Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Đánh giá hoạt động quản lý và chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn từ nước dưới đất tại tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 143 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
---oOo---

VÕ THÀNH HÒA

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP SINH HOẠT
NÔNG THÔN TỪ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
----oOo----

VÕ THÀNH HÒA

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP SINH HOẠT
NÔNG THÔN TỪ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGÔ THỤY DIỄM TRANG

2016

i


CHẤP THUẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này, với tựa đề “Đánh giá hoạt động quản lý và chất lượng
nước cấp sinh hoạt nông thôn từ nước dưới đất tại tỉnh Tiền Giang”, do học
viên Võ Thành Hòa thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thụy Diễm
Trang. Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày………/…./……...

Ủy viên

Thư ký

TS. Trần Thị Ngọc Sơn

TS. Nguyễn Xuân Lộc

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. Dương Văn Nhã


TS. Nguyễn Xuân Hoàng

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

PGS. TS. Nguyễn Văn Công

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Tác giả luận văn

Võ Thành Hòa

iii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: VÕ THÀNH HÒA
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 24/10/1982 Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Tiền Giang
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 284 Ô1 Khu III – thị trấn Chợ Gạo –
huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại nhà riêng: 073.3 653 109
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo:Từ năm 2002 đến năm 2007
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ – TP. Cần Thơ.
Ngành học: Kỹ thuật môi trường
Tên luận văn tốt nghiệp: “Phân tích, đánh giá việc áp dụng ISO 14001 tại
Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2 – TP. Cần Thơ”
Ngày và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: Tháng 6/2007 tại Trường Đại học Cần
Thơ.
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Hoàng
2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: Từ năm 2014 đến năm 2016
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ – TP. Cần Thơ.
Ngành học: Khoa học môi trường
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động quản lý và chất lượng nước cấp sinh
hoạt nông thôn từ nước dưới đất tại tỉnh Tiền Giang”.
Ngày và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: Tháng 6/2016 tại Trường Đại học Cần
Thơ.
Người hướng dẫn: TS. Ngô Thụy Diễm Trang
3. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn, trình độ B2
4. Học vị: Kỹ sư Kỹ thuật môi trường.
Tiền Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2016

Người khai ký tên

Võ Thành Hòa

iv


LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thụy Diễm Trang đã
quan tâm giúp đỡ, dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, cung cấp nhiều tài
liệu, kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn
này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn:
Các Thầy, Cô trong Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và
Tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Các Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, Trung tâm Y tế các huyện, thị,
thành thuộc tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tiền Giang đã
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc thu thập các số liệu để
thực hiện luận văn.
Tập thể lớp Khoa học Môi trường Khóa 21 đã hỗ trợ, động viên tác giả
trong thời gian học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã hỗ trợ, ủng hộ
tác giả trong suốt quá trình học tập.

v


TÓM LƯỢC

Hiện nay, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa ở nước ta. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu
trong những năm gần đây cho thấy có sự suy giảm về số lượng và chất lượng
nước cấp sinh hoạt nông thôn ở khắp các địa phương. Nghiên cứu được thực
hiện bằng cách thu thập số liệu thứ cấp về chất lượng nước cấp sinh hoạt nông
thôn của 30 trạm cấp nước thuộc 3 nhóm Doanh nghiệp, Nhà nước và Cộng
đồng để đánh giá diễn biến chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn giai đoạn
2010-2014. Kết hợp phỏng vấn trực tiếp 30 người quản lý và 30 hộ dân sử
dụng nước nhằm đánh giá hoạt động quản lý và ý kiến của người dân để làm
cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý và cấp nước tại Tiền Giang. Kết quả cho thấy
30 trạm khảo sát có thực hiện quản lý cấp nước theo quy định của Thông tư
15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế và Thông tư 08/2012/TT-BXD của Bộ Xây
dựng. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này tại các trạm chưa đầy đủ, cụ
thể như: có đến 70-80% trạm chưa đảm bảo về khoảng cách vệ sinh, 50% trạm
chưa trang bị máy phát dự phòng và 70% trạm chưa xây dựng hệ thống xử lý
nước. Kết quả giám sát chất lượng nước cấp của 3 mô hình cấp nước nhìn
chung đều đạt QCVN 02:2009/BYT ngoại trừ chỉ tiêu Asen và vi sinh. Bên
cạnh đó, người dân sử dụng nước từ mô hình Nhà nước đánh giá hoạt động
quản lý và cấp nước của mô hình này tốt hơn mô hình Doanh nghiệp và Cộng
đồng. Tuy nhiên, mô hình Nhà nước cần đầu tư thêm hệ thống xử lý để cải
thiện chất lượng nước cấp trong thời gian tới.

