PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc
phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó ngành chăn nuôi
là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể. Tuy nhiên sản xuất chăn
nuôi đang phải đối đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật như
việc cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc, tạo giống và quản lý mà cả những
yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, nông dân
ngày càng mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa. Năng
suất cá thể gia súc và năng suất vật nuôi trên một đơn vị ha đất cũng như quy
mô trang trại đang tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên sự thâm canh với
mật độ ngày càng cao như hiện nay cũng đã và đang làm phát sinh những vấn
đề gây sự quan tâm từ xã hội đó là ô nhiễm môi trường. Việc thu trữ và xử lý
các chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi tăng cường thâm canh. Tác
động do các chất thải chăn nuôi lên chất lượng môi trường không khí, đất và
nước đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, đến chuỗi thức ăn và sức
khỏe con người. Ô nhiễm mùi và nước thải từ các chất thải chăn nuôi trong
chuồng trại, các hệ thống lưu trữ hoặc từ quá trình sử dụng phân bón trên
đồng ruộng đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý môi trường và của
nhân dân trong các khu vực chăn nuôi nhất là ở nơi có mật độ gia súc gia cầm
cao. Việc thể chế hóa thành luận pháp và xây dựng các biện pháp nhằm hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống chăn nuôi đến môi trường và
tái sử dụng kinh tế chất thải đang là vấn đề cấp thiết.
Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn
nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn
nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc
1
đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi,
tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật.
Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho
thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so
với không khí bên ngoài.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng
tỷ lệ mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh
tế Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng
phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng
cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải,
giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất
thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền
nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa
chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1
Một trong những tỉnh có điển hình về chăn nuôi theo quy mô trang trại
của vùng đồng bằng sông Hồng đó là tỉnh Hưng Yên trong đó có xãLiên
Nghĩa. Là một xã thuộc huyện Văn Giang nằm cách Hà Nội khoảng 17km về
phía Đông dọc theo Quốc Lộ 5 hướng đi Hà Nội- Hải Phòng. Diện tích của xã
đa phần chạy dọc ven bờ đê sông Hồng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng
cây cảnh và chăn nuôi theo mô hình trang trại. Do phải đáp ứng với nhu cầu
phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cấp một lượng
lớn các sản phẩm từ chăn nuôi, vì thế quy mô các trang trại chăn nuôi của các
hộ trongxã ngày càng được mở rộng, kéo theo là những hệ lụy không thể
tránh khỏi đến môi trường khi công tác quản lý chất thải sinh ra chưa được
quan tâm đúng mức. Đây là lý cũng là lý do đề tài “Đánh giá hiện trạng
quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa – huyện Văn
2
Giang – tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số phương pháp quản lý”được thực
hiện nghiên cứu.
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa và những áp lực của nó
đối với môi trường xung quanh.
- Đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường xung quanh trang trại và tính toán
lượng chất thải của trang trại.
- Hiện trạng các biện pháp xử lý đã và đang được sử dụng tại trang trại.
- Đề suất một số giải pháp quản lý môi trường trong quản lý rác thải chăn
nuôi tại trang trại nghiên cứu.
1.3 Yêu cầu của nghiên cứu
- Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan và đáng tin cậy.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra.
- Gỉai pháp phải khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường
của khu vực.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN
2.1 Hiện trạng phát triển chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới
2.1.1.1 Tình hình dân số thế giới
Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số của toàn cầu hiện nay trên 6,7
tỷ người, dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7-0,8 triệu. Châu lục có cư
dân lớn nhât đó là Châu Á với số lượng 4.166,0 triệu người tiếp đến là Châu
Phi có 1.033,7 triệu dân, Châu Âu 732,7 triệu, Mỹ La Tinh 588,6 triệu, Bắc
Mỹ 351,6 triệu và Châu Đại Dương 35,8 triệu người. Tính riêng Châu Á đã
chiếm trên 60% dân số thế giới, nếu cả Châu Á và Châu Phi chiếm trên 70%
dân số toàn cầu. Năm cường quốc về dân số trên thế giới số một là Trung
Quốc 1.332,0 triệu người, tiếp theo là Ấn Độ 1.177,8 triệu người, thứ ba là
Hoa Kỳ 311,1 triệu, bốn Indonesia 243,7 triệu và thứ năm Brazin 201,7 triệu
người.
