Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài văn nghị luận về câu CHUYỆN cát và đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.14 KB, 2 trang )

Bài làm:
Ai đó đã từng nói: “Cái cốt của sự học là học làm người tức là học đối nhân xử thế”. Một trong
những bài học xử thế mà chúng ta cần khắc ghi, đó là việc xử thế với những người đã làm tổn
thương mình và những người đã ra tay giúp đỡ mình. Câu chuyện “Cát và đá” sẽ cho chúng ta
bài học về cách đối nhân xử thế ấy.
Câu chuyện “Cát và đá” xoay quanh hai tình huống khác nhau mà hai người bạn cùng trải qua.
Tình huống nhứ nhất, khi đang đi trên sa mạc, hai người nói chuyện và tranh cãi gay gắt với
nhau. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng
không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt
tôi.” Tình huống thứ hai bất ngờ xảy ra, đó là, khi người bạn từng gây tổn thương cho mình lại
cứu sống mình. Được bạn cứu sống, người kia không viết lên cát mà lại khắc trên đá Hôm nay,
bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Dõi theo hành động của nhân vật trong câu chuyện chắc
chắn chúng ta đã hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của người ấy. Trước câu hỏi của người
bạn: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?” , hẳn
chúng ta đã có câu trả lời. Phải chăng, câu trả lời đó là: Tớ nghĩ, khi ai đó làm chúng ta đau đớn,
chúng ta hãy viết điều đó lên cát để con gió của sự khoan dung sẽ xóa tan hờn trách hận thù.
Trái lại, khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải khắc ghi chuyện ấy
lên đá để không cơn gió nào có thể xóa nhào được”. Với một cối truyện khá đơn giản nhưng bất
người, câu chuyện đã gửi gắm chúng ta một thông điệp sâu sắc, hãy khoan dung với lỗi lầm
người khác và hãy biết ơn khi ai đó ra tay giúp đỡ mình. Sự tha thứ và biết ơn luôn được xem là
cách chúng ta luôn yêu quý, trân trọng từng khoảng khắc, phút giây hiện tại.
Câu chuyện đã gieo vào lòng chúng ta suy nghĩ: chúng ta cần khoan dung trước lỗi lầm của
người khác đã gây ra cho mình. Nhân vô thập toàn, không có ai hoàn hảo trên đời, không có ai
mười phân vẹn mười. Đức Phật từ nghìn năm trước đã khuyên dạy chúng ta nên người. Bên cạnh
những ưu điểm, bao giờ cũng có khiếm khuyết. Vậy, ta cần khoan dung với lỗi lầm của người
khác. Khi mắc sai lầm, ý thức được sai lầm của mình, điều mong mỏi của người mắc lỗi là được
người khác khoan dung, tha thứ. Khoan dung tha thứ cho người khác có nghĩa là mở cho họ một
lỗi thoát, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn, Ngược lại, cuộc sống sẽ u ám nếu tâm
hồn luôn chứa đựng sự thù hận, căm phẫn. Sẵn lòng khoan dung tha thứ, chúng ta đã sở hữu tài
sản quý giá nhất trên đời. Chúng ta sẽ trở thành người cao thượng, được mọi người kính trọng.
Nhưng trái lại, nếu chúng ta không khoan dung cho người khác, chỉ chăm chăm xoáy sâu vào lỗi


lầm của người khác thì vực sâu thăm thẳm sẽ ngăn cách giữa người với người. Vậy là, chúng ta
luôn phải đối xử với người khác bằng tấm lòng. Đó là chân lí của cuộc sống.
Bên cạnh việc tha thứ cho người khác, chúng ta cũng hãy học cách biết ơn người giúp đỡ bạn,
biết ơn những điều tuyệt vời mà cuộc sống trao tặng bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp tới mức
nào. Trong cuộc sống, luôn có những tình huống khó khăn, chông gai thách thức đang chờ đón
chúng ta phía trước. Nhiều lúc, chúng ta không thể tự mình vượt ta mà phải nhờ đến sự giúp đỡ
từ người khác. Lúc khó khăn hoạn nạn, không phải ai cũng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta vượt qua
cơn nguy khó. Danh ngôn có câu: “Bạn là người đến với ta khi mọi người bỏ ta đi”. Những
người cứu chúng ta là những người bạn thực sự. Vì vậy, chúng ta trân trọng và biết ơn họ, ở gần
họ, quan tâm họ nhiều hơn để có thể nhận được sự trợ giúp từ phía học. Trân trọng, biết ơn là


đạo lí tốt đẹp giữa người với người. Biết ơn người đã cứu mình, chứng tỏ mình là người có trước
có sau, có tình có nghĩa.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vào đúng ngày lễ giáng sinh, khi băng qua cánh rừng, bã Hồ
vào đoàn cán bộ cấp cao của ta tình cờ bắt gặp người lính ta đa áp giải hai tên lính Pháp. Ngay
sau khi gặp mặt, bác Hồ đã quyết định trả lại tự do cho hai tên tù binh và gửi lời chúc mừng tới
họ, gia đình họ và toàn nhân dân Pháp. Giải thích về hành động của mình, bác Nói: “Không phải
người lính nào cũng là thực dân, người dân Pháp cũng yêu chuộng hòa bình.” Được phóng thích
một cách quá bất ngờ và sau khi nghe Bác nói, hai tù binh Pháp vội quỳ xuống tạ ơn Bác Hồ và
xin được giúp bộ đội ta đánh Pháp. Cũng rất tình cờ và may mắn, hai người tù binh Pháp ấy
chính là những sỹ quan pháo binh trong quân đội lê dương và như chúng ta đã biết chiến dịch
Điện Biên kết thúc có sự đóng góp không nhỏ của Binh chủng Pháo binh. Như vậy, chúng ta có
thể thấy, khoan dung, độ lượng là tài sản lớn nhất mà mỗi người có được trong cuộc sống. Tuy
nhiền, bên cạnh những con ngừoi giàu lòng vị tha, vẫn còn có những kẻ lòng đầy lửa hận, luôn
soi mói, khắc cốt ghi tâm khuyết điểm người khác, tìm cách trả thù cho bõ hờn bó ghét. Đó là lối
sống ích kỉ, tầm thường, thật đáng trê trách




×