Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích nghệ thuật lãnh đạo của steven jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.51 KB, 13 trang )

Steve Jobs – Đam mê không bao giờ từ bỏ


Steve Jobs, tên đầy đủ của ông là Steven Paul Jobs. Ông sinh năm 1955 và mất năm
2011. Ông là một trong những người đồng sáng lập nên công ty Apple cùng với Steve
Wozniak và cùng một số người khác. Ông từng nắm giữ chức vụ CEO của hảng điện tử
lớn trên thế giới, một hãng điện tử mà ngày nay nói tới đa phần các bạn trẻ Việt Nam điều
biết đó chính là hãng Apple. Ông đã bỏ học tại trường Reed College năm 1972 để theo
đuổi đam mê của mình. Ông cho rằng học đại học không giúp ít gì được cho ông. Ngoài
ra, nó còn tốn rất nhiều tiền của cha mẹ. Mặc dù ông sinh ra và lớn lên tại Mỹ tuy nhiên
ông là một người theo tính ngưỡng phật giáo.


Xét về ngành công nghiệp vi tính tại Mỹ nói riêng và công nghiệp vi tính trên thế
giới nói chung thì Steve Jobs là một người có công rất lớn trong vấn đề phát triển ngành
công nghiệp vi tính. Nhờ có ông chèo lái con tàu mang tên Apple đi đến thành công như
ngày này, cũng từ đó danh tiếng của hãng ngày càng lớn và được hầu hết các nước trên
thế giới điều biết đến. Ông không chỉ tạo ra sản phẩm công nghệ tuyệt vời mà bên cạnh
đó còn tạo ra công việc làm cho hàng triệu người dân Mỹ. Steve Jobs là một trong những
người mà thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân
thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Bên cạnh đó ông còn là người nhìn thấy
tiềm năng thương mại của người dụng đồ họa điều khiển bằng chuột…
Steve Jobs một nhà lãnh đạo tài ba, ông cũng là một trong số ít nhà lãnh đạo trên thế
giới đạt tới cấp độ cao nhất (cấp 5) trong than cấp độ lãnh đạo. Điều đó cho thấy được
ông là một con người tài giỏi và đầy lòng vị tha. Tuy nhiên ông là một vị lãnh đạo theo
phong cách đọc tài. Ông luôn áp đặt những suy nghĩ của mình cho các nhân viên trong
công ty. Hay theo một cuộc khảo sát của tạp chỉ Fortune tại Apple công bố, những thiết
kế trên xe buýt của công ty tới các món ăn trong căng tin điều chịu sự ảnh hưởng của
Jobs. Điều đó cho thấy ông có sức ảnh hưởng như thế nào trong công ty. Cho đến một ví
dụ khác như sự ra đời của chiếc Mac năm 1997 là minh chứng rõ ràng nhất. Với những
thiết kế kì lạ trong đó, ông đã nhận được 38 lí do từ chối của bộ phận kỹ thuật, tuy nhiên


ông lại trả lời lại rằng: “Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được”. Điều đó
cho thấy sự độc tài của ông trong cách lãnh đạo. Ông luôn cho mình là người có quyền
hạng, bắt nạt cấp dưới. John Ivy - thiết kế trưởng đồng thời là bạn thân của Steve Jobs nói
rằng: “Một lần tôi đã trực tiếp hỏi ông ấy vì sao hay ‘nổi điên’ tới vậy, ông ấy trả lời rằng
nhưng tôi không để bụng lâu. Thành thực mà nói thì tính khí của ông ấy khá trẻ con. Tuy
nhiên đôi lúc tôi cũng thừa nhận rằng mỗi khi tức giận, Jobs thường trút lên đầu nhân
viên và ông ấy cảm thấy mình có quyền làm điều đó”. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân khiến ông không được nhiều người mếm mộ cho lắm. Đỉnh điểm của việc
đó là vào năm 1985 ông bị hội đồng quản trị và CEO John Sculley người mà được ông
mời về làm việc cùng sa thải khỏi Apple. Tuy nhiên, đó là những mặt không tốt về ông,


trên thực tế có rất nhiều người cũng có những sai lầm đáng tiếc và ông cũng không tránh
khỏi. Trở lại với vấn đề tại sao nói ông đạt tới cấp độ cao nhất đó chúng ta cùng nhìn lại
các yêu cầu trong than cấp độ đó:

