳ này nhà Tài nguyên học La Mã, Plinus cho ra đời bộ “Bách khoa toàn th ư”
37 tập đã giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích [13].
Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kỳ
châu lục nào khác. Từ thời Ai Cập cổ đại (1950 trước Công nguyên) đã có nh ững
bản viết tay liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng c ủa chúng. Trong b ản
giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1500 trước Công nguyên) đã ghi l ại h ơn 870
toa thuốc và công thức, 700 loài dược thảo và các ch ứng bệnh. T ừ th ế k ỷ V đ ến
thế kỷ XIII sau Công nguyên, các thầy thuốc Ả Rập là nh ững ng ười đặt n ền
móng cho sự tiến bộ của ngành y. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà th ực v ật h ọc Ibn El
Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở
Bắc Phi[1].

Cùng với sự ra đời của dược liệu ở châu Âu, châu Phi thì Trung Qu ốc và Ấn
Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truy ền lâu đời. Ở Trung Quốc, từ đ ời nhà Hán
(168 năm trước Công nguyên), trong cuốn sách “Thủ hậu bị cắp phương” tác giả
đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loài cây c ỏ [23].Vào th ế k ỷ XVI, Lý Th ời
Trân đã thống kê được 11.096 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục” được
NXB Y học trích dẫn 1963 [27]. Năm 1977 trong cu ốn “Từ điển bách khoa về các
phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc.
Và gần đây nhất cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt
kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ tr ước tới nay [23]. Bên
cạnh đó, “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” là bộ sách y học cổ truyền lâu đời của


6

phương Đông và là tài sản riêng của y h ọc cổ truy ền Trung Hoa.Nh ững nhà y
học cổ truyền xưa như Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn của Trung Hoa c ổ. Tuệ Tĩnh,
Hải Thượng Lãn Ông của nước ta đều coi bộ “Hoàng Đế Nội Kinh Tố V ấn” là
cuốn sách gối đầu trong việc nghiên cứu, chuẩn trị, bổ, tả liệu dược bệnh nhân
và truyền dạy cho môn sinh đệ tử. Đến ngày nay bộ sách v ẫn đ ược s ử dụng
trong thực tế lâm sàng.
Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền – y học Ayurveda đã phát triển từ rất
sớm, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng d ụng có hi ệu
quả.Vào khoảng 100 năm sau Công nguyên, một học giả người Ấn Độ đã mô t ả
chi tiết 341 loài dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn g ốc t ừ khoáng
chất và động vật [1].
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 1985 đã xác
định được 20.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung c ấp ho ạt
chất để chế biến thuốc. Riêng Trung Quốc gần đây công bố có 11.118 loài [33],
Ấn Độ có trên 600 loài và ở Việt Nam cũng đã biết gần 4.000 loài [29].
Theo thống kê của Unesco năm 1992 thì ở vùng nông thôn các n ước phát

triển, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm dùng làm l ương th ực, th ực ph ẩm có
nguồn gốc từ thực vật chiếm tỉ lệ từ 90 – 93 %, còn các sản ph ẩm dùng làm
thuốc có tỉ lệ từ 70 – 80 % [28]. Cũng theo T ổ ch ức Y tế Th ế gi ới (WHO) đánh
giá cho đến nay 80 % dân số thế giới dựa vào nền y học cổ truy ền đ ể đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây c ỏ.Vì th ế
song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây thuốc thì một v ấn đ ề c ấp bách
đặt ra là việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cùng với nh ững kinh nghi ệm
sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới. Từ ngày 21 – 27/03/1983 t ại
Hội nghị Quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc tại Chieng Mai, Thái Lan một l ần
nữa các nhà khoa học đã khẳng đinh tầm quan trọng và vai trò to l ớn c ủa cây
thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng th ời, đưa ra tài li ệu