Theo số liệu thống kê thế giới dự kiến đến năm 2050 dân số toàn cầu có số
lượng trên 9,5 tỷ người. Các vấn đề liên quan đến con người đến nông
nghiệp, lương thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo là những vấn
đề luôn được cả loài người quan tâm. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới
từ năm 2007 đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nhân loại và có
nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu (FAO).
2.1.1.2 Hiện trạng chăn nuôi Thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống
còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành
chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ
bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa
dạng sinh học trên trái đất.
Số lượng vật nuôi
4
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm
2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò
1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con,
gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tốc độ tăng về số
lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt
trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4
triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm
Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng
số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7
triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu
Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con
trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là
Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt
Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia
1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513
triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.
Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba
Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu
con Vịt. Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn
Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam
cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về
heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
5
*Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng
thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm
3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt
lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các
loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều
nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt,
còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác.
Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng
thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển
đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng 30
kg/người/năm.
Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất
11,9 triệu tấn năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn, ba Argentina 2,8 triệu tấn,
bốn Australia 2,8 triệu tấn và năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm. Về thịt
trâu nhất Ấn Độ 1.427,4 tấn, nhì Parkistan 738 tấn, ba Trung Quốc 309,4 tấn,
bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm. Về thịt lợn thứ nhất là
Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức 5,2 triệu
tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6
Việt Nam 2,55 triệu tấn. Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung
Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn
và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm.
Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Hoa
kỳ, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Đức và Nga, còn về lĩnh vực này của thế giới
thì Việt Nam đứng thứ năm về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn.
Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn
trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn sau đó là sữa trâu 90,3 triệu
6
tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Cơ
cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừu và lạc đà.
Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người,
trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9kg/người/năm và các nước phát
triển đạt 249,6 kg/người/năm. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng
trưởng chậm 0,5-0,8% năm.
Mười cường quốc về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu
tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu
tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn,
thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm,
thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín
là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn.
Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4
triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản
xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm
trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn
năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là
Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là
Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878
tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập chung và chuyên môn hóa cao là một
trong những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa sản xuất
nông nghiệp của các nước trong thời kỳ phát triển mới.
* Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công
nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ
quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng
hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
7
Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp
thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong
chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý
đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn
nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới
tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các
nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung
Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm
chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của
chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng
chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn
nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng.
Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi
cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là
thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
* Xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi
Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi
như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu
nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là
thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng
năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số
lượng. Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn năm sữa bò chiếm 80% tổng
sản lượng sữa sau đó là sữa dê 15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thê
giới trên 6,7 triệu người như hiện nay thì bình quân đầu người hàng năm là
102,7 kg sữa.
Theo FAO, nhu cầu về các sản phẩm sữa của thế giới tăng 15 triệu
tấn/năm chủ yếu từ các nước đang phát triển. Hiện nay trên toàn thế giới có
8
khoảng 150 triệu hộ nông dân chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ với tổng số 750
triệu nhân khẩu liên quan đến chăn nuôi bò sữa. Quy mô đàn bò của các hộ
chăn nuôi này trên phạm vi toàn cầu là 2 con bò vắt sữa với lượng sữa trung
bình sản xuất ra hàng ngày là 11kg/hộ. Trên thế giới có trên 6 tỷ người tiêu
dùng sữa và sản phẩm từ sữa, phần lớn trong số họ ở khu vực các nước đang
phát triển.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi lợn
của một số nước trên thế giới
Số
TT
Quốc gia
Số lượng thịt
lợn/nái/năm
(con)
Khối lượng
thịt
lợn/nái/năm
(kg)
Gía thức ăn
lợn
(Euro/100kg)
Chi phí
lao
động/kg
thịt lợn
( Euro)
Gía bán sỷ thịt
lợn ( Euro/kg)
1 Hà Lan 22,5 1,999 19 0,14 1,14
2 Mỹ 20,8 1,802 13 0,14 1,15
3 Canada 20,0 1,736 14 0,13 1,14
4 Braxin 18,6 1,490 17 0,03 0,99
5 Ba Lan 18,1 1,432 19 0,04 1,15
6 Trung Quốc 20,3 1,397 23 0,06 1,35
7 Việt Nam
(*)
17,6 1,423 20 - -
(Theo Pig progress số 7/2004)
(*) Việt Nam chỉ tính lợn ngoại
Chăn nuôi trên thế giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã
phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước đã phát triển xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức độ ổn định, nâng
cao quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinh học, chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm. Các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Nam
Mỹ được nhận định sẽ trở thành khu vực chăn nuôi chính và cũng đồng thời
là khu vực tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi.
Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn
nuôi chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.
9
Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được
tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do
con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung
cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10 % thịt bò và cừu. Các hệ
thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nhất.
Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90 %lượng sữa
cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
đang phát triển.
Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức ăn cho
vật nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được
cung cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới
9% tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20
triệu gia đình trên thế giới.
10
2.1.2 Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao là
một trong những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo kết quả điều tra dân số,
đến 1 tháng 4 năm 2009, Việt Nam có tổng số dân là 85.789.773 người, là
một trong 10 quốc gia có tổng số dân cao nhất trên thế giới (khoảng 260
người/ km
2
). Nhu cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao, đã và đang đặt cho các nhà quản lý nông
nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2: Số lượng trang trại của một số tỉnh và nước ta trong 4 năm gần
đây.
Chỉ tiêu Trang trại
Năm 2007 2008 2009 2010
Vĩnh Phúc 260,00 271,00 399,00 679,00
Hưng Yên 1236,00 1358,00 1381,00 1384,00
Thái Bình 2348,00 2351,00 2480,00 2388,00
Nam Định 300,00 304,00 543,00 644,00
Hải Dương 262,00 385,00 248,00 685,00
Bắc Giang 318,00 529,00 348,00 659,00
Bắc Ninh 1350,00 1319,00 1274,00 1339,00
Cả nước 16757,00 17635,00 20809,00 23558,00
(Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011)
Trong khi diện tích giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, do
phải giành đất để phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông và các công trình
dịch vụ khác thì phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hóa, nâng cao quy
mô và xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, trứng, sữa
để cung cấp cho xuất khẩu. Tính sơ bộ đến đầu năm 2009, tổng đàn vật nuôi
của nước ta có khoảng 37.542 triệu gia súc và 247.32 triệu gia cầm (Tổng cục
Thống kê, 2009), phân bố chủ yếu theo ba khu vực chính: các doanh nghiệp
hay trung tâm chăn nuôi tập trung của nhà nước, trang trại hay doanh nghiệp
11
chăn nuôi thương phẩm quy mô vừa và lớn và hộ chăn nuôi gua đình quy mô
nhỏ.
Bảng 3 : Quy mô chăn nuôi lợn của một số trang trại ở Việt Nam
(Đơn vị: con)
Loại lợn Hưng Yên Hải Dương Bắc Ninh
Lợn nái
Đực giống
Lợn thịt
Lợn con theo mẹ
15 – 35
0 – 2
67 – 183
38 – 55
15 – 45
1 – 2
101 – 350
0 – 45
18 – 50
1 – 2
187 – 289
16 – 82
(Nguồn: Vũ Đình Tôn, 2008)
Số lượng gia súc gia cầm trong cả nước đang tăng lên nhanh chóng. Ngày
nay, ở nước ta, ngành chăn nuôi đã và đang khẳng định vị trí quan trọng và
ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi là một nghề truyền
thống có từ lâu đời, hiện đang được tiếp tục phát triển và mở rộng theo hướng
thâm canh và chuyên môn hóa cao độ.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành chăn nuôi
đã và đang chuyển biến rất mạnh về số lượng, chủng loại gia súc gia cầm, quy
mô, phân bố lại địa bàn và cơ cấu sản xuất theo hướng tăng đầu tư và tập
trung cao, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho một xã hội Việt Nam phát
triển và cho xuất khẩu. Thành quả đạt được hiển thị trên các con số thống kê
vào các năm
+ Năm 2009
12
Theo điều tra 1/10 hàng năm của tổng cục thống kê cho thấy đàn gia cầm và
đàn lợn có mức tăng trưởng khá. So với năm 2008, tổng đàn gia cầm năm
2009 tăng thêm 12,83%, đàn lợn tăng 3,47% trong khi đàn trâu bò giảm
không đáng kể (0,38%) và đàn bò giảm 3,7%. Sản xuất chăn nuôi của cả năm
qua chịu tác động của một số yếu tố khách quan và chủ quan. Với sự chỉ đạo
kịp thời của các cơ quan chuyên môn trong phòng chống rét, chống đói nên
số lượng gia súc, gia cầm bị chết rét,chết đói giảm. Công tác kiểm dịch được
tăng cường nên không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng như năm 2008. Sản
xuất thức ăn chăn nuôi tăng kết hợp với sự tăng giá của sản phẩm chăn nuôi
vào các tháng đầu năm đã khuyến khích người dân mở rộng đầu tư nhất là
quy mô trang trại sản xuất hàng hoá.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm
( Đơn vị: %)
Năm
Ngành
1986-1990 1990-1996 1997-2005 1986-2005
2006-
2010
Nông nghiệp
khác
3,4 6,0 5,5 5,2 4,1
Trồng trọt 3,4 6,1 5,4 5,2 5,5
Chăn nuôi 3,4 5,8 6,7 5,6 8,5
Dịch vụ 4,1 4,6 2,3 3,6 4,2
(Nguồn: tctk- viện kinh tế nông nghiệp việt nam-2009)
Tuy nhiêm xu thế không được duy trì cả năm. Xu thế giảm giá trong nửa
cuối của năm 2009 đã phần nào giảm sức sản xuất của năm. Ngoài ra, những
thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm đã tác động không nhỏ đến lợi ích của
người chăn nuôi. Việc chưa chủ động, điều tiết giá cả thức ăn chăn nuôi; Việc
nhập lậu gia súc gia cầm vẫn là những yếu tố tác động tiêu cực ngành sản
13
xuất chăn nuôi không chi đến nhu cầu sản phẩm mà cả đến công tác kiểm soát
dịch bệnh.