Ở cấp độ 1 sẽ bao gồm yêu vầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ông là một người
không được đào tạo qua các trường lớp đại học và cũng chẳng am hiểu gì máy móc. Tuy
nhiên, ông lại thành công trong ngành công nghiệp vi tính.
Khi mọi người nhắc tới ông không thể nào không biết kỹ năng thuyết trình tài tình
của ông. Một trong những kỹ năng làm nên sự thành công của công. Hiện tại có rất nhiều
tác giả đã phân tích về kỹ năng thuyết trình của ông. Như cuốn “Bí quyết thuyết trình của
Steve Jobs” của tác giả Carmine Gallo do TS. Nguyễn Thọ Nhân dịch và được Nhà xuất
bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản. Đó chỉ là một trong rất nhiều quyển sách
viết về kỹ năng thuyết trình của ông. Nếu chúng ta quay trở lại thời gian đầu của buổi ra
mắt chiếc Iphone đầu tiên vào năm 2007. Lúc bấy giờ tại hội thảo MacWorld của Apple
ông có buổi diễn thuyết đầu tiên cho rất sản phẩm Iphone thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên khi
đó chiếc Iphone có rất nhiều lỗi và không hoàn hoản như họ vẽ ra. Tửng chừng như ông
sẽ bỏ cuộc và chấp nhận thất bại. Mà không, ông cùng đội ngủ của mình đã chuẩn bị một



thứ khác để ông như diễn ảo thuật trước khán giả vậy. Kết quả là sau những ngày chuẩn
bị kỹ lưỡng thì ông cùng các cộng sự đã có 90 phút thuyết trình thành công mĩ mãng. Sẽ
có rất nhiều bỏ cuộc trong tình huống này, nhưng đối với ông sẽ không bao giờ xuất hiện
hai từ “Bỏ cuộc”, ông luộn biết cách dùng thế mạnh của mình để che lắp những điểm
yếu. Trong tình huống trên nếu một người không có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ không đủ
sự tự tin để đứng trước hằng trăm con người đang theo dõi tại hội trường và còn hằng
triệu người theo dõi qua ti vi. Ngoài kỹ năng thuyết trình ra, ông còn có rất nhiều kỹ năng
mà người khác phải học hỏi như: tài thuyết phục người khác, kỹ năng thư pháp hay gọi
cách khác đó chính là kỹ năng vẽ. Tại sao nó được xem như một kỹ năng quan trọng, do
nếu không có lớp học thư pháp sẽ không có Apple như ngày nay. Câu chuyện về lớp học
thư pháp của ông được nhiều người tìm hiểu. Ngoài các thái độ như: hay nổi nóng, mắng
chửi nhân viên, ra các quy định khắc khe như không được tiết lộ thông tin, không hút
thuốc lá mặc dù trước đó những quy định này là cho phép…Đó chính là điểm yếu duy
nhất của Steve Jobs còn thiếu. Tuy nhiên, ông những thai độ như vậy ông cũng chỉ muốn
nhân viên mình làm việc tốt hơn và có hiệu quả cao hơn. Ông muốn mọi thứ thật hoàn
hảo cho dù đó là một chi tiết nhỏ nhất. Nhìn vào thực tế thì những người cũng làm việc
với ông điều là những nhân viên giỏi, hiện nay họ điều là người nổi tiếng hay thành công
như: nhà thiết kế lỗi lạc Jonathan Ive, giám đốc Tim Cook…Nhờ một phần tính cách của
ông mà những con người họ ngày một phát triển bản thân.
Ở cấp độ thứ 2, bao gồm cấp độ 1 và thêm vào đó là kỹ năng tương tác. Đây cũng
giống như là kỹ năng thuyết trình vậy. Nó cũng chính là một điểm mạnh của ông, trên
hầu hết các buổi thuyết trình cho ra mắt sản phẩm mới ông điều chọn cho mình một chiếc
áo thung và một chiếc quần Jean bên cạnh đó là một đôi giày. Đó là phong cách của riêng
Steve Jobs, ông cho rằng mặc như vậy giúp năng động và thoải mái trình diễn. Hầu hết
các buổi hội nghị cho ra mắt sản phẩm mới, trước hàng triệu con người mà ông luôn diễn
đạt thành công những thứ mình mong muốn. Điều đó có thể cho thấy kỹ năng tương tác
của ông cao đến mức độ nào.



