Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tieu luan nhap mon nganh luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.73 KB, 6 trang )

Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên muốn được hành nghề luật sư. Điều kiện, tiêu chuẩn tùy theo
quốc gia mà có sự khác nhau nhưng nhìn chung thì phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập
một Đoàn luật sư nhất định.
Chứng chỉ hành nghề được cấp sau khi người theo học lớp luật sư phải trải qua một thời gian tập sự
(trừ những đối tượng được miễn thời gian tập sự) phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư
chính thức.
Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như: giao tiếp tốt, có khả
năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp
lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có lòng tốt
Theo Luật Luật sư năm 2006, người tốt nghiệp đại học luật muốn trở thành luật sư sẽ phải tham dự
khóa đào tạo nghề luật sư trong thời gian 06 tháng. Người hoàn thành khoá học sẽ được cấp Giấy
chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Một số người có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn
học khóa đào tạo này, ví dụ: người có học vị Tiến sĩluật, người đã từng là Thẩm phán, người đã là
giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật... Hiện tại, Học viện tư pháp (trực thuộc Bộ Tư pháp) là nơi
duy nhất đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam.
Những người đã có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư (và những người được miễn học
khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề phải tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng
luật sư hoặc Công ty Luật), dưới sự hướng dẫn của một Luật sư, và phải đăng ký tập sự tại Đoàn luật
sư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự. Thời gian tập sự là 18
tháng. Một số người có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn tập sự (ví dụ: người có học vị Tiến sĩ
luật) hoặc giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư (ví dụ: giảng viên luật).
Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự hành nghề luật sư phải tham dự và vượt qua cuộc kiểm tra kết
quả tập sự để được xét cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư
phải nộp hồ sơ lên Bộ Tư pháp để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Chứng chỉ hành nghề luật sư
do Bộ Tư pháp cấp.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để được cấp Thẻ luật
sư. Thẻ luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp; trước Luật Luật sư năm 2006, thẻ luật sư do Đoàn
luật sư nơi luật sư là thành viên cấp. Một người chỉ được chính thức coi là luật sư khi có Thẻ luật sư.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành luật


- Cơ hội việc làm: Trong xã hội có rất nhiều ngành cần đến kiến thức pháp luật và
rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Khi Việt
Nam trở thành thành viên của WTO lại càng cần đến những người có kiến thức
pháp luật.
Những người theo ngành luật có chuyên môn cao và có lương tâm luôn được xã hội
coi trọng.
- Có thu nhập tốt: Luật sư là một trong 10 ngành trên thế giới có thu nhập cao
nhất dù không được Nhà nước trả lương (thu nhập của luật sư do khách hàng trả).
Tại Việt Nam, lương Nhà nước trả cho thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,
công an… thường cao hơn các ngành khác. Tất nhiên, càng giỏi thì thu nhập chính
đáng càng cao.


Để thành công trong ngành luật,
bạn cần tố chất gì?
- Phải là người công bằng, khách quan và trung thực: Muốn làm người bảo vệ
công lý thì trước tiên các bạn phải yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật và chuộng lẽ công
bằng, phải “thiết diện vô tư rõ ngay gian” như Bao Thanh Thiên.
- Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao: Khi
tham gia một vụ việc liên quan đến luật pháp, trước hết cần linh cảm được sự thật
nằm ở đâu, ai đúng, ai sai? Sau đó, phải tìm các chứng cứ, phân tích, đánh giá sự
liên hệ giữa các tình tiết để có quyết định đúng đắn.
- Phải có bản lĩnh vững vàng: ngành luật thường phải tiếp xúc với mặt trái của
xã hội, nếu không có bản lĩnh và dũng cảm thì các bạn dễ chán nản và đi đến thất
bại. Nguy hiểm hơn, sẽ bị bắn gục bởi những “viên đạn bọc đường”.
- Phải có khả năng diễn đạt tốt: Tất nhiên, bởi ngành luật là ngành thuyết phục
người khác nghe theo mình mà.

Lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân là một điều không hề dễ dàng.
Trước hàng trăm lối rẽ ấy, bạn quyết định đi trên con đường mang biển

chỉ dẫn "ngành Luật" nhưng bản thân vẫn đang còn nghi ngờ, lo sợ về
những gì sẽ phải đối mặt phía trước hoặc đang tự hỏi bằng cách nào có
thể tận dụng hết khả năng, kinh nghiệm hiện tại của mình trong ngành
Luật. Đơn giản, bạn chưa định hình ngành Luật sẽ như thế nào và ước gì
ai đó nói cho bạn.
Vậy trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký thì hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây có thể
như là một chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành sẽ chọn.