- Chăn nuôi trâu, bò
Tại thời điểm 1/10/2009, đàn trâu đạt 2886,6 nghìn con, giảm 0.38%; đàn bò
đạt 6103,3 nghìn con giảm 3,7% so với năm 2008. đàn trâu bò giảm ở hầu hết
các vùng do. (1) Số lượng trâu bò cày kéo tiếp tục giảm nhiều do nhu cầu sử
dụng sức kéo trâu bò ngày càng giảm; trâu bò kéo giảm 53,8 nghìn con (-
4,74%); bò cày kéo giảm 189,2 nghìn con (-15,59%). (2) Tăng số con xuất
chuồng so với năm 2008. (3) Bệnh lở mồm long móng vẫn diễn ra ở một số
địa phương; đồng thời mưa bão ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã làm
thiệt hại đến tổng đàn trâu bò
- Chăn nuôi lợn:
Đàn lợn tại thời điểm 1/10/2009 đạt 27627,7 nghìn con, tăng 3,47%so với
1/10/2008. Sản lượng thịt xuất chuồng năm 2009 ước tính đạt 2931,4 nghìn
tấn,tăng 4,45% so với năm 2008. năm 2009 dịch bệnh xuất hiện ở một số địa
phương nhưng ở phạm vi nhỏ, không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, giá thức
ăn chăn nuôi ở mức cao trong khi giá bán thịt lợn không ổn định,nhiều thời
điểm giá xuống thấp khó tiêu thụ đã ảnh hưởng đến việc phát triển quy mô
đàn và tăng nhanh hơn sản lượng xuất chuồng.
14
- Chăn nuôi gia cầm
Đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 280,10 triệu con tăng
12,83% so với thời điểm 1/10/2008. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng
năm 2009 ước đạt 502,8 nghìn tấn, tăng 12,16%, sản lượng trứng gia cầm các
loại ước đạt 592,1 triệu quả, tăng 8,98% so với năm 2008.
- Tình hình dịch bệnh
Cục thú y cho biết, năm 2009, dịch bệnh trên gia súc gia cầm được
kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành chăn
nuôi, đặc biệt là không gây ảnh hưởng,biến động về giá thực phẩm. Đối với
dịch cúm gia cầm, hiện cả nước có 3 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21
ngày là Cà Mau,Thái Nguyên, Cao Bằng. Đối với dịch lở mồm long móng,
hiện cả nước có 8 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngàylà: Quảng
Nam, yên Bái, Hà Giang, Hà Tĩnh, Phú yên, Lạng Sơn, Sơn la và Nam Định.