Từ khóa: Chất lượng nước, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà nước, nông thôn,
nước cấp sinh hoạt, quản lý

vi


ABSTRACT


Nowadays rural water supply and environmental sanitation play the key
roles in the rural development policy and environmental protection of the
industrialization stage in Vietnam. However, the quantitative and qualitative
deteriorations of domestic water supply in rural nationwide were observed in
accordance to the recent studies. This study was carried out by collecting the
secondary data of domestic water quality in rural zones of 30 water supply
stations from 3 groups of enterprise, state-run and community to evaluate the
changes of domestic water quality in rural areas from 2010 to 2014. Direct
interview of 30 officers and 30 households to assess the management activities
and users’ opinions was served as baseline data to improve management
efficiency and water supply in Tien Giang province. The results showed that
30 water supply stations followed the guidelines of Circular 15/2006/TT-BYT
issued by Ministry of Health and Circular 08/2012/TT-BXD issued by
Ministry of Construction. However, the implementation of these Circulars in
the studied water supply stations was incomplete and could be listed as 7080% sited in unsafe distance from sanitary structures, 50% of stations are not
equipped with backup power generators and 70% lacking of construction of
water treatment systems. Monitoring results of water quality in period of
2010-2014 in the studied water supply stations were fulfilled the QCVN
02:2009/BYT except Arsenic and micro-organism contents. Moreover, the
management and water supply activities from the state-run suppliers were
better than those in the enterprise and community groups in according to the
local feedback. Nevertheless, the state-run suppliers have to construct water
treatment systems to improve water quality in the near future.

Keywords: Water quality, community, enterprise, state, rural, domestic water
supply, management

vii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC..................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................v
TÓM LƯỢC...................................................................................................vi
MỤC LỤC....................................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................xii
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................xvi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................1

1.2 Mục tiêu..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................4

2.1 Tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống......................................4
2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long..............5
2.2.1 Tài nguyên nước ở Việt Nam.......................................................5
2.2.2 Tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long............................6
2.2.3 Đặc tính của nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long............8
2.3 Các nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn...............................................8
2.3.1 Nước mưa.....................................................................................9
2.3.2 Nước mặt....................................................................................10
2.3.3 Nước dưới đất.............................................................................10
2.4 Nước sạch và sức khỏe con người.....................................................12


viii


2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn........13
2.5.1 Độ pH........................................................................................13
2.5.2 Độ cứng của nước......................................................................13
2.5.3 Clo dư.........................................................................................14
2.5.4 Hàm lượng nitơ trong nước........................................................14
2.5.5 Hàm lượng sắt, mangan và chỉ số pecmanganat trong nước......15
2.5.6 Hàm lượng Clorua......................................................................16
2.5.7 Hàm lượng Asen.........................................................................17
2.5.8 Chỉ tiêu vi sinh của nước............................................................19
2.6 Các quy định của pháp luật về khai thác, quản lý và cấp nước cấp
sinh hoạt nông thôn.............................................................................20
2.7 Tổng quan hoạt động cung cấp nước sinh hoạt ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long....................................................................................20
2.8 Một số quá trình cơ bản trong xử lý nước dưới đất...........................22
2.9 Các mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn.........................24
2.9.1 Mô hình tư nhân.........................................................................24
2.9.2 Mô hình hợp tác xã.....................................................................24
2.9.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập (Nhà nước)........................25
2.9.4 Mô hình doanh nghiệp...............................................................26
2.9.5 Mô hình cộng đồng (Tổ hợp tác)...............................................27
2.10 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang.........................................................27
2.10.1 Vị trí địa lý...............................................................................27
2.10.2 Các đơn vị hành chính..............................................................27
2.10.3 Dân số.......................................................................................27
2.10.4 Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn..................................28
2.10.5 Hoạt động quản lý Nhà nước về cấp nước sinh hoạt nông thôn