Cấp độ 3, sẽ bao gồm cấp độ 2 và sự phân phối tài nguyên. Tài nguyên ở đây bao
gồm về vấn đề tiền, con người…Điểm nổi bật của ông là tầm nhìn xa và luôn đoán biêt
trước được tương lai. Vào năm 1983, ông thuyết phục thành công John Sculley giám đốc
điều hành hiện tại lúc bấy giờ của Pepsi sang cùng làm việc với ông dưới chức vụ là
CEO. Chỉ bằng câu nói: "Ông có muốn dùng cả đời mình bán thứ nước có đường đó hay
muốn có cơ hội thay đổi thế giới?”. Bằng chứng là ông thấy ở Sculley là người đã đưa
con tàu đấm Pepsi từ một nhãn hiệu không mấy được nhiều người biết đến trở thành một
thế lực cạnh tranh với Coca Cola, Jobs nhìn thấy ở Sculley là một người có thể mang lại
nhiều chiến dịch quảng bá cho công ty. Trong khi Jobs nghĩ ra các sản phẩm mới thì
Sculley tìm cách quảng cáo và bán được chúng. Thậm chí với sản phẩm đã lỗi thời như
Apple II, Sculley vẫn xoay sở để bán được chúng trong khi có hàng loạt sản phẩm khác
trên thị trường. Chiếc máy tính 6 năm tuổi vẫn tiếp tục "nuôi" Apple trong ngần ấy thời
gian. Ngoài ra, ông còn nhìn thấy được tiềm năng của việc mở các Apple Stores trên toàn
thế giới, nó nhưng là một của hàng bán các sản phẩm của công ty. Điều đó đã làm thay
đổi đáng kế doanh số bán hàng của công ty.
Trong cấp độ 4, bao gồm cấp độ 3 và tầm nhìn. Như đã đề cập ở trên, Jobs là một
người có tầm nhìn xa trong rộng. “Steve Jobs không phát minh ra máy tính cá nhân, cũng
chẳng phát minh ra máy nghe nhạc MP3, ông chỉ cải tiến sản phẩm ấy để cho ra đời máy
tính Mac và iPod. Steve Jobs cũng không phát minh ra điện thoại thông minh, cũng chẳng
phát minh ra máy tính bảng, ông chỉ cải tiến những sản phấm ấy để cho ra đời iPhone và
iPad. Steve Jobs không sáng tạo ra đồ họa máy tính, và cũng không phải người đầu tiên
bán máy tính trực tiếp tới khách hàng, ông chỉ cải tiến những ý tưởng đó với sự ra đời của
Pixar và chuỗi của hàng bán lẻ Apple Stores” (Carmine Gallo, 2017, trang 94). Đó chỉ là
một minh chứng nhỏ trong một tầm nhìn vĩ đại của ông.
Cấp độ 5, bao gồm cấp độ 4 thêm vào đó là đức tính khiêm nhường và ý chí.
Ông cùng với Steve Wozniak và Ronald G Wayne thành lập nên hãng Apple. Từ
những ý tưởng ban đầu và bất đầu từ hai bàn tay trắng mà 3 con người họ đã xây dựng
được một hãng Apple lớn nhất nhì trên thế giới. Lúc bấy giờ, Jobs chỉ là một chàng trai



không học hành tới nơi, tới chốn. Theo lời kể của Wozniak thì ông là một người hoàn
toàn không biết gì về kỹ thuật, mọi lập trình điều do Wozniak làm. Mặc dù không biết về
kỹ thuật, nhưng ông có một thứ mà rất nhiều người không có là sự dụng cảm và tầm nhìn.
Còn về Wozniak, ông lớn hơn Jobs năm tuổi và là một người rất am hiểu về máy móc.
Trong số 3 người thì Wozniak là người giởi nhất trong lĩnh vực vi tính. Một bảng mạch
do ông lắp đã tạo nên nền tảng cơ bản cho Apple 1, chiếc máy tính đầu tiên của công ty
và sau đó đã được bán đấu giá năm 2015 với giá 365.000 USD. Ba người tài giỏi đã hợp
và thống nhất với nhau là thành lập một công ty, theo lời của Jobs: “Chúng tôi sẽ mở một
công ty. Nó sẽ là Công ty Máy tính Apple”. Ban đầu công ty thành lập mà họ hoàn toàn
không có một đồng vốn, người duy nhất có tài sản như thẻ tín dụng, nhà, xe đó chính là
Ronald G Wayne. Từ những thứ ban đầu sơ khai như thế có thể thấy Steve Jobs là một
người vĩ đại như thế nào rồi. Chưa đầu, đó chưa phải là thứ vĩ đại nhất ông đã từng làm,
ông còn rất rất nhiều thứ vĩ đại như thế. Vào những năm 1983 ông thuyết phục thành
công John Sculley giám đốc điều hành hiện tại lúc bấy giờ của Pepsi sang cùng làm việc
với ông dưới chức vụ là CEO. Chỉ bằng câu nói: "Ông có muốn dùng cả đời mình bán
thứ nước có đường đó hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?”. Đến năm 1985, ông bị
Apple sa thải vì những thất bại liên tiếp của công ty. Jobs rút khỏi Apple và sáng lập
NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao
hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là
đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997
cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm,
sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và
cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại vào
năm 2006. Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành
viên của Hội đồng quản trị của Disney.
Những phẩm chất của Steve Jobs
Nhắc tới Steve Jobs chúng ta sẽ nghĩ ngay đế hai phẩm chất tiêu biểu của ông mà
người nào cũng mong muốn có được. Theo lời Campbell, người đã sáng tạo ra