+ Năm 2010
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, số đàn lợn và gia cầm năm 2010 đều
tăng hơn so với năm 2009, nhiều công ty chăn nuôi đang đầu tư mạnh đưa
khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, năm 2010 cũng là năm ngành
chăn nuôi phải đối mặt với không ít khó khăn bởi dịch bệnh tai xanh ở lợn
(PRRS) và cúm gia cầm (H5N1) tiếp tục bùng phát trên diện rộng, gây thiệt
hại đáng kể. Đặc biệt, hai trận mưa lũ liên tục tại Bắc Trung bộ đã gây thiệt
hại cho người chăn nuôi trên 200 tỷ đồng. Mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ,
phân tán; giá nguyên liệu thức ăn phụ thuộc vào nhập khẩu vẫn là những
nguyên nhân khiến hiệu quả chăn nuôi thấp, giá thành chăn nuôi bị đội lên
nhiều lần. Các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm chưa kiểm soát
được, chứa đựng nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh cao, gây tâm lý bất ổn cho
cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, những
15
chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành vẫn còn thiếu và bất cập. Vốn nhà
nước đầu tư cho chăn nuôi hằng năm rất thấp, chưa xem là ngành chính trong
phát triển nông nghiệp. Đây là những khó khăn, bất cập khiến cho ngành chăn
nuôi năm tới khó đạt 30 triệu con lợn với tổng sản lượng thịt hơi hơn 3,3 triệu
tấn/năm; trên 337 triệu con gia cầm với hơn 600 ngàn tấn thịt…
Là một trong những địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn vào bậc
nhất cả nước nhưng theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay tổng đàn lợn trên
địa bàn thành phố là 1,7 triệu con, đàn bò 215.000 con, đàn trâu 28.000 con,
đàn gia cầm 16 triệu con. Bên cạnh số ít trang trại chăn nuôi tập trung với quy
mô lớn, còn hơn 80% vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ tại gia đình, trong khu dân cư. Do
quy mô nhỏ, khó áp dụng khoa học kỹ thuật, khó xử lý ô nhiễm môi trường,
năm qua trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ.
+ Năm 2011
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tình
hình chăn nuôi trên cả nước đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh.
Xu hướng chăn nuôi quy mô lớn đang được quan tâm, chăn nuôi nông hộ
giảm dần. Hiện ngành nông nghiệp đang chỉ đạo việc quy hoạch phát triển
chăn nuôi theo các vùng sinh thái và theo sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả
nước; bảo đảm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.Theo Bộ
NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét
đậm, rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét
đậm bất thường sau đó cho đến cuối tháng 3/2011 đã làm gần 100 ngàn trâu,
bò và gia súc ăn cỏ bị chết. Bên cạnh đó còn xuất hiện trở lại các loại dịch
bệnh như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh.
Theo số liệu thống kê đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất chăn nuôi, tính
đến nay, đàn lợn trên cả nước có khoảng 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với
16
cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm
có 293,7 7 triệu con, tăng 5,87% so với cùng thời điểm năm trước. Tuy số
lượng đầu con giảm nhưng sản lượng thịt sản xuất lại tăng, cụ thể: sản lượng
thịt bò tăng 4,87%, thịt trâu tăng 9,3%, thịt gia cầm tăng 16,8%, sản lượng
trứng tăng 18.97%, sản lượng sữa tăng 5.44%.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2011, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tuy có
diễn biến phức tạp nhưng cơ bản đã được khống chế, so với cùng kỳ năm
ngoái, dịch đã giảm. Tuy nhiên, khả năng bùng phát trở lại dịch cúm gia cầm
cao do vi rút cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện nhánh mới ở hầu hết các tỉnh
Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên làm cho hiệu quả của vắc-xin đang sử
dụng không cao.
Về giá cả thị trường, giá thịt lợn sau một thời gian giảm nhẹ đã tăng trở lại.
Tại Miền Bắc giá thịt lợn hơi từ 67.000 – 68.000đ/kg, cao hơn giá thịt lợn
trong miền Nam từ 7.000 – 10.000đ/kg, chính vì lý do giá cao hơn nên
thương lái thường gom hàng nghìn con lợn đưa ra thị trường miền Bắc làm
nguồn cung thịt lợn phía Nam cạn dần.