Trường luật không đào tạo bạn thực hành luật một cách chuyên
nghiệp mà nó dạy bạn cách trở thành một sinh viên luật
Nếu bạn có dự định bắt đầu theo đuổi ngành Luật thì nhớ rằng khi rời khỏi giảng đường để
đến với thế giới bên ngoài, những gì học ở trường luật chỉ là nơi bắt đầu, cái nôi nuôi
dưỡng, đào tạo, định hướng cho con đường bạn sẽ đi phía trước. Những điều cơ bản trường
sẽ đào tạo giống như vẽ ra cho bạn một dàn ý bài văn còn việc viết bài luận hoàn chỉnh như
thế nào, hoàn thành hay dở dang sẽ tùy thuộc vào năng lực, phương pháp của riêng mỗi
người tham gia.
Sau học kỳ đầu tiên của mình, mọi thứ có vẻ như đã đâu vào đấy có nghĩa sẽ rất dễ dàng cho
bạn bắt đầu tích lũy kinh nghiệm thực tế. Và nếu trãi qua khoảng thơi gian ở trường luật
nhưng không may bạn lỡ ghét hay chán nó thì cũng đừng tuyệt vọng, không có bất kỳ điều
gì giống như bạn đã thực hành, nghiên cứu hay học hết tất cả mọi thứ mà bạn chỉ mới đang ở
giai đoạn đầu chặn khởi hành và sẽ còn một quãng dài phía trước đang chờ đợi để được
khám phá.
Câu hỏi mà bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi ngành
Luật
Bạn đã suy nghĩ một cách nghiêm túc tại vì sao mình lại dành thời gian và tiền bạc đầu tư
vào ngành Luật? Tại sao bạn lại thực sự muốn đi học đại học và lại là ngành Luật? Bạn có
nghĩ với bằng luật trong tay sẽ giúp bạn có một công việc tốt, hấp dẫn hơn trong nền kinh tế
hiện nay? Bạn bè đều có chung một hướng đi giống như bạn? Việc tham gia vào ngành Luật
sẽ giúp bạn tìm thấy con đường đi của riêng mình? Hoặc bạn đã tận mắt nhìn thấy sự thành



công của những người trong ngành Luật xung quanh mình nên bạn biết đây là một ngành
triển vọng cho cơ hội nghề nghiệp? Bạn tự tin vì bản thân hội đủ các kỹ năng mà ngành Luật
yêu cầu?
Dù với bất kỳ lý do gì, bạn chỉ cần đảm bảo bạn biết rõ một câu trả lời cho câu hỏi "ngành
Luật là gì" trước khi bắt đầu quá trình học tập. Đều đó không chỉ là động lực để bạn tiếp tục
đi trên con đường đầy thách thức này mà còn nhắc nhở bản thân tại sao lại phải thức khuya,
dành nhiều thời gian để học, làm việc, nghiên cứu trên các văn bản pháp lý trong suốt nhiều
năm tới.
Thích nghi môi trường học tập để phù hợp với bản thân
Trên thực tế, nếu bạn tham gia vào ngành Luật thì đều đó có nghĩa bạn sẽ có rất rất nhiều
việc phải làm. Ví dụ, bạn phải dành khá nhiều thời gian từ 8h sáng hay sớm hơn đến tối
muộn trên thư viện chỉ để nghiên cứu những một vài vấn đề liên quan đến luật để tìm ra đáp
án cho bài học hay đọc những cuốn sách dày hàng trăm trang, thậm chí bạn phải luôn lên
mạng hằng ngày để cập nhật các văn bản pháp lý vì nó thường xuyên thay đổi, …
Nhưng không vì ngành Luật có một chương trình cứng nhắc mà biến thói quen học của bạn
cũng phải cứng nhắc. Không ai giống nhau cả nên mỗi người sẽ có cho mình một phương
pháp khác nhau. Bạn có thể tìm cho mình một thói quen hằng ngày sao cho phù hợp với
phương pháp học của bản thân. Hãy tìm những gì mà bạn muốn nghiên cứu và học tập, chỉ
vì bạn đọc hay được nghe rằng " đó là cách duy nhất để học", không có nghĩa bạn cũng phải
rập khuôn làm chính xác những điều tương tự. Thay vào đó cố gắng phát triển một hệ thống
học của riêng mình như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chuyến hành trình khám phá sắp
đến.