.........................................................................................................30
2.10.6 Giám sát chất lượng nước định kỳ...........................................30
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................32

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................32
3.1.1 Thời gian nghiên cứu.................................................................32

ix


3.1.2 Địa điểm nghiên cứu..................................................................32
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................34
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................34
3.2.1.1 Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp..................................34
3.2.1.2 Phỏng vấn và khảo sát thực tế.............................................34
3.2.2 Phương pháp đánh giá số liệu....................................................34
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................36

4.1 Thực trạng quản lý cấp nước tại các trạm cấp nước..........................36
4.1.1 Thông tin chung.........................................................................36
4.1.3 Thực trạng vệ sinh xung quanh tại các trạm cấp nước...............38
4.1.4 Thực trạng vận hành, cấp nước..................................................39
4.1.4 Sự tuân thủ các quy định trong lĩnh vực cấp nước SHNT.........40
4.2 Diễn biến chất lượng nước cấp SHNT giai đoạn 2010-2014............41
4.2.1 Chất lượng nước SHNT ở 10 trạm thuộc nhóm Doanh nghiệp. 41
4.2.1.1 Các chỉ tiêu lý nước............................................................41
4.2.1.2 Các chỉ tiêu hóa nước..........................................................43
4.2.1.3 Các chỉ tiêu vi sinh nước.....................................................47
4.2.2 Chất lượng nước cấp SHNT ở 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước

.........................................................................................................48
4.2.2.1 Các chỉ tiêu lý nước............................................................48
4.2.2.2 Các chỉ tiêu hóa nước..........................................................50
4.2.2.3 Các chỉ tiêu vi sinh nước.....................................................53
4.2.3 Chất lượng nước cấp SHNT ở 10 trạm của nhóm trạm Cộng
đồng.................................................................................................55
4.2.3.1 Các chỉ tiêu lý nước............................................................55
4.2.3.2 Các chỉ tiêu hóa nước..........................................................57
4.2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh nước.....................................................60
4.2.4 So sánh chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn giữa 3 nhóm
trạm giai đoạn 2010-2014...............................................................61
4.2.4.1 Các chỉ tiêu lý nước............................................................61

x


4.2.4.2 Các chỉ tiêu hóa nước..........................................................63
4.2.4.3 Các chỉ tiêu vi sinh nước.....................................................68
4.3 Thực trạng sử dụng nước SHNT của người dân tại vùng nghiên cứu
.............................................................................................................70
4.3.1 Thông tin chung.........................................................................70
4.3.2 Thực trạng sử dụng nước tại hộ gia đình....................................71
4.3.3 Một số đề xuất của người dân về cấp nước sinh hoạt nông thôn
.........................................................................................................72
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................74

5.1 Kết luận.............................................................................................74
5.2 Kiến nghị...........................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75
PHỤ LỤC......................................................................................................79


xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê các nguồn nước sinh hoạt nông thôn.............................8
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước ở Việt Nam
........................................................................................................................ 12
Bảng 2.3 Các quá trình xử lý nước sinh hoạt từ nguồn nước dưới đất.....23
Bảng 2.4 Thống kê các mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại Tiền
Giang.............................................................................................................. 28
Bảng 2.5 Thống kê tình hình sử dụng nước sinh hoạt nông thôn tại Tiền
Giang.............................................................................................................. 29
Bảng 2.6 Thống kê kết quả giám sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2010-2014.................................................31
Bảng 3.1 Danh sách các trạm cấp nước được chọn để nghiên cứu của đề
tài.................................................................................................................... 32
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước theo QCVN
02:2009/BYT..................................................................................................35
Bảng 4.1 Thông tin chung về 30 trạm cấp nước được khảo sát.................36
Bảng 4.2 Cơ cấu nghề nghiệp của người quản lý cấp nước.......................37
Bảng 4.3 Tỷ lệ trình độ chuyên môn cấp nước...........................................38
Bảng 4.4 Tỷ lệ khoảng cách đến nguồn nguy cơ gây ô nhiễm nước..........38
Bảng 4.5 Tỷ lệ thực trạng vệ sinh xung quanh khu vực cấp nước............39
Bảng 4.6 Tỷ lệ đánh giá chất lượng nước sau xử lý về các chỉ tiêu cảm
quan...............................................................................................................39
Bảng 4.7 Thực trạng che chắn để giảm nguy cơ tái nhiễm........................39
Bảng 4.8 Tỷ lệ trạm có xây dựng hệ thống xử lý........................................39
Bảng 4.9 Thực trạng khắc phục sự cố tại các trạm cấp nước....................40