7

“Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và
chương trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [21]. Do đó, vi ệc k ết
hợp y học hiện đại với kinh nghiệm y học cổ truyền tr ở nên cấp thi ết nên v ấn
đề khai thác hợp lý kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc trên th ế
giới là rất quan trọng, đặc biệt là những tài nguyên thuốc có nguy c ơ tuy ệt
chủng.Các quốc gia trên thế giới đang hướng về thực hiện ch ương trình Qu ốc
gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc [23].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ r ất
sớm.Từ hàng ngàn năm trước, khi mà y học hiện đại chưa phát triển, người dân
Việt Nam chủ yếu phòng và chữa bệnh bằng các phương thuốc thuốc cổ truy ền
dân tộc.Cùng với 4000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã ph ải
đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, dần dần tích lũy đ ược kinh
nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc.
Ngay từ thời Hùng Vương 2900 năm trước công nguyên, nh ững kinh

nghiệm chữa bệnh của dân gian đã được ghi chép và lưu giữ.Qua truy ền thuy ết,
tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và ch ữa b ệnh
[12], [13], [14], [15].
Thời nhà Lý (1010 - 1224) lương y Nguyễn Chí Thanh đã dùng nhiều cây cỏ
để chữa bệnh cho nhân dân và nhà vua [28].
Thời nhà Trần (1225 - 1399) có một số danh y nổi tiêu biểu nh ư danh y
Phạm Ngũ Lão nổi tiếng với “Sơn dược”, Phan Phu Tiên biên soạn sách thuốc
đầu tiên với “Bản thảo cương mục toàn yếu” xuất bản năm 1429 [9], Phạm
Công Bân nổi tiếng ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho người ông còn bỏ tiền
riêng mua sắm thuốc men, dựng nhà nuôi dưỡng bệnh nhân nghèo, tàn tật hoặc
trẻ mồ côi cơ nhỡ [28].


8

Đến thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã cho ra đời cuốn “Nam dược thần hiệu” và
“Hồng nghĩa giác tư y thư” [17]. Trong tài liệu này đã mô tả 580 vị thuốc có
trong nước, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc th ực v ật. Tuệ Tĩnh là ng ười
đầu tiên nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân” phổ biến y dược học một
cách dễ hiểu, dễ làm để nhân dân tự chữa bệnh bằng các ph ương pháp: xông,
cứu, thuốc uống [28]. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đ ời sau nh ư: “Tuệ
Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng
pháp” [25].
Dưới triều Lê (1428 - 1788) tiêu biểu cho nền y học cổ truyền Việt Nam là
Danh y Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791). Ông đã đ ể l ại cho
đời sau bộ sách đồ sộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập chia làm 66
quyển đề cập nhiều vấn đề về y dược và bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” tổng hợp
được 2854 vị thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian [17].
Thời kì Pháp thuộc (1884 - 1945), các nhà nghiên c ứu ph ương Tây nh ư
Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ“Danh mục các sản phẩm của Đông Dương”

(Catalogue des produits de L’indochine) (1928 - 1935) đã gi ới thiệu ngu ồn l ợi
cây cỏ ở nước ta [32]. Đến năm 1952, Pétélot bổ sung và xây d ựng b ộ“Les
plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã thống
kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương [34].
Sau khi miền Bắc được giải phóng 1954, các nhà khoa h ọc Việt Namcó
nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây
thuốc.Đỗ Tất Lợi - người đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm và đã
xuất bản được nhiều tài liệu về việc sử dụng cây, cỏ làm thuốc của đồng
bào dân tộc.Năm 1957, ông đã biên soạn bộ “Dược liệu học và các vị thuốc
Việt Nam” gồm 3 tập.Năm 1961 tái bản thành 2 tập, trong đó tác gi ả mô t ả
và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 – 1965, Đ ỗ T ất
Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập.


9

Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu h ơn 500 vị thu ốc có
nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên c ứu,
bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình đ ược tái b ản nhi ều
lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. L ần tái
bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên t ới 792 loài và
gần đây nhất là lần tái bản thứ 10 (2003), ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa h ọc,
phân bố, công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả các loài cây thuốc đó
theo cácnhóm bệnh khác nhau [17]. Đây là cuốn sách có giá tr ị to l ớn v ề
khoa học và thực tiễn, kết hợp khoa học dân gian và khoa học hiện đ ại.
Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây
thuốc dược sỹ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các
họ cây thuốc” và được in lần thứ hai vào năm 1976 [10]. Đến năm 1980,
Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”
với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài m ới phát hiện [4].