PowerPoint. Ở tuổi 22, Campbell đã tạo ra phần mềm kế toán thế hệ đầu tiên cho chiếc
Apple II. Đã có nhận xét về Steve Jobs như sau: “Ông ấy có thể nhìn thấu đường chân
trời”. Câu nói đó như chứng minh lại về khả năng đoán trước được tương lai của Jobs
trong thì trường vi tính. Theo lời của Trip Hawkins, cựu phó giám đốc chiến lược và
marketing của Apple có câu nói “Lý tưởng của Steve có sức mạnh thật đáng sợ”. Điều
này càng mình chứng cho thấy ông còn là một người có suy nghĩ rất tốt, ông luôn biết
cách biến những suy nghĩ của mình thành sự thật. “Khi Steve tin tưởng vào điều gì đó,
sức mạnh của lý tưởng đó có thể thật sự gạt bỏ mọi chướng ngại vật hoặc khó khăn.
Dường như chúng không còn tồn tại nữa”. Lí tưởng đó là một thứ mà định hướng ông
theo con đường hiện tại ông chọn. “Bản công bố thông tin tuyệt mật sơ bộ của Apple là
một tài liệu dài 38 trang mà Apple phát hành năm 1977…Thật ngạc nhiên, hầu hết những
dự đoán của Apple đều trở thành hiện thực. Dưới đây là bảng công bổ của Apple về miêu
tả mà cách thức máy tính cá nhân thay đổi thế giới:
+

Đem lại sự thích thú cho mọi người

+

Các hình thức giải trí đa dạng hơn

+

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

+

Các quyết đinh tài chính thông minh hơn

+


Tăng lượng thời gian rảnh rỗi

+

Bảo mật thông tin cá nhân

+

Hạn chế lãng phí giấy, năng lượng và không gian lưu trữ

+

Cải thiện mực sống

+

Tăng hiệu quả học tập

+

Giảm ô nhiễm môi trường” (Carmine Gallo, 2017, trang 96-97)
Đó cũng là một ví dụ điển hình cho thấy tầm nhìn xa của Steve Jobs. Trong những năm
70 của thế kỉ trước mà ông đã có thể nhìn thấy được nhu cầu của con người đến tận 30


đến 40 năm sau và hơn hết điều này còn kéo rất dài về sau nữa. Ông có một đầu óc phán
đoán mọi thứ thật siêu phàm.
Một mình chứng cụ thể nữa là vào năm 1979 lúc bấy giờ Jobs chỉ có 24 tuổi, một
lý tưởng của ông đã làm thay đổi cách sự dụng máy tính của con người và hiện nay hầu