xii


Bảng 4.10 Thực trạng trang bị máy bơm dự phòng...................................40
Bảng 4.11 Tỷ lệ thực hiện các quy định về cấp nước tại các trạm.............41
Bảng 4.12 Một số thông tin cơ bản của 30 hộ gia đình được phỏng vấn...71
Bảng 4.13 Tỷ lệ thống kê thực trạng sử dụng nước....................................71
Bảng 4.14 Tỷ lệ đánh giá liên quan đến việc sử dụng nước.......................72
Bảng 4.15 Thống kê một số ý kiến của người dân để cải thiện cấp nước
SHNT.............................................................................................................72

xiii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các lưu vực sông ở Việt Nam ............6
Hình 2.2 Mô hình cấp nước do tư nhân quản lý, vận hành ........................................23
Hình 2.3 Mô hình cấp nước do hợp tác xã quản lý, vận hành ...................................24
Hình 2.4 Mô hình cấp nước do đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành ..........24
Hình 2.5 Mô hình cấp nước do doanh nghiệp quản lý, vận hành ..............................25
Hình 2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ............................................................27
Hình 2.7 Mô hình cấp nước nông thôn phổ biến hiện nay tại Tiền Giang .................28
Hình 4.1 Độ đục trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp .................41
Hình 4.2 Giá trị pH trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp .............41
Hình 4.3 Hàm lượng Clorua trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp
.....................................................................................................................................42
Hình 4.4 Độ cứng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp ...............43
Hình 4.5 Sắt tổng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp ................43
Hình 4.6 Pecmanganat trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp ........44

Hình 4.7 Asen trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp .....................45
Hình 4.8 Amoni trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp ..................45
Hình 4.9 Coliforms trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp .............46
Hình 4.10 E. coli trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Doanh nghiệp ................47
Hình 4.11 Độ đục trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ......................48
Hình 4.12 Giá trị pH trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ..................48
Hình 4.13 Hàm lượng Clorua trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ....49
Hình 4.14 Độ cứng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ....................49
Hình 4.15 Sắt tổng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước .....................50
Hình 4.16 Pecmanganat trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước .............51
Hình 4.17 Asen trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ..........................51
Hình 4.18 Amoni trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ......................52
Hình 4.19 Coliforms trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước .................53
Hình 4.20 E. coli trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Nhà nước ......................53
Hình 4.21 Độ đục trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ....................54

xiv


Hình 4.22 Giá trị pH trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ................55
Hình 4.23 Hàm lượng Clorua trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ..55
Hình 4.24 Độ cứng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ..................56
Hình 4.25 Sắt tổng trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ...................57
Hình 4.26 Pecmanganat trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ...........57
Hình 4.27 Asen trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ........................58
Hình 4.28 Amoni trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng .....................58
Hình 4.29 Coliforms trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ................59
Hình 4.30 E. coli trung bình giữa 10 trạm của nhóm trạm Cộng đồng ....................59
Hình 4.31 Giá trị độ đục trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm .............................60
Hình 4.32 Giá trị pH trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm ...................................61

Hình 4.33 Hàm lượng Clorua trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm .....................62
Hình 4.34 Độ cứng trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm ......................................63
Hình 4.35 Sắt tổng trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm ......................................64
Hình 4.36 Diễn biến chỉ tiêu pecmanganat ở 3 nhóm trạm qua các năm ..................65
Hình 4.37 Hàm lượng asen trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm .........................66
Hình 4.38 Hàm lượng amoni trung bình ở 3 nhóm trạm qua các năm ......................67
Hình 4.39 Diễn biến Coliforms ở 3 nhóm trạm qua các năm ....................................68
Hình 4.40 Diễn biến E. coli ở 3 nhóm trạm qua các năm .........................................69

xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ Y tế

DALY

Số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật
(Disability Adjusted Live Years)

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

et al. (ctv.)