Học cách bỏ qua hay tạm thời tránh ra một vài thứ

Học luật luôn đòi hỏi các học viên có những kỹ năng tổng hợp, một tư duy logic để có thể
tập hợp các thông tin đồng thời có khả năng tìm các và phát triển các chi tiết nhỏ nhất. Nên

nếu đã theo ngành Luật, một trong những thách thức chính là bạn có một list nhiều việc cần
phải làm gần như cùng một lúc ví dụ phải luôn bổ sung, thực hành với các câu hỏi vô tận kết
hợp thường xuyên tham gia các nhóm nghiên cứu…
Tuy nhiên, bạn không phải là người siêu năng lực để có thể làm, hoàn tất mọi thứ một cách
hoàn hảo trong cùng một lúc vì nó sẽ làm bạn mệt mỏi, căng thẳng mà thôi. Vậy nên học
cách biết bỏ qua!
Hãy sắp xếp bảng công việc cái gì trước sau theo mức độ ưu tiên, cố gắng hoàn thành theo
thứ tự theo đúng thời gian, và nếu đã ổn thì mới tiếp tục hoàn thành cái tiếp theo, nếu cảm
thấy khó quá hay đi đến mức độ giới hạn thì có thể cho phép bản thân bỏ qua, khi nào lấy lại
tinh thần sẵn sàng vẫn còn thời gian để quay lại tìm hiểu.
Bản mô tả công việc sẽ luôn có giá trị trong bất kỳ trường hợp


Việc học ngành Luật sẽ dạy cho bạn một số kỹ năng quý giá như biết suy nghĩ một cách
nghiêm túc, phương pháp viết luận tốt, suy nghĩ xúc tích, xử lý thông tin ở tốc độ cao, đọc
nhớ nhanh và khả năng đánh giá rủi ro.
Có thể sau này khi ra trường bạn quyết định không đi theo ngành Luật nhưng bạn sẽ cần đến
những kỷ năng trên để áp dụng hằng ngày. Trong chương trình của ngành Luật sẽ có kết hợp
với nhiều lớp học khác nhau để hỗ trợ cho chuyên ngành chính nên bạn có thể tận dụng lợi
thế của các lớp kinh doanh, ngôn ngữ, khoa học máy tính.
Dù bạn có quyết định sẽ tiếp tục đi trên con đường luật hay là rẽ sang một hướng khác
nhưng quan trọng những gì mà luật mang lại sẽ luôn hỗ trợ cho bạn vì chúng ta luôn sử dụng
luật hầu như là hằng ngày nhất là trong thời đại phát triển ngày nay.

Tại sao bạn học Luật?
Tôi đã hỏi nhiều bạn sinh viên cùng khóa tôi một câu hỏi như vậy. Có nhiêu câu trả lời:Vì không biết học gì
bây giờ!; Vì rớt mấy ngành khác chỉ đậu ngành này thôi!Vì học cái này ra trường có chỗ làm ngay, có người
lo sẵn rồi; Vì ngành này dễ kiếm tiền;vân vân và vân vân...Thật sự tôi ít nhận được câu trả lời :vì thích nó, vì
thấy nó hay;....Tôi thiết nghĩ phải chăng thế hệ trẻ chúng tôi không xem trọng những lề lối, những luật lệ. Thế
hệ mà luôn muốn phá vỡ những quy cũ, những nguyên tắc....Chưa thẫt sự đánh giá đúng giá trị của pháp

luật, của ngành Luật.
Liệu một thế hệ sinh viên Luật như thế sẽ đi về đâu?Có những sinh viên yêu nghề sẽ hoạt động tốt, cống
hiến hết mình vì nghề, có thể những sinh viên chưa yếu thích nó nhưng học rồi thì yêu sẽ hết lòng vì sự lựa
chọn đó. Nhưng số còn lại thì sao?Họ sẽ đi về đâu?Và với vốn kiến thức về Luật của mình liệu có giúp ích gì
cho họ trên con đường sự nghiệp hay chỉ là khoàng thời gian họ lãng phí tiền của, công sức và tuổi trẻ?!
Tôi tự hỏi mình tại sao có những người sẵn sàng trả lời "Học Luật để khi ăn hối lộ biết đường mà lách luật để
không bị bắt"
Tôi biết đó không phải câu nói đùa và tôi biết khi học luật người này chỉ có một ý định
ra trường làm ở Tòa án tỉnh học Viện kiểm sát tỉnh để dễ dàng ăn hối lộ và ăn thật nhiều....Tiếc thay những
người này lại là những người học Luật rất tốt, am hiểu nó rất nhiều
.
Có nên chăng có một môn học về Đạo đức nghề nghiệp dành cho sinh viên Luật! Có nên chăng có những
tiết giáo dục họ thay vì chỉ dạy và dạy những lí thuyết? Dẫu biết rằng mỗi người có sự lựa chọn của chính
mình nhưng sao tôi vẫn đâu lòng khi có người học Luật vì những điều như thế

Học Luật để làm gì ư?
Để có thể mai sau phát tài? Cũng có thể...
Để có thể mai sau được nổi tiếng? Cũng có thể...
Để có thể mai sau làm được nhiều thứ? Cũng có thể...
Để có thể mai sau có thể giúp được 1 ai đó? Chắc chắn rồi ! Học Luật không chỉ cần kĩ năng nói mà phải cần
cả kĩ năng tư duy logic, nhận định và phán đoán tình huống



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×