Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

QUI LUẬT PHÂN LI SINH HOC 12 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.59 KB, 12 trang )


Menđen được coi là cha đẻ
của DTH không chỉ phát hiện
ra các quy luật di truyền cơ
bản mà ông còn mở ra một
cách tiếp cận mới trong
nghiên cứu DT, cách tiếp cận
thực nghiệm và định lượng
mà ngày nay các nhà DTH vẫn
dùng.


MỘT SỐ KHÁI NiỆM CƠ BẢN VỀ DI TRUYỀN HỌC

• Kiểu gen(genotype): là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế
bào, là cấu trúc di truyền bên trong, là tổ hợp toàn bộ các yếu
tố di truyền đặc trưng cho cơ thể.

• Kiểu hình (phenotype): là tổ hợp toàn bộ các tính trạng hình
thái, sinh lí của cơ thể.Tương ứng với một kiểu hình có thể có
những kiểu gen khác nhau và ngược lại.
• Alen (allel): là những hình thái cấu trúc khác nhau của cùng
một gen.


MỘT SỐ KHÁI NiỆM CƠ BẢN VỀ DI TRUYỀN HỌC

• Đồng hợp tử (homozygote): nếu cơ thể mang cặp alen gồm
những gen giống nhau (như AA, bb,…) thì cơ thể đó được gọi
là cơ thể đồng hợp tử về tính trạng đó.


• Dị hợp tử ( heterogyzygote): nếu cơ thể mang cặp alen gồm
những gen khác nhau (như Aa, Bb,…) thì cơ thể đó được gọi là
cơ thể dị hợp tử.


1. Đối tượng nghiên cứu

Cây đậu Hà Lan
Vì: Dễ trồng, là
cây hàng năm, có
những tính trạng
biểu hiên ro dễ
quan sát, tự thụ
phấn
nghiêm
ngăt nên dễ tạo
dòng thuần.


Một số tính trạng của đậu Hà Lan được Men Đen nghiên cứu


Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen bao gồm
các bước theo trình tự sau:

(1) tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng
(bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ).
(2) lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một
hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời
F1, F2, F3.

(3) sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai,
sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả
(4) tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.


Giả thuyết của Menđen

- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong
tế bào, cặp nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.

- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên
của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu
nhiên tạo nên các hợp tử.


Nội dung quy luật:

Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định, 1 có
nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen
của bố và mẹ tồn tại trong cơ thể con một cách
riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình
thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân
li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử
chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.


1. Các kiểu gen sau đây tạo thành bao nhiêu
loại giao tử.
a. Aa

b. AA
c. Aa
d. Bb


Câu 2: Ở đậu Hà lan, biết A: cây cao, a: cây thấp. Vận
dụng qui luật phân li, tìm kiểu gen, kiểu hình của F1
trong các phép lai sau
a. P:
Aa
x Aa
b. P:
Aa
x aa
c. P:
AA
x AA
d. P:
aa
x aa


Câu 3: Ở đậu Hà lan, cho cây thân cao lai với cây thân thấp( A:
cao, a: thấp), F1 thu được 3023 cây thân cao, 1002 cây thân
thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.



×