Cộng tác viên

HTX

Hợp tác xã

NRC

National Research Council

NS & VSMT Nước sạch và Vệ sinh môi trường
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLTNN

Quản lý Tài nguyên nước

TCMT

Tổng cục Môi trường


TCN

Trạm cấp nước

THT

Tổ hợp tác

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WASH

Nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh chung
(Water, Sanitation and Hygiene for All)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

xvi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường

trong thời kỳ công nghiệp hóa. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn (NS & VSMT) đã được triển khai từ năm
1998 đến nay đã từng bước nâng tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh từ 32% vào năm 1998, lên 75% vào cuối năm 2010 (Bùi
Quốc Lập, 2013) và tỷ lệ này đã tăng lên 82,5% vào cuối năm 2013 (Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2013).
Cùng với những thành quả đạt được, đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) nói chung và Tiền Giang nói riêng đang đứng trước nhiều thách
thức, ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước sinh hoạt nông thôn hiện nay. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Văn Sánh và ctv. (2010), tiến hành tại tỉnh Trà Vinh
cho thấy hầu hết nguồn nước dưới đất đều bị nhiễm Coliform với mật số cao
(4-2.400 MPN/100 mL). Ngoài ra, chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn
không đảm bảo quy chuẩn quy định, nhất là chỉ tiêu sắt, arsenic (As). Nguyễn
Việt Kỳ (2009) ghi nhận nguồn nước dưới đất của tỉnh Đồng Tháp và An
Giang bị ô nhiễm As với nồng độ cao có thể đe dọa sức khỏe người dân. Điều
này cũng được ghi nhận trong một đánh giá khác tại tỉnh An Giang trên 3
huyện An Phú, Phú Tân và Thoại Sơn, nồng độ ô nhiễm asen trong nước dưới
đất lên đến 1000 μg/L, cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép (Đặng
Ngọc Chánh và ctv., 2010).
Bên cạnh đó, việc khai thác và cung cấp nước sinh hoạt nông thôn hiện
nay kém hiệu quả, theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế thì còn
nhiều mô hình, cơ chế quản lý khai thác các công trình cấp nước tập trung
nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động cơ bản vẫn
mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường
hàng hóa. Việc lựa chọn mô hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn
tại nhiều mô hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mô hình UBND xã,
cộng đồng hay tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận
hành còn yếu. Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo
dưỡng công trình cấp nước tập trung (Bộ Y tế, 2012).


1


Là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, Tiền Giang trải dài dọc theo bờ sông Tiền
với ưu thế về trữ lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn phong phú, nhất là từ
nguồn nước dưới đất. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng Tiền Giang
(2014) cho thấy, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 586 trạm cấp nước sinh hoạt
nông thôn quy mô dưới 1.000 m3/ngày.đêm được khai thác từ nước dưới đất,
phân bố đều trên khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu nước
cấp sinh hoạt đạt quy chuẩn còn thấp, chỉ có 355/586 trạm có nguồn nước cấp
đạt quy chuẩn (60,58%) và nguồn nước thô có hàm lượng sắt, độ cứng, độ
mặn, hàm lượng asen vượt mức quy chuẩn quy định và có xu hướng biến động
trong những năm gần đây.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hoạt động quản lý và chất lượng nước
cấp sinh hoạt nông thôn từ nước dưới đất tại tỉnh Tiền Giang” được thực
hiện trong thời điểm này là cần thiết nhằm đánh giá hoạt động quản lý và diễn
biến chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn trong những năm qua, từ đó tìm
ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quản lý liên quan đến hoạt động cấp
nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động quản lý và chất lượng cung cấp nước sinh hoạt nông
thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo các mô hình quản lý cấp nước khác
nhau nhằm đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hoạt động quản lý, vận hành cấp nước sinh hoạt nông thôn từ
các mô hình cấp nước hiện có tại địa phương.
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn theo các
mô hình cấp nước khác nhau giai đoạn 2010-2014.
1.3 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập thông tin về quản lý cấp nước và chất lượng nước sinh hoạt
nông thôn từ các đơn vị quản lý Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động
quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn
2010-2014.
- Điều tra/Phỏng vấn thực tế về quy trình xử lý nước, chất lượng nước
cấp và việc sử dụng nước tại các hộ gia đình tương ứng với từng trạm cấp
nước trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá về hoạt động quản lý và số liệu chất lượng nước cấp
sinh hoạt nông thôn tại một số trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trong tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2010-2014.