như ai ai cũng sự dụng nó. Câu chuyện bắt đầu tự việc ông ghé thăm công ty Xerox
PARC, chuyến thăm đã làm thay đổi rất nhiều thứ. Jobs có nói: “Tôi nhớ được mọi người
chỉ cho xem một giao diện người dùng đồ họa đang dang dỡ. Nó chưa được hoàn thành,
và một vài chổ thẩm chí còn chưa đúng, nhưng cốt lỗi là ý tưởng của nó. Chỉ trong 10
phút, tôi thấy rõ ràng nhất tất cả mọi máy tính sẽ hoạt động theo phương thức như vậy
trong tương lai. Bạn sẽ cảm nhận điều đó rõ ràng nhất trong từng ngõ ngách cơ thể. Giờ
bạn có thể tranh luận rằng trong tương lai là bao nhiêu năm, bạn có thế tranh luận công ty
nào thắng, công ty nào thua trong nghành công nghiệp này, nhưng tôi nghĩ không phải
người bình thường nào cũng hiểu rằng đến một ngày tất cả máy tính trên thế giới sẽ hoạt
đông theo cách này”. Lúc bấy giờ ông trở về Apple với tư cách của một nhân viên bị sa
thải. Ở chuyến đi trước ông đã nhận ra PARC đã phát triển một giao diện người dùng đồ
họa (GUI) cho phép con người tương tác với máy tính qua biểu tượng trên màn hình, thay
vì thực hiện bằng chữ như trước đó. Công cụ đó ngày nay chúng ta hay gọi là con chuột
máy tính. Ông lập tức nắm bắt lấy cơ hội và phát triển cho chiếc Macintosh của nhóm
đang nghiên cứu. Từ một số minh chứng thức tế trên có thể thấy được Steve Jobs không
chỉ là một người có lí tưởng và luộn tin vào lí tưởng của mình mà ông còn là một nhà
nhìn xa trong rộng. Những vấn đề ông nhìn thấy điều đã xẫy ra trong tương lai vào thời
của ông. Những việc ông suy nghĩ và làm, được ông cho luôn luôn là đúng và ông tin vào
nó. Điều đó không phải ai cũng làm được trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gây gắt
như hiện nay.
Phẩm chất thứ hai mà chúng ta có thể thấy đó chính là đừng bao giờ dùng đam mê.
Nếu chúng ta hỏi Steve Jobs là điều gì giúp cho ông trở thành một nhà khởi nghiệp thành
công? Mọi người đoán xem ông sẽ trả lời như thế nào? Câu trả lời vào năm 1995, tại một
cuộc phỏng vấn của viện nghiên cứu Smithsonian: “Tôi nghĩ bạn nên tìm một công việc


như bồi bàn hoặc cái gì đó tượng tự cho đến khi bạn tìm được một công việc bạn thực sự
đam mê, bởi khi đó bạn có rất nhiều việc để làm. Tôi tin rằng trong số các đặc điểm phân
biệt giữa một nhà khởi nghiệp thành công và thất bại chính là tính kiên trì. Thành công
không phải dễ dàng mà đạt được. Bạn dành cả tâm huyết của mình vào công việc. Nhưng

có những giai đoạn thật gian nan mà tôi nghĩ hầu hết mọi người điều từ bỏ. Tôi không
trách họ. Nó thật sự khắc nghiệt và làm cuộc sống của bạn hao mòn. Nếu bạn có gia đình
và bạn đang trong giai đoạn thành lập công ty, tôi không thể tưởng tượng được bạn sẽ
xoay xở như thế nào. Tôi tin rằng các bạn đã cố gắng, nhưng mọi thứ rất khó khăn. Trong
một thời gian bạn phải làm mười tám giờ một ngày và bảy ngày một tuần. Nếu không có
niềm đam mê công việc, bạn sẽ không thể vượt qua. Bạn sẽ từ bỏ. Vì vậy bạn cần có một
lý tưởng, một vấn đề hoặc một sai lầm nào đó cần sửa chữa, và bạn phải đam mê nó, nếu
không, bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Tôi nghĩ nó chiếm một phần
quan trọng trong nổ lực của bạn” (Carmine Gallo, 2017, trang 53). Nó đủ chứng minh
cho phẩm chất của con người ông, một con người luôn luôn sống hết lòng vì đam mê
ngoài ra còn có một số dẫn chứng khác để chứng mình cho đam mê không bao giờ đầu
hàng của ông. Tóm lại, qua con người của Steve Jobs chúng ta sẽ hoc được hai phẩm chất
rất quan trọng của một nhà lãnh đạo đó chính là phải có tầm nhìn xa và một niềm đam mê
không bao giờ từ bỏ. Nhờ những phẩm chất ấy đã làm nên một con người Steve Jobs như
ngày nay chúng ta biết đến. Một con người thành công trong ngành công nghiệp vi tính.
Ý chí và khiêm nhường trong con người Steve Jobs
Nhứ đã nêu ở phần cấp độ 5 trong than cấp độ lãnh đạo. Steve Jobs từ một con
người hai bàn tay trắng đã cùng với các cộng sự của mình tạo dựng được thành công như
ngày hôm nay. Một phần nhờ vào ý chí kiên cường cường của ông và một niềm tin tuyệt
đối vào sự thành công này. Từ những năm đầu thành lập nên Apple ông cùng với Steve
Wozniak đã trai qua rất nhiều khó khăn và biết bao nhiêu lần thất bại. Ở tuổi 23, chàng
trai Steve jobs có giá trị hơn 1 triệu đô-la, một năm sau đó thì giá trị tăng gấp 10 lần và
khi bước sang tuổi 25 thì con số đó tăng gấp 100 lần. Tuy nhiên, điều này đối với ông thật
sự không quan trong, ông từng nói: “tôi không bao giờ làm việc vì tiền. Là người giàu có