Liên quan đến vấn đề cây thuốc, Tập thể các nhà khoa học Viện Dược li ệu
đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình
nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua [29].
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam v ới quy mô
lớn nhỏ khác nhau đã được công bố như: Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Ch ương và c ộng
sự cho ra đời cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) với khoảng 300 loài
cây thuốc trên toàn quốc [5].Năm 1995, Trần Đình Lý đã xuất bản cu ốn “1900
loài cây có ích”[19].
Năm 1997, Võ Văn Chi đã biên soạn“Từ điển cây thuốc Việt Nam” gồm khoảng
3.200 loài cây thuốc. Tác giả đã giới thiệu sơ bộ về nhận d ạng, bộ ph ận s ử
dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính v ị và tác dụng, công d ụng,…
của từng loài thực vật [8].


10

Năm 2003, nhóm tác giả của Viện Dược liệu đã tiến hành biên soạn bộ sách
“Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” với hơn 1000 loài, trong đó 920 cây
thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc [30]. Nguyễn Tiến Bân và
cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam”đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ th ực vật nói chung
và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Cuốn sách đã đề cập tới tên khoa
học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống – sinh thái và công d ụng,
rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về th ực vật làm thuốc [2], [3].
Các dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, do cuộc
sống còn gắn liền với việc khai thác và sử dụng th ực vật nên kinh nghiệm và tri
thức trong lĩnh vực chế biến, sử dụng thực vât, đặc biệt là kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, các tri th ức và kinh nghi ệm dân t ộc
chỉ được sử dụng và lưu truyền trong phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình),
không được phát huy phục vụ cho xã hội nên nguy cơ th ất thoát r ất cao. Nh ận

thức được tầm quan trọng này, trong khoảng 10 năm trở lại đây nghiên c ứu v ề
cây thuốc dân tộc được đặc biệt quan tâm tại một số cơ quan c ủa n ước ta và
thu được nhiều kết quả khả quan [20]. Năm 2001, Nguyễn Thị Phương Th ảo và
cộng sự đã điều tra, đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghi ệm s ử d ụng
các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Thái) tại Yên T ử Quảng Ninh và đã thu thập được 326 loài cây thuốc. Tại Chiềng Yên – M ộc Châu
– Sơn La (2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của ng ười
Mường, Dao và đã thống kê được 209 loài cây thuốc đ ược ng ười M ường và 176
loài cây thuốc được người Dao sử dụng [22].
Năm 2005, trong nghiên cứu “Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai” Lưu Đàm Cư đã xác định được 312 loài cây thuốc thuộc 88 h ọ
mà người Dao ở Sa Pa sử dụng [11].


11

Việt Nam cũng được đánh giá là nước đứng th ứ 16 trên th ế giới về sự
phong phú và đa dạng sinh vật.Trong đó, hệ th ực vật Vi ệt Nam r ất phong phú
vàđa dạng. Hiện nay, đã biết khoảng 10.386 loài th ực vật bậc cao có m ạch, ước
tính rằng Việt Nam có khoảng 12.000 loài, thuộc hơn 2.500 chi và 300 h ọ. Trong
số các loài cây này, nhân dân ta đã sử dụng hàng ngàn loài cho các nhu c ầu khác
nhau của cuộc sống, đặc biệt là các cây làm thuốc [9].
Trên đây là những dẫn liệu tuy không đầy đủ nh ưng cũng góp ph ần không
nhỏ cho thấy sự phong phú và đa dạng của tài nguyên cây thu ốc Vi ệt Nam.Và
nguồn tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm tr ọng. Nguyên
nhân là các loài cây thuốc mọc hoang dại ở các vùng r ừng núi nên dễ bị ảnh
hưởng bởi xói mòn, sạt lở đất, việc khai hoang làm nương rẫy, nạn phá r ừng
cùng với nạn cháy rừng cũng như khai thác quá mức, thiếu khoa h ọc c ủa ng ười
dân mà không được tái trồng lại hay bảo tồn. Sách đỏ Việt Nam đã nêu lên 356
loài thuộc 9 ngành thực vật đang bị uy hiếp và cần được bảo vệ, tránh tuy ệt
chủng [6].Vì thế, cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác nghiên c ứu đ ịnh lo ại,

bảo tồn, nhân giống các loài cây thuốc quý để phục v ụ tích c ực trong công tác
nghiên cứu, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a)

Vị trí địa lí và phạm vi hành chính
Sơn Linh là một trong 13 xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Qu ảng Ngãi v ới di ện tích