3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống
Nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên, là thành phần của môi trường.
Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Toàn bộ lượng nước trên Trái Đất khoảng
1.400x109 km3 (Phạm Ngọc Hồ và ctv., 2010). Nước bao phủ hơn 70% bề mặt
Trái Đất, trong đó 97% lượng nước tồn tại ở các đại dương, còn lại chỉ có 3%
nước ngọt nhưng 75% trong số đó nằm ở dạng băng tuyết ở 2 cực Trái Đất con
người không tiếp cận được. Nhìn chung, nước ở sông ngòi và các lưu vực
nước ngọt ước tính khoảng 0,02%. Nước tồn tại ở dạng nước dưới đất và nước
thổ nhưỡng chiếm khoảng 0,58%, chỉ có khoảng 0,6% lượng nước sạch có thể

được sử dụng cho các mục đích của con người (Lê Huy Bá, 2003).
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của sự
sống, là thành phần quan trọng của các tế bào sống và là môi trường diễn ra
các quá trình sinh hóa cơ bản. Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng
70% trọng lượng cơ thể, nước tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất,
điều hòa thân nhiệt, vận chuyển và cung cấp các yếu tố cần thiết cho cơ thể để
duy trì các sự sống. Đồng thời, nước giúp cơ thể lọc sạch và đào thải các chất
độc ra khỏi cơ thể con người.
Nước sinh hoạt là nước dùng cho những nhu cầu của đời sống con người
như ăn, uống, tắm giặt và các hoạt động sống khác. Trung bình mỗi người cần
2 lít nước cho việc ăn uống hàng ngày. Lượng nước này tiêu thụ nhiều hay ít
nhất tùy vào vùng khí hậu, vị trí địa lý và cơ địa từng người, có thể tăng lên
đến 3-4 lít đối với những vùng có khí hậu nóng. Tuy nhiên so với nước sử
dụng cho mục đích sinh hoạt thì lượng nước này thường không đáng kể.
Lượng nước sinh hoạt có thể thay đổi từ vài lít/ngày trong các quốc gia không
có dịch vụ cấp nước công cộng và có tập quán gia đình thấp đến vài trăm
lít/ngày tại các quốc gia phát triển. Nói chung, khoảng 2/3 dân số thế giới sử
dụng trung bình 140 lít nước/ngày (Phạm Ngọc Hồ và ctv., 2009).
Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò thiết thực đó, nước cũng là môi
trường trung gian chứa đựng các chất độc hại và lan truyền nhiều mầm bệnh
nguy hiểm có liên quan đến chất lượng nước gây hại đến sức khỏe con người
nếu như không được quản lý tốt, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như tả,
thương hàn, … Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), thì
tác hại ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người

4


chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và
các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen,

Cadimi, thủy ngân,...) và ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện
nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh
rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do đó ảnh hưởng đến
sức khỏe, nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa là rất
lớn. Việc tắm nước sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm
nhiều loại mầm bệnh là nguyên nhân gây đau mắt, viêm da,
viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại bệnh khác. Theo Cục
Quản lý Tài nguyên nước (2010), có đến 80% trường hợp bệnh
lỵ và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra (Bộ Tài
nguyên & Môi trường, 2012).
2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1 Tài nguyên nước ở Việt Nam
Theo Nguyễn Hoàng Hiệp (2010), tài nguyên nước của Việt Nam khá
phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình cao, khoảng 2.000
mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới.
Ngoài dòng chảy phát triển trong nội địa, hằng năm lãnh thổ Việt Nam nhận
thêm lưu lượng nước lớn từ các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Lào
chảy vào với số lượng khoảng 550 km3.
Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước dưới đất ở nước ta có thể khai thác
và sử dụng được là rất phong phú. Theo Nguyễn Hoàng Hiệp (2010), chúng ta
có thể khai thác khoảng 150 km 3 nước mặt một năm và 10 triệu m 3 nước một
ngày, nhưng do mật độ dân số cao nên bình quân lượng nước sinh hoạt của
nước ta tính trên đầu người là thấp so với thế giới, chỉ khoảng 4.200
m3/người.năm.
Theo điều tra của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2012), Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên,
trong đó có 109 sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông với diện tích lưu
vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện
tích các lưu vực sông trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km 2, trong đó, phần
lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) cho biết tổng lượng
nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ
m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m 3 (37%) là nước nội sinh, còn 520
- 525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các quốc gia láng giềng vào lãnh thổ Việt
Nam. Chẳng hạn, ở lưu vực sông Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng
5