nhất chẳng có nghĩa lý gì đối với tôi bởi khi chôn trong nghĩa địa thì người giàu cũng
giống người nghèo. Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi có thể nói mình vừa làm được một điều
tuyệt vời – đó mới là điều tôi quan tâm”. Jobs đã không từ bỏ khi bị hất ra khỏi Apple.
Ông cố gắng làm mọi thứ để đạt được thành công trong con đường mình chọn. Mặc dù là

một người giàu có tuy nhiên, ông không bao giờ kheo khoan hay ông cũng chẳng bao
giời khoe về con người mình cả. Ông chỉ xuất hiện với những lúc chúng ta cần ông nhất.
Jobs có một lòng đam mê vô tận trong công việc, ông không bao giờ tử bỏ trước những
khó khăn phía trước. Những thứ đó không thể nào cảng bước được ông.
Vào năm 1985 ông bị ban giám đốc sa thải và ông phải thốt lên rằng: “Những gì
từng là tâm huyết của cả cuộc đời tôi đã không còn, và điều đó thật sự đau khổ”. Tuy
nhiên trước thất bại đó ông đã không từ bỏ, ông mở cho mình một công ty NeXT một
công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục. Nhờ việc thành công trong công
ty NeXT thế nên Apple đã mua lại công ty đó vào năm 1996, và từ năm 1997 ông trở lại
vai trò giám đốc điều hành quen thuộc của mình. Điều này lại một lần nữa chứng mình
cho thấy đam mê không bao giờ từ bỏ của ông.
Từ những điều đó cho thấy được ý chí trong con người ông lớn tới như thế nào. Ông
là một người không biết đầu hàng trước những khó khăn. Những lí tưởng của ông luông
truyền lửa cho nhân viên trong công việc.
Cách dùng người của Steve Jobs
Theo lời kể của Sharon Aby một nhận viên tuyển dụng cho Apple trong ba năm có
có nói: “Chúng tôi không cần tuyển những người chỉ muốn nghĩ hưu với khoản trợ cấp
lớn. Chúng tôi cần các nhà khởi nghiệp, những người thành công rõ rệt, những người
cộng tác với năng lượng dồi giàu và mô tả kinh nghiệm của họ bằng những gì họ đóng
góp chứ không phải là chức danh’’. (Carmine Gallo, 2017, trang 69). Điều này cho thấy
đối nhân viên, ông rất coi trọng người có tài, chứ không phải thông qua những chức vụ
họ đang làm, Ông xem năng lực họ làm và trả lương dựa theo năng lực của họ. Điều này
cho thấy một môi trường tốt để những nhân viên muốn phát triển tốt. Ngoài ra ông phân
công công việc theo chuyên môn hóa của từng người: nhà thiết kế lỗi lạc Jonathan Ive,


giám đốc Tim Cook, phó giám đốc marketing Phil Schiller, nhà kỹ sư tài ba Steve
Wozniak… Đó là những cộng sự tài ba của ông, những người họ hỗ trợ ông rất nhiều
trong công việc lãnh đạo và phát triển của mình. Ông luôn làm mọi người tin vào điều
mình làm là đúng, lí tưởng của ông luôn được mọi người nghe theo và tôn trọng.



Tài liệu tham khảo:
1. < [Ngày truy cập: 16 tháng 11 năm 2017].
2. < [Ngày truy cập: 16
tháng 11 năm 2017].
3. < />[Ngày truy cập: 16 tháng 11 năm 2017].
4.

< />
dao-cua-steve-jobs-va-thanh-cong-cua-apple.htm>. [Ngày truy cập: 16 tháng 11 năm
2017].
5. Carmine Gallo, 2011. Steve Jobs Những bí quyết đổi mới và sáng tạo. Dịch từ
tiếng Anh. Người dịch Cẩm Chi, 2017. Hà Nội. Nhà xuất bản thế giới.



×