Hình 2.1: Một trang trại chăn nuôi lợn tập trung
17
Đối với giá thức ăn chăn nuôi, so với 6 tháng đầu năm 2010, giá các mặt
hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi thành phẩm lưu
hành trên thị
trường không ổn định. Đa số giá các nguyên liệu tăng, như ngô, sắn, thức ăn
hỗn hợp cho gia súc. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, Bộ NN&PTNT yêu
cầu các đơn vị trong ngành và các địa phương tập trung phòng chống dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cường công tác tập huấn cho người chăn nuôi
về kỹ thuật và vệ sinh thú y. Đặc biệt, các địa phương cần đầu tư phát triển
sản xuất nguyên liệu thức ăn chănnuôi trong nước, khuyến khích việc áp dụng
công nghệ sinh học trong chế biến các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho
gia súc. Cùng với đó, Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện
công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh an
toàn thực phẩm; đề xuất Chính phủ cấp kinh phí, nhập khẩu vắc - xin, xuất dự
trữ quốc gia các loại vắc - xin và hóa chất khử trùng để hỗ trợ cho các địa
phương phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định chăn nuôi.Ngành chăn
nuôi đã đặt mục tiêu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 7,5 – 8% so với
năm 2010, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30 – 32%. Trong đó,
tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng 6,5%; sản lượng
trứng hơn 6,5 tỷ quả, tăng 9,5%; sản lượng sữa 330 ngàn tấn, tăng 10%; sản
lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 12 triệu tấn, tăng 11,1%.
Cùng với việc tăng nhanh đàn gia súc gia cầm, hàng ngày một lượng lớn các
chất thải chăn nuôi được sản sinh ra. Có bao nhiêu nước thải được thu gom và
quản lý, tái sử dụng ha xử lý, bao nhiêu không quản lý được, đổ vào môi
trường? Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn và khí thải sản sinh
từ chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang trở thành một vấn đề quan
tâm của các cơ quan quản lý môi trường.
2.2 Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi
18
2.2.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới
Theo số liệu công bố của FAO, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,5 tỷ lợn và
trâu bò. Chỉ riêng số gia súc này có thể sản sinh ra khoảng 85 triệu tấn khối
nito chất thải mỗi năm; toàn bộ gia cầm tạo ra khoảng 101 triệu mt ( mt:
metricton, đơn vị đo dung trọng của vật liệu); trong khi đó khoảng 6,7 tỷ
người trên thế giới chỉ có thể tạo ra khoảng 30 triệu mt. Châu Á là khu vực có
tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi lớn nhất, sâu đó là các nước Mỹ Latin và
Caribe. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đang là vấn đề toàn cầu khi nó
không chỉ dừng lại ở các loại chất thải, nước thải hay khí thải ra môi trường
mà vấn đề đặt ra ở đây là có thể làm phát sinh các dịch bệnh sinh học nguy
hiểm lan truyền từ gia súc gia cầm sang con người. Năm 2009, tổ chức Y tế
Thế Gíơi (WHO) đã phải nâng cao mức báo động cao nhất đối với bệnh cúm
H
1
N
1
có nguồn gốc từ vật nuôi lây lan cho người.
Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những nguồn gây
ô nhiễm lớn nhất. Chăn nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất dành cho nông
nghiệp hoặc 30% diện tích bề mặt hành tinh. Ở góc độ toàn cầu. chăn nuôi là
một ngành sản xuất xếp hàng thứ 3 trong 4 nguồn phát thải lớn nhất khí nhà
kính: sử dụng năng lượng hóa thạch, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi (bao
gồm cả sử dụng phân bón từ chăn nuôi) và sản sinh khí từ công nghiệp lạnh.
Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của thế giới tính quy đổi
theo CO
2
, trong khi đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5%. Chăn nuôi sinh ra
khoảng 65% tổng lượng NO, 37% tổng lượng CH
4
và 64% tổng lượng NH
3
do hoạt động của loài người tạo nên. Chăn nuôi đóng góp đáng kể cho việc
làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các chất gây hiệu ứng nhà kính CH
4
,
-
CO
2
, NH
3
, gây nhiều hậu quả xấu cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí
hậu toàn cầu. Các khí oxyt carbon (CO
2
), metan, (CH
4
) và oxyt nito (NO
2
) là
3 loại khí hàng đầu trong các loại khí có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính và
tăng nhiệt độ trái đất. Trong đó metan và oxyt nito là hai khí chủ yếu tạo ra từ
19
hoạt động chăn nuôi và sử dụng phân bón hữu cơ. Tác dụng gây hiệu ứng nhà
kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với khí CO
2
là loại khí thải
sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Trong thế giới hiện đại, cùng với sự phát triển nhanh chóng các nền kinh tế,
mức sống con người đã và đang được nâng cao đáng kể. Nhu cầu của con
người đối với các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa đòi
hỏi ngày càng cao, tỷ lệ thuận với trình độ kinh tế của mỗi nước. Theo nghiên
cứu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng các thực phẩm động vật tăng cao cùng với
mức độ phát triển, tỷ lệ thuận với tốc độ công nghiệp hóa của một quốc gia,
Theo số liệu thống kê trên 122 nước của Tổ chức Nông Lương Thế giới
(FAO), cho thấy tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần từ các sản phẩm chăn nuôi
có sự tương quan nghịch chặt chẽ với tỷ lệ dân số lao động trong ngành nông
nghiệp.
Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công
nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về môi
trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà các
nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can
thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi động
vật và tàn phá môi trường.
Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã cơ bản
chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang
trại quy mô lớn, gần 60 % trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được
sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Ở các nước đang phát
triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần hay
ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đây cũng là
thách thức lớn của thế kỷ 21.
20
Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch
mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên…chúng lây
lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc. Việc
sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm cho
hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tiêu thụ
đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm.
Từ giữa tháng 11/2003 đến tháng 2/2004, ở Thái Lan, để ngăn chặn sự lây lan
của dịch cúm gia cầm, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong tổng số
đàn gà đẻ 30 triệu con của nước này.
2.2.2 Hiện trạng môi trường chăn nuôi ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ
lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó
khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3
biện pháp chủ yếu sau đây: (1) chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương
và trực tiếp xuống ao, hồ; (2) chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng;
(3) là chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng
như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình ),
xử lý bằng hồ sinh học.
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có
chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi
tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống
xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa
triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng
5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn
nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn khoảng 23% số
21
hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết
bảo vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng
biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi
trường.
Bảng 5: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quy mô,
phương thức
chăn nuôi
Trang trại Nông hộ CN đa con Thâm canh Bán thâm canh Thời vụ
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Có đánh giá
tác động môi
trường
1.047 2,8
Có cam kết
BVMT
5.098 13,8 36.599 0,6 23.528 3,2 11.979 2,4 21.179 2,3 0 0
Có xử lý chất
thải kiên
cố/bán kiên
cố
24.729 66,9 506.988 8,7 15.113 2,1 38.169 7,5 21.663 2,4 60.872 4,5
Có xử lý chất
thải truyền
thống (ủ, bán,
nuôi cá, tưới
cây)
11.626 31,5 4.009.883 68,3 623.883 85,4 279.602 55,3 797.915 87,5 811.468 59,3
Không xử lý 602 1,6 1.357.292 23,1 91.705 12,6 191.888 37,2 92.034 10,1 495.109 36,2
(Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi năm 2009)
Theo Viện Chăn nuôi Việt Nam, năm 2011 đã khép lại chuỗi dài khó khăn
đối với ngành chăn nuôi và người chăn nuôi Việt Nam. Rét đậm rét hại kéo
dài, dịch bệnh trên khắp 3 miền khiến hàng triệu gia súc, gia cầm bị chết hoặc
phải thiêu hủy. Ngay khi dịch bệnh tạm thời lắng xuống thì người chăn nuôi
lại phải đối mặt với tình trạng tăng giá thức ăn, thiếu giống vật nuôi, khiến
việc tái đàn càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, những gì đạt được của chăn
nuôi Việt Nam trong năm 2011 vừa qua vẫn có thể xem là vượt ngoài sự
mong đợi.
22
Rét đậm rét hại làm hàng nghìn gia súc gia cầm chết cóng. Dịch bệnh lây
lan nhanh khắp nước. Hàng triệu con gia súc, gia cầm đã chết hoặc buộc phải
thiêu hủy. Hàng trăm ngàn hộ chăn nuôi điêu đứng, trắng tay.Đó là những
khó khăn chung của hầu hết người chăn nuôi các tỉnh phía Bắc và miền
Trung, Tây Nguyên hồi đầu năm ngoái.Nhưng, chỉ sau vài tháng vào cuộc
quyết liệt, với nhiều giải pháp được triển khai, số trâu bò chết rét giảm nhanh,
dịch bệnh được khống chế. Đến giữa năm 2011, chăn nuôi Việt Nam đã từng
bước phục hồi.
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT cho
biết: “Nếu như chúng ta không có những theo dõi, giám sát ngay từ đầu thì số
trâu bò bị chết rét có khi còn nhiều hơn bởi vì năm 2008 cường độ rét không
nhiều như năm nay. Nhưng năm 2008 thì có tới 210 ngàn trâu bò chết, còn
năm nay đã giảm xuống còn 10 ngàn con.”