khối lượng nước bề mặt. Còn ở lưu vực sông Mê Kông có đến 90% tổng khối
lượng nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai. Chính vì vậy, tài nguyên nước của
Việt Nam luôn phụ thuộc vào chính sách sử dụng nước của các quốc gia trên
vùng thượng nguồn như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… (Hình 2.1)

Hình 2.1 Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các lưu vực sông ở Việt Nam
(Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2012)

Theo Nguyễn Thị Phương Loan (2005) cho biết mặc dù có tài nguyên
nước dồi dào nhưng do bị phụ thuộc vào các nước ở vùng thượng lưu và tình
trạng phân bố không đồng đều, nên tài nguyên nước Việt Nam vẫn bị xếp vào
loại thấp trong khu vực Đông Nam Á vì chỉ số tài nguyên nước tính theo đầu
người của Việt Nam là 4.170m3 trong khi trung bình khu vực Đông Nam Á là
4.900m3.
Báo cáo của Cục quản lý tài nguyên nước năm 2012, cho thấy tài nguyên
nước trên các lưu vực sông ở Việt Nam, trong đó có ĐBSCL đang bị suy giảm
và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề và do khả năng
quản lý yếu kém, đặc biệt là do ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu và
các chính sách sử dụng nước ở các quốc gia vùng thượng lưu (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2012).
2.2.2 Tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất liền 39.712km 2
(chiếm 12,1% diện tích cả nước), dân số khoảng 18 triệu người, trong đó có
85% dân số sống ở nông thôn.
Tại ĐBSCL, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm (hơn 90%
lượng mưa tập trung vào mùa mưa như các tháng 9, 10), mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Theo đó, mùa lũ ở ĐBSCL thường kéo dài khoảng 6
6


tháng (tháng 7 đến tháng 12) với diễn biến khá hiền hòa với biên độ tại Tân
Châu, Châu Đốc từ 3,5 - 4,0 m và lên xuống với cường suất trung bình 5 - 7
cm/ngày và cao nhất cũng chỉ ở mức 20 - 30 cm/ngày. Với vị trí địa lý, đặc
điểm điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng nên khoảng 60% lượng nước của cả
nước tập trung ở lưu vực sông Mê Kông (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012).
Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam chia thành 2 nhánh sông lớn là sông
Tiền và sông Hậu rồi đổ ra biển theo 9 cửa gọi là sông Cửu Long. Trong đó
sông Tiền tiếp nhận 2/3 lưu lượng nước của sông Cửu Long và là con sông
mang nhiều nước và cung cấp phù sa chủ yếu cho vùng ĐBSCL. Theo Nguyễn
Hoàng Hiệp (2010) thì lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua
ĐBSCL là hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa bồi
đắp cho vùng này.
Tài nguyên nước dưới đất ở vùng ĐBSCL khá dồi dào. Đây là nguồn
nước hết sức quan trọng cho các vùng bị nhiễm phèn, mặn vào mùa khô. Theo
Nguyễn Hoàng Hiệp (2010) thì sản lượng nước dưới đất có thể khai thác phục
vụ cho mục đích sinh hoạt ở vùng ĐBSCL là khoảng 1 triệu m3/ngày.đêm.
Tuy nhiên hiện nay nước dưới đất nhiều nơi ở ĐBSCL bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn do khai thác và sử dụng quá mức. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Văn Sánh và ctv. (2010) thực hiện tại tỉnh Trà Vinh cho thấy việc
khai thác và sử dụng nước dưới đất trong những năm trở lại đây tăng một cách