82,47km2(chiếm 11% tổng diện tích huyện Sơn Hà). Lãnh thổ xã Sơn Linh đ ược
giới hạn:
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với xã Long Sơn, huy ện Minh Long
+ Phía Tây giáp với xã Sơn Giang, huy ện Sơn Hà
+ Phía Nam giáp với xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà
+ Phía Bắc giáp với xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà


12

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí xã Sơn Linh
b)

Địa hình và địa thế
Sơn Linh nằm dọc theo lưu vực đầu nguồn sông Trà Khúc. Có các dãy núi

chạy theo hướng Đông Bắc và Đông Nam. Đặc điểm n ổi bật c ủa đ ịa hình n ơi đây
phần lớn là đồi núi cao, dốc đứng, mật độ dày.Địa bàn xã Sơn Linh tr ải r ộng, đ ồi
núi, khe suối chằng chịt nên xã Sơn Linh bị chia c ắt m ạnh v ề mùa m ưa.Gây
nhiều khó khăn trong việc tổ chức đời sống và phát triển sản xuất của c ộng
đồng trên địa bàn xã.

c)

Khí hậu
Do nằm sâu trong lục địa và nhiều núi cao nên khí hậu ở xã Sơn Linh có sự

khác biệt rõ rệt so với vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi. Mùa m ưa ở đây
hay đến sớm hơn vài tháng so với đồng bằng và l ượng m ưa khá l ớn, b ắt đ ầu t ừ
cuối tháng tám dương lịch. Nhiệt độ có phần thấp h ơn so v ới đ ồng b ằng. Đ ộ ẩm
trung bình hằng năm là 88 – 90%. Khí hậu lúc bình th ường khá d ễ ch ịu. H ạn
hán, lũ lụt, bão tố thường gây nhiều tác hại cho sản xuất và đ ời sống nhân dân.


13

d)

Thủy văn
Hệ thống thủy văn của Sơn Linh gồm các khe suối cạn xuất phát t ừ các dãy

núi cao. Một số khe suối đổ về suối Tầm Linh được bắt nguồn từ huy ện Minh
Long. Đầu nguồn của sông Trà Khúc lớn nhất Quảng Ngãi là ranh gi ới chia c ắt
giữa xã Sơn Giang và xã Sơn Linh. Sông ở đây có lòng sông đào sâu, khu ất
khúc,lòng sông dốc, nước chảy xiết nên thường gây lũ lớn về mùa m ưa và dễ
khô kiệt về mùa nắng.
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a)

Tình hình dân cư và phân bố

 Dân cư

Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2014, xã Sơn Linh có 1401 hộ dân
với 5037 khẩu. Trong đó đồng bào H’re là 1228 hộ v ới 4387 kh ẩu.
Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc H’rê: 1228 hộ/4387 khẩu, chiếm 87,1%,
còn lại là dân tộc Kinh. Dân tộc H’re là dân tộc bản đ ịa lâu đ ời t ại xã S ơn Linh.
Mật độ dân số trung bình là 61,08 người/km 2. Là xã có mật độ dân số thuộc loại
thấp của huyện. Đứng thứ 2 trong 14 xã của huyện Sơn Hà sau xã S ơn Kỳ.

 Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đồng đều, đại đa số dân cư tập trung ở vùng th ấp và
có sự đan xen nhất định giữa người H’re và người Kinh, một bộ phận khác phân
bố dọc theo các dãy núi. Người H’re ở xã Sơn Linh định cư theo từng làng (plây)
với qui mô khác nhau. Chính vì vậy mà việc săn bắn động vật hoang dã cũng
như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ của người dân n ơi đây r ất khó ki ểm
soát.
b)

Cơ sở hạ tầng

 Giao thông
Hiện nay đường ĐH72 xuất phát từ Sơn Nham đến trung tâm xã S ơn Linh
và các tuyến đường trong thôn xóm đều đã được nh ựa hóa và bê tông hóa. H ơn


14

nữa cầu Sơn Giang bắc qua sông Trà Khúc và cầu Tầm Linh bắc qua suối T ầm
Linh đã được xây dựng, giải quyết việc đi lại của người dân 3 xã Sơn Giang, S ơn
Linh và Sơn Cao.Giao thông phát triển đã tạo điều kiện phát tri ển v ề m ọi m ặt
của xã Sơn Linh.


 Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện ở xã Sơn Linh đã ổn định. Toàn bộ các h ộ gia đình
đều có điện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

 Giáo dục
Sơn Linh có địa bàn rộng và kéo dài, dân cư phân tán nên v ấn đ ề giáo d ục
gặp nhiều khó khăn.Có thể nói rằng sự quan tâm của chính quy ền đ ịa ph ương
và huyện Sơn Hà là rất ưu tiên cho khu vực này.Các học sinh ở đây đi h ọc đ ược
trợ cấp tiền và dụng cụ học tập.Hiện nay toàn xã có 1 trường Trung học c ơ s ở, 2
trường Tiểu học và 5 trường Mẫu giáo.

 Y tế
Xã Sơn Linh có 1 trạm y tế xã phục vụ khám và ch ữa bệnh miễn phí cho
người dân.Xã Sơn Linh là một trong ba xã của huy ện Sơn Hà có tr ạm y t ế đ ạt
chuẩn quốc gia về y tế năm 2011.Ngoài ra, định kỳ còn có đoàn về khám b ệnh,
tiêm phòng và cấp thuốc miễn phí cho người dân.

 Thông tin liên lạc
Sơn Linh có một trạm truyền thông không dây. Nhiều nhà đã có ti vi, xe máy
nên việc tiếp nhận thông tin không còn là vấn đề khó khăn n ữa.Ngoài ra, còn có
1 bưu điện xã.

 Du lịch
Hiện nay vấn đề du lịch tại xã Sơn Linh vẫn chưa được quan tâm nhiều.S ơn
Linh chỉ được biết là một nơi khai thác lâm sản.Với sự phát triển kinh tế xã h ội
thì nhu cầu du lịch ngày một cao, đặc biệt là du lịch sinh thái.Cho nên vi ệc phát
triển du lịch sinh thái ở Sơn Linh có thể thực hiện được. Cơ sở để đề ra nh ững


15


nhận định này là suối Tầm Linh ở xã Sơn Linh có thác Cà Ong v ới khí h ậu trong
lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những cánh r ừng xanh tốt, khung c ảnh
êm đềm là môi trường lý tưởng để con người nghỉ ngơi và hòa nh ập v ới thiên
nhiên sau những ngày lao động vất vả.
c)

Các hoạt động kinh tế
Kinh tế chủ yếu mang tính chất thuần nông.Trước đây, người dân sống d ựa

vào tài nguyên rừng mà thiên nhiên ban tặng. Lối sống chỉ biết khai thác tài
nguyên rừng dần được thay đổi nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và các
tổ chức kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, trồng r ừng và chăn nuôi là th ế
mạnh của xã. Ngoài ra người dân còn trồng các cây nh ư lúa, s ắn, ngô, keo…
mang lại thu nhập. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp mang tính t ự cung t ự c ấp,
năng suất không cao.Trong quá trình phát triển kinh tế người dân n ơi đây
thường xuyên nhận được sự trợ cấp của huyện và các tổ chức phi chính ph ủ.


16

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các loài thực vật được người dân tộc H’re ở xã Sơn Linh,
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ s ức
khỏe.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Sơn Linh, Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi
2.3. Thời gian nghiên cứu

- Tổng quan và và viết đề cương nghiên cứu: Tháng 10 năm 2013
- Khảo sát thực địa: Từ tháng 11/2013 đến tháng 4/2014 chia làm 6
đợt:
+ Đợt 1: Từ ngày 17/11/2013 – 22/11/2013
+ Đợt 2: Từ ngày 13/12/2013 – 17/12/2013
+ Đợt 3: Từ ngày 25/01/2014 – 31/01/2014
+ Đợt 4: Từ ngày 04/02/2014 – 08/02/2014
+ Đợt 5: Từ ngày 24/03/2014 – 29/03/2014
+ Đợt 6: Từ ngày 01/04/2014 – 05/04/2014
- Tổng hợp, thống kê số liệu và hoàn thành Khóa luận T ốt nghiệp: T ừ
ngày 06/04/2014 – 30/05/2014.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và lập danh mục các loài cây thuốc điều tra đ ược tại xã S ơn
Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu các bộ phận dùng làm thuốc, công d ụng và kinh nghi ệm s ử
dụng các loài cây thuốc đó để chữa các loài bệnh khác nhau c ủa ng ười dân t ộc
H’rê ở xã Sơn Linh.


×