Kết thúc năm 2011, sản lượng và giá trị ngành chăn nuôi đều tăng hơn so
với năm 2010. Cụ thể thịt hơi các loại đạt 4,3 triệu tấn, tăng 7,7%; trứng gia
cầm đạt 6,5 tỷ quả, tăng gần 11%; sữa tươi đạt 340 ngàn tấn, tăng 11%; sản
lượng thức ăn chăn nuôi ước đạt gần 12 triệu tấn, tăng trên 11% so với năm
2010, đóng góp lớn vào việc ổn định giá thực phẩm trong nước và cho xuất
khẩu.
Theo Cục Chăn nuôi thì cho đến thời này, sản lượng thịt cung cấp sẽ vẫn
đủ trong dịp Tết. Về giá cả, tăng khoảng 1-2% không đáng kể. Tại Hội nghị
Tổng kết năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 của Bộ NN&PTNT,
lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã khẳng định, đóng góp lớn cho thành công của
chăn nuôi Việt Nam năm nay chính là chăn nuôi gia trại, trang trại và chăn
nuôi hộ gia đình.Thứ Trưởng Bộ NN&PTNN Diệp Kỉnh Tần cho biết trong
năm vừa qua, chăn nuôi gia trại, trang trại đóng góp tới 70% sản lượng thịt,
còn chăn nuôi công nghiệp chỉ đóng góp 20% sản lượng thịt.
23
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát nhấn
mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển chăn nuôi gia trại, trang trạin
trong năm 2012: “Chúng ta phải tập trung phát triển cả chăn nuôi trang trại,
gia trại. Không thể bỏ chăn nuôi hộ để phát triển chăn nuôi công nghiệp được
mà cần kết hợp trang trại theo kiểu công nghiệp."
Cũng theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, năm 2012, Bộ sẽ tập trung cao nhất
cho 2 ngành là thủy sản và chăn nuôi. Trong đó, việc tổ chức chăn nuôi cũng
như các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi sẽ chú trọng vào mục tiêu giữ
vững sản lượng và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi, tăng tỷ lệ
sản phẩm chăn nuôi đã qua chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
Về quy mô, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng phát triển cả chăn nuôi hộ gia
đình, gia trại, trang trại và chăn nuôi đại công nghiệp để vừa thực hiện mục
tiêu đưa chăn nuôi Việt Nam tiến lên hiện đại, vừa từng bước giải quyết vấn
đề việc làm và đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
Cũng như các nước trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu
vừa phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền
vững gắn với nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu
hiện nay. Dự kiến mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt 8 –
9% năm; giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 6 – 7% năm và giai đoạn 2015 –
2020 đạt khoảng 5 – 6% năm.
Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 thì cần phải
xác định rõ đối tượng vật nuôi chủ yếu lợi thế; quy hoạch vùng chăn nuôi cho
từng loại vật nuôi; quy mô đầu con hợp lý của từng vùng; phương thức chăn
nuôi và các chính sách hỗ trợ. Chuyển hướng chăn nuôi từ chiều rộng sang
chiều sâu; không khuyến khích phát triển ồ ạt về số lượng đầu con mà tập
trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức tuyên truyền phổ
24
biến sâu rộng trong nhân dân về phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch
bệnh, bền vững, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá, xây dựng nông thôn mới. Trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên phát triển
lợn, gia cầm, riêng đối với ĐBSCL chú trọng phát triển chăn nuôi vịt, bò thịt.
Đối với các loại vật nuôi khác chỉ phát triển theo điều kiện của từng vùng
sinh thái, từng địa phương và khả năng tiêu thụ của thị trường tiêu thụ.
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên
do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi
cũng chiếm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bảng 6: Lượng chất thải ước tính từ chăn nuôi lợn năm 2001
( Đơn vị: tấn)
Vùng Lượng phân
Cả nước 63.574
Đồng bằng sông Hồng 14.963
Đông Bắc 13.667
Tây Bắc 2.598
Bắc Trung Bộ 9.235
Duyên hải Nam Trung Bộ 5.304
Tây Nguyên 2.833
Đông Nam Bộ 5.396
Đông bằng sông Cửu Long 9.577
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002)
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới ( FAO), chất thải của gia
súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nito oxit (N
2
O) trong khí quyển. Đây là loại
khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO
2
.
Động vật nuôi cong thải ra 9% lượng khí CO
2
toàn cầu, 37% lượng khí
Methane ( CH
4
) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO
2
.
Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hàng năm từ
đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 – 76 triệu tấn. Phần lớn chất thải
chăn nuôi được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trước khi đưa chất thải
25