đáng kể. Số lượng nước dưới đất khai thác cho sinh hoạt liên tục tăng hàng
năm.
Bên cạnh đó, vấn đề biến đổi khí hậu cũng có tác động rất lớn tới việc
cấp nước ở vùng ĐBSCL. Theo Đoàn Thu Hà (2014), dựa trên các kịch bản
biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL và kết quả mô phỏng thủy lực ngập lũ và xâm
nhập mặn theo các kịch bản, mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới cấp
nước của người dân vùng nông thôn. Kết quả cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn
bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tăng từ 39.5% tại thời điểm 2012 lên 41.4,
45.3 và 47.6% vào các năm 2020, 2030 và 2050 tương ứng. Chất lượng và trữ
lượng nước suy giảm, nhiều vùng khan hiếm nước nghiêm trọng.
Hiện nay, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL đang
ở mức báo động. Theo Đoàn Thu Hà (2014) hầu hết các cửa sông ven biển của
ĐBSCL nước mặn đều lấn sâu vào đất liền từ 40- 60 km, kéo dài 4-5 tháng; độ
mặn đo được là 4g- 12g/lít. Nhiều địa phương, vùng miền thuộc ĐBSCL đang
gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó có nhiều vùng đặc biệt nghiêm
trọng, người dân không có nước sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và

7


sức khỏe. Trong những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu, mực
nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu, ô nhiễm nguồn nước, lũ lụt, hạn hán kéo
dài, cạn kiệt nguồn nước, v.v… tình hình khan hiếm nguồn nước càng trở nên
trầm trọng, kéo dài và xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL.
Chính vì vậy cần có các giải pháp quản lý việc khai thác và sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên nước dưới đất ở ĐBSCL theo hướng bền vững trong
thời gian tới.
2.2.3 Đặc tính của nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long
Kết quả nghiên cứu của Berg (2007), cho biết nước dưới đất có nồng độ
As rất cao được tìm thấy ở nhiều nơi ở vùng ÐBSCL với nồng độ thay đổi từ 1

μg/L đến 845 μg/L với trị số trung bình là 39 μg/L, gây nguy cơ mắc các bệnh
do sử dụng nguồn nước có hàm lượng As đối với cộng đồng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy do hầu hết As trong nước dưới
đất tồn tại dưới dạng arsenite hóa trị III một hợp chất arsenic hữu cơ có độc
tính cao nhất. Khi tiếp xúc với không khí hay tia tử ngoại (ultra violet),
arsenite bị oxy hóa thành arsenate hóa trị V ít độc hơn. ÐBSCL được cấu tạo
bởi phù sa mới trong thời kỳ Holocene và Pleistocene nên nước dưới đất ở
vùng này có chứa nhiều sắt, mangan và amoni. Theo nghiên cứu của Luzi
(2004) ghi nhận các mẫu nước dưới đất ở An Giang và Ðồng Tháp có nồng độ
sắt lên đến 56 mg/L (trung bình 2,26 mg/L).
Do đó, việc xây dựng các mô hình loại bỏ As trong nước dưới đất cũng
như hoạt động tuyên truyền về tác hại của hại của As đối với sức khỏe cộng
đồng và nâng cao kiến thức về sử dụng nguồn nước đạt quy chuẩn là vấn đề
cấp bách, cần được quan tâm hiện nay ở các tỉnh khu vực ĐBSCL.
2.3 Các nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn
Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm
2012 cho thấy cơ cấu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính của các hộ gia đình
ở vùng nông thôn hiện nay khá đa dạng, cao nhất là nguồn nước giếng khoan
và thấp nhất nguồn nước mưa. Cụ thể được thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thống kê các nguồn nước sinh hoạt nông thôn
Stt
1
2
3
4
5
6

Nguồn nước
Giếng khoan

Giếng đào
Nước máy
Nước sông, ao, hồ
Nước suối đầu nguồn
Nước mưa

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng, (%)
33,1
31,2
11,7
11
7,5
1,8